Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:18:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 04:26:14 am »

hehe mấy bác 429 đâu hết rồi mà không thấy ai xung phong vậy ta Grin ? Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu mà các bác ngại  Grin.
Địa bàn của mấy bác hình như dân ít lắm thì phải , em nhớ cuối 88 trong 1 lần hoạt động ở nam lộ 69 , C bọn em phát hiện 1 nhóm đang cưa cây giữa rừng không biết địch hay dân nên tán mấy trái B vài loạt ak tụi nó chạy hết , lên thu được cái lưỡi cưa cá mập .

Haanh ơi...!
Anh Trần Hứa đang hồi tưởng lại trận đánh nhớ đời của đơn vị anh và sẽ kể lại cho anh em chúng ta một ngày không xa....!
  Riêng địa bàn của E429 tính từ ngã ba Phà-ong trở vào thì hoàn toàn không có dân , và theo như Haanh kể thì đơn vị bạn đã bắn nhầm dân công Campuchia rồi , tôi nhớ trong năm 1988 trong và sau chiến dịch K5 mình có nhờ bạn cưa cây sửa lại những cây cầu bắc tạm qua những con suối nhỏ ( ngầm ) đúng là triển khai dân công đốn cây nam trục lộ 69 vì hướng bắc không an toàn dễ gặp Polpot
Logged

NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 07:19:06 am »

hehe mấy bác 429 đâu hết rồi mà không thấy ai xung phong vậy ta Grin ? Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu mà các bác ngại  Grin.
Cho tôi tham gia vài ý kiến nhé, mặc dù tôi chỉ là "bạn" của 429 thôi. Haanh nói :"Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu" nhưng có lẽ một số anh em thấy trước đó có các "chiến hữu" hăng hái lắm nhưng sau đó bị "ném đá" quá nên ngại chăng, mà ném "lẻ tẻ" thì còn đở được, chớ ném "hội đồng" thì làm sao mà thoát được, chạy sút dép luôn. Đành theo lời dạy của Khổng Tử : Kính nhi viễn chi đứng bên ngoài, thỉnh thoảng ghé qua xem có gì vui ? Grin . Không biết có phải vậy không ?
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 07:58:27 am »

hehe mấy bác 429 đâu hết rồi mà không thấy ai xung phong vậy ta Grin ? Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu mà các bác ngại  Grin.
Cho tôi tham gia vài ý kiến nhé, mặc dù tôi chỉ là "bạn" của 429 thôi. Haanh nói :"Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu" nhưng có lẽ một số anh em thấy trước đó có các "chiến hữu" hăng hái lắm nhưng sau đó bị "ném đá" quá nên ngại chăng, mà ném "lẻ tẻ" thì còn đở được, chớ ném "hội đồng" thì làm sao mà thoát được, chạy sút dép luôn. Đành theo lời dạy của Khổng Tử : Kính nhi viễn chi đứng bên ngoài, thỉnh thoảng ghé qua xem có gì vui ? Grin . Không biết có phải vậy không ?
Hi hi bác Lạc hiểu nhầm ý anh em rồi , một số anh em khi tham gia diễn đàn không coi topic khác .. cứ ngỡ đất nước Campuchia không có đơn vị mình thì không xong  Grin hì hì đơn vị mình là nhất nhất trong lực lượng QDNDVN , các đơn vị khác đánh đấm không ra trò  Grin hi hi để bao nhiêu lực lượng bọn Pốt nghe tiếng đơn vị mình quây vào đánh hội đồng  Grin đâu biết rằng đơn vị nào càng yếu thì địch càng quây càng bám đánh .
Hi theo em không có đơn vị nào qua K nhàn cả trừ mấy binh chủng đặc biệt đóng tại Nông Pêng , hì hì còn ở tuyến biên giới ai cũng như ai và mỗi đợt mỗi năm lại có một cái khổ riêng , hi hi lúc trước em cứ nghĩ khi mình về rồi anh em đi sau nhàn hơn ai ngờ ra nghĩa trang liệt sỹ mới rõ .
Hì hì đến bây giờ em vẫn còn ấm ức bác giải thích giùm coi đơn vị nào thiệt thòi nhé  Grin
1% Tại sao đơn vị các bác lại có nữ y tá , nữ văn công này nọ đơn vị em lại không  Grin
2% Nơi đóng quân các bác tương đối gần dân .. hu hu đơn vị em sâu thăm sâu thẳm tận trong rừng  Grin
3% Đơn vị các bác có chiến công được thưởng phép .. hu hu còn em dù được gì chăng cũng đừng hòng .. cho tới ngày phục viên  Grin
4% Tân binh bọn em đến cuối năm 80 mới được bổ xung .. hì hì con rơi con rớt đâu như các bác năm nào cũng có tân binh  Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 11:12:34 am »

hehe mấy bác 429 đâu hết rồi mà không thấy ai xung phong vậy ta Grin ? Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu mà các bác ngại  Grin.
Cho tôi tham gia vài ý kiến nhé, mặc dù tôi chỉ là "bạn" của 429 thôi. Haanh nói :"Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu" nhưng có lẽ một số anh em thấy trước đó có các "chiến hữu" hăng hái lắm nhưng sau đó bị "ném đá" quá nên ngại chăng, mà ném "lẻ tẻ" thì còn đở được, chớ ném "hội đồng" thì làm sao mà thoát được, chạy sút dép luôn. Đành theo lời dạy của Khổng Tử : Kính nhi viễn chi đứng bên ngoài, thỉnh thoảng ghé qua xem có gì vui ? Grin . Không biết có phải vậy không ?
hehe anh Lạc thấy topic 429 này có ai ném đá không ? anh em 429 khổ cực quá thương không hết ai nở ném đá  Grin
Đã là lính từng vào sống ra chín ở chiến trường thì dù khác nhau về không gian và thời gian , khác nhau về nhiệm vụ nhưng tất cả đều chung nhau cái tâm tư tình cảm , giống nhau cái đời thường của lính hay nói theo cách nói của bác hungd25f5 thì hơi thở của thằng lính dù thơm hay thối cũng đều giống nhau  Grin
Chính vì vậy khi anh em nghe hơi thở của lính không giống lính lắm thì người ta ném đá là chuyện bình thường  Grin
Anh Lạc thử xem lại cái " Hội đồng ném đá " họ có cùng chung màu cờ sắc áo không , có chung thời gian và không gian không thì sẽ biết người bị ném có oan ức không  Grin
Lính kể lính nghe để nhớ lại một thời gian khổ mà hào hùng của tuổi trẻ , là tưởng nhớ những hy sinh mất mát của đồng đội . Người nghe qua câu chuyện của đồng chí đồng đội thấy được hình ảnh của mình ngày xưa , chia sẻ cảm xúc vui , buồn của đời lính với nhau . Như em rất ám ảnh với mìn 652a nên rất đồng cảm với anh em 429 , mình được ở với dân sướng trăm bề nên thương những người phải ở với khỉ như bác quyenkh ...
hehe có những trường hợp kể chuyện mà giống như viết chính sử , kể chuyện mà để PR cho đơn vị mình hoặc bản thân mình thì anh em phản ứng  cũng là điều dễ hiểu vì PR thường phải nói quá lên 1 chút  Grin cái vụ đẹp khoe xấu che có vẻ không thích hợp với lính lắm  Grin
Đối với những tranh luận vì khác quan điểm của một vấn đề thì không thể gọi là ném đá được vì sau khi tranh cãi nảy lửa anh em vẫn vui vẻ cười hehe với nhau đó là bản chất của thằng lính mà  Grin
hehe em nói thật lính mà ngày xưa có cái tật ưa để bụng như bây giờ ( chả trách bây giờ bụng 1 số bác to quá  Grin)  thì ra trận nó chỉa súng vào lưng  bắn nhau chết hết cả rồi chứ không cần địch bắn đâu .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 11:30:17 am »

hehe mấy bác 429 đâu hết rồi mà không thấy ai xung phong vậy ta Grin ? Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu mà các bác ngại  Grin.
Cho tôi tham gia vài ý kiến nhé, mặc dù tôi chỉ là "bạn" của 429 thôi. Haanh nói :"Lính kể lính nghe chứ có phải viết sử đâu" nhưng có lẽ một số anh em thấy trước đó có các "chiến hữu" hăng hái lắm nhưng sau đó bị "ném đá" quá nên ngại chăng, mà ném "lẻ tẻ" thì còn đở được, chớ ném "hội đồng" thì làm sao mà thoát được, chạy sút dép luôn. Đành theo lời dạy của Khổng Tử : Kính nhi viễn chi đứng bên ngoài, thỉnh thoảng ghé qua xem có gì vui ? Grin . Không biết có phải vậy không ?
tôi nhât trí với ý kiến của bác,bản thân tôi cũng bị ném đá xuýt chết may mà tìm lại đươc mấy cái hình cũ đưa lên anh em mới hết nghi mình là nói láo.
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 12:01:52 pm »

Coi đoạn clip rút quân tôi nhớ lại lần nào cũng vậy dân bạn xếp hàng 2 bên đường từ điểm ta xuất phát về đến tận biên giới,nào là cờ hoa nào là bánh trái,những nụ cười hòa cùng những giọt nước mắt.
Có lẽ tôi cũng là một trong những người tham gia nhiều lần rút quân nhất,tôi thấy có những người dân bạn chạy theo đoàn xe từ Battambang về tận cửa khẩu Mộc bài,lần khác lại có những người chạy từ Xiêm riệp theo đoàn xe về tận Xa mát.Tôi thường đi hộ tống sau cùng qua cửa khẩu cuối cùng nên được chứng kiến những người dân bạn đứng khóc mà nhìn theo đoàn xe đến khi cả đoàn xe khuất dạng.Xe tôi đi cuối nên mỗi lần xe dừng lại là cả một cơn mưa bánh trái cờ hoa được dân bạn ném lên xe.
9h sáng ngày 26/9/89 chúng tôi mới rời khỏi nơi đóng quân lên đường về nước.
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 04:49:19 am »

Coi đoạn clip rút quân tôi nhớ lại lần nào cũng vậy dân bạn xếp hàng 2 bên đường từ điểm ta xuất phát về đến tận biên giới,nào là cờ hoa nào là bánh trái,những nụ cười hòa cùng những giọt nước mắt.
Có lẽ tôi cũng là một trong những người tham gia nhiều lần rút quân nhất,tôi thấy có những người dân bạn chạy theo đoàn xe từ Battambang về tận cửa khẩu Mộc bài,lần khác lại có những người chạy từ Xiêm riệp theo đoàn xe về tận Xa mát.Tôi thường đi hộ tống sau cùng qua cửa khẩu cuối cùng nên được chứng kiến những người dân bạn đứng khóc mà nhìn theo đoàn xe đến khi cả đoàn xe khuất dạng.Xe tôi đi cuối nên mỗi lần xe dừng lại là cả một cơn mưa bánh trái cờ hoa được dân bạn ném lên xe.
9h sáng ngày 26/9/89 chúng tôi mới rời khỏi nơi đóng quân lên đường về nước.


       Xem bài viết của hungnguyen0360 tôi nghĩ có lẽ anh công tác ở một đơn vị vận tải Mặt Trận hay Quân khu gì đó  Roll Eyes Hôm nay vào trang Máu và hoa mới biết được anh là chủ topic " Vận tải quân sự chiến trường K " cho nên mới tham gia nhiều đợt rút quân như vậy, tôi nhớ không lầm thì QTNVN có đến 5 đợt rút quân, nhưng hoành tráng nhất vẫn là đợt cuối cùng vào tháng 9/1989 vì tôi vinh dự được nằm trong đội hình đó, đúng như anh nói mỗi lần xe chạy qua khu thị trấn đông dân cư là cả một cơn mưa bánh trái cờ hoa được dân bạn ném lên xe. giữa trưa dưới cái nắng chói chang của xứ sở Chùa tháp mồ hôi ướt đẫm, nhưng họ vẫn đứng đó vẫy tay chào QTNVN. thật là cảm động cho nhân dân nước bạn ngày ấy
    Không riêng gì nhân dân nước bạn, khi đoàn quân vừa đến cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh nhìn thấy cổng chào cửa khẩu hoành tráng với dòng chữ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam  nhiều anh lính mình đã bật khóc...! sao quên được cảnh tượng rất nhiều những gia đình các mẹ chạy theo từng xe tìm con mình với rất nhiều câu hỏi tên đơn vị...! làm sao mà chúng tôi biết hết mà trả lời cho các má
    Điều tôi không thể ngờ rằng khi Trung Đoàn về đứng chân ở Bà-Rịa chưa được một tháng, thì vào một buổi chiều nọ, tại cổng vệ binh của đơn vị, có rất đông người bao quanh 2 người phụ nữ, hỏi ra mới biết chú đội ta xây dựng tình cảm thế nào mà hai phụ nữ Campuchia ( lâu quá tôi quên tên ) không ngại đường xá xa xôi... sang Việt Nam tìm chú đội ta, nhưng bị vệ binh giữ lại chờ người thân ra tiếp nhận  Huh thật không ngờ công tác dân vận chú đội ta làm quá tốt " Đi dân nhớ...ở dân thương..." về VN rồi mà người dân Campuchia vẫn không quên tìm đến tận nơi  Roll Eyes

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2011, 04:35:31 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 05:21:27 am »


Xem bài viết của bạn hungnguyen0360 tôi nghĩ bạn ở vận tải Sư Đoàn hay Mặt Trận gì đó Roll Eyes tôi nhớ không lầm thì QTNVN có đến 5 đợt rút quân, nhưng hoành tráng nhất vẫn là đợt cuối cùng vào tháng 9/1989 vì tôi vinh dự được nằm trong đội hình đó, đúng như bạn nói mỗi lần xe chạy qua khu thị trấn đông dân là cả một cơn mưa bánh trái cờ hoa được dân bạn ném lên xe.giữa cái nắng chói chang của xứ sở Campuchia mồ hôi ướt đẫm, nhưng họ vẫn đứng đó vẫy tay chào QTNVN thật là cảm động .
    Không riêng gì bạn khi đoàn quân vừa đến cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh vừa nhìn thấy dòng chữ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôi thấy nhiều anh lính mình đã bật khóc...! sao quên được cảnh những gia đình các mẹ chạy theo từng xe tìm con . Điều tôi không thể ngờ rằng Trung Đoàn về đứng chân ở Bà-Rịa được một tháng thì vào một buổi chiều, tại cổng vệ binh của đơn vị có rất đông người bao quanh 2 người phụ nữ, hỏi ra mới biết chú đội ta xây dựng tình cảm thế nào mà hai phụ nữ Campuchia không ngại đường xá xa xôi sang Việt Nam tìm chú đội ta, nhưng bị vệ binh giữ lại chờ người thân ra tiếp nhận  Huh thật không ngờ công tác dân vận chú đội ta làm quá tốt " Đi dân nhớ...ở dân thương..." về VN rồi mà người dân Campuchia vẫn không quên
Đi dân nhớ, ở dân thương, tâm sinh lý bình thường, bởi vậy về tới VN mà còn kéo qua thăm Grin. Không níu áo giữ lại là may rồi.

Vinh hạnh của đoàn quân chiến thắng như vậy là cái mà yta262 cùng bao đồng đội khác tưởng tượng ra mình sẽ được hưởng khi giải phóng K. năm 1979 lận cơ, nhưng vào năm 1979 dân K. nhìn bộ đội giải phóng VN lạ lùng lắm, do Pôn Pốt tuyên truyền bộ đội qua sẽ giết sạch đốt sạch, cho nên khi đó đoàn quân giải phóng đi qua bao làng mạc không một chút chào mừng, mặt người dân không lộ vẻ vui chút nào mà cứ nhìn đoàn quân đi qua, mặt lạnh như người mất hồn, vô cảm. 10 năm sau cảm tình đã trở lại một cách nồng nàn, Đức và Haanh hưởng trọn vinh quang dùm cho bọn mình nữa đó  Grin.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 09:10:58 am »


Vinh hạnh của đoàn quân chiến thắng như vậy là cái mà yta262 cùng bao đồng đội khác tưởng tượng ra mình sẽ được hưởng khi giải phóng K. năm 1979 lận cơ, nhưng vào năm 1979 dân K. nhìn bộ đội giải phóng VN lạ lùng lắm, do Pôn Pốt tuyên truyền bộ đội qua sẽ giết sạch đốt sạch, cho nên khi đó đoàn quân giải phóng đi qua bao làng mạc không một chút chào mừng, mặt người dân không lộ vẻ vui chút nào mà cứ nhìn đoàn quân đi qua, mặt lạnh như người mất hồn, vô cảm. 10 năm sau cảm tình đã trở lại một cách nồng nàn, Đức và Haanh hưởng trọn vinh quang dùm cho bọn mình nữa đó  Grin.
[

Theo mình nghĩ không hẳn dân K họ sợ bộ đội mình đâu họ chỉ không giám biểu lộ tình cảm thôi . Họ sợ Pốt đó! Hơn 3 năm sống trong chế độ diệt chủng,công xã dân K quá hiểu mức độ tàn ác của đám Ăng Ka .Bộ đội đến ,rồi lại đi .Chỉ có dân ở lại .Tôi có đi xây dựng chính quyền một thời gian nên cũng biết được phần nào,Họ sợ Pốt quay về trả thù.
Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 07:18:24 pm »

Đi dân nhớ, ở dân thương, tâm sinh lý bình thường, bởi vậy về tới VN mà còn kéo qua thăm Grin. Không níu áo giữ lại là may rồi.

Vinh hạnh của đoàn quân chiến thắng như vậy là cái mà yta262 cùng bao đồng đội khác tưởng tượng ra mình sẽ được hưởng trọn... cho nên khi đó đoàn quân giải phóng đi qua bao làng mạc không một chút chào mừng, mặt người dân không lộ vẻ vui chút nào mà cứ nhìn đoàn quân đi qua, mặt lạnh như người mất hồn, vô cảm. 10 năm sau cảm tình đã trở lại một cách nồng nàn, Đức và Haanh hưởng trọn vinh quang dùm cho bọn mình nữa đó  Grin.

         Nói vậy chứ cũng có vài anh lính ta tệ lắm YTa262 ơi, lãnh phụ cấp ăn nhậu hết, đến chừng hết tiền ra phum từ lạng thuốc rê gói thuốc điếu..v..v..! mua xong nhìn các me cười rồi nói (*Tinh kho vác) hứa hẹn đến ngày lãnh phụ cấp (*Xon lui tằng o ) nhưng hỡi ơi...! giờ G đã đến  Roll Eyes ồn ào nhất....! cảm động nhất....! là khi điểm danh lên xe, có rất đông các má, các em nhìn theo rơi nước mắt khi phải chia tay các anh biết ngày nào mới gặp lại Cheesy bên cạnh đó cũng có má khóc rơi nước mắt vừa chạy theo xe níu áo chú đội ta giữ lại trông rất cảm động cho tình quân dân lúc chia tay, vì tiếng ồn của xe nhưng khi nghe kỹ thì các má nói ( * Xon lui oi me cun ơi... Kiss ) à ra thế.... Roll Eyes
***************
*mua chịu
*trả hết
*trả tiền cho mẹ con ơi

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2011, 01:25:09 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM