Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:59:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #360 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 10:22:32 pm »

Chuyện đó em xem rồi, vậy là anh DLG chưa ở sài gòn chơi được ngày nào, cũng tiếc nhỉ , vậy thì ... bao giờ cho đến ngày xưa đây , hihi
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #361 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 06:48:38 am »

Chuyện đó em xem rồi, vậy là anh DLG chưa ở sài gòn chơi được ngày nào, cũng tiếc nhỉ , vậy thì ... bao giờ cho đến ngày xưa đây , hihi
         Ngày xưa ơi, ta ước mong vời xa!...
         Đúng là ngày xưa có rất nhiều kỷ niệm khiến ta không bao giờ quên được. Trong đó có cả kỷ niệm vui lẫn kỷ  niệm buồn. Bây giờ tôi lại chợt nhớ về một kỷ niệm thời ở chiến trường K. Đó là những tháng ngày đi tìm đường " cứu nước". Chắc ở bất cứ nơi nào trên các điểm đóng quân của bộ đội ta ngày đó dọc theo biên giới CPC - Thái Lan cũng giống nhau cả. Đó là tình trạng thiếu nước trầm trọng về mùa khô. Hồi cuối năm 1979 đầu năm 1980, tiểu đoàn chúng tôi chuyển từ Cooc Môn về Pà Ong thay chân cho một đơn vị của E10 CAVT. Khi đó cả khu vực Pà Ong này chỉ có duy nhất 1 cái giếng có nước và 1 hồ sen rộng chừng 1500m2. Tất cả chuyện ăn uống, tắm giặt của cả tiểu đoàn cùng 1tiểu đội của trinh sát bộ và c17 DKZ chỉ trông vào 2 nơi đó.
         Cái hồ sen về mùa khô nước cũng không nhiều. Đơn vị c1, c3 và c17 tập trung dùng nước ở đó. Anh em bộ đội nhổ sen thành 1 khoảng để lấy nước ăn. Cách đó khoảng 5m nữa thì mở 1 khoảng rộng hơn để tắm giặt. Bên lấy nước ăn thì được coi là “sạch”, còn chỗ tắm giặt có ảnh hưởng sang chỗ lấy nước ăn hay không thì có trời biết. Điều kiện nó thế thì lính ta đành dùng thế thôi!!!. Còn cái giếng thì do tiểu đội trinh sát Bộ quản lý, mà nước đâu có nhiều nhặn gì cho cam, chỉ được khoảng hơn 1m nước nên chỉ được dành ưu tiên cho họ và cho việc nấu cơm, đun nước uống cho bộ phận của D bộ và c4,c2 ở xung quành gần đó. Thế là một quy định bất thành văn giữa các chiến sỹ nuôi quân là : Mỗi người chỉ được gánh đủ nước dùng cho việc đun nấu, còn lại phải nhường cho người khác. Nhưng chỉ gánh được vài gánh giếng lại cạn, phải chờ vài tiếng sau thì mực nước mới trở lại như cũ. Thế là chuyện tranh giành nước xảy ra giữa các anh nuôi là chuyện không tránh khỏi. Có hôm các cs nuôi quân phải luân phiên chầu trực cả đêm để chờ lấy được 1 gánh nước. Có 1 đêm anh Công, anh nuôi của BCH đại đội tôi quảy đôi thùng đi trực lấy nước từ 10 giờ đêm, đến khoảng gần 12 giờ đêm chúng tôi nghe có tiếng cãi vã om sòm ở bên chỗ giếng nước. Tôi và cậu liên lạc c vùng dậy chạy ra sân lắng nghe rồi phán đoán: Chắc lại 1 vụ “đấu tranh vì nước” nữa rồi! Một lát sau thấy anh Công quảy đôi thùng hậm hực đi về, tôi vội hỏi : “ Có chuyện gì thế anh Công? ”. Anh Công vừa đi vừa lẩm bẩm chửi đổng : “ Mẹ nó chứ, mình đợi gần 2 tiếng đồng hồ để lấy 1 gánh nước. Thế mà vừa vào nhà của mấy ông TS bộ vấn điếu thuốc hút thì nó ở đâu xồng xộc đến vục ngay gầu xuống múc được 1 thùng nước rồi. Thế có điên không? Đúng là cái đồ tham lam. Tao định nện cho nó một trận cho chừa luôn, bực ơi là bực! ”. Anh Công hậm hực xếp đôi thùng chỉ có ½ nước mỗi thùng rồi tường thuật lại với chúng tôi: Theo giao kèo chung thì các anh nuôi khi đã lấy đủ nước dùng theo “qui định” thì phải nhường cho người khác. Hồi chiều anh nuôi D bộ đã lấy đủ 3 gánh rồi, sau đó đến lượt các b trực thuộc và các C xung quanh. Nhưng lợi dụng ở gần và lại vào ban đêm nên ông anh nuôi D bộ định tranh thủ phá lệ lấy thêm gánh nữa. Thế là xảy ra cãi nhau. Tất cả cũng chỉ vì muốn hoàn thành nhiệm vụ “ cơm ngon, canh ngọt ” cho bộ đội nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Thế mới biết, trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, bản năng sinh tồn của con người ta thường trỗi dậy để tranh giành những điều mình muốn và làm người ta tạm quên đi những tình cảm yêu thương thân thiết mà hàng ngày người ta vẫn dành cho nhau.
        Sau đó, một “ chiến dịch đào giếng ” bột phát rầm rộ trong toàn khu vực đóng quân của đơn vị. Cc đào giếng, Bb đào giếng, người người đào giếng. Nhưng khốn nỗi, biết bao công sức, mồ hôi và cả máu nữa của các chú đội ta đổ xuống lòng đất, nhưng “ nước ơi” vẫn trốn ở đâu biệt tăm biệt tích . Có b đào 3 - 4 cái giếng sâu từ 7 đến 11m mà vẫn chỉ thấy đất và sỏi rồi đất và cát thôi. Tuyệt nhiên không hề có mạch nước nhỏ nào. BCH đại đội tôi cũng đào 2 cái, các b cũng thi nhau đào mà chẳng ăn thua. Cuối cùng cái thì bị sập, cái còn lại thì đành chờ đến mùa mưa để “hứng nước” dùng tạm. Mùa mưa thì giếng nào cũng đầy nhóc nước, nhưng đến mùa khô thì cứ cạn dần, cạn dần rồi khô cong tận đáy. Thế là cứ mùa khô đến lại trở về điệp khúc“ nước ơi có nhớ những ngày thùng khô, người cháy ”..Hic..hic
Cũng trong “chiến dịch ” đào giếng này mà đến giờ tôi vẫn còn mang một vết sẹo nhỏ nơi khuỷu tay trái. Số là hôm đó mấy ae trong c bộ chúng tôi đào chiếc giếng thứ 2 ( cả mấy anh trong BCH đại đội và lũ bộ sậu chúng tôi). Mỗi lần 1 người thay nhau xuống đào rồi xúc đất cho những người ở trên kéo lên. Mỗi người phải đào sâu được 3 lượt xẻng mới được đổi. Vì giếng đường kính chỉ 1,2m và sâu nên người ở dưới đó rất khó chịu, không ở được lâu. Đến lượt tôi xuống đào thì giếng đã sâu khoảng 7m. Dụng cụ chuyển đất lên làm bằng xô sắt, nhưng do đựng đất lâu ngày nên đáy bị lủng, chúng tôi lấy cọc sắt dùng để cắm gài mìn gài ngang đỡ lấy phần đáy lủng. Được hơn chục xô đất đã được kéo lên. Đến 1 xô gần cuối  đang được kéo lên cách đáy chỗ tôi đứng khoảng 5m thì tôi nghe tiếng  kêu thất thanh ở trên: “ Đứt dây!” Theo phản xạ tự nhiên, tôi giơ 2 tay lên ôm che lấy đầu và nép vào một bên thành giếng. Chỉ nghe 1 tiếng xẹt..bụp! Tôi mở choàng mắt ra cúi nhìn xuống chân thì chiếc xô còn đầy đất  đang nằm cạnh chân trái tôi. Sau đó tôi nghe thấy cảm giác hơi rát và lành lạnh nơi cánh tay trái. Tôi giơ lên nhìn thì Ôi thôi, một dòng máu đỏ đang chảy dọc theo cánh tay bởi 1 vết thương gần khuỷu tay. Tôi vội vàng trèo lên trên mặt đất. Mọi người xúm lại xem thì thấy có vết rách qua da dài chừng 5cm, do phần nhọn nơi 2 nhánh để cắm xuống đất của cọc gài mìn xỉa sượt qua. May mà nó chỉ gây rách da chảy máu nơi cánh tay, chứ nếu mà xô đất rơi trúng đầu thì ngày đó tôi đã thành “ liệt sỹ đào giếng” ở Pà Ong mất rồi !!! hic...Ở bên b trinh sát cung đã có trường hợp bị một hòn đá nhỏ rơi vào đầu do người ở trên trượt chân đạp lăn xuống...
          Khi về nhà mấy đứa em hỏi về vết sẹo đó, tôi liền giả bộ vênh mặt lên bốc phét rằng do tôi đánh giáp lá cà với quân pônpốt nên bị lưỡi lê nó đâm sượt..hìhì. Thế mà mấy đứa cũng tròn mắt ngạc nhiên..hic..đúng là trẻ con Grin
Logged
Le Minh Thai
Thành viên
*
Bài viết: 82



« Trả lời #362 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 03:04:23 pm »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô .Bây giờ thấy vợ con lãng phí nước em hay nhắc nhỡ mẹ con chúng nó nói bố mày chưa già mà lẫm cẫm,nghĩ lại cũng tội cho thằng lính...
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2011, 05:40:01 pm gửi bởi Le Minh Thai » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #363 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 05:56:49 pm »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô .Bây giờ thấy vợ con lãng phí nước em hay nhắc nhỡ mẹ con chúng nó nói bố mày chưa già mà lẫm cẫm,nghĩ lại cũng tội cho thằng lính...
hehe bọn em ở sau lưng các bác , trong phum mà còn thiếu nước nữa là  Grin Mùa khô phải leo xuống đáy giếng hứng nước rỉ ra từ mạch ngầm 1 - 2 giờ mới đầy 1 thùng cho anh nuôi nấu cơm . Nước suối mùa khô đặc quánh màu cà phê sữa , tắm xong  để lại trên da 1 lớp bùn non nhưng vẫn cứ tắm , mát là chủ yếu  Grin Nước suối bọn em chỉ tắm chứ không dám dùng nấu ăn vì nghe quán triệt đề phòng địch bỏ chất độc xuống suối , ngày xưa bác LMT và DLG  có uống nước con suối từ Thái chảy qua không ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #364 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 07:34:27 pm »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô .Bây giờ thấy vợ con lãng phí nước em hay nhắc nhỡ mẹ con chúng nó nói bố mày chưa già mà lẫm cẫm,nghĩ lại cũng tội cho thằng lính...
hehe bọn em ở sau lưng các bác , trong phum mà còn thiếu nước nữa là  Grin Mùa khô phải leo xuống đáy giếng hứng nước rỉ ra từ mạch ngầm 1 - 2 giờ mới đầy 1 thùng cho anh nuôi nấu cơm . Nước suối mùa khô đặc quánh màu cà phê sữa , tắm xong  để lại trên da 1 lớp bùn non nhưng vẫn cứ tắm , mát là chủ yếu  Grin Nước suối bọn em chỉ tắm chứ không dám dùng nấu ăn vì nghe quán triệt đề phòng địch bỏ chất độc xuống suối , ngày xưa bác LMT và DLG  có uống nước con suối từ Thái chảy qua không ?
        Nghe bác Haanh và bác Leminhthai nói đến con suối chảy từ bên Thai sang qua địa bàn của d7 thì tôi chắc là các bác muốn nói đến con suối chảy qua 1 nông trường mía cũ của thời Khme đỏ. Lúc đó do c3 của d7 chốt giữ ở chân Núi Cóc. Con suối  này nước rất trong và mát. Từ năm 80 đến 81 tôi đã được 3 lần lên đây, vừa là do nhiệm vụ, tiện thể thăm anh em đồng hương đồng ngũ, đồng huyện, đồng xã...Khi lên đây tôi đã có 2 lần được mấy thằng bạn bạn đồng hương dẫn đi tắm suối và mang vài trái lựu đạn đi ném cá. Lần đầu được khoảng 5kg, các bạn làm món cá nướng, kho tương chiêu đãi tôi, còn bao nhiêu cho tôi đem về Pà Ong làm quà  Cheesy Lần sau lên thì các cậu chàng dẫn tôi đi vào vườn mía. Vừa chặt mía đem về, vừa ném lựu đánh cá nên chỉ được khoảng hơn 2ký đem về chiêu đãi nhau. Những năm đó con suối này chính là nguồn cung cấp nước cho C3 và các chốt trên Núi Cóc của D7 chúng tôi trong nhiều năm. Cho đến ngày tôi phục viên (03/9/1982) thì vẫn chưa xảy ra tình trạng ngộ độc nào do nguồn nước này gây ra. Về tin đồn mà bác Haanh nghe cũng đã một thời làm cho anh em c3,d7 chúng tôi ngày đó rất lo. Nhưng do " tiếng gọi của nước" trong điều kiện ngày đó, các chú đội ta đã quyết chí " Cứ uống cho đã khát, nếu chết biết liền". Nhưng sau khi dùng thử nhiều ngày liền mà vẫn không có chuyện gì xảy ra nên anh em đã coi đây là một nguồn sống dồi dào và tươi mát của các chú đội ta ngày ấy Cheesy Grin
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #365 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 08:47:32 pm »

      Wào...! Tôi đã tưởng  BỐN HAI CHÍN nay thành BỐN HAI CHÁN rùi nên lâu rồi không thấy ai sang chơi nữa! Buồn thiu ah!
      Nhưng nay thấy bác Haanh và bác leminhthai đã ghé chơi rồii. Mừng quýnh luôn, nên tôi không thể “ chán” được mà  phải “Bốn hai chiến”  tiếp để hầu chuyện các bác thôi. Grin Grin
      Cách đây mấy hôm, UBND xã tôi được thông báo của  Phòng LĐ – TBXH huyện gửi về xã,  báo cho các đối tượng chính sách ( người có công) trong xã được tỉnh cho đi nghỉ dưỡng 1 tuần tại Trung tâm nghỉ dưỡng của Tỉnh Hoà Bình, đặt tại suối khoáng Kim Bôi. Tôi là Cán bộ Thương binh xã hội xã nên phải đi trao giấy báo cho các đối tượng ( toàn là thương binh  trong xã qua các thời kỳ, gồm 3 anh đánh Mỹ, 2 anh đánh Pônpôt ). Trong đó có thằng bạn đồng ngũ là thương binh thời đánh Pốt, tên là Trần Hải Chiến cũng được đi trong đợt này. Sáng nay tôi mới đưa được giấy mời cho Chiến. Khi gặp gỡ, chúng tôi hàn huyên đủ thứ truyện. Trong đó có nói đến chuyện ngày xưa ở chiến trường K. Chiến có kể lại trận đánh giữ chốt  ở Núi Cóc vào cuối năm 1982 với tôi. Tôi thấy câu chuyện rất hấp dẫn và có liên quan đến các trận đánh của Trung đoàn 429 một thời  nên tôi muốn kể lại với các đồng đội để cùng nhớ lại một thời “ gian lao mà anh dũng” của các chiến sỹ trung đoàn 429, F302 trên chiến trường K ngày ấy. Bởi vì ngày  đó tôi và một số anh cùng nhập ngũ năm 78, 79 trong E429 đã được phục viên và về đến nhà rồi, nên toàn bộ diễn biến của trận này tôi chỉ được nghe và ghi lại theo lời kể của bạn tôi tên là Trần Hải Chiến.     Lúc đó Chiến và một số anh em nữa đang là thương binh, còn vướng mắc một số giấy tờ có liên quan nên chưa được ra quân với chúng tôi mà còn phải ở lại để hoàn thiện nốt hồ sơ mới về sau. Tay Chiến này còn có biệt danh là “ Chiến Khùng ”. Cái biệt danh này là do chúng tôi đặt cho nó từ ngày còn hành quân ở Công-Pông-Chàm và được mọi người gọi suốt thời gian ở bên K. Từ ngày về địa phương cho đến hôm nay thì cả bà con cô bác trong xã cũng gọi theo luôn. Nếu ai đến xã tôi mà hỏi “ Chiến khùng ” thì từ già đến trẻ ai cũng biết. Nhưng cũng chính cái “thằng khùng” này đã làm cho hội đồng ngũ của chúng tôi ngày được nở mày, nở mặt. Niềm vinh hạnh đó được nó thể hiện tại trận đánh ở Núi Cóc ngày đó. Trận đánh này tôi ghi lại theo lời kể của “ Chiến khùng” như sau:
         Hôm đó, khoảng 7 giờ sáng ngày 12/12/1982, một tiểu đoàn lính PônPốt từ bên Ôsamach đã tổ chức tấn công đồng loạt vào 3 chốt Núi Cóc do D7-E429 đang chốt giữ. Vì luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu mọi lúc, mọi nơi nên các tổ chốt của ta đã nhất tề đáp trả quyết liệt bằng những loạt đạn đủ các loại có ở trên chốt. Trận chiến giằng co từ 7 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa thì tạm ngưng. Chốt của ta vẫn đứng vững, bọn địch không tiến lên thêm được bước nào. Đến quá trưa, sau nhiều đợt tấn công không thành, bọn địch tạm nghỉ, còn anh em trên chốt cũng tranh thủ củng cố lại công sự và đội ngũ. Rất may là do chiến đấu phản công ở trong công sự, hầm hào kiên cố nên bên ta không có thương vong gì, chỉ tốn nhiều đạn thôi. Trưa hôm đó anh Kiều Việt Đường – d trưởng d7 đã dẫn một lực lượng gồm 1 tiểu đội trinh sát của tiểu đoàn và một số anh em của các c lên tăng  cường , bổ sung lực lượng cho cả 3 chốt của ta. Khoảng gần 2 giờ chiều,  địch lại tiếp tục mở nhiều đợt tấn công nữa. Nhưng với tất cả sự kiên cường và lòng dũng cảm, các chốt của ta vẫn kiên trì bám trụ và giáng trả địch bằng những loạt đạn dũng mãnh chứa chất đầy căm hờn: AK, B40, B41, Cối 82, 12 ly8 ...đều đồng loạt phun lửa trút lên đầu thù...Cuối cùng đến khoảng 8 giờ tối, sau khi đã mở nhiều đợt tấn công mà vẫn không mảy may lay chuyển nổi thế trận. Các chốt của ta vẫn đứng vững nên địch bỗng nhiên dừng các đợt tấn công. Trận địa chốt Núi Cóc trở về không khí im ắng lạ thường! Bên ta vẫn luôn đề phòng địch có thể lại tiếp tục mở các đợt tiến công khác nên các chốt vẫn tiếp tục tăng cường cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu. Lúc đó tất cả các chiến sỹ của ta sau 1 ngày quần thảo với lũ giặc, mặc dù đã mệt lử nhưng anh em vấn phải động viên thay nhau canh gác. Các chiến sỹ được ngủ cũng không ngon giấc. Mọi người như  nghe rõ từng tiếng các loại côn trùng kêu rỉ rả trong đêm vắng ở các lùm cây, bụi cỏ xung quanh chốt. Một không khí căng thẳng, nặng nề bao trùm quanh đỉnh Núi Cóc, những cặp mắt cảnh giác của các chiến sỹ ta luôn phải căng ra , xuyên qua màn đêm để theo dõi từng động tĩnh của quân thù. Nhưng suốt đêm đó chốt vẫn hoàn toàn yên ắng. Từ đêm cho đến sáng, bọn địch vẫn không có động tĩnh gì. Trước tình hình đó, sáng hôm sau (13/12/1982) anh Kiều Việt Đường - D trưởng d7 - đã chỉ thị cho Trần Hải Chiến, cấp bậc Hạ sỹ - chức a trưởng, lúc đó được giao quyền B phó, thay b trưởng (đang đi nằm viện do sốt rét ) chỉ huy chốt 1, dẫn 1 tổ gồm 1 tiểu đội trinh sát của d7 và vài anh em nữa bí mật bung ra kiểm tra tình hình xung quanh các chốt. Ra đến nơi, tổ trinh sát mới nhìn thấy hậu quả của trận chiến hôm qua  thật là ác liệt. Các cành cây gãy đổ ngổn ngang, các gốc cây chi chít vết đạn găm, khắp nơi đạn B40, B41 của địch vứt  rơi tung toé, vết máu loang lổ khắp nơi. Không biết chúng chết, bị thương nhiều hay ít, nhưng chắc chắn chúng đã bị ta giáng trả 1 đòn khá nặng nên chúng mới phải vứt đạn  kéo xác người bị chết hay bị thương để tháo chạy mà không dám đánh thêm nữa. Chiến “khùng” liền chỉ đạo cho anh em thu dọn hết số đạn B40, B41 và thu thêm được 1 khẩu AK và 1 khẩu B40 ở  chốt hướng tây mang về trận địa ta.
            Nhưng Chiến kể có một điều lạ làm anh em hôm đó hết sức kinh ngạc là: tất cả bãi mìn mà ta gài từ trước đó để giữ chốt đều đã bị địch gỡ hết từ lúc nào không ai biết?!
        Sau khi xem xét kỹ, anh em thu dọn chiến lợi phẩm và phấn khởi trở về chốt. Nhưng một chuyện thật đáng tiếc đã xảy ra! Đó là lúc tổ trinh sát và anh em đang trên đường mang chiến lợi phẩm trở về chốt. Khi về đến gần chốt của ta, linh tính như mách bảo có chuyện chẳng lành. Chiến lệnh cho anh em dừng lại để kiểm tra, dò mìn rồi mới đi tiếp. Nhưng 1 cậu lính trinh sát tiểu đoàn 7 tên là Phê, lính 80 – quê Thanh Hoá đã nhanh chân chạy lên trước. Bỗng một tiếng súng như tiếng CKC nổ và 1 loạt AK từ hướng địch bắn lại phía anh em đang đi. Ngay loạt đạn đầu đã làm Phê ngã nhào ngay trước mặt Chiến. Tất cả anh em trong tổ ù té chạy về chốt. Chiến “khùng” nhanh tay giật được khẩu B40 của 1 chiến sỹ đứng bên cạnh, cũng tên là Chiến – quê Thanh Hoá và bắn thẳng về hướng 1 lùm cây vừa phát ra tiếng súng. Chúng liền im bặt. Bắn xong, Chiến quay nhìn lại thì tất cả anh em đã chạy hết nên Chiến cũng đành chạy theo về chốt, bỏ lại Phê đang nằm trên đất không biết còn sống hay chết?!
         Khi về đến chốt, anh em đến báo cáo tình hình với anh Đường d trưởng và nói là chắc chắn Phê đã hy sinh. Anh Đường động viên anh em nếu thật là Phê đã hy sinh thì bằng mọi giá phải lấy được xác về! Nhưng tất cả anh em vừa bị bất ngờ trước trận phục kích bắn tỉa bất ngờ ban sáng và trải qua trận đánh kéo dài hết cả ngày hôm qua nên có phần e ngại, chần chừ không dám hăng hái nhận nhiệm vụ. Hiểu được tình hình đó, anh Đường đến động viên và giao nhiệm vụ cho Chiến : “ Thôi, mặc dù anh biết chú đã mệt rồi, nhưng vì danh dự của người lính , danh dự của cả tiểu đoàn, chú mày hãy cố gắng dẫn theo mấy anh em nữa ra lấy bằng được xác của Phê về nhé ”. Nhưng nhìn thấy cảnh lính tráng bỏ chạy như hồi sáng và cũng vì đã quá mệt nên Chiến đã nói cứng với Tiểu đoàn  trưởng: “ Được! Em sẵn sàng đi tiếp, nhưng d trưởng phải cho em một cái lệnh là: hễ ai tự ý bỏ chạy thì em có quyền bắn bỏ ngay lập tức. Có như thế thì em mới cam đoan lấy được xác của Phê về! Chứ còn cứ  như sáng nay thì có kỷ luật em chịu thua ”. Anh Đường cũng mạnh dạn : Nhất trí !  Rồi quay ra quán triệt, giao  nhiệm vụ và động viên tinh thần anh em. Thế là 1 phương án vận động ra lấy xác tử sỹ được bàn bạc, thống nhất kỹ lưỡng. Lực lượng đi lấy thi thể tử sỹ được chia làm 3 tổ, mỗi tổ 3 người. “ Chiến khùng ” phụ trách tổ chính diện ra thẳng chỗ Phê đang nằm để lấy xác, 2 tổ còn lại đi vòng 2 bên để yểm trợ, đề phòng địch phục kích và tấn công bất ngờ khi anh em ta ra lấy xác tử sỹ. Còn lại lực lượng ở trong các chốt cũng ở tư thế sắn sàng nhả đạn quyết liệt để tấn công yểm trợ cho các anh em bên ngoài. Nhưng cũng thật may mắn là chắc bọn địch hôm trước đã no đòn của ta, lại bị bồi thêm phát B40 của Chiến bắn hồi sáng nên bọn Pốt đã không có bất cứ một  phản ứng gì. Nhờ đó mà anh em ta đã không mấy khó khăn để tiếp cận đến chỗ Phê đang nằm. Ra đến nơi, tổ của Chiến thấy Phê đã lạnh ngắt. Một lỗ đạn xuyên từ phía sau lưng - qua tim - ra trước ngực nên chắc Phê đã hy sinh ngay tại chỗ. Thấy cảnh tượng đó, nổi cơn “khùng” Chiến liền chạy lại xem chỗ mình đã bắn 1 phát B40 hồi sáng xem kết quả ra sao. Sang đến nơi thì tại chỗ lùm cây đó đã bị cháy trụi, bên cạnh có xác của 2 thằng lính Pốt đã chết nhăn răng, quần áo, da dẻ cháy xém hết, một khẩu AK và 1 khẩu CKC văng  ra nằm cạnh đó. Qua đó anh em đoán chắc Phê đã bị hy sinh là do bị đạn CKC bắn tỉa của 2 thằng này. Chiến liền hô mấy anh em kéo xác 2 thằng lính Pốt quẳng xuống khe núi cạnh đó, rồi thu 2 khẩu súng và khiêng thi thể của Phê về.
           Sau khi kết thúc trận đánh, BCH tiểu đoàn 7 đã báo cáo lên cấp trên về toàn bộ trận chiến 2 ngày hôm đó. Được 3 hôm sau, các thủ trưởng F 302 và E429 do Sư  trưởng Hai Phê dẫn đầu đã lên tận chốt Núi Cóc thăm và biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường  của anh em D7 có mặt trong trận đánh giữ vững chốt Núi Cóc hôm đó. Tại buổi gặp mặt hôm đó, sau khi nghe anh em tường thuật lại toàn bộ diễn biến của trận đánh, Sư đoàn trưởng F302 đã quyết định đề nghị tặng thưởng cho Trần Hải Chiến 1 Huân chương chiến công hạng ba, tặng 1 Bằng khen của sư đoàn, phong vượt cấp từ hạ sỹ lên thượng sỹ - giữ chức B phó. 10 anh em khác có thành tích trong trận đánh đều được sư trưởng quyết định tặng 1 Bằng khen của sư đoàn và phong lên 1 cấp trước thời hạn cho tất cả 10 anh em.
       Nếu như không có trường hợp hy sinh của Phê trinh sát thì phải nói là trận chiến giữ chốt ngày đó chúng ta đã toàn thắng mà không có thương vong. Nhưng biết làm sao được. Sự hy sinh trong các trận đánh là điều khó tránh khỏi của mọi cuộc chiến tranh của mọi thời đại mà! Rồi đến tháng 4/1983, E429 đã mở đợt tấn công quy mô lớn, giáng một đòn chí mạng và nhổ tung căn cứ Ôsamach của địch, đập tan tành cái hang ổ của bè lũ Pôn Pốt đã chuyên gây bao nhiêu thương vong cho quân ta ở trên tuyến Pà Ong – Núi Cóc - Tơravengtao và góp phần vào thắng lợi chung của ta trên toàn tuyến biên giới của bạn. Để rồi QTNVN đã yên tâm bàn giao cho bạn và ca khúc khải hoàn trở về đất mẹ vào năm 1989.
        Chuyện về trận đánh trên đây  tôi viết là theo lời kể của người trong cuộc là bạn tôi : “ Chiến khùng”. Vì vậy  nếu có gì sai sót rất mong các bác nào có tham gia trực tiếp hoặc biết tường tận về trận chiến ngày đó hãy bổ sung thêm cho chuẩn xác và đầy đủ hơn.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #366 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 11:03:02 pm »

@DLG : hehe các bác 429 cứ hành quân tiếp đi cho em hóng hớt chứ khách sao dám lên tiếng trước chủ nhà  Grin Chuyện anh Chiến kể em không biết có chi tiết khác hay không nhưng diễn biến tâm lý của lính như vậy là rất đúng nhất là trong hoàn cảnh ta bị địch o ép . Em cũng từng rơi vào trường hợp tương tự anh Chiến , nhận nhiệm vụ của D dẫn B mình và 1 B du kích đi kiểm tra vị trí nghi có địch ( ban đêm ) trong bụng vừa lo bị địch phục vừa lo khi nổ súng đám du kích hoặc bỏ chạy hoặc quay súng bắn lại mình vậy mà miệng cứ phải nói cứng để lên tinh thần anh em  và hù dọa đám du kích : thằng nào chạy là tao bắn chết  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #367 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 01:09:24 am »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô .Bây giờ thấy vợ con lãng phí nước em hay nhắc nhỡ mẹ con chúng nó nói bố mày chưa già mà lẫm cẫm,nghĩ lại cũng tội cho thằng lính...
hehe bọn em ở sau lưng các bác , trong phum mà còn thiếu nước nữa là  Grin Mùa khô phải leo xuống đáy giếng hứng nước rỉ ra từ mạch ngầm 1 - 2 giờ mới đầy 1 thùng cho anh nuôi nấu cơm . Nước suối mùa khô đặc quánh màu cà phê sữa , tắm xong  để lại trên da 1 lớp bùn non nhưng vẫn cứ tắm , mát là chủ yếu  Grin Nước suối bọn em chỉ tắm chứ không dám dùng nấu ăn vì nghe quán triệt đề phòng địch bỏ chất độc xuống suối , ngày xưa bác LMT và DLG  có uống nước con suối từ Thái chảy qua không ?

Bọn em ở TP còn thiếu nước nói gì K. Hồi BH học QY , trường không có đủ phòng tắm cho nữ nên toàn phải xếp hàng, mà thường là nước chảy nhỏ giọt, thì đến lượt tắm cũng phải nửa đêm còn  thời gian đâu mà ăn rồi học, còn sinh hoạt đại đội nữa .Có lần mấy đứa nữ ra chuồng heo của trường thấy có bể nước dùng để tắm heo nên  đục ngầu, nhưng trong cảnh không có nước như vậy thà tắm nước đục còn hơn, ở bẩn sao chịu nổi, thế là cứ tối thì cả đám con gái lần lượt kéo ra chuồng heo tắm , mới đầu thì thấy cũng ổn, nhưng sau vài hôm thì cứ đang tắm thì bị mấy anh lính chăn nuôi không biết vô tình hay cố tình cứ lâu lâu lại bật đèn ngoài chuồng heo lên, dù bóng đèn thời đó là bóng tròn và không đủ điện cứ đỏ leo lét , nhưng thấy đèn sáng cũng hết hồn vậy , hihi , nên sau đó đám con gái đành chịu ở dơ tới 1 giờ sáng mới đi tắm , vậy chắc hơn  , hihi . 
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #368 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 04:41:48 pm »

       Cái sự thiếu nước của anh em chiến sỹ ta quả là " mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Chính vì thế mà các chú đội ta đều từ " cái khó ló cái khôn" để sử dụng nước sao cho hợp lý để duy trì sự sống và bám trụ kiên cường ở nơi được giao làm nhiệm vụ. Nhưng tôi thực sự kính phục các chiến sỹ ta ở ngoài đảo. Nhất là ở Trường sa! Năm 1995, có một anh thợ xây tên là Điền, quê ở Nam Định có lên xây nhà cho tôi. Anh ấy nguyên là lính đảo Trường sa 3 năm nên đã kể rất nhiều chuyện về Trường sa cho tôi nghe. Trong đó tôi thấy khổ nhất cho anh em ngoài đảo là sự thiếu nước ngọt. Anh Điền nói rằng có đợt lính ta phải chia nhau từng bi đông nước để vừa đánh răng, tắm, giặt quần áo...Tất tật chỉ trong tiêu chuẩn có "1 bi đông nước". Thế mà các chiến sỹ ta vẫn kiên cường bám đảo ngày này qua tháng, năm khác để giữ vững biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Quá là phi thường !!!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #369 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 04:55:01 pm »

hehe cái khó ló cái khôn nhưng cũng có khi ló cái ngu hay cái bậy bạ như tắm bằng nước dừa người rít chịt ngứa ngáy không ngủ được  Grin Thằng anh nuôi ngủ quên bỏ phiên gác cuối là phiên gác tranh thủ hứng nước dưới giếng đem về nấu cơm sáng . Trời gần sáng rồi nó mới dậy , nếu đi hứng nước thì khoản 2 tiếng mới đầy đôi thùng không kịp nấu cơm cho anh em ăn để đi phục . Bí thế hắn ta nảy ra sáng kiến ngồi chờ cho mấy con bé hứng nước sớm gánh về phum , con bé vừa đi ngang hắn khạc 1 bãi nước miếng vào thùng nước , con bé kia gớm quá vất luôn đôi nước lại về tay không , thế là hắn ta chỉ việc gánh về nấu cơm .
Cũng có những cuộc tình nảy sinh từ cái giếng mùa khô hoặc chuyện lính trẻ bị " lộ hàng " mất 18 năm mặc quần cũng vì cái giếng .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM