Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:33:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng  (Đọc 302077 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #100 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 11:23:09 am »

Hi hi cắt 70km đường rừng trong đêm ... em nói thật ai tin thì tin .. còn em ... em ứ có tin  Grin

   Có thể bác gì đó nhớ nhầm khoảng cách lên thành 70 km , và đơn vị X của E88 hành quân cả đêm theo đường có sẵn ở cự ly không tới vậy . Hoặc được xe ô tô chở gần tới điểm mới phải cắt rừng  .

  Đầu 82 tôi mới về trung đoàn ,nên không biết chuyện này. Nhưng cắt rừng đi mấy chiến dịch tôi biết rồi . Ban ngày ban mặt 3-4 km/h là tối đa . có khi còn đi ít hơn thế nếu xuyên rừng rậm , tre gai , dây leo bùng nhùng .
  Một đêm đi bộ 40-50 km là hết cỡ thợ mộc . chỉ 5 km /h mà .  Đi bộ đường bò đường lộ có sẵn còn khốn khổ hơn cắt rừng nhiều . Chối chân lắm , phồng rộp hết chân là cái chắc . Đi càng xa càng ì ạch
 Không nhai được đến thế đâu các bạn ạ .

  Theo tôi đây là những phân tích và nhận xét rất thật theo kinh nghiệm đời lính chiến của mỗi người . E88 anh hùng hay những đơn vị khác trong QDNDVN được phong tặng anh hùng là điều không tranh cãi . Là mỗi người lính đã kinh qua chiến trận điều hiểu rằng : những danh hiệu ( anh hùng , huân , huy chương , ... ) được phong tặng cho tập thể , cá nhân đều thấm đẫm mồ hôi , nước mắt và tận cùng là xương máu của đồng đội mình . Mỗi người chúng ta chỉ là hạt cát trong công trình xây dựng chiến công tập thể , nếu sự thể hiện yêu quý , trân trọng thiếu tỉnh táo trong sự tự hào về đơn vị mình ( bốc thơm quá ! ) đôi lúc lại gây hiệu ứng phản cãm vô tình biến riêng mình thành ( hạt sạn ) người hơi lố ( bịch ) trong ánh mắt mọi người đang ngưỡng mộ về truyền thống anh hùng của đơn vị mình . Chúng ta những người CCB luôn tự hào về đơn vị mình ( đó là tâm lý màu cờ sắc áo ) . Những câu chuyện thật về đời thường của người lính chiến ngoài mặt trận dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng mang hơi hướm của chủ nghĩa anh hùng , nếu người lính không tự thấy sự anh hùng ấy thì theo quy luật sinh tồn xã hội cũng sẽ vinh danh . Vì vậy tôn trọng sự thật ( xin đừng mang sự trần trụi của sự thật để dẫn dắt vào mặt trái của của sống ... ) đó là điều đáng quý , chúng ta hãy tìm về quá khứ với những câu chuyện của người lính chiến nhiều màu sắc thật thú vị và cũng lắm đau thương . Riêng tôi với topic này xin ngồi lắng nghe những câu chuyện của các bác để tìm thấy mình cách đây hơn 30 năm .
   Rất mong được " thưởng thức những truyền thuyết về lucpet-abc "  Wink Cheesy Grin
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #101 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 02:14:43 pm »

@bác dathao: bác quyenkh không tin là đúng rồi vì lính 88 cơ động, có lúc cũng phải chúi mũi thần tốc thật nhưng tốc độ hành quân bộ (mà lại hành quân cắt rừng ban đêm) không thể thần tốc hơn quân của Vua Quang Trung thuở xưa được đâu !  Grin Có lẽ bác dathao nói với ý khác mà không cần quan tâm tới dữ kiện "vật lý" của sự việc đó thôi ! E bộ 88 đóng ở Choong-kal cách Rùm-chết (bắc Srê-nôi, gần đến An Long Veng) hơn 70 km là đúng rồi, nhưng 1 đêm đi bộ cắt rừng từ Choong-kal đến Rùm-chết là chuyện không có thật đâu bác dathao ơi ! Có thể 1 đơn vị nào đó của 88 (D hoặc C) đang ở khu vực gần đó (như S'rê Nôi, Lô-via Krăng hoặc xa hơn là Va-rin, nghĩa là cũng trong tầm chừng hai ba chục cây số là cùng) khi được lệnh đã phải hành quân gần như chạy thục mạng cả đêm không nghỉ xuyên qua địa hình rừng xanh xen lẫn rừng dầu mới tới kịp chỗ bác (Rùm-chết) đó bác ơi ! Nếu thực sự xuất phát từ Choong-kal thì với địa hình và đường xá đó có đi bằng xe cũng không tới kịp trong một đêm đâu !

Tui còn nhớ khi đi đánh Băng Tà-veng tháng 4/1984, sau khi hành quân một mạch từ Bần-tiây S'rây về đến ngọn suối Choong-kal khoảng hơn 50km mất 2 ngày, toàn E nghỉ dưỡng sức mấy ngày bên bờ ngọn suối này và tổ chức họp quân chính để bàn phương án tác chiến, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị trên sa bàn được đắp ngay bên bờ suối. Anh em được "tự bồi dưỡng" thoải mái với nhiều món cá bắt được dưới con suối dồi dào thực phẩm thiên nhiên này bằng mọi "thủ đọan" nhưng không được gây tiếng nổ để giữ bí mật theo lệnh của E ! Ngán cá rồi anh em mò bắt cua đá (con cua đen thui, nhỏ xíu bằng ngón tay cái, có rất nhiều trong các khe đá dọc triền suối, bắt về đem giả nát nấu canh với rau ngót rừng không cần bỏ bột ngọt, ngon "bá chấy" không quên được). Rồi cua đá cũng ngán, anh em chuyển sang mò bắt chem chép (còn gọi là lô... ngâm) ....

5 gờ chiều hôm trước ngày nổ súng đánh Băng Tà-veng, toàn E xuất phát từ ngọn suối Choong-kal trực chỉ núi Đăng-rếch, thẳng lên Băng Tà-veng ở hơi chếch Tây Bắc. Lính ta được nghỉ ngơi bồi dưỡng no nê mấy hôm nên có vẽ khỏe khoắn, sung sức hơn. Địa hình từ đây đổ lên ít sông suối, ít rừng xanh mà phần nhiều là rừng thưa và trảng dầu. Đi được hơn 1 tiếng, trời vừa nhá nhem tối, một tình huống bất ngờ xảy ra, D3 bắt được 4 người dân CPC trên vai vác mấy giỏ đựng rắn, rùa, trăn và con trút (tê tê), họ nói là dân Choong-kal đi bắt thú rừng, D3 báo cáo lên E và bác Tuân E trưởng cho lệnh: không cần biết dân hay lính PP, tịch thu toàn bộ "tang vật", nhưng do không thể "xử lý" được vào lúc này nên trói lại đợi giao cho vệ binh E dẫn theo luôn ! Phải nói 4 người này mạng lớn, nếu bình thường mà gặp D3 giữa đường hành quân thì họ "tam dầy tà" sớm rồi ! Vậy là hàng quân hành tiến đánh cứ PP năm đó của E88 có "dân công hỏa tuyến"  vác trên vai mấy giỏ rắn rùa, trăn, trút còn được anh em C22 gửi gắm mỗi anh mấy quả đạn cối ôm trên tay và đeo lủng lẳng quanh mình !

Đi đến hơn 1 giờ sáng thì gặp lộ 69, một số anh em đang chốt đường cho 88 qua lộ, hỏi nhau mới biết anh em thuộc công binh sư đoàn. Như vậy sau hơn 8 tiếng cắt rừng ban đêm, đội hình E đã đi được khoảng 35km ! Cũng tại đây, bác đại tá Phùng Kim Chính, sư phó 302 cùng một số cán bộ F đã nhập vào cánh quân 88 (bác Chính đi với 88 tham gia trực tiếp chỉ huy trận đánh). Lúc này lính đã thấm mệt, phải nói là rất mệt mới đúng, không riêng lính cơ quan hành quân yếu kém như bọn tôi mà cả những anh em bộ binh của D3 nữa ! Họ nằm lăn quay ra đất, hả họng thở dốc vì đi như chạy từ lúc chiều hôm trước, lệnh trên lại cấm hút thuốc, không được nói lớn tiếng vì đã gần cứ địch, rất dễ bị phát hiện (trận này E88 đi mũi chính diện, D3 đi ngay vào con đường chính từ chân núi dẫn lên trung tâm cứ điểm).

Đến gần 4 giờ sáng, đội hình bắt đầu ra ngoài trảng trống sát chân núi (vậy là hơn 2 tiếng đi thêm được chừng 10km nữa), lệnh nghỉ giải lao tại chỗ và tuyệt đối giữ im lặng, không gian im phăng phắc, chỉ có mấy anh thông tin hữu tuyến của E và F đang phối hợp rải dây, quay máy nói chuyện thì thào ... 15 phút sau tiếp tục lên ba lô, đi chậm từng quảng một, rồi đi ngang qua một trận địa pháo, mờ mờ thấy mấy khẩu 105 và 130 li bự chảng ! Không biết đơn vị pháo đã kéo pháo vào đây lúc nào nữa! Đi thêm một quảng nữa thấy dưới chân rất nhiều dấu vết bánh xe "vọt tiến" (sáng ra mới biết là vết bánh xe của PP chuyển hàng từ trên núi xuống để đưa về nội địa). Lệnh các bộ phận tản ra, theo bố trí của tác chiến E để vào vị trí của mình. Cơ quan Tham mưu được chỉ xuống một rảnh mương cạn, bên cạnh BCH, thông tin và trinh sát E, mỗi anh tìm một góc cho mình, hạn chế tối đa và phải hết sức cẩn thận khi di chuyển, kể cả khi đi vệ sinh vì chung quanh rất nhiều mìn ! Toàn bộ mặt trận im ắng rợn người ! Trời sắp sáng, văng vẳng trên núi có tiếng gà gáy, rồi tiếng động cơ xe ô tô của PP ...

Đúng 5 giờ sáng, pháo binh ta bắn dữ dội, lỗ tai bọn tôi điếc đặc vì nằm ngay trước họng mấy khẩu pháo ! Trận đánh của F302 tiêu diệt cứ Băng Tà-veng đã mở màn ....

Tôi kể lại cuộc hành quân đi đánh Băng Tà-veng năm 1984 đê liên hệ và hình dung tốc độ cùng với cự ly cơ động của lính ta. Qua đó cho thấy : cho dù có sung sức, quen chân và đi bộ thần tốc cỡ nào chăng nữa, một đêm luồn rừng 12 tiếng cứng cũng chỉ đi được chừng 35 - 40km hoặc quá lắm thêm được 5-7 km nữa đã là quá thần kỳ, đủ cho lính đuối há họng rồi, sáng ra có khi ruồi bâu không muốn đuổi nữa nói gì đến tác chiến ! May mắn cho D3 hôm đó đi mũi chính diện của 88 trong trận Băng Tà-veng ... (chuyện này sẽ kể sau vì viết hơi dài quá rồi) !

Vậy đó, sau hồi pháo binh ta khai hỏa, chuyện các D đột kích lên núi diệt cứ, lùng Pốt, kiếm đồ cổ  Grin, mũi nào ngon vớ bở  Cheesy, mũi nào "dô dĩa" khiêng về không kịp  Cry; chuyện Pốt cài thiên la địa võng với đủ loại mìn; chuyện leo dốc 3 đoạn; chuyện lò rượu của 88 trên đỉnh Đăng-rếch, chuyện lính bị cắt bớt tiêu chuẩn nước hàng ngày để ... dành cho y tá tiền phương F tắm  Huh Roll Eyes; chuyện về số phận 4 "dân công hỏa tuyến" CPC bất đắc dĩ với mấy giỏ rắn, rùa, trăn trút; chuyện trên đường hành quân quay về cứ ... Còn khá nhiều chuyện, xin được từ từ kể sau vậy ! Grin Grin Grin

Tui hay viết lòng thòng, ý nọ xọ ý kia, đôi khi giống như tẩu hỏa vì nhớ được gì thì viết luôn ra cho hết mạch nhớ đó, các bác ráng đọc, có soi cũng nhè nhẹ thôi nhé !
 Grin
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #102 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 03:04:22 pm »

 ANH em thắt mắt hành quân cắt rừng một đêm 70 km là đúng đó anh em nên xem lại có nhầm lẫn không . Đi đường mòn , mang vác nhẹ một đêm còn chưa đến 70km . Nếu cắt rừng ban đêm , đâu phải đi liền mạch đâu , đi một đoạn 100 -200 mét còn phải đưng lại để xác định hướng đi có đúng với địa bàn không rồi mới tìm vật chuẩn mà đi tiếp , đang đi nhanh địa bàn kim nó lắc qua lắc lại làm sao mà canh đúng hướng được . Vì vậy nên đi cắt rừng bao giờ tốc độ cũng chậm hơn đường mòn
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #103 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 03:21:26 pm »

.....
Nói đến lính cơ động thì ai cũng biết đó là kẻ lang thang không nhà , nay đây mai đó trên địa bàn của 1 huyện ( đối với D địa bàn ) 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh ( ở F hay MT ). Lính cơ động thì phải vừa ăn vừa chạy vừa đánh , nhiều khi vào phum nấu nồi cơm chưa chín , vặt chưa xong lông con gà thì đã phải bấm bụng bỏ lại để hành quân tiếp . hehe vậy thử hỏi lấy thời gian đâu mà đi tuyên truyền vận động dân đóng thuế ủng hộ chính quyền bạn , thời gian đâu trùm ny long khai thác địch ngầm lấy súng , thời gian đâu tỉ tê với các mế mai để họ gọi chồng con ra hàng . Lại càng không có thời gian cấy lúa , gặt lúa với các em gái để được dịp ngắm nhìn thỏa thích ăng ten parabon hay giã gạo cập đôi để ngắm núi đôi hùng vĩ .
Cứ đến mùa gặt lúa là C cơ động của D địa bàn phải chạy xịt khói từ phum này đến phum kia để đánh bọn địch về giúp dân gặt lúa mang vô rừng .
Làm lính cơ động của MT càng khổ hơn , mỗi chặng đường hành quân trên 100 km , được vào phum nghỉ ngơi cơm nước tắm giặt chỉ muốn nằm vật ra mà ngủ lúc đó có hoa hậu ngồi kế bên cũng lên không nổi .
....

E88 là đơn vị cơ động 2 cấp (MT và F) nên những điều bạn nói ở đoạn trích dẫn trên đây bọn tui đều hân hạnh nếm trải, thử qua và thường xuyên phải làm ở mỗi địa bàn đứng chân đó bạn ạ ! Không lẽ tui lại nói những nhiệm vụ này đối với các đơn vị của 88 cũng thường thôi !? Grin Cheesy

Trích dẫn
....
bác là lính văn phòng nên bác không hiểu rỏ cái khổ của anh em dưới Cbb , không hiểu mặt trái những cái "tài liệu truyền thống " mà bác từng đánh máy .
....

@bạn haanh : ThaiE88 tui là lính văn phòng thứ thiệt nên quả thật không hiểu rỏ cái khổ của anh em dưới Cbb , không hiểu mặt trái những cái "tài liệu truyền thống " mà bác từng đánh máy. Không biết bạn phong tặng cho tui như vậy có xứng đáng không, chỉ biết mấy năm làm lính văn phòng tui vẫn ráng "thi đua sôi nỗi" với anh em bộ binh, 3 cùng với họ, kể cả cùng đi "bục mặt" trên hành lang Va-rin - S'rê Nôi 1981, cùng "muối cục, ngủ rừng, nước khe" với các D, C "như thật"! Lính văn phòng ở các cơ quan BTL QK, MT hay F thì tui không dám biết mà cũng có dám mơ tới đâu, còn lính văn phòng ở E cơ động như 88 cũng vất vả lắm mặc dù không thể so sánh với mức độ vất vả, "khổ" của anh em bộ binh được. Còn nếu nói "sướng" thì so với lính thông tin 2W tụi tui còn thua một khúc !

"... không hiểu mặt trái những cái "tài liệu truyền thống" ... Chẳng giấu diếm gì bạn, câu này tui thực sự không hiểu !

Ngồi viết bài này tui nhớ lại những ngày làm lính văn phòng của mình. Lính văn phòng nhưng chẳng có cái văn phòng nào để ngồi ấm chỗ cả mà hết tăng 1 (mùa khô) lại tăng 2 (mùa mưa) cùng hành quân với anh em bộ binh ! Đúng 88 là gã lang thang không có "cứ" cố định mà "cứ" là những phum làng, những cánh rừng nơi dừng chân trong khu vực hoạt động. Lâu thì 1 - 2 năm, mau thì vài tháng, có khi chỉ vài tuần hay vài ngày. Mà hễ E đi là bọn tui cũng đi. Các anh BCH E có ở cứ thường xuyên đâu mà nơi ở thường xuyên của họ là các D, C bộ binh và nhiệm vụ của lính văn phòng phải luôn bám sát mấy ảnh, giống như lính thông tin lúc nào cũng gần bên thủ trưởng vậy, nghĩa là "anh đu tui đu theo", "anh đu tới đâu tui đu tớ đó" ! May lắm là được ở cứ E một thời gian lại đi. Lính văn phòng E cơ động không chểm chệ bàn giấy đâu bạn ạ ! Đã vậy, ngoài công việc chuyên môn còn phải "tham gia lao động công ích" tải đạn, tải gạo, tải nước cho bộ binh, cáng thương, tải tử, tẩn liệm tử sĩ khi cần và 652A, KP2, pháo cối cũng đâu có chừa cửa ưu tiên cho mấy thằng lính văn phòng ! Nếu không thì lính văn phòng tụi tui đi Đăng-rếch làm gì cho vướng bận anh em !

Là lính văn phòng thật vậy mà trong người tôi đến nay vẫn còn "kỷ vật cho anh" từ chiến trường K đó bạn ! Grin Grin
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #104 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 04:13:49 pm »

ANH em thắt mắt hành quân cắt rừng một đêm 70 km là đúng đó anh em nên xem lại có nhầm lẫn không . Đi đường mòn , mang vác nhẹ một đêm còn chưa đến 70km . Nếu cắt rừng ban đêm , đâu phải đi liền mạch đâu , đi một đoạn 100 -200 mét còn phải đưng lại để xác định hướng đi có đúng với địa bàn không rồi mới tìm vật chuẩn mà đi tiếp , đang đi nhanh địa bàn kim nó lắc qua lắc lại làm sao mà canh đúng hướng được . Vì vậy nên đi cắt rừng bao giờ tốc độ cũng chậm hơn đường mòn
: Đúng vậy với điều kiện hành quân chiến đấu có mang theo đầy đủ vũ khí và lương thực thì tốc độ đó khó mà thực hiện được .Rất mong các bác ở E88 khắc họa được một bức tranh hoành tráng về một E88 ba lần được phong anh hùng.Vẫn biết kẻ thù sợ ta là sợ cả một dân tộc , sợ cả một quân đội chứ một cây làm chẳng lên non...Nhưng mỗi cá nhân xuất sắc trong một đơn vị ,một tập thể xuất sắc  trong quân đội rất đáng được ghi nhận và nể trọng ,các bác là cựu chiến binh của E88 trong thời gian đó ,ít nhiều gì cũng có đóng góp làm nên truyền thống của đơn vị .Vậy các bác hãy viết về một nét gì đấy rất riêng của đơn vị mình ,với đặc thù liên tục hành quân đánh địch thì các bác phải có bài riêng của mình chứ , đành rằng là có bản lĩnh cao trong chiến đấu ,nhưng về mặt tổ chức chiến đấu và phối hợp chiến đấu phải thật chặt chẽ  nhịp nhàng và ăn ý mới làm lên chiến thắng được.Không nhiều E trong quân đội ta được tổ quốc ghi nhận thành tích 3 lần anh hùng và chính các bác là những người đem đến cho các đồng đội ở đơn vị khác ,mặt trận khác ,và cả thế hệ sau nữa cái nhìn cụ thể ,người thực việc thực của một đơn vị rất xuất sắc trong chiến tranh .Em nghĩ những đồng đội cùng chiến đấu xưa kia với các bác và những người đã ngã xuống cũng mong muốn như thế.
  Em xin có vài lời như vậy có gì không đúng mong các bác bỏ quá cho nhé . 
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #105 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 04:25:07 pm »

Chiều chủ nhật rảnh rổi ngồi viết bài cho topic Trung đoàn 88 Anh hùng trong Một thời máu và hoa. Viết xong đọc lại thấy chẳng có cái hoa nào cả (theo nghĩa đen) ! Thôi thì để cho topic này có chút hoa (đen hay bóng gì cũng được) nhằm giảm nhiệt mùa hè, tui xin mạn phép đem một bông hoa nhỏ xâu xấu thôi vào để nhớ lại một thời và để cho topic Trung đoàn 88 Anh hùng có một chút hoa !

Những kỷ niệm của đời lính chiến cùng với những bước chân giang hồ trên các nẽo đường đất K hồi đó đã khiến cho tui không thể nào ngủ được trong đêm cuối cùng trên đất K ở binh trạm Ph'num Pênh, khi mà chỉ sáng mai thôi là đành gửi lại tất cả, dừng bước giang hồ để lên đường ra quân hồi cố hương rồi, chỉ mang theo về tình yêu và nỗi nhớ...

Vậy đó, khi đang còn gian khổ sống chết chỉ mong từng ngày từng giờ hết nghĩa vụ bình yên lành lặn, sớm được về nước. Tới chừng sắp về đến quê hương rồi lại thấy bồi hồi, xao xuyến, luyến tiếc, nhớ mong mênh mang ! ....

Đêm 22/6/1984 đó, dưới ánh đèn pin đầu con cọp tui đã ghi nhanh vào sổ tay mấy vần như vầy :

Nhớ ....

Mai tôi được về hậu phương
Chắc sẽ trăn trở nhớ thương anh nhiều
Nỗi nhớ sẽ nói trăm điều
Nỗi nhớ sẽ nhắc thêm nhiều với tôi....

Nhớ khi nắng tắt chiều rơi
Bữa cơm ít muối, nhiều lời quanh mâm
Nhớ câu chuyện trên nóc hầm
Cười cạn soong nước, tháng năm nhanh dần ...
Nhớ mãi những buổi hành quân
Chia nhau hớp nước cho chân bước đều
Nhớ trong ráng đỏ rừng chiều
Cùng đưa cánh võng chuyện điều ước ao
Anh ước bao chuyện thật cao
Thả hồn theo với cánh sao lưng trời
Còn tôi cũng ước đầy vơi
Mong ngày nhân loại thảnh thơi thanh bình ...
Rồi lại nhớ chuyện chúng mình
Những ngày cơ cực thân tình bên nhau
Nhớ Cầu Cháy, phum Khơ-vao
Nhớ ra Xiêm-riệp, nhớ vào Soài Lơ
Nhớ những vùng đất nên thơ
Giữa rừng mình mãi ngóng chờ thư xa
Nhớ hiếm hoi những ấm trà
Dế nhũi nhạt khói, nhớ nhà, nhớ nhau
Nhớ lần gặp buổi ban đầu
Chúng mình còn mới dưới màu áo xanh
Chuyện nhiều, chuyện cứ vòng quanh
Ôi hồn nhiên quá, tuổi anh đang hồng !
Lại nhớ đến những chiều Đông
Gió về rét cả rừng Chông Kan nào
Chiếc áo trấn thủ anh trao
Miệng cười anh nói "lạnh tao quen rồi !" ...
Đời lính cùng tháng ngày trôi
Cuốn theo những lúc bồi hồi nhớ thương
Nhớ sao mấy đứa đồng hương
Nắng ngày truy quét, đêm sương chặn thù
Nhớ đỉnh Đăng-rếch mây mù
Nhớ khi rừng rậm lưng gù ba lô
Quên sao được nắm cơm khô
Nhai với mắm ruốc của "Cô Ba Bình" (*)
Đêm đi tới tận bình minh
Soi mặt xuống suối nhìn mình không ra ! ...
Dẫu bao ngày tháng sẽ qua
Niềm thương nhớ ấy mãi là của nhau
Còn hành quân đến tận đâu ....



(*) Mắm ruốc "Cô Ba Bình" là loại mắm kem tổng hợp đóng mác hậu cần QK7 cấp cho anh em, mặn thấu trời xanh, anh nào bị dị ứng ăn vào ngứa gải chết bỏ, anh em gọi đùa là mắm Bà Bình (Nguyễn Thị Bình).

Tui viết dỡ dang bài này từ cái đêm cuối tháng 6 sắp rời đất K, chia tay đồng đội, giả từ quân ngũ đó, đến nay đã 27 năm rồi và cũng cố ý tránh những chuyện "máu" ! Xin gửi vào topic như một cánh hoa be bé, xâu xấu để các bạn cùng chiêm ngưỡng tàm tạm vậy ! Trong bài có một số địa danh E88 đã từng đi qua và dừng lại, tui nghĩ post vào trang này là phù hợp. Nhưng nếu lỡ có bị lưu thủy lạc ... chợ cũng mong BQT thông cảm và chuyển giúp "em nó" vào đúng chỗ ! Hết sức cám ơn !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #106 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 05:51:31 pm »

 Mình nhâm nhi từng câu thơ một , nhâm nhi đi rồi nhâm nhi lại , sao thấy nó quá giống tâm trạng anh em mình . Rồi lại nhớ đến đồng đội anh em trong đơn vị . Nhớ đến hai câu thơ của anh Long CTV đại đội mình hy sinh tại rừng chuối Đôn Bây tỉnh Kam pong Thom :
 "- Hơn người đâu ở đế vương - Hơn người ở chốn trăm đường gian nan ".
 Anh em đồng đội mình đơn vị nào cũng đều gian nan , nhưng rất vui , rất thắm tình người , tình anh em . Cái chất lính khi nó đã thắm vào ai rồi thì chết cũng không phai .


 Quên sao được nắm cơm khô
Nhai với mắm ruốc của "Cô Ba Bình" (*)
Đêm đi tới tận bình minh
Soi mặt xuống suối nhìn mình không ra ! ...
Dẫu bao ngày tháng sẽ qua
Niềm thương nhớ ấy mãi là của nhau
Còn hành quân đến tận đâu ....
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 06:10:02 pm »

 Mình chưa khẳng định một đêm hành quân cắt rừng 70 km là hoàn toàn không thể xảy ra . Mà nó vượt quá mức thông thường , nhưng trong chiến đấu biết đâu vào một hoàn cảnh đặc biệt nào đó bắt buộc mình phải vượt qua . Vì các bạn chưa giải thích rỏ nên anh em thắc mắt kễ cã mình . Bọn mình cũng có lần mười một anh em hành quân khi đi thì cắt rừng  một ngày từ sáng đến chiều , nhưng sau đó chạm súng với địch , một người bị thương rách ổ bụng , thế là anh em mình khiêng cáng đi như  chạy , liên tục theo đường mòn bất chấp mìn , chỉ có một buổi khoảng 4 tiếng đồng hồ là về đến cứ . Lúc đó tốc độ hành quân gấp đôi ,lại phải khiêng nặng hơn .
Logged
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 09:44:13 pm »

  Không có huyền thoại nào về Lucpet-abc cả đâu bạn HUNG ạ . Anh em nói vui vậy thôi .
 Bây giờ  nửa đời ngoảnh lại mới thấy quân đội không để cho tôi làm quan to là sáng suốt lắm lắm .
Bố láo bố toét vậy mà  Tá / Tướng thì hỏng hết lính .

  Tôi nhớ , ở Svailo 1985 -anh Hai Sinh ( Chủ nhiệm chính tri E ) được 1 phường săn ở phum Taboeng Svay cho 2 con chó săn rất đẹp .
 Nhìn qua là biết giống chó quí , bởi  tuy mới chỉ nặng 5-6 kí lô nhưng đã rất nhanh nhẹn và bản lĩnh , dáng đi bước đứng rất đĩnh đạc , không ngán gì bọn chó lớn , dù nhiều lần bị các đàn anh  cắn cho đổ máu vẫn không chịu cụp đuôi cúi đầu . Đừng hòng có đàn anh nào cướp được miếng nó đang ăn . Trong 2 con , có 1 con rất quí mình , hễ thấy bóng là nó chạy ra xoắn xuýt ngay từ ngoài cổng , ngoài ra nó chẳng mừng ai bao giờ  . Thấy cơ duyên chó / người vậy nên xin , xin mãi ổng vẫn quyết không cho .
 Vậy thì ta phải có cách , quyết không đầu hàng hoàn cảnh éo le vậy .
 Chờ mãi mới có cơ hội - Ban 2 nhậu tới 11 h đêm  tiệc tàn  giải tán . Mình ôm ngay em nó vào bụng rồi giả say loạng quạng nghêu ngao hát , xiêu vẹo đi về . Quân sỹ nhà ban , bận dọn dẹp rồi đi ngủ chẳng ai để mắt đến chó nữa . Qua 1 đêm là ổn .
  Tới nhà . Tôi gọi 2 thằng em thân tín dậy : Tao bắt được chó về rồi , bây giờ mình giải phẫu thẩm mỹ cho nó khác kiểu đi là nuôi vô tư , lão không thể đòi được . 2 thằng ngơ ngác chưa hiểu gì . Tôi bảo Dốt thế - con này tai vểnh , giờ cắt bớt đi khâu lại cho thành tai cụp . gửi dân nhốt vài ngày cho liền sẹo . Lông nó mượt , 2 thằng chịu khó hơ nóng que sắt rồi uốn lông thành xoáy ngược xoáy xuôi là bố ấy chịu chết .
 Hai đứa cười ha hả , khoái chí cấp kỳ đúng dậy  đi lấy kìm kéo kim chỉ thuốc tê ...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #109 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 09:58:11 pm »

hehe cái vụ chôm chó này hơi bị hay à nhe , tiếp đi bác lục pét ơi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM