Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:19:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311658 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #490 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 02:29:21 pm »

Ủa ! Thế lão BY biết trước được tình duyên của bác TP rồi à ? Hì…hì cứ để bác ấy lần lần thao gỡ cuộc tình đan xen trong chiến trận của người lính rồi ta sẽ liên tưởng tới mình .Tôi cũng vậy , trước khi đi lính cũng có một mối tình “vắt vai”nhà nàng …không ở cạnh nhà tôi mãi Nguyễn công Trứ cơ cái năm mà có trận Điện biên Phủ trên không ấy , hàng ngày vào buổi tối lúc đài TTHN phát tin báo động “đồng bào chú ý…máy bay địch…”thì cũng là lúc chúng tôi gặp nhau , có ai biết đâu có một đôi trai gái trước cảnh bom rơi đạn nổ họ vẫn yêu nhau và trong lúc ấy trong tôi một độnh lực phi thường phải lên đường ra trận dành lại độc lập từ do cho muôn nhà và Tổ quốc . Ít tháng sau được lệnh nhập ngũ nàng được tin và cũng lần đầu tiên đưa bạn gái đến nhà gặp bố mẹ trước lúc lên đường , lúc này tâm trạng bối rối trong nàng buồn vui lẫn lộn hiện ra rõ lắm buồn vì ngày mai sẽ phải xa nhau  , vui vì tự hào khi có một người mình yêu là người lính song trong tôi một nỗi buồn vô tận . Mấy tháng huấn luyện ở quân trường chúng tôi vẫn thư cho nhau đều đặn rồi hứa hẹn đợi chờ …Lúc này nghe đài đọc báo tình hình chiến sự trong Nam vẫn còn tiếng súng đánh trả bọn ngang nhiên phá hiệp định Paris thầm nghĩ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với tôi vẫn còn cơ hội , tôi bang khuâng tạm biệt người mình yêu ra mặt trận và mang theo mình trong những nẻo hành quân hình ảnh người dấu yêu . Ngòai chiến trận trước giờ nổ súng thường nghĩ về mẹ gia đình và người yêu không biết sau trận này mình còn hay mất ?và nếu mất thì mang nhiều thương đau cho mọi người nhưng rồi định thần xác định tư tưởng trước kẻ thù một mất một còn không khoan nhượng có sao âu cũng là lẽ thường tình trong cuộc chiến , mong mọi người hay hiểu cho . Khi đất nước hòan tòan thống nhất mừng vui chiến thắng chở về mong gặp lại người thân yêu  thì …niềm vui của mình chưa trọn vẹn , chẳng trách ai cả chỉ trách sao cuộc đời lắm bẽ bàng và nhờ ông trời se duyên khác . Suy ra cuộc tình của bác TP còn nguyên vẹn thì hãy chúc bác hạnh phúc mãi mãi và được trân trọng .
Logged

Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #491 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 03:25:25 pm »

Hà...hà! Lá thư nơi hậu phương làm ngẩn ngơ lòng người lính chiến, dù cố gắng gạt bỏ tình cảm đó để khỏi vấn vương lòng người lính trận mỗi khi xung trận, nhưng người lính dù có chai lỳ bao nhiêu trước súng đạn cũng cần một tiếng nói yêu thương lắm chứ. Cũng bởi người lính chẳng biết về tương lai ngày mai hay ngay bây giờ mình sẽ còn hay mất nên đành dằn lòng mà gạt bỏ vậy thôi. Grin
 BY xin bảo đảm với bác tranphu341, nhân vật Hương "cô hàng xóm" kia bây giờ là mẹ mấy "cu" nhà bác tranphu341. Grin
"... cũng bởi người lính chẳng biết về tương lai...nên đành dằn lòng mà gạt bỏ vậy thôi" Chính vì những lá thư nơi hậu phương làm ngẩn ngơ như thế mới là chất xúc tác là nguồn động lực để những người lính chúng ta vào trận chiến khoan thai, đĩnh đạc, tự tin hơn,mong ngày về gặp lại người xưa. cuộc đời là vậy đôi lúc tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra không mâu thuẫn tí nào.
Logged
tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #492 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 03:28:20 pm »

Híc, cháu là đàn ông mà đọc thư chú Tranphu còn cảm thấy phê phê  Grin
Sao chú lại nhớ chính xác thế, cháu đoán lúc ra quân cụ bà cho chú xem lại và giữ tới tận bây giờ thì mới nhớ được vậy chứ  Grin
Chú muốn người ta không nghĩ đến chú mà chú viết thế thì ... híc
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #493 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 10:54:27 pm »

               Chào bạn Bìnhyen1960 ,Bạn Sưđoan5,Bạn lethao1394,bạnleke. Tranphu341 rất vui ,rất cảm ơn các bạn đã theo dõi chuyện kể củaTP . Đúng như các ban nói,nếu chúng ta,những người lính trận,nếu ko có tình yêu,ko có mục tiêu ,lý tưởng của cuộc sống thì có lẽ ko bao giờ chúng ta có thể chắc tay súng . Khó có thể khoan thai ,đĩnh đạc ,bước vào chiến trận ,đầy dẫy những cam go ,những hiểm nguy khôn lường .
              Bạn BY lúc nào cũng có những phân tích,những nhận xét sắc bén . Nhưng lần này bạn đoán thì cũng rất ...
              Bạn Sưddoan5 như vậy là TP ko nghĩ được bạn cũng đang có những kỷ niệm đẹp thời trai trẻ đang được nâng lưu ,đang đang được lưu giữ trong lòng . Hôm nay bạn chắc có gì vui lắm nên mới thổ lộ ra cùng ae như vậy ,thật vui và đáng quý trọng .
               Bạn lethao1394,bạn leke.Cảm ơn các bạn cũng có những suy nghĩ tốt đẹp và hào hứng trong việc lá thư của "cô hàng xóm "  của TP . Thời của TP thì hầu như ai cũng có những ảnh hưởng của những nhân vật như PAVEN trong tác phẩm " Thép đã tôi thế đấy " của Liên Xô . Hay anh hùng Lôi Phong của Trung Quốc . Hay tác phẩm " Ruồi Trâu " vv...Nên đều có tính khắc kỷ CM theo chủ nghĩa Cộng Sản .
                TP cũng ko ngoài lệ . Nên nếp sống ,nếp nghĩ cũng phần nào bị ảnh hưởng theo những mẫu người khắc kỷ , vô sản ,lý tưởng đó .
                Trở lại dự đoán của BY thì thế này : Tháng 9/79 TP được về phép ,khi đ/v đang ở tỉnh Bắc Tam Băng . TP về được 2 ngày thì ngày thứ 3 gia đình và TP nhận được 1 túi quà của lễ " rào ngõ " Hay "rạm ngõ " của gia đình " cô hàng xóm ".Hình như thấy bóng lính chiến về gia đình phải tổ chức vội . Chắc sợ sức mạnh công phá của" lính chiến " . Nên họ phải lo cho tương lai của con gái họ . Bắt phải chọn lựa lấy 1 kỹ sư làm chồng .
                 Vì vậy nên mẹ của các cháu bây giờ ko phải là " cô hàng xóm ".
                        TP CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH KHỎE ,LUÔN CÓ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #494 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 11:36:20 pm »

Lá thư trả lời của bác TP cho cô Hương hàng xóm rất hay và rất là "Bôn sê vich".
Trong lá thư trả lời của Bác tôi thích nhất là câu cuối ,cách trả lời rất dứt khoát với cô hàng xóm.Thể hiện tính quyết đoán,thật dứt khoát!và còn kèm thêm câu chúc nửa mới ác chớ!
Mà sao bác còn nhớ kỷ nội dung của bức thư đó mới là điều đáng nể.Trí nhớ của bác thật tốt.
Tôi chưa kịp đoán cái phần hậu của cuộc tình chớm nở nầy thì bác đã bật mí rồi...!Thật ra tôi cũng định đoán là cô Hương nầy sẻ không phải là vợ của bác sau nầy với mấy lý do sau:
+Thứ nhất:là người con gái bác chỉ mới quen khi tranh thủ về thăm nhà chừng 10 ngày.
+Thứ hai:thư từ qua lại chưa nhiều(mới lá thư đầu tiên),chưa kịp hiểu nhau thì không thể dẩn đến một tình cãm sâu đậm có thể chờ nhau nhiều năm(chưa kể đến tác động của gia đình-bạn bè vì sợ cô Hương nầy quá tuổi) .
+Thứ ba:cũng là lý do nặng ký nhất,bác không phải týp người cưới vợ xong rồi thì cứ mặc cho số phận đẩy đưa,để rồi lở có hy sinh-thương tật ở chiến trường mà người nhà phải nặng lòng cho mình.Một hệ quả không tốt cho người còn sống.
Với ba lý do trên nên tôi định đoán phỏng về chuyện tình của bác và cô Hương nầy nhưng chưa kịp thì bác đã trả lời rồi!
Vài dòng với bác, xin trả lại cho bác không gian nầy để bác tiếp tục cuộc hành quân với đv của mình.
Thân chào .
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #495 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 11:10:29 am »

Một điều băn khoăn bấy lâu nay chưa dám thổ lộ cùng  ai nhưng bây giờ cũng mạnh dạn  . Chúng ta những người lính trở về khi đất nước đã thu về một mối , nẻo biên cương hai đầu Tổ quốc đã yên bình và đang phát triển mạnh sánh cùng với các nước trong khu vực và thế giới . Trong lĩnh vực tình cảm thì người lính nói chung và TB chúng tôi nói riêng dường như đã vấp phải một sự khó khăn vô hình, buổi đầu nếu ta không vững tâm bứt phá để khẳng định mình , khi lên đường nhập ngũ với tuổi đời mười tám đôi mươi lứa tuổi đang học trong mái trường XHCN chắng nghề ngỗng gì chứ đừng nói là thành danh , với truyền thống cao đẹp của anh lính Cụ Hồ chúng ta sẽ và đã vượt qua, nhiều anh bộ đội khi giã từ vũ khí ngòai mặt trận tiếp tục cầm cây bút trong giảng đường đại học khó khăn lắm mới hòa đồng cùng các bạn cùng lớp bởi lẽ những kiến thức ít nhiều bị lãng quên trong nhiều năm cầm súng , tôi cũng vậy để theo học tiếp cũng phải vò đầu trong lớp ôn thi (lớp 10) bên 869 , khó khăn mới nảy sinh vì bị thương tay phải nên viết tay trái và tôi viết tay trái cũng …nhìn được thậm chi gần hôm thi tốt nghiệp thày hiệu trưởng mới biết nên ưu tiên thi bằng vấn đáp tâm lý trong phòng thi thật nặng nề …im lặng …tóat mồ hôi song cũng vượt qua và đương nhiên đượccông điểm . Còn những TB nặng hơn thì sao , mất cả 2 mắt , hoặc 2 tay , hai chân có trường hợp mất cả 1 vế di chuyển cực kì khó khăn cực lắm không hiểu họ nghĩ gì ?tôi đã được chứng kiến ở trạm phẫu tiền phương nhiều TB như trên họ chả muốn sống làm gì nếu có quả da láng , đau, đau lắm. Cái tay tôi đã được nhiều bệnh viện QĐ (103 – 108 – 109)chỉnh hình nên mới được như bây giờ nhưng cũng chỉ để làm dáng là chính khi yêu (vợ bây giờ)4 năm trời vẫn không dám đến nhà  vì sợ phải …ăn cơm bằng thìa đũa 1 tay nhưng chính vì có tình yêu không biên giới chúng tôi đã vượt qua và vượt qua tất cả .

Nhớ khi xưa trước lúc đi B ít ngày trong tay tờ giấy nghỉ phép có dòng chữ (lý do đi chiến đấu)với bộ quân phục bác màu huấn luyện thao trường rong ruổi bằng cái xe đạp Phượng hòang cũ nát đèo nàng khắp phố phường , nàng cũng tự hào lắm chỉ thích đi đến nơi đông người và muốn vào rạp Tháng 8 xem phim …mấy năm sau về không dám vào nhà mà mon men hỏi thăm hàng xóm thì được biết nàng đã lên xe hoa . Chắc nàng nghĩ “trai thời chiến”hay chọn được người hơn tôi một người chỉ biết nghề …bắn súng . Như vậy các bác chớ cho tôi là cực đoan , tội nghiệp .

Đôi dòng chia sẻ cùng bác TP . Và chúc bác gia đình hạnh phúc
Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #496 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 11:24:14 am »

         
            Lúc ở Hà Tiên , sức khỏe anh em chiến sỹ tăng lên rất nhiều . Khi xuống giấu quân ở Hòn Đất , không hiểu là vì anh em ít được hoạt động , mà chỉ nghỉ ngơi đợi lệnh là chính , làm lính ta uể oải . Hoặc sự ẩm thấp của rừng núi , ruồi , muỗi , rồi thổ nhưỡng lạ v.v... mà anh em bị sốt , bị ốm rất nhiều . Gần như là một bệnh dịch sốt trong đơn vị . Đây không phải là sốt rét virut . Mà như kiểu sốt phát ban . Hiếm gặp . Đầu tiên có một vài anh em bị sốt , rồi dần lan ra thành diện rộng . Thậm chí có đại đội , 2/3 số anh em bị sốt , làm sức khỏe , sức chiến đấu của toàn bộ đội kém hẳn đi .
                      Ban chỉ huy Sư đoàn , Trung đoàn , cùng các y bác sỹ , y tá đại đội lo cuống cuồng lên . Kết hợp cùng với y tế tỉnh Kiên Giang , QK9 , lo dập dịch sốt trong Sư đoàn . Đúng là dịch sốt bùng lên thật hiểm ác chẳng “ hợp lý tý nào”.
           BCH Sư đoàn và QK9 đã chọn được giờ G , ngày nổ súng tấn công Pot là ngày 8/4 . Vì theo Ban 2 , cả các nguồn thông tin của anh em trinh sát báo là : Pốt đã nâng đội hình lên và rất tích cực củng cố hầm hào công sự . Mà thêm một thông tin nữa là còn có sự có mặt của cố vấn quân sự người Trung Quốc nữa .
                              Các cấp chỉ huy thật hồi hộp . Khi tổ chức lui quân lật cánh , nhưng thực chất là dùng kế “ điệu hổ ly sơn” như các bạn đã nói . Đến bây giờ , “hổ” đã ra khỏi hang . Nhưng nó là con “hổ thành tinh “nên cũng không phải nó ra một cách vô tình . Mà như có ý đồ chiến lược , chiến thuật và có sự cảnh giác đề phòng cao độ .
                    Về phía ta thì ý chí đánh địch đang còn hăng . Nhưng cũng không thể để giờ G lâu hơn được nữa . Vì để lâu quá , thì ý chí tấn công của bộ đội có thể sẽ trùng xuống , làm giảm ý chí , và sức mạnh tiến công quân thù . Theo cách nghĩ của những người chỉ huy dùng binh là như vậy .
               Ác nhất là sức khỏe anh em bị giảm xuống , do bệnh dịch sốt . Tiểu đoàn 3 vẫn là Tiểu đoàn xung kích mạnh nhất , dũng mãnh nhất trong tấn công . Nhưng anh em cũng bị ốm nhiều theo B/C số quân đang bị sốt , ốm yếu tới 1/3 quân số . Ngay người chỉ huy mưu trí dũng cảm là Tiểu đoàn trường Nguyễn Sông Thao cũng đang còn bị sốt . Đi lại rất yếu nhưng vẫn hứa sẽ chỉ huy Tiều đoàn luồn sâu đánh địch .
                               Về Tiểu đoàn 1 , Đại đội 3 của tôi , có thay đổi chỉ huy . Đ/c Nguyễn Tiến Trụ Đại đội trưởng , được điều lên làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 . Vẫn giọng nói ồm ồm to khỏe , sôi nổi hôm chia tay lên làm chỉ huy phó Tiểu đoàn . Anh bắt tay người kế nhiệm là đ/c Nguyễn Văn Phô được điều từ Đại đội 1 sang . Bắt tay hết lượt anh em trong ban chỉ huy , và từng người trong đại đội để lên cương vị  mới , trọng trách mới . Anh em lưu luyến chia tay người Đại đội trưởng đã từng sống chiến đấu trong suốt thời gian dài . Với bao kỷ niện buồn vui .
                            Nhưng rồi không ai biết  được rằng : cuộc chia tay cho đ/c Trụ này . Trong niềm vui thăng chức , cũng là lần chia tay cuối cùng . Cái bắt tay cuối cùng , trong đời người chỉ huy , trong đời người lính chiến .
                              Đ/c Nguyễn Tiến Trụ hy sinh ngay lúc sáng ngày 8/4/78 . Khi trận chiến đang vào lúc cam go nhất . Nhiệm vụ và mục tiêu trận đánh chưa hoàn thành .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #497 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 10:05:30 pm »

         Chào bạn dathao,bạn Sudoan5. Tranphu341 rất trân trọng tình cảm của các bạn . Các bạn đã thường theo dõi topic của TP và có những tham gia góp ý ,phân tích và trải lòng trong bài viết .
                Bạn dathao đã phân tích tình cảm của TP ,những nghĩ suy của TP qua bức thư gửi "cô hàng xóm "của TP thật thấu đáo và chính xác . như vậy ,qua đó cũng thấy bạn có những tình cảm cũng rất lính,loại lính "bôn xê vích" . Nên có phân tích gần gũi ,xác thực hơn .TP cảm ơn bạn rất nhiều .
                Ban sudoan5 . Như vậy bạn đã vượt qua được bao khó khăn của người lính trở về mình đầy thương tích . Bạn đã phấn đấu đi lên thành công và đã tỏa sáng .Ánh sáng của ý trí ,của niềm tin,của sức mạnh phi thường của người lính chiến .Để hòa nhập cuộc sống đời thường .
                Cũng phải nói rằng con gái rất thích yêu lính .Vì bản chất lính chiến là dũng cảm và bản lĩnh yêng hùng . Nhưng thời sau này thì việc yêu và việc lựa chọn người làm chồng thì lại khác nhau. Cái câu ca "tình tang tình,em rình Trung úy " ko còn phù hợp nữa bởi cơ chế thị trường . Bởi những so đo cuộc sống thiệt hơn .
                   Tranphu rất trân trọng VÀ RẤT VUI khi bạn đã dốc bầu tâm sự cùng TP .   
                                   TP chúc 2 bạn cùng gia đình luôn khỏe,có nhiều niềm vui cuộc sống.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #498 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 10:38:34 pm »

Xin có đôi lời chia xẻ với những dòng tâm sự rất thật của bác Sudoan5.
Có lẻ ngày xưa bác là một anh chàng đẹp trai có cặp mắt mơ màng làm say đắm mấy cô nàng cùng quê hay sao đó!chứ lúc tôi đi nghĩa vụ thì chưa có một mối tình nào khả dỉ gọi là yêu cho đúng nghỉa.Chỉ là những tình bạn có thể trên mức chút ít,nên cái chuyện hứa hẹn đợi chờ nhau thì không có như trường hợp của bác.
Trong chiến tranh có rất nhiều những trường hợp sanh ly-tử biệt,đó là phần tất nhiên trong cuộc sống khó mà tránh được.Ai lâm vào trường hợp đó đều phải có những đắng cay cho riêng mình.
Mỗi người đều có một hoàn cảnh và cũng còn tùy thuộc vào cá tính riêng mà số phận của mình sẻ được an bày như vậy.
Bạn bè cùng lứa nhập ngủ với tôi lúc đó cũng có vài đứa có vợ,có đứa có con rồi mới đi,có đứa đang đi bộ đội xin về phép để cưới vợ .Sau đó cùng qua chiến trường K thì mỗi đứa lại có mỗi hoàn cảnh khác nhau.Đứa thì vợ ở nhà chờ cho đến khi mãn nghĩa vụ về sum họp gia đình vui vẻ .Đứa kia thì trong thời gian ở K vợ viết thư qua bảo chồng xin về, chồng không chịu xin về(mà xin cũng có được đâu) thì viết thư trách móc và dọa chia tay.Cái chuyện của anh lính nầy thì tôi biết vì tôi và nó cùng là A trưởng của một B.
Thật khó diển tả được nổi lòng của nó khi đó,tư tưởng bất an,đv vị phải động viên tư tưởng và ae trong B an ủi hết lời.Sau đó nó cũng được về phép để giải quyết việc gia đình(với sự bảo đảm của anh CTV đại đội)và ...con vợ của nó cũng ra đi lấy chồng mới.
Nhìn cảnh đó thật tình mà nói tôi không bao giờ dám nghỉ tới chuyện lấy vợ khi còn là lính ở chiến trường hoặc hứa hẹn với người yêu(nếu có) chờ anh trở về rồi hai đứa mình làm đám cưới.
Điều trên cũng không là cái lý chính đáng để bảo rằng nếu mình là lính thì không được quyền yêu đương.Mỗi một con người đều có hoàn cảnh và tính cách riêng ,số phận an bày cho mình gặp được người tâm đầu ý hợp thì cũng khó mà từ chối được.Như vậy trong tình yêu trong sáng không thể nói là cực đoan mà đó là yếu tố căn bản để con người tồn tại lâu dài trên trái đất nầy.
Hoàn cảnh của bác éo le không như mong đợi ,trở về là một thương binh và mối tình đầu thì dang dở.Bước đầu hội nhập cuộc sống thường dân của bác rất khó khăn.Nhưng bác đã chinh phục được mọi trở ngại bằng cái đầu và trái tim của người lính,vượt qua tất cả và có được tình yêu của mình cùng những thành quả tốt đẹp để có một cuộc sống ổn định .Rất đáng hoan nghênh và trân trọng.
Thân chào bác.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #499 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2011, 09:04:31 am »

             
           Từ đêm ngày 5 và 6/8 các đơn  vị được bí mật về vị trí cũ tại Hà Tiên . Nhưng vẫn trong tư thế giấu quân . Bộ đội đều phải ở trong nhà , trong lán hay các lùm cây . Không đi lại nhiều , tránh sự quan sát dòm ngó của Pốt . Các loại pháo binh của Quân khu , Sư đoàn cũng bí mật vào các vị trí trong đêm . Được ngụy trang kín đáo . Các phần tử bắn đều được chấm tọa độ , phương vị hiệu chỉnh chính xác sẵn sàng đợi giờ nổ súng .
                   Vì quãng đường luồn sâu , tiền nhập không xa . Nên 22h đêm ngày 7/4 Trung đoàn 1 tổ chức cho bộ đội luồn sâu theo rừng tràm , dọc sát mép sông . Đi theo đường mà công binh và trinh sát đã tháo gỡ mìn .
                      Trung đoàn 3 cũng bắt đầu dịch đội hình tiến công làm 3 mũi . Lấy trục đường 80 làm tâm . Một mũi cũng luồn sâu sát gần biển theo hướng ấp Việt Nam sang . Các loại xe tăng , xe bọc thép cũng làm công tác tiền nhập xung phong cùng trung đoàn 266 . Đợi khi pháo bắn thì cơ động ra cửa mở .
                 Giờ G đang tới dần . Theo thông báo , dự kiến giờ G lùi lại 30 phút tức là 5h 30 , thì pháo binh sẽ bắn phá hoại vào các mục tiêu . Đến 5h45 thì chuyển làn vào trong cho bộ binh xung phong . Trước khi xung phong thì có pháo bắn đạn khói để che mắt bọn Pốt , cho bộ binh tiến công được bí mật hơn .( việc có pháo khói sau này chúng tôi mới biết , chứ trong hợp đồng tác chiến không có phổ biến ).
                   Giờ tiền nhập và luồn sâu của các đơn vị đã đến . Lúc này là 22h đêm . Trời tối hơn so với thường ngày . Mũi của trung đoàn 273 đã dịch lên , ém sát vào khu vực rừng tràm . Theo dẫn đường của trinh sát . Trong rừng thưa cảm giác càng tối hơn . Qua vòm lá , trời vẫn nhiều sao , những vì sao nhấp nháy như đang theo dõi , như chỉ hướng cho ae bộ đội hành quân . Gió biển hiền hòa , mang theo hơi nước làm anh em khoan khoái , dễ chịu hơn .
                  Trinh sát dẫn anh em tiến sát theo mép nước rừng chàm . Bắt đầu quặt sang trái vào đất K . Tiểu đoàn 3 vẫn là đội hình đi đầu . Sau lực lượng trinh sát . Đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn súng 12ly7 và DKZ đã được phân đi tăng cường theo đơn vị , cùng luồn sâu với đội hình đại đội BB .
                       Còn lại BCH đại đội và 2 khẩu cối 82 . Hành quân sau Tiểu đoàn bộ . Vừa qua ranh giới khoảng hơn 100m . Oành... ! Một tiếng nổ thật lớn , vang vọng trong trời đêm . Chớp sáng chói lòa rồi phụt tắt . Mọi người nằm rạp xuống . Có tiếng kêu : “ Bị mìn rồi “. Vài tiếng kêu của anh em bị thương . Bụp ! bụp ! bụp !  Có 3 phát pháo hiệu đỏ bay lên hướng núi Thị Vạng .
                         Một lúc sau đã thấy vận tải của d3 . Cáng số thương binh và tử sỹ về phía sau .  6 cáng + với 2 ae được dìu . Như vậy vừa sang đất K số anh em khênh cối của d3 không bám sát được nhau . Đi lạc ra ngoài , hay do mìn còn sót lại ? Mà làm cả khẩu đội cối 82 và mấy anh em ở gần  bị thương . Không biết là loại mình gì , mà sát thương khủng khiếp thế . Thật không may mắn chút nào . Linh cảm thấy trận chiến sẽ gay go ác liệt . Qua sự việc càng cảm giác gay go ác liệt tăng lên .
                     
                     Giải quyết xong được số thương binh tử sỹ . Đội hình lại tiếp tục luồn sâu , hành tiến . Mò mẫm trong đêm . Nhưng trong mỗi người , mỗi bước đi , phải dè dặt hơn . Anh em căng mắt ra mà nhìn , mà bước theo dấu chân người đi trước . Nên tốc độ di chuyển không được nhanh và bạo dạn như trước nữa .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM