Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:35:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311668 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tuannv
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #440 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 10:41:03 pm »

Đánh nhau mù trời mà nói chuyện chính nghĩa, đơn giản là lính ta lì hơn Pốt, và được bổ sung nhân lực vũ khí thường xuyên, còn Pốt sau này không còn các thế lực thù địch hỗ trợ nữa và nhân lực cũng kiệt quệ, nói chung là chúng hết hơi.
Chào bạn China, những người ccb trong cuộc chiến bảo vệ biên giới tây nam. Đánh pot từ trận đầu tiên đến khi giải phóng Campuchia đã tạo điều kiện cho huyện Muoong tỉnh batamboong được nhà nước bạn phong anh hùng ll vũ tranh. Không đồng tình với ý kiến nhận xét của bạn, bọn quan thày bành trướng đa mưu đa kế lắm và chúng cũng đưa nhiều loại vũ khí mới vào cho pot như đạn nhọn nổ 2 lần, phóng lựu B40, B41 DKZ 57,75 bắn bằng kính quang học gây cho ta nhiều khó khăn.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #441 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 11:31:10 pm »

Như vậy thì cho đến trứơc chiến dịch tổng tấn công K,quân chủ lực của ta ở biên giới Tây Nam từ Tây Ninh cho đến Hà Tiên chỉ có các sư của Quân đoàn 4 như sư 341-sư 7-sư 9 ,sau đó có bổ xung thêm sư 2 của quân khu 5 vào giai đoạn gần mở màn chiến dịch tổng tấn công giải phóng K(khỏang giửa năm 78).Trong thời gian đó có sự phối hợp của các đv quân địa phương như ở hướng Tây Ninh có Quân khu 7-Tỉnh đội Tây Ninh-Tỉnh đội Long An.Ở Châu Đốc-Hà Tiên-Hồng Ngự (Đồng Tháp ) có Quân khu 9.
Lực lượng phía Pot thì hầu như là tổng lực,tất cả những đv thiện chiến của nó đều được đưa ra biên giới với ta với mong muốn chiến thắng QĐNDVN.
Trong thời kỳ nầy thấy rỏ ràng nhà nước ta chưa có chủ ý tấn công qua K mà chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới khỏi sự xâm chiếm của Pot nên chỉ điều quân vừa đủ để tự vệ.Đôi khi nống qua để đưa vùng chiến sự ra khỏi lảnh thổ của mình rồi lại rút về.
Chính vì lẻ đó mà hướng Tây Ninh(là hướng chủ yếu của Pot muốn đánh vào tận Sài Gòn) các sư 7 -9 của quân đoàn 4 mới phải chịu sức ép khá mạnh của Pot, tương đối lép hơn nó trong giai đoạn nầy và chịu nhiều tổn thất trong chiến dịch giải phóng K.Vì là mũi chính diện của Pot để đánh vào tận Sài Gòn và cũng là mũi chính diện để ta đánh vào tận Pnompenh.
Cánh của sư 341 cũng không có vẻ gì sung sướng hơn cánh của sư 7 và sư 9 vì phải cơ động hầu như suốt tuyến miền Tây Nam Bộ.Hết Châu Đốc tới Hồng Ngự rồi lại đến Hà Tiên mà lại là đv quân chủ lực đầu tiên tham chiến ở biên giới Tây Nam.
Nếu tính như vậy thì phải nói công sức(chỉ tính riêng lính quân đoàn) của quân đoàn 4 trong chiến tranh biên giới Tây Nam là lớn nhất!Vì các quân đoàn khác như quân đoàn 2 và quân đoàn 3 chỉ tham chiến khi bắt đầu chiến dịch tổng tấn công giải phóng K.Quân đoàn 4 tham gia đầu tiên và cũng là đv rút về nước cuối cùng sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng và bình định K.
Xin cám ơn Binhyen đã nói rỏ thêm về tình hình ở hướng Tây Ninh.
Xin cám ơn bác TP đã có những giải thích thật rỏ về những diển tiến của các trận đánh và phải công nhận bác là lính thời đó nhưng lại có đầu óc cũng khá lảng mạn .Sau bao nhiêu năm mà bác vẫn còn được những ký ức đẹp đẻ về phong cảnh ở những nơi bác đi qua.
Những tình cãm của bác và ae trong đv với người dân miền Tây Nam Bộ cũng thật là sâu đậm!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #442 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 11:46:09 pm »

Lúc đó Tư Lệnh QD4 là Thiếu tướng Hoàng Cầm , F trưởng F7 là Đại tá Lê Nam Phong và F trưởng F9 là Đại tá Tạ Quang Tỷ.
Ý bác nói lúc đó là 1978 hả?
Vì chiến sự thay đổi mau lẹ ... cán bộ cấp sư cũng thay lẹ không kém, em phải hỏi rõ thôi!
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #443 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 07:39:08 am »

                                
                     Thị xã Hà Tiên là mảnh đất tận cùng của Tây Nam Việt Nam . Ở đây cảnh trí tuyệt đẹp . Ba mặt là biển và sông . Còn đất liền thì lại  nối sang đất K , qua cửa khẩu Xà Xía . Từ thị xã Kiên Giang đi về Hà Tiên chỉ có một trục lộ duy nhất . Một bên là biển , một bên là đầm lầy , rừng tràm mênh mông sang tận đất K . Núi , đồi hòa quyện với biển trời bao la , tạo lên một vẻ đẹp như thơ , như mộng . Sang thị xã Hà Tiên , phải  qua một con phà ,( hoặc cầu phao) . Dòng sông nhỏ , nối thông từ đất liền ra biển . Nên về địa lý Hà Tiên rất “ độc lập” đẹp như mơ , như thơ , như nhạc . Xuống đây tôi được nghe một bài ca , của nhạc sỹ (?) chế độ trước . Ngợi ca cảnh đẹp Hà Tiên , mà không hiểu sao , bây giờ mọi người ít hát , ít nhắc tới ( mong BSchung hay các bạn cho mình nghe lại bài hát này ?). Trong đó có các câu như : “ Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ.... xanh xanh mầu ánh mắt , em gái chiều năm xưa.”...) có thể có nhiều bài hát ca ngợi mảnh đất này . Nhưng theo tôi thì đây là bài ca hay nhất . Trong cuộc sống hiện tại , những lúc vui vui , tôi thường cao hứng thổi sáo  mồm hay hát cho mình nghe vài câu ca đó . Mà thấy lòng thư thái , như được đứng trước biển Hà Tiên . Với bãi tắm Mũi Nai tuyệt đẹp . Có những cây dừa lâu đời cao vút . Nhìn xa ra các đảo nhỏ ngoài khơi , hay kỳ thú khi leo lên thăm hang Thạch Động , núi Bài Thơ v.v...
                Cảnh đẹp mê hồn . Nhưng về mặt quân sự thì thật bất lợi cho ta . Vì nơi đây như là một hòn đảo độc lập . ( bây giờ đã có cầu cứng đi qua) . Bên K sang thì lại rất thuận tiện vì thị xã liền với đất K . Chính vì thế nên khoảng tháng 7/77 bọn Pot lẻn sang , tàn sát toàn bộ ấp Việt Nam . Với thủ đoạn tàn ác , dã man cũng giống như là chúng đã gây ra với dân mình . Ở Xa Mát , Thiện Ngôn , Tây Ninh , Ba Chúc- An Giang .
                         Trung đoàn 270 được cơ động gấp xuống để tiêu diệt địch và trấn ải ở đây . Nhưng khi chốt giữ lâu . Trong tổ chức phòng ngự chiến đấu có những chủ quan . Nên ngày 14/3/78 bọn Pốt đã đưa 2 Trung đoàn sang mật tập tấn công ta chiếm thị xã . BCH Trung đoàn phải “ cố thủ ” trong hang Thạch Động . Anh em 270 rất dũng cảm chiến đấu . Nhưng do địch đông , do yếu tố chủ quan bị bất ngờ , nên cầm cự rất khó khăn , nguy kịch .
                               Trước tình hình đó QK9 và các cấp chỉ huy lệnh cho Sư đoàn 341 . Bằng mọi giá phải cơ động nhanh xuống giải vây cho Hà Tiên .


Chắc bác Tranphu lâu rồi không quay lại Hà Tiên .Đi Hà Tiên bây giờ không cần phà nữa ,đã có cầu rồi .Bãi biển Mũi Nai bây giờ là khu du lịch rsont lịch sự .Tuy nhiên bãi biển không sạch vì rác rất nhiều và biển cũng nhiều sình nên tắm cũng không sướng bằng bãi biển miền trung.
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #444 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 08:11:13 am »

Thân gửi: Anh Tranphu 341
Tôi đọc bài viết của Anh trên Topic một cách nghiêm túc, chỉ có những người lính trực tiếp cấm súng nơi chiến trường mới viết được những trang như vậy. Suốt những năm tháng bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, tôi biết có sư đoàn 341 nhưng không biết họ tác chiến ở khu vực nào, nay mới biết họ luôn sát cánh cùng sư đoàn 7 của chúng tôi. ChiPu, Bavet 1, Bavet 2, cầu barasot, đường 241, tayen... những địa danh trên đều có dấu chân của những người lính sư 7.
Trên Quân Sử có những người lính của quân đoàn 4 trực tiếp chiến đấu năm xưa nay lại có nhiều người viết “rất khỏe” và hấp dẫn như Trung Sĩ 1( Sư đoàn 9), Bình Yên 1960( Sư Đoàn 7), TranPhu( sư đoàn 341)... là những người kính chưa hề biết nhau nhưng cũng đã có lần cùng chung trận đánh, nay gặp nhau trên mạng internet tôi thực sự súc động.
Sư đoàn 7 cũng là đơn vị lên đường ra biên giới khá sớm, sau sự kiện “quân Ponpot tàn sát dân thường ở Ba Chúc An Giang” vào khoảng tháng 8/1977 trung đoàn 14 và một bộ phận trung đoàn pháo binh 210, tiểu đoàn thông tin của sư đã triển khai 4 máy vô tuyến điện trong đó có 1 máy 15 W xuống khu vực thị xã Châu Đốc bảo vệ biên giới. Đến tháng 12/1977 Trung đoàn 14 và một bộ phận pháo binh 210 trở về đội hình sư đoàn 7 chốt giữ tại biên giới Tây Ninh-Svayrieng
Đọc những trang viết của các Anh ký ức thời trận mạc cứ dần hiện về trong Tôi. Mong được đọc nhiều ký ức chiến trường của Anh TranPhu 341
                                                                                 Chào Thân!
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #445 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 09:40:31 am »


Kính chào bác TranPhu!
Quả thực cuộc chiến BGTN gây cho ta nhiều tổn thất, mà có khi còn dai dẳng đến tận bây giờ, hôm trước cháu có đọc truyện ngắn "chuyện kể lính Tây Nam" của 1 nhà văn nữ, (trong lúc này cháu lại ko nhớ tên của tác giả) kể về câu chuyện của 1 người lính vận tải, trực tiếp làm nhiệm vụ chuyển, thu gom thương binh tử sỹ và vận chuyển vũ khí lên tuyến đầu. Trong hồi ức của người lính đó, có đoạn viết về nhiệm vụ phải đưa bằng được thi thể của 2 liệt sỹ nằm trong vòng vây của Pot về hậu cứ, khi đó quân ta đã tốn tới 70 người thì mới lấy được thi thể 2 liệt sỹ đó ra khỏi vòng vây, cái giá phải trả quả là đắt nhưng đầy ý nghĩa có phải không ạ? và càng thấy rõ hơn về việc "đạn tránh người" trên chiến trường. Đoạn cuối của truyện ngắn có nói về "hội chứng Tây Nam" của những CCB tham chiến tại chiến trường K, điều này cũng có thể làm chúng ta hiểu được phần nào về "hội chứng VN" mà lính Mỹ tham chiến tại VN gặp phải

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #446 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 02:40:52 pm »

        
              Chào bạn China , bạn leke , bạn Tuannv , bạn dathao , bạn tuanns , bạn hoangson1960 , bạn hieuc3d2f7 , bạn tieuthienvuong . Tranphu341 rất vui và rất trân trọng , khi các bạn thường đọc topic của TP , kể về chiến đấu của F341 giai đoạn đầu cuộc chiến BGTN . Các bạn cũng đã  phân tích , xuất xứ , diễn biến , của chiến tranh , của chiến trường . Âm mưu , thủ đoạn sâu xa của Pốt là gì ? Và ý đồ lớn của chúng ta , trong việc đối kháng với cuộc chiến này như thế nào ? Nên phải dùng quân ra sao ? Cho phù hợp . Khi diễn biến của cuộc chiến , không phải là đơn thuần nữa , như va chạm xích mích nhỏ nữa . Mà là nó có ý đồ phục thù , chiếm lấn các tỉnh miền Nam . Mà theo chúng nói : xa xưa là thuộc đất Chăm hay đất K ?  Những cực khổ của anh em các đơn vị chủ lực như Quân đoàn 4 . Địa phương thì chỉ có QK7 - QK9 và các Trung đoàn , Tiểu đoàn và đại đội trực thuộc tỉnh ( CA vũ trang) tham chiến v.v...
                       Cũng chính là những vấn đề ý nghĩa sâu của cuộc chiến tranh , lúc đầu chưa rõ , nên Sư đoàn 341 phổ biến cho cán bộ , chiến sỹ , đi tác chiến có 15 ngày . Và là để  “ dạy bảo “ bọn đàn em thôi .
                         Phải nói thêm , là sau cuộc chiến dài đánh và thắng Mỹ , thắng Ngụy ( thực chất là thắng Mỹ ) dân tộc ta từ khi có Đảng và Bác lãnh đạo . Đã đánh thắng 2 cường quốc lớn là Pháp và Mỹ . Trong khi Quốc tế đang có 2 phe rõ rệt XHCN và TBCN . Việt Nam thắng Mỹ cũng là phe XHCN thắng TBCN .
                       Chúng ta có những chủ quan , cho là không thể có cuộc chiến tranh nào xẩy ra nữa . Nên khi xẩy ra chiến tranh BGTN , mình rất lúng túng . Lúng túng vì không nghĩ được , không hiểu được bản chất , ý đồ của bọn Pốt là phục thù , phục hận . Lúng túng vì không biết sâu xa hơn nữa , là chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh đứng sau bọn Pốt . Thực sự chúng ta cũng chủ quan , mất cảnh giác .
                      Khi mà số cán bộ quân đội , dân sự học và được đào tạo ở bên ta về , thì bị bọn Pôn Pốt – Iêng Xa Ri , Thủ tiêu dần và hết . Trong số đó có 1 số chạy sang được Việt Nam . Nói lại tình hình , âm mưu thủ tiêu của Pot . Thì ta lại không tin , coi số cán bộ này là ngại khó , ngại khổ , lười chiến đấu v.v.... Một số lại trở về . Còn 1 số vẫn ở lại VN . Chúng ta cũng vẫn để số đ/c bạn này , sống và làm việc ở vùng tỉnh Hòa Bình . ( khoảng trên 20 người) Các đ/c Bạn này hầu như lấy vợ và lập nghiệp ở đây . Rồi khi sự việc chiến tranh xẩy ra , chính quyền Hên Xom Rin làm Chủ Tịch ( thực chất ông Hên xom Rin , là Sư đoàn phó Sư đoàn 3 của Pot , đảo ngũ chạy sang mình ) . Thì hơn 20 anh em này được về nước , tham gia chính quyền mới . Làm từ cán bộ Tỉnh , tới các bộ Trưởng trong Trung ương Đảng , hay chính phủ của ông Hên Xom Rin . Những việc này TP vì là cán bộ dân dịch vận của Trung đoàn nên có được học tập , về tình hình thực tế của bạn lúc đó .
                Tháng 5/79 lúc Trung đoàn của TP làm n/v đánh địch và XDCQ giúp bạn tại huyên Muông Rư Xây , Tỉnh Bắc Tam Băng . Khi TP lên Tỉnh báo cáo tình hình của huyện . B/c trực tiếp cho chủ Tịch tỉnh . TP b/c bằng tiến Campuchia . Ngồi nghe TP báo cáo 1 lúc rồi ông Chủ Tịch nói : đ/c nói được tiếng Khơ Me như thế là tốt đấy . Nhưng thôi , đ/c nói tiếng Việt đi cho nó nhanh . Hóa ra ông này có vợ người Hòa Bình , trong số Bạn mà TP nói ở trên .
                         Như các bạn đã biết , đúng như bạn Dathao, bạn Binhyen1960 hay các bạn đã nói . Là lúc đầu , về quân chủ lực , thì mới chỉ có QĐ4 tham chiến , cùng với các đơn vị địa phương của QK7 - QK9 tham gia . Nên đương nhiên là QĐ 4 rất vất vả . Sư đoàn F341 lúc đó số " lính già " đang còn nhiều . Dự định ra quân tháng 5/77 ( tròn 5 năm lính ) đều bị hoãn lại . Trong đó có Tranphu . Và như vậy Sư đoàn F341 phải cơ động nhiều , chiến đấu nhiều . Đương nhiên tổn thất , thương vong thì cũng tỷ lệ thuận .
                         Các bạn có nói , đúng là Pốt như vậy là không được tiếp tế về người . Vì địa bàn chúng ngày càng thu hẹp , nên cũng không quản ý được dân số nhiều để mà đôn quân . Thế lực phản động nước ngoài thì chỉ tiếp tế cho Pốt vũ khí , đạn dược , trang thiết bị v.v.. và đặc biệt nếu chúng không được bọn bành trướng tiếp vũ khí , thì chúng đã bị tiêu diệt từ lâu rồi . Mà những loại vũ khí ,  mìn hay súng bộ binh , đều rất hiện đại . Gây nguy hiểm và thương vong cho ta nhiều .
             Cảm ơn bạn hoangson1960 đã cho TP biết thêm về tình hình Hà Tiên hiện nay . TP năm 2005 có tổ chức ae ccb cùng cả vợ con , có trở lại thăm Hà Tiên . Ở đây ngoài cảnh đẹp như đã nói . Còn thêm 1 thứ quý nữa là trái cây măng cut , sầu riềng rất rẻ .
            Cảm ơn bạn tieuthienvuong , bạn hieuc3d2f7 . Người lính cùng QĐ . Bạn đã có những tình cảm thật đáng quý , thật đáng trân trọng khi đọc và tham gia diễn đàn . Bạn cố gắng hồi tưởng lại để góp thêm chuyện vào diễn đàn thêm phần sôi động .
                      Một vài nhận xét tham gia của TP . TP cũng mong nhận được những sự góp ý , phân tích khác của anh em trong diễn đàn . Dù xuôi chiều , hay trái chiều , để chúng ta hiểu được thật rõ hơn , thật sâu hơn , âm mưu phản động Quốc tế của bè lũ bành trướng và người lính xung kích là Pốt . Và qua đó càng thấy được công lao , gian khổ , hy sinh của chúng ta , của nhân dân ta to lớn và đáng quý như thế nào .
                      TP xin càm ơn và chúc các bạn cùng gia đình luôn khỏe , có nhiều niềm vui cuộc sống .

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2011, 09:55:34 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #447 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 06:33:36 pm »

Lúc đó Tư Lệnh QD4 là Thiếu tướng Hoàng Cầm , F trưởng F7 là Đại tá Lê Nam Phong và F trưởng F9 là Đại tá Tạ Quang Tỷ.
Ý bác nói lúc đó là 1978 hả?
Vì chiến sự thay đổi mau lẹ ... cán bộ cấp sư cũng thay lẹ không kém, em phải hỏi rõ thôi!
Lão thợ "soi" chẳng để ý gì cả Grin .

 Bác tranphu341 đang nói về thời điểm đầu năm 1978, bác dathao hỏi bác tranphu341 về thời điểm đó thì BY cũng nói ở thời điểm đó, còn sau tháng 6.1978 thì TL F9 Tạ Quang Tỷ đã được điều động về BQP nhận nhiệm vụ mới, TL F7 Lê Nam Phong lên TMT QD4. Grin

 Một điều BY thấy lạ là: Theo như lão quyenkh nói thì TL đầu tiên của F309 nhà lão lính "Gùi" là Cụ Lê Nam Phong và F309 thành lập ngày 26.9.1978, đúng ngày đó trên toàn tuyến BGTN đánh trận dập tắt ý đồ đánh ta ngày 27.9 chào mừng ngày thành lập Đảng Khmer đỏ của Pốt. Lúc đó ta rất bận chuyện tác chiến, BY biết rõ vì có tham gia vòng ngoài trận đó, TTG cùng các binh chủng hợp thành đồng loạt tấn công lúc 5h sáng ngày 26.9.1978. Vậy thì Sư đoàn "Gùi" nhà lão quyenkh thành lập vào lúc nào nhỉ? Hay F309 chọn ngày mở màn trận đầu tiên đó làm ngày thành lập sư đoàn? Bác Tuaans soi kỹ hộ chỗ này với. Grin

 Thêm nữa Cụ Lê Nam Phong là TL đầu tiên của F309 QK5, vậy mà trong chiến dịch GP K lại quay về làm TMT QD4. Đêm 15.12.1978 BY còn gặp Cụ LNP ở Nam Chóp, sáng ngày 2.1.1979 bộ phận đầu não của QD4 còn xuống tận cửa mở hướng F7 và F2 thị sát mặt trận trong đó có TL QD4 Hoàng Cầm và Cụ LNP, ngay trên cuốn hồi ký: Cuộc đời và chiến trận của Cụ LNP cũng thấy nói lúc đó Cụ là TMT QD4.

 Phải chăng Cụ Lê Nam Phong 1 lúc đảm nhận 2 chức vụ thuộc 2 đơn vị khác nhau, Tư lệnh F309 QK5 và Tham Mưu trưởng QD4?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #448 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 08:53:42 pm »

Xin phép bác chủ cho em giao lưu 1 tí .Vụ bạn BY thắc mắc về F309 ,xin trích dẫn hồi ký như sau : "Ra đời tại thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc vào ngày 27-9-1978, sư đoàn bộ binh 309 lúc mới thành lập gồm ba trung đoàn bộ binh, nòng cốt là trung đoàn bộ binh 31, một trung đoàn pháo binh (trung đoàn pháo binh 36-sau này đổi thành trung đoàn pháo binh 487) cùng các tiểu đoàn trực thuộc và chuyên môn.

Bộ tư lệnh sư đoàn đầu tiên gồm các đồng chí:

-Thượng tá Lê Chí Thuận (Lê Văn Nẹc)-sư đoàn trưởng.

-Thượng tá Nguyễn Văn Chức-chính uỷ.

-Thượng tá Lê Tá-phó sư đoàn trưởng.

-Trung tá Trần Dực-phó chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị sư đoàn."
Cám ơn bác chủ .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #449 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 09:08:09 pm »

     Chào bạn binhyen1960 , Ban BS-812 . Cản ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và dẫn giải cụ thể về thời gian tổ chúc , thành lập của các đ/v và những vị chỉ huy đầu tiên của F 309 .
                  Tranphu341 rất vui và chaò đón bạn Bs-812 đã đến thăm nhà TP . TP vẫn nhớ vẫn cảm ơn bạn BS-812 đã cho Tranphu341 trú ngụ trong những ngày đầu tiên vào quân sử .
                           TP chúc các bạn cùng gia đình luôn vui khỏe , hạnh phúc .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM