Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:53:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 304613 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #170 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 04:51:09 pm »

Trích dẫn
Báo cáo các bác em đang trên đường về, Mai có báo cáo chuyên đi, rất vui với nhiêu bất ngờ...
Nào bác chia sẻ cho em cùng mọi người biết xem,có bất ngờ gì đây
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #171 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 06:54:31 pm »

@cả nhà: mấy hôm cũng bận quá, công việc tới lui nên chỉ có thời gian lướt chỉ không ngồi ngâm cứu được, các bác thông cảm. Sau đây, ta tiếp tục nhỉ? chủ đề mấy hôm lạnh lẽo quá  Grin.

Vụ 27/7, em cũng lười, chả muốn viết, việc mình mình làm thôi nhưng có cô em viết hộ rồi này: Tổng kết sau ngày 27 tháng 7. . Chốt lại vụ đó là có lời xin lỗi những bác nào gọi điện cho em vào buổi sáng hôm đó. Mải chuyện với bác sudoan5 nên không để ý điện thoại báo sóng giả, ngồi trong nhà mất sóng nên sau tổng đài báo nhỡ cuộc gọi mới biết.  Wink.

@thanglicogi: đơn vị là đại đội 93 thuộc tiểu đoàn 9 trung đoàn 22 sư đoàn 3 Sao Vàng. Hết nghi ngờ pháo nhé,  Grin. Các CCB thuộc E22 còn rất hiếm chứ đừng nói gì đến đại đội 93. Hơn nữa, địa danh Đất hoành - Hoài Sơn hơi bị khó nhằn, em chưa nghe đến nó bao giờ, khó nhỉ? Sẽ nhờ cho bác trong thời gian tới nhất là dịp này chuẩn bị kỷ niệm thành lập F3 rồi, ngày 2/9.

nguyenninh: chà, các nơi báo cho bác thế sao, bằng văn bản à? buồn nhỉ,  Angry. Thế thì ta phải chú ý sang các binh chủng khác rồi, bộ binh về cơ bản có thế thôi bác ạ. Bác có thể tìm thông tin qua các bác cựu cùng quê đi đợt đó xem sao? thư từ có không? tóm lại là bất cứ cái chi đều có thể..... bác nhé.

phungthihoa: trường hợp nhà bác chưa đủ quy định  Grin nhưng hôm đó em có chát với bác Ngọc - chồng chị và em đã nhận lời giúp theo đúng tinh thần ngày 27/7 nhé. Tuy vậy, nhà bác cũng nên hoàn thành hồ sơ giấy tờ để em hỗ trợ chi tiết.

Tạm chấp nhận và phân tích thông tin dựa trên các dữ liệu cơ bản nhà bác đã cung cấp :
- C6 D2 E48 F320A hy sinh 10/2/73
- Địa điểm hy sinh: Điểm cao 660, làng Zocdel, Chư Pron, Gia Lai.

-----------------------------
1. F320A - sư đoàn Đồng Bằng tại thời điểm đó:
- Cuối 72, đầu 73, F320A về Đức Cơ theo mệnh lệnh của BTL B3 và sẵn sàng cho việc giữ địa bàn chiến lược này. Xin nói qua một chút về khu vực này qua bản đồ sau:
Sát thời điểm Hiệp định Pari có hiệu lực, vấn đề giành dân, giành đất, bảo vệ vững chắc tuyến vành đai và con đường hậu cần chiến lược 559 là ưu tiên số một của BTL B3 Tây Nguyên. Viện quân y ta cũng đặt ở đất bạn, binh trạm cũng luồn sang phía bạn, các đường mòn rẽ ngang về B1, B3, đi B2 cũng ở đất bạn. Nếu nhìn bản đồ trên, nhà bác sẽ thấy, huyện Đức Cơ là điểm giao giữa con đường QL 14 chạy dọc biên giới VN - Laò, rồi VN - Kam; địch thiết lập hàng loạt căn cứ, cứ điểm, các trại của các liên đoàn biệt động. Việc cơ động dọc theo trục biên giới luôn sẵn sàng thọc thẳng, cắt đứt tuyến hành lang, đồng thời lập nên lá chắn thép phòng ngự từ xa luôn là ưu tiên hàng đầu của địch. Bên cạnh đó, con đường 19 độc đạo chạy ngoằn nghèo cắt ngang tỉnh bình định, lên Pleiku tiếp tế cho địa bàn Tây Nguyên của địch luôn cho thấy yếu tố  mật thiết của cả hai phía. Không phải ngẫu nhiên khi con đường này có đến hai điểm chốt đi vào lịch sử quân sự mà nhắc đến nó người ta nói ngay đến: Thượng Giang - An Khê của F3 Sao Vàng và Mang Yang của trung đoàn 95 kiêu dũng. Còn người còn đánh, còn vũ khí là còn tấn công đã mặc nhiên là khẩu hiệu đến cùng, không hẹn mà gặp của mỗi cán bộ chiến sỹ hai đơn vị; cắt được giao thông, cắt được đường 19 là Cao nguyên đói, là các liên đoàn biệt động nằm im; cắt được đường 14 là ta mở được cửa khẩu giao hàng, là thông tuyến hành lang, là có đạn - có gạo.
Đấy, thế mà Đức Cơ lại là điểm hợp giao lộ của cả hai tuyến đường chiến lược trên; là cái đinh chốt chặt mà bên nào cũng phải nhắm mắt mà nắm lấy; chiến trường này không chỉ được giải quyết bởi các quyết định chiến lược của mỗi bên mà còn từ sự dũng cảm của mỗi người chiến sỹ trước giờ G ngừng bắn.
Đứng trước nhiệm vụ của BTL B3 khi giao cho một sư đoàn thiện chiến, F320A đã quyết định chọn Đức Cơ:
Trích dẫn
Chiến dịch phá ấp, giành dân cơ bản đã thắng lợi. Suốt một dải từ Thanh An đến Đức Cơ, Chư Bồ (trên đường 19) va khu vực Hòn Rồng - Mỹ Thạch - Phú Mỹ (trên đường 14) không còn một “ấp chiến lược” nào chưa bị phá. Hàng ngàn đồng bào được đưa về buôn làng cũ hay ra vùng giải phóng lập buôn làng mới...Sư đoàn đã có thể tạm rảnh rang để tiến hành những trận tiến công lớn, đập tan cuộc hành quân giải tỏa của chến đoàn 22 và sư đoàn 23 ngụy, mở rộng và giữ vững vùng địa bàn chiến lược quan trọng này. Sau khi cân nhắc, tính toán, bộ tư lệnh sư đoàn đã chọn khu vực Đức Cơ làm điểm quyết chiến. Sở dĩ chọn Đức Cơ vì trong giai đoạn này, muốn tiến công ra vùng biên giới, dứt khoát địch phải khai thông con đường 19 và phải nối liền tuyến Thanh An - đồn Tầm - Chư Bồ - Đức Cơ. Sống chết địch quyết giữ Đức Cơ để khống chế con đường hành lang chiến lược của ta và làm bàn đạp sẵn sàng tiến công ra vùng giải phóng dọc biên giới Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào. Đức Cơ là một căn cứ biệt kích, được xây dựng vững chắc từ năm 1965, có hệ thống lô cốt bê tông rất kiên cố, có nhiều hầm ngầm và hệ thống hào giao thông, tường chắn liên hoàn, vững chắc. Đức Cơ còn có một sân bay dã chiến khá tốt, máy bay C.130 có thể hạ cánh được. Từ lâu Đức Cơ được coi là một căn cứ biên phòng vững chãi, là “lá chắn phía tây-bắc Plây Cu”. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình bố phòng của địch, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định lựa chọn phương án tiến công Đức Cơ bằng phương pháp vây ép dài ngày, vừa vây ép vừa đột phá, vừa tiến công Đức Cơ vừa bố trí đội hình sẵn sàng đánh quân giải tỏa, kéo những lực lượng quan trọng nhất của địch ra mà đánh, buộc địch phải rơi vào tình thế liên tục đối phó; lần lượt đánh quỵ các lực lượng đến giải toản, đánh tiêu hao và làm mệt mỏi bọn lính trong khu vực căn cứ, tiến tới tiến công dứt điểm. Sử dụng phương án này, sư đoàn khai thác dược mặt mạnh của một thế trận đã bày sẵn: để cơ động và có thể tập trung lực lượng đánh những đòn tiêu diệt khi cần thiết. Nếu nôn nóng dốc lực lượng vào dứt điểm Đức Cơ nhanh thì sau đó không còn lực lượng đối phó với các đơn vị đi giải tỏa đang còn sung sức của địch.

Vẫn bài bản, vẫn chiến thuật cơ bản: "vây điểm - diệt viện" mà cả ta và địch đều thuộc lòng khi gặp nhau, quen đối phó với nhau. Nhưng ở đây, trong những năm 72-73 này, chiến thuật đã được BTL F320A nâng lên tầm nghệ thuật với các đòn đánh hiểm hóc bất ngờ, đưa địch vào thế bí. Vẫn đó, đưa một phần lực lượng gây sức ép mạnh, cắt đứt đường, phá một loạt các đồn bốt dọc theo tuyến - giữ lực lượng chủ lực mạnh, cơ động, bám sát các lực lượng cứu viện của địch; chủ động chọn chiến trường và thời điểm tiến công, hợp vây nghiền nát chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận. Duy trì áp lực tâm lý lên BTM QĐ 2 ngụy về tính chiến lược địa bàn, tính chiến thuật của chiến dịch - kéo giãn "hàng phòng ngự" dày đặc trên một địa bàn hẹp, nhiều phức tạp về địa hình, tạo thế cài răng lược, chia cắt tiêu diệt; từ đó tập trung thành quả đấm thép khi địch hoang mang, dao động.


Có lẽ, tin sư đoàn Đồng Bằng về Đức Cơ đã làm tướng Toàn - TL quân đoàn 2 ngụy ngày đêm mất ngủ. Để rồi,
Trích dẫn
Trong khi sư đoàn đang triển khai nhiệm vụ vây ép Đức Cơ thì địch có một vài hành động chú ý sau đây:
Ngày 28/9/72 bộ chỉ huy chiến đoàn 22 cho đổ tiểu đoàn 62 biệt động quân xuống đồi Chư Bồ (đông Đức Cơ hai ki-lô-mét).
Ngày 30/9/72, tên trung tá Lê Chữ chiến đoàn trưởng chiến đoàn 22 nhảy xuống Đức Cơ trực tiếp chỉ huy phòng thủ.
Ngày 2 tháng 10, Phạm Duy Tất đại tá chỉ huy trưởng biệt động quân quân khu 2 bay lên trực tiếp thẩm tra tình hình Đức Cơ và động viên binh sĩ.

Sau khi theo dõi những hoạt động đó của địch, bộ tư lệnh sư đoàn nhận định: Tiểu đoàn 62 đổ xuống Chư Bồ là để xua giãn lực lượng ta đang ép mạnh từ hướng đông, đồng thời cố nối thông đường 19 đoạn từ Thanh Giáo đi ngã ba Phước Thiện; từ đó có thể khôi phục và bảo vệ tuyến đường này nhằm tiếp tế cho Đức Cơ. Tiểu đoàn 82 đổ xuống tây-nam Đức Cơ với ý dồ sẽ chiếm đồi Phượng Hoàng (một vị trí chiến thuật then chốt bảo vệ tây Đức Cơ), rồi từ đó làm bàn đạp đánh vào sau lưng các lực lượng của ta đang vây ép…

Rõ ràng địch muốn nhanh chóng đẩy bật ta ra khỏi khu vực này để củng cố lại thế trận. Hiểu rõ ý đồ đó, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định:
- Tiểu đoàn 631 (của Mặt trận xuống tăng cường) và tiểu đoàn 3 trung đoàn 470 tiếp tục củng cố và giữ vững trận địa vây lấn ở đông và đông-bắc Đức Cơ, quyết kiềm chế và đánh bại mọi ý đồ phản kích của địch từ trong ra, từ ngoài vào.
- Tiểu đoàn 8 trung đoàn 64 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 400 là lực lượng cơ động bên ngoài có nhiệm vụ sẵn sàng đánh quân giải tỏa. Trước mắt, tuyên truyền bao vây tiêu diệt tiểu đoàn 82, quyết tâm thực hiện bằng được ý đồ chiến dịch là: “Vừa vây ép Đức Cơ vừa kéo địch ra mà đánh. Tập trung lực lượng diệt từng tiểu đoàn một. Đánh phủ đầu, đánh trúng ngay những lực lượng mạnh của địch, tiến tới đập tan cuộc hành quân giải tỏa. Khi thời cơ xuất hiện (nghĩa là khi lực lượng địch đã bị đánh những đòn đau, không còn đủ sức ứng cứu cho lực lượng đồn trú trong căn cứ nữa) thì sẽ tiến công dứt điểm căn cứ Đức Cơ”.

Ngày 10 tháng 10, tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 8 được lệnh vận động bao vây tiểu đoàn 82 đang co cụm ở điểm cao 45. Tiểu đoàn 3 đảm nhiệm mũi chủ yếu từ bắc và đông bắc đánh xuống nhằm tiêu diệt sở chỉ huy tiểu đoàn và hai đại đội địch. Tiểu đoàn 8 đảm nhiệm hướng thứ yếu từ đông-nam và tây-nam đánh lên, một bộ phận đón lõng không cho chúng chạy về Đức Cơ.

Vậy là đợt 1 của chiến dịch, ta đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng:
Trích dẫn
14 giờ ngày 3 tháng 11 năm 1972, toàn bộ khu vực Đức Cơ, Chư Bồ được giải phóng. Trong khu vực lòng chảo, xác địch, xác xe, pháo rải rác khắp nơi. Cái căn cứ biên phòng kiên cố xưa nay vẫn là ‘niềm tin cậy” của vùng Nam Tây Nguyên đã bị đập nát vụn.

Bị động và đối phó, làm thế nào để giải tỏa Đức Cơ, thông đường, giảm áp lực mạnh trước sức mạnh chiến thuật? Tướng Toàn ra sách lược mới:
Trích dẫn
về mặt chiến thuật, địch sử dụng thủ đoạn mới. Sau khi thất bại nặng nề ở Đức Cơ, Chư Bồ, Thanh Giáo… chúng thấy vừa phòng ngự trong các cứ điểm, vừa đổ quân giải tỏa bằng đường không vào sau lưng đối phương sẽ không giải quyết được vấn đề gì, trái lại còn bị đập tan vì bộ binh đố phương có thể tận dụng hiệu quả chính xác của pháo binh để dột phá hoặc bao vây dài ngày làm cho căn cứ trở nên cô lập và suy giảm sức đề kháng. Mặt khác, lực lượng cơ động đánh quân ứng cứu bên ngoài của đối phương có nhiều kinh nghiệm, cơ động nhanh, vận dụng nhiêu hình thức chiến thuật linh hoạt nên nhanh chóng đè bẹp sức phản kích của chúng. Do đó, tái chiếm đường 19 lần này chúng đã vận dụng hình thức chiến thuật phản kích mạnh, cơ động nhanh, đánh chắc, tiến chắc. Tư tưởng chủ yếu của chiến thuật này là dùng sức mạnh của phi pháo bắn phá theo yêu cầu của bộ binh, sau đó tận dụng khả năng cơ động lớn của xe tăng, thiết giáp hỗ trợ đắc lực cho bộ binh lấn dũi, kết hợp với trực thăng đổ quân phía sau gây rối loạn đội hình ta, lấn đến đâu chốt giữ đến đó. Có thể nói, đó là một kế hoạch khá hoàn chỉnh vì nó cho phép phát huy hết các thế mạnh của các đơn vị tham chiến. Nhưng còn một yếu tố quan trọng mà bọn chỉ huy địch không lường tới, đó là sự mệt mỏi, chán nản chiến tranh của binh lính, nhất là vào những ngày mà ở khắp mọi nơi trên đất nước này nhân dân đang nói tói hòa bình và trông chờ một giải pháp chính trị được thỏa thuận từ hội nghị Pa-ri. Một yếu tố khác mà bọn chỉ huy địch cũng chưa tính đến là mặc dù đối phương không có các phương tiện cơ động nhanh, mạnh, nhưng đã kịp thời triển khai thế trận chiến tranh nhân dân nên có thể xuất hiện ở khắp nơi, đón đánh chúng khăp nơi trong bất kỳ thời gian nào. Chính những lầm lẫn này một lần nữa đẩy chúng đến thất bại thảm hại hơn.

hết phần 1,  Grin
Logged

giotdanbau
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #172 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 09:28:49 pm »

Chào các bác, chú, năm nay cháu lại đi tìm chú mà vẫn không được, khắp Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, ... đến Bình Long Bình phước không thấy. Cháu hỏi thông tin khắp quân khu 5, 7, sư 3,5,9, Bộ tư lệnh, (thông tin, hóa học, tăng thiết giáp, pháo binh, đặc công...) mà không có tên chú của cháu.

Nhân tiện cháu nhắn các chú, bác đồng đội bác 6Tánh tham mưu trưởng đặc công miền đông nam bộ ngày xưa, đang ở nghĩa trang Liệt Sỹ Tân Khai, quốc lộ 13, bình Long, Bình Phước: mới tìm được 1 Liệt Sỹ có mỗi đặc điểm có 3 chiếc răng Vàng! mà chưa thấy phản hồi gì của mọi người ?
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #173 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:41:29 pm »

@quangcan: gần trưa 27-7 em gọi bác mà máy cứ báo không liên lạc được ... nhắn tin cho bác cũng không thấy động tĩnh gì  Shocked

@giotdanbau: nếu em nhớ không nhầm thì tầm này năm ngoái bác có đăng tin giúp đỡ và nói sắp đi Quảng Trị tìm kiếm... mọi người có hỏi thêm thông tin nhưng không thấy bác quay lại cung cấp thêm  ... Có vẻ như bác đã tự đi tìm trên 1 diện rất rộng lần lượt từ các đơn vị, quân khu, binh chủng... nhưng cơ sở để tìm kiểm hình như chưa rõ lắm???
Lời nhắn "nhân tiện" của bác ... cũng không hiểu là thế nào?
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #174 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 09:41:20 am »

Chào các bác, chú, năm nay cháu lại đi tìm chú mà vẫn không được, khắp Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, ... đến Bình Long Bình phước không thấy. Cháu hỏi thông tin khắp quân khu 5, 7, sư 3,5,9, Bộ tư lệnh, (thông tin, hóa học, tăng thiết giáp, pháo binh, đặc công...) mà không có tên chú của cháu.

Nhân tiện cháu nhắn các chú, bác đồng đội bác 6Tánh tham mưu trưởng đặc công miền đông nam bộ ngày xưa, đang ở nghĩa trang Liệt Sỹ Tân Khai, quốc lộ 13, bình Long, Bình Phước: mới tìm được 1 Liệt Sỹ có mỗi đặc điểm có 3 chiếc răng Vàng! mà chưa thấy phản hồi gì của mọi người ?

Chú của bạn có ở đơn vị nào trực thuộc Bộ tư lệnh thông tin không? Bộ tư lệnh thông tin chỉ quản lý những đơn vị trực thuộc thẳng Bộ thôi, còn thông tin cấp sư đoàn, quân khu trở xuống thì không quản. Bạn xem lại nhé.
Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #175 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 10:41:18 am »

Kính gửi các Bác
Em có gặp một Bác CCB đi cùng LS nhà em năm 1968 theo tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2. Bác này cho biết cuối năm 1969 khi đơn vị đến tỉnh Tây Ninh hay Kon Tum gì đó LS nhà em bị ốm phải điều trị tại bệnh viện dã chiến K53. Bệnh viện này nằm trong rừng nên Bác CCB không xác định rõ là thuộc tỉnh nào. Do sức khỏe yếu và có tài thổi sáo và hát hay nên LS nhà em tạm thời làm ở bộ phận văn hóa thông tin phục tại Bệnh viện còn các đồng đội khác tiếp tục tiến sâu vào chiến trường. Năm 1970 nghe tin tức trên đài BV K53 bị ném bom hy sinh gần 200 Y Bác sỹ, thương binh và bệnh binh. Bác CCB này quay trở lại thăm người bạn thân là LS nhà em thì thấy BV đã sơ tán đi nơi khác. Từ đó mất liên lạc với đồng đội. Các bác cho em hỏi BV K53 năm đó nằm ở tỉnh nào? Có ai biết được đồng đội bị ốm bị thương nằm điều trị tại BV năm đó cùng Y, Bác Sĩ làm tại BV thời điểm đó xin báo giúp em. Xin trân trọng cảm ơn.
Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #176 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 11:15:28 am »

G­ửi Bác QuangCan.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bác đã nhiệt tình giúp đỡ. Em cũng đang cố gắng tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nơi ngay cả nhưng nơi đã nhận được câu trả lời từ các trung đoàn, sư đoàn bằng điện thoại. Nếu có thêm thông tin gì em sẽ xin báo cáo ngay. Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Bác.
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #177 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 12:03:14 pm »

Trích dẫn
Kính gửi các Bác
Em có gặp một Bác CCB đi cùng LS nhà em năm 1968 theo tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2. Bác này cho biết cuối năm 1969 khi đơn vị đến tỉnh Tây Ninh hay Kon Tum gì đó LS nhà em bị ốm phải điều trị tại bệnh viện dã chiến K53. Bệnh viện này nằm trong rừng nên Bác CCB không xác định rõ là thuộc tỉnh nào. Do sức khỏe yếu và có tài thổi sáo và hát hay nên LS nhà em tạm thời làm ở bộ phận văn hóa thông tin phục tại Bệnh viện còn các đồng đội khác tiếp tục tiến sâu vào chiến trường. Năm 1970 nghe tin tức trên đài BV K53 bị ném bom hy sinh gần 200 Y Bác sỹ, thương binh và bệnh binh. Bác CCB này quay trở lại thăm người bạn thân là LS nhà em thì thấy BV đã sơ tán đi nơi khác. Từ đó mất liên lạc với đồng đội. Các bác cho em hỏi BV K53 năm đó nằm ở tỉnh nào? Có ai biết được đồng đội bị ốm bị thương nằm điều trị tại BV năm đó cùng Y, Bác Sĩ làm tại BV thời điểm đó xin báo giúp em. Xin trân trọng cảm ơn.
Nhà bác này thỉnh thoảng lại đưa thêm tí thông tin thế. K53 gần K58 đây (đùa tí)
Bạn có thông tin gì đưa hết lên biết đâu lại có liên quan đến cái đoạn mình đang đi nhỉ.
thứ nhất hỏi lại các cụ xem đi ngày tháng năm nào?
thứ hai các cụ không nhớ địa danh sao lại biết viện K53,ai đưa tin K53. nó lòi ra từ đâu?
thứ 3 chuẩn ngày tháng năm để còn biết nhé
bác quang ạ có người hỏi giống giống em đấy nhỉ ^^
Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #178 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 12:10:54 pm »

Trích dẫn
@quangcan: gần trưa 27-7 em gọi bác mà máy cứ báo không liên lạc được ... nhắn tin cho bác cũng không thấy động tĩnh gì  Shocked
Em đến chân bác ý ngồi gọi hỏi ngồi bàn nào còn không được nữa là ^^.Hôm đó sóng bị ''đứt'' bác ạ,phải đến đầu giờ chiều bọn em chuyển chỗ ngồi thì a lô ''phình phường''.
Bác quang ơi cũng là E22 f3 sao vàng bác cho em xin tí thông tin không phải là tiểu đoàn 9 mà là tiểu đoàn 7:
D7 E 22 F3 chiến đấu tại quảng ngãi (cuối 28/12/1969)nhé
nợ bác một cafe (sáng chủ nhật gọi bác mà chả nghe máy,chán thế)
Logged

ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #179 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 12:26:42 pm »

Nhân tiện về cái E 22 F3 sao vàng em xin gửi bác quang luôn
đây là ông trẻ em có bố ( em gọi bằng cụ) các cụ là thông gia.còn ông trẻ hi sinh chưa có vợ.tạm thời cái GBT cho mod xác nhận,em thông tin QK5 thì đọc cho là D7 E 22 F 3 hi sinh tại đức phổ quảng ngãi.
Tiện đây em cũng thông báo PCS QK5 đã thay đổi nhân sự,em có số cầm tay của anh PSC nhé.
  Em đang gọi cho Quảng ngãi rồi.mấy bác quangcan,tuaans,trunguy... giúp em ạ
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 08:32:28 am gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM