Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:44:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 3  (Đọc 375818 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #370 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 08:25:48 pm »

hehe , cái bài 4 vùng chiến thuật của bác ytá mắc cười quá , bài này mới  , em chưa nghe . Thời của bác mấy chú lính SG có hút bồ đà trước khi "chiếu phim" và văn nghệ không ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #371 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 09:15:32 pm »

mấy bài tụi tâm lý chiến đặt hàng sáng tác để lên dây cót cho người lính CH như: Bắc tiến, người ở lại Challie( nói về chiến cuộc đồi thịt băm) Anh không chết đâu em...người anh hùng mũ đỏ tên Đương (nói về LLBĐQ bị ta đánh te tua ở MT đường 9 nam lào) tụi này không hát vì hơi phô quá.Bài "Xuân này con không về... con biết bây giờ mẹ chờ em trông'' bài ''Mùa xuân lá khô... tôi đến đơn vị rồi đi, nhọc công đâu đếm mõi tháng ngày'', bài ''tâm sự đời tôi...tôi viết lên đây với tất cả ân tình của lòng tôi trao em...''nhiều bài lính ta nam bắc cùng hòa điệu vui lắm.Hát hết rồi thì tới dân ca 3 miền,QK5 ca bài chòi, miền bắc thì có quan họ,nam bộ thì vọng cổ, rồi nam bộ hát chèo bắc bộ hát vọng cổ... thật không thể nào quên.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #372 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 09:39:31 pm »

Đơn vị tôi  có 1 thằng nhập ngũ 1980 vốn con đại tá đang học cải tạo. 2 thằng tui thân nhau vì củng dân LHP ra. Rồi tui thì móc lác đít (guitare classique), nó thì lại đàn hát mấy bài của mà trước Nhật Trường song ca với Thanh Lan ngọt lịm. Bài mà nó hát truyền cảm nhất có mấy câu mà tui quên mất tựa:'Giờ nầy thương xá sắp đóng của, người lao công quyét dọn hành lang, giờ nầy thành phố chợt bừng lên ... Ôi SG, SG giờ giới nghiêm ...". Nó biết thân mình nên có tư tưởng yếm thế nhưng đám lính trẻ chung quanh không ai để ý chi cái lý lịch, ngầm động viên nên từ từ cũng hòa đồng. Thời đó mà có 1 thanh niên cao 1m75 là hiếm, nó đó. To, cao, đẹp trai, tóc bềnh bồng, đàn ngọt, hát hay mà tính tình hòa nhã nên anh em ai cũng quý. Thật tội, ra quân về phải đi làm cu ly vì không xin được việc, còn học tiếp thì không tiền, cơm, áo. Khoảng năm 1995 thì đi Mỹ.
Logged
HienTM
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #373 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 09:49:27 pm »

Anh không chết đâu em...người anh hùng mũ đỏ tên Đương (nói về LLBĐQ bị ta đánh te tua ở MT đường 9 nam lào)
lính dù bác ah !
Logged
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #374 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 10:05:40 pm »

nhắc lại thời đó nản quá TQnam nhỉ? người miền nam từ vỉ tuyến 17 trở vào có 1 nổi đau không vì xoa dịu hết được, trong 1 gia đình anh thì ra khu, em vào lính SG, cha tập kết con trong nầy làm sỉ quan...Bạn anh, và lớp người trước theo dạng HO sang Mỹ đến bây giờ vẩn còn hận thù dử lắm. lớp sinh 8x,9x thì đở hơn rất nhiều.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #375 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 10:08:22 pm »

Có một bài nhạc đỏ mà khi ra quân thường hát không biết các bác có nhớ không : mai mốt ta về lại với quê hương , với dòng sông êm đềm yêu thương ....Nhớ vòm xanh cây thốt nốt cho ta bóng mát tình khme ...Nhớ samaki , sócsơbai niềm vui phum sóc đang dâng trào ....
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #376 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 10:24:20 pm »

@matkieng : hận thù ai bây giờ ? ai cũng mất mát cả .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #377 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 10:29:11 pm »

nhắc lại thời đó nản quá TQnam nhỉ? người miền nam từ vỉ tuyến 17 trở vào có 1 nổi đau không vì xoa dịu hết được, trong 1 gia đình anh thì ra khu, em vào lính SG, cha tập kết con trong nầy làm sỉ quan...Bạn anh, và lớp người trước theo dạng HO sang Mỹ đến bây giờ vẩn còn hận thù dử lắm. lớp sinh 8x,9x thì đở hơn rất nhiều.
Đúng là rất buồn và đáng tiếc, chừ còn nản thì ... chắc không ngồi đây tán hưu tán vượn rồi. Vĩ tuyến 17 là nỗi đau của cả dân tộc chứ nào của riêng ai. Tiếp tục hận thù ư? Nào phải tất cả. Bạn tôi ra đi trong luyến tiếc, những lần gặp nhau sau khi ra quân nó cũng vui buồn với kỹ niệm đời lính. Ai thích hận thù, cứ để họ gậm nhắm quá khứ. Ta thì cùng nhau nối vòng tay lớn, matkieng hỉ?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #378 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 11:16:40 pm »

Có một bài nhạc đỏ mà khi ra quân thường hát không biết các bác có nhớ không : mai mốt ta về lại với quê hương , với dòng sông êm đềm yêu thương ....Nhớ vòm xanh cây thốt nốt cho ta bóng mát tình khme ...Nhớ samaki , sócsơbai niềm vui phum sóc đang dâng trào ....

84-89, chứng kiến biết bao lần ra quân, chưa hề nghe!
Logged
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #379 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2008, 11:32:33 pm »

haah: thời kháng chiến CM ta dùng tòan lực cho cuộc chiến, tất cả phục vụ cho tiền tuyến ngọai giao, chính trị, văn hóa,  văn học thơ ca đều tôn vinh cái chung là trung tâm.nên sau 75 ngành văn hóa chúng ta phân biệt các dòng nhạc xanh, đỏ vàng.Vàng thì ủy mị rền rỉ, đỏ đậm chất đấu tranh xây dựng, xanh yêu đời lạc quan cách mạng. Quan niệm phân chia này lúc đó cũng có lời phản biện, tôi cũng theo phe phản biện vì 1bài hát muốn sống mải theo dòng thời gian nó phải có hồn, nhiều bài nhạc đỏ nặng chất chiến đấu cho đến nay vẩn sống khi hát lên lớp 8x,9x vẩn thấy thích, rồi cũng có những bài hát ca ngợi tình yêu đơn sơ (được gọi là vàng) sáng tác thời tiền chiến đến nay vẩn còn làm rung động lòng người. Cái chung mà được sáng tác trong máu lửa vàhồn của người nhạc sỷ hòa quyện trong đó thì vẩn hay như thường.Cho nên theo tui thì không gọi là đỏ vàng xanh gì hết được không các bác?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM