Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:54:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 304632 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #270 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 04:18:44 pm »

tienhd: em còn nợ bác một bài viết tiếp nữa đúng không?  Grin, có lẽ bác phải cho em nợ. Định hướng ban đầu của em sai và chưa kiểm chứng được thông tin nên không dám viết bài khẳng định với bác. Bác có thể xem em đang nhờ ở ở đây.

@tranthuydung: tôi bận quá, với lại chưa tổng hợp được thông tin, đợi vậy nhé,  Grin.

@hoaiban2: bác ơi, em đã nói là có tài liệu xác định được D4 đó là Xã dũng thôi, tài liệu đó chỉ có đến vậy, không gợi mở thêm được thông tin gì nữa cả. Em sẽ gửi bản đó cho bác xem.

VuThiNga:
- H70 , trường binh chủng 2, QK 5 thì tôi chưa biết được là đơn vị nào? thời điểm đó có khi là trường quân chính quân khu 5 chăng? binh chủng 1: chính trị - binh chủng 2: quân sự.
- Tuy vậy, điều đó cũng không còn quá quan trọng khi ta biết nơi hy sinh của LS. Tôi có biết một vài trường hợp, học viên các lớp trường quân chính QK thường đi thực tập thực tế tại cơ sở, đơn vị  - lấy đó là bài toán tốt nghiệp. Kết hợp với thông tin dưới đây, ta sẽ hình dung được mặt trân bắc Bình Định thời điểm đó:
Trích dẫn
Ở phía bắc tỉnh, đêm ngày 14, hai tiểu đoàn đặc công 403, 406 giáng đòn thiệt hại nặng nề xuống chi khu Tam Quan và căn cứ Đệ Đức, nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn 40 ngụy. Tình hình trên cho phép bộ tư lệnh sư đoàn Sao Vàng khẳng định: Địch không còn khả năng phản kích chiếm lại các vị trí đã mất ở tây-nam Hoài Ân thậm chí việc bảo vệ các căn cứ thiết yếu còn lại của chúng cũng hết sức khó khăn.
Tình hình lúc đó thế này nhỉ:
- QK 5 chủ trương nối liền vùng giải phòng từ vùng cao: Ba Tơ Quảng Ngãi, An lão - Hoài Ân Bình Định xuống đồng bằng: Sa Huỳnh Quảng Ngãi, qua đèo Nhông sang Hoài Nhơn, Bình Định. Đồng thời vít chặt con đường quốc lộ 19 chạy lên Kon tum.
- Thực hiện chủ trương đó: các đơn vị LLVT trên địa bàn đã tác chiến theo sơ đồ sau:

Khi kết nối các thông tin ở trên, ta có thể đặt một giả thiết: "LS thuộc diện cán bộ nguồn, trưởng thành trong chiến đấu, được cử đi học tại trường quân chính QK 5. Chuẩn bị tốt nghiệp, trường cử đi thực địa chiến trường - nằm trong đội hình tiểu đoàn đặc công quân khu đánh cầu Chương Hòa (giao cắt giữa đường QL 1A, đường sắt)". Như vậy còn có lý chứ làm gì có đơn vị nào là trường binh chủng 2 đánh trận đâu,  Grin.Bản đồ cầu đây:
 

P/s: em nhầm một tẹo khi chú thích trên bản đồ nhé. D403 đánh Tam Quan, đoạn cầu Chương Hòa. D406 đánh căn cứ Đệ Đức. Chú nhầm là D40 F3 mới chết. Lười sửa ảnh nhé.  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #271 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 04:37:34 pm »

Anh Thư: ờ, Cần Lê thì gia đình chị cũng đến rồi nhỉ. Tôi có đoạn này đánh Cần Lê đây:
Trích dẫn
Ở bước hai, Trung đoàn 165 đảm nhiệm tiêu diệt trại biệt kích Cần Lê. Trung đoàn 141 sẵn sàng đánh địch đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống sóc Con Trăng. Trong khi ta chuẩn bị thì ngày 3 tháng 8, địch đổ bốn đại đội biệt kích khác thay thế số cũ ở đồn Cần Lê. Chúng tăng cường bố phòng hơn trước.

Xẩm tối ngày 6 tháng 8, Trung đoàn 165 hành quân chiếm lĩnh. Đang là cao điểm mùa mưa, trời tối, đường trơn, lại nhiều người quáng gà nên đội hình nhiều lần bị đứt đoạn, các chiến sĩ phải dắt nhau đi. Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 có sáng kiến dùng một sợi dây dài để anh em bám vào giữ vững đội hình. Tuy vậy quyết tâm của họ vẫn không hề giảm sút. 5 giờ ngày 7 tháng 8 năm 1967, Trung đoàn trưởng Nguyễn Đức Song hạ lệnh nổ súng. Sau khi pháo bắn chuẩn bị, mìn ĐH10 của các tổ công binh Đại đội 19 mở cửa. Từ hướng tây, đồng chí Tài, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 cho bộ đội xuất kích. Đại đội 2 vào hết hàng rào thứ tư thì chững lại bởi còn hàng rào sát lô cốt đầu cầu. Địch bắn ra mạnh. Anh em dùng hỏa lực chế áp, dùng bộc phá ống phá rào, bộc phá khối phá lô cốt đầu cầu rồi xông vào đánh chiếm trận địa pháo. Đại đội 1 vượt qua cửa mở của Đại đội 3, thọc thẳng vào khu trung tâm. Trung đội trưởng Hoàng Văn Bầu dẫn đầu trung đội đánh chiếm và cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy địch.

Từ hướng tây bắc, Đại đội 11 Tiểu đoàn 6 sau khi đánh tan bọn địch nằm ngoài, không mở được cửa, bộ đội phải nằm lại. Hướng Tiểu đoàn 5, Đại đội 7 mở cửa bị lệch nên phát triển chậm. Đại đội 8 sau khi đánh chiếm đầu cầu bị địch ngăn chặn, trung đội đồng chí Đô phát triển sang phải, bắt liên lạc được với Tiểu đoàn 4. Thấy tình hình khó khăn, Trung đoàn trưởng cho Đại đội 6 vào chiến đấu. Vượt qua được cửa mở của Đại đội 8, trung đội của Nguyễn Hữu Dĩ thọc vào đánh chiếm trận địa cối 106,7mm và nhà cố vấn Mỹ.

Khi thực hiện đánh chiếm bên trong, các bộ phận ở các mũi trên các hướng hiệp đồng không chặt, diệt địch ở từng công sự, từng khu vực không triệt để, bọn chúng ngóc dậy, cùng với phi pháo yểm trợ chống trả, gây cho ta nhiều thương vong. Tuy không chiếm được toàn bộ căn cứ nhưng các phân đội đã chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt gần hết bốn đại đội biệt kích địch, bắt sống 26 tên. Cùng đêm mùng 6, Tiểu đoàn 22 kìm chế pháo địch ở An Lộc, Đại đội 100 đặc công đột nhập vào thị xã, diệt nhiều tên, thu một số vũ khí.
Trên hướng phối hợp, Trung đoàn 16 pháo kích các đồn Chà Là, Truông Mít, tập kích đồn Bàu Vuông đánh thiệt hại nặng một đại đội địch. Đợt hoạt động kết thúc vào ngày 10 tháng 8 năm 1967.

Ls thuộc đại đội nào nhỉ? C5 hay C6, C7?

@ cả nhà:P/s: các thành viên chú ý, địa chỉ và các thông tin cá nhân không nhất thiết phải công khai mà có thể gửi cho người quản trị qua tin nhắn nội bộ để chứng thực là được. Đã có một số hiện tượng đáng tiếc bị làm phiền khi công khai thông tin.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 04:43:11 pm gửi bởi quangcan » Logged

Anh Thư
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #272 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 06:01:20 pm »

Trước hết em cảm ơn bác quangcan vì đoạn thông tin quý giá về trận đánh trùng với ngày hy sinh của LS mà em tìm chưa ra. Vì em cũng hy vọng ông cụ là tham mưu trưởng tiểu đoàn hay tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 thì sẽ được các CCB nhớ tên trong hồi ký. Còn C mấy thì em cũng chịu. Không biết khi chiến đấu thì cấp chỉ huy họ có dùng bí danh không? Mà bí danh của ông cụ là gì?

Em sở dĩ lục tìm Lich sử trận đánh Cần Lê tháng 8 năm 1967 để mà biết nếu trận đánh thất bại, thương vong quá nhiều thì coi như hết hy vọng, xác thân đã hòa vào lòng đất vì còn ai sống để mà chôn cất các LS nữa đâu? Chỉ buồn nhất là nếu cụ vẫn năm đâu đó mà con cháu sống cách hơn trăm cây số mà chả biết.

Cần lê thì gia đình em cứ mò xuống Bình Phước hỏi bất cứ địa danh nào có tên Cần Lê mà dò dẫm, thì được chỉ ra cầu Cần Lê va ấp Cần Lê, sau đó ra Nghĩa trang. Em định sẽ đi chuyến nữa nhưng trước khi đi thì em muốn nghe các bác chỉ dẫn thêm điều gì cụ thể hơn chứ không có gì mới thì ông xã em lại hay làu bàu, kêu ca. Cụ mà nghe được thì rất phải tội.

À, em có xem ở topic khác là F3 với F7 chính là sư 312 ở Thái Nguyên? Em có nên liên lạc với sư 312 không? Và cách thức như thế nào? Mong các bác chỉ giáo!

Em cảm ơn các bác nhiều!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #273 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 06:31:09 pm »

Quancan và chị Anh Thư lưu ý:

1 - Đồn Cần Lê đó theo cách hiểu thông thường về địa danh là nằm giữa đường đi của 2 trung tâm quân sự lớn của địch trên đường 13 -> thế thì có cần cái đồn biệt kích ở đây không?
2 - Khi ta tập trunhg lực lượng lớn đánh đồn này nằm trên lộ 13 thì tại sao không thấy nói đến việc quân tiếp viện của địch từ 2 trung tâm quân sự hai đầu lao vào ứng cứu ... mà quân ta lại lo đi diệt viện ở Sóc Con Trăng?
3 - Ngay địa giới giữa hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh là sông Sài Gòn, bây giờ có cái Cầu Sài Gòn ... thì ngày xưa ở đó có cái trại biệt kích nổi tiếng Tong Le Cham (sau này Mỹ giao cho VNCH gọi là Tống Lê Chân). Khúc sông từ đây ngược lên Căm-pu-chia gọi là Cần-lê Cham!

Việc xác định Cần Lê theo đoạn sử trên, tui đã trao đổi với chị Anh Thư và bản thân vẫn chưa thể khẳng định cái Cần-Lê trên đường 13 mà gia đình LS đã tới nơi ... là chỗ cần tìm !

Gia đình nên chờ trả lời chính thức của QĐ4.
Logged
Anh Thư
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #274 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 07:01:42 pm »

Theo bác taans thì em có nên trực tiếp xuống Dĩ An - Bình Dương  QĐ 4 để hỏi cho kỹ không? Chứ nếu chờ trích lục mà họ vẫn nói chung chung như trong Hồ sơ lưu là Cần Lê- tây Nam Lộ Đỏ thì em biết xác định thế nào? Liệu QĐ 4 có phải đơn vị chủ quản ho sơ LS không hay phải là sư đoàn 7 mới có thông tin chính xác về trận đánh mà LS hy sinh? Em nên đi đến đâu và xin gặp ai?

Em cảm ơn bác
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #275 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 07:08:34 pm »

Chị Anh Thư thử nghĩ xem cái vị thượng tá kia lấy thông tin ở đâu ra mà trả lời cho gia đình vậy?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #276 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 09:39:15 pm »

@VuThiNga: có một số tài liệu mới nên sẽ xem xét lại bài viết trên của tôi đấy, chú ý nhé.

@Anh Thư - tuaans: em mới chỉ trích một đoạn sử F7 thôi, còn lại sẽ xem xét vấn đề bác nói. Có vấn đề thú vị cần tranh luận đây. Grin
Logged

Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #277 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 11:29:18 pm »

Sử F9 có đoạn viết:

.....Chiến công nối tiếp chiến công, ngày 17 tháng 12 năm 1968, trung đoàn tổ chức trận phục kích tiêu diệt trung đoàn thiết giáp số 11 Mỹ đang đi càn quét lên phía bắc đường số 2 suối Ông Hùng...

Bác Tuaans cho em hỏi đường số 2 có phải là lộ 239 (từ Ngã 3 Đất sét đi Dầu Tiếng)? và phía bắc đường số 2 suối Ông Hùng là xóm Ông Hùng phải không?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2011, 08:40:34 am gửi bởi Minh72 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #278 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 11:32:51 pm »

Bác tuấn sờ nghiên cứu hồi ký của cụ Cầm chưa? nhiều vấn đề trên đường 13 đấy. Tối nay tập trung cho xong đê,  Grin
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #279 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 11:57:25 pm »

Đã ngâm cứu xong!
- Mẽo nói E165 tấn công trại biệt kích Tonle Cham ngày 7 tháng 8 năm 1967 với sự hỗ trợ của E84A pháo binh (hỏa tiễn 122mm, cối 120mm)
- Đối chiếu với sử ta là khớp.
---------------
The 165th VC Regiment, which had participated in an almost successful August attack on Camp Tong Le Chon to the southeast, provided one or two battalions to reinforce the remaining regiments. These were all-VC Main Force units heavily augmented by NVA. They were wellarmed light infantry units, not guerrillas. Each of the battalions had a strength of 300-400 men. The 84A NVA Artillery Regiment, equipped with 122mm rockets and 120mm mortars, supported the attack. Numerous 12.7mm antiaircraft machine guns were employed and the assault force had Soviet-made flamethrowers.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2011, 12:59:31 am gửi bởi tuaans » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM