Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:46:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311663 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #410 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:14:33 am »

             
                         Chào Bạn bschung , Bạn binhyen1960 , Bạn tieuthienvuong .
               -  Chào bạn bschung . Cảm ơn bạn đã có lời khen về “ sự thật thà” của TP . Mình cũng không có gì quá đáng đâu mà sợ cháy nhà . Mà bây giờ nhà nào , doanh nghiệp hay cơ quan nào chẳng được học tập về phòng cháy , chữa cháy . Chưa kể đến lực lương " chuyên nghiệp " như bschung chẳng hạn .
                          TP cũng thông báo cho bschung biết là : Thanh đã ra thăm nhà mình 3 lần rồi . Gần đây nhất cách  đây khoảng 4 tháng . Vợ mình và anh em ccb 341 đón tiếp Thanh rất vui vẻ . Thanh có gia đình hạnh phúc và các con rất thành đạt .
                -   Chào bạn binhyen1960 . Bạn lúc nào cũng là người phân tích rất thấu đáo , nhất là việc hồi hương về quê của lính Bắc , chữ tình , chữ hiếu v.v... Nhưng rất nhiều anh em nghĩ đến chứ hiếu đơn thuần , quê hương đơn thuần , mà lại là sai lầm của cuộc đời . Phải trả giá cho bao nhiêu gian truân , vất vả khi trở về quê hương .
                    TP cũng lại rất vui , khi kể được những chuyện “ riêng tư ” ra cùng các bạn thế này . Được cái tranphu ở TB nhưng cũng ở phố nên không có “ dàn mướp ”.  Mà mình cũng thấy by có “  trồng mướp ” đâu mà lo đổ dàn ?
                            -  Chào bạn tieuthienvuong . TP cảm ơn bạn đã theo dõi những chuyện kể của TP , của thế hệ các bác . Bác rất vui khi thế hệ 8X của cháu , mà còn say xưa với chuyện trên quân sử này . Thì đất nước mình còn hưng thịnh lắm , mạnh mẽ lắm . Một vài dòng cháu viết , nhưng bác thấy được tình cảm và ý chí của cháu , của lớp trẻ bác rất mừng . Chúc cháu luôn vui khỏe và thành đạt . Qua cháu cho bác gởi lời thăm Ba cháu . Người ccb Sư đoàn 3 Sao Vàng  lừng  danh ngày nào nhé !

Cháu chào bác TP! Cháu cảm ơn lời hỏi thăm của bác. Cháu chúc bác luôn khỏe để tiếp tục ghi lại những thước phim về 1 thời máu lửa, cháu sẽ luôn dõi theo "cuộc chiến" của bác.
 Qua topic của bác cháu biết rõ thêm sự ác liệt trên chiến trường K, vì quân ta phải chiến với 1 đội quân đã học bài dạy của mình. Thời kỳ đó, bon Pot có trà trộn nhiều vào trong dân rồi bất thình lình tập kích quân ta ko hả bác, vì cháu nghe kể bọn Pot ban ngày là dân thường ở các Phum, tối về bọn chúng mới đi tập kích lính của ta (cái này thì giống với du kích miền Nam thời chống Mỹ  Grin) như thế thì quân ta có cách khắc phục tối đa nào ko hả bác?
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #411 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:49:43 am »

Chào bác Trần Phú ! Lâu nay em vẫn theo dõi bài viết rất hấp dẫn của bác ,nhưng chưa giao lưu với bác vì thấy có quá nhiều câu hỏi từ các anh em, sợ bác trả lời không xuể. Bác về đơn vị lúc nầy thì chắc chắn sẽ nghe đồng đội hoặc người dân nói nhiều về vụ khomedo thảm sát ở Ba Chúc. Chuyện ấy cụ thể thế nào ? Bác kể chi tiết cho mọi người nghe với nhé.
Em cũng đã đến Ba Chúc năm 2010, thấy vùng quê hẻo lánh, dân cư thưa thớt thì không hiểu vào tháng 4-1978 tại sao có thể bị tàn sát 3.157 người ?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 05:11:49 pm gửi bởi lamson1981 » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #412 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 02:04:50 pm »

Chào bác Trần Phú ! Lâu nay em vẫn theo dõi bài viết rất hấp dẫn của bác ,nhưng chưa giao lưu với bác vì thấy có quá nhiều câu hỏi từ các anh em, sợ bác trả lời không xuể. Bác về ơn vị lúc nầy thì chắc chắn sẽ nghe đồng đội hoặc người dân nói nhiều về vụ khomedo thảm sát ở Ba Chúc. Chuyện ấy cụ thể thế nào ? Bác kể chi tiết cho mọi người nghe với nhé.
Em cũng đã đến Ba Chúc năm 2010, thấy vùng quê hẻo lánh, dân cư thưa thớt thì không hiểu vào tháng 4-1978 sao có thể bị tàn sát 3.157 người ?
Khu vực Ba Chúc của F330  đánh pot mà bác Hai !
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #413 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 04:53:24 pm »

        
                  Sáng hôm sau , tôi lên BCH đại đội . Chính thức đại đội giao cho tôi làm quản lý , thay anh Bình đi học . Việc bàn giao cũng chẳng có gì nhiều . Có 2 quyển sổ  ghi chép theo sổ kế toán của tiểu đoàn phát gồm : 1 quyển sổ theo dõi chi tiêu tiền mặt , 1 quyển ghi chép cập nhật kế toán , và mấy chục đồng , tiền đi chợ mua thực phẩm . Chủ yếu là rau hoặc thức ăn mặn , còn gạo , mỡ mì chính v.v... và các nhu yếu phẩm khác , thì có quân khu tiểu đoàn cấp xuống theo tiêu chuẩn chế độ v.v..
                  Anh Bình giao nốt cho tôi 2 gói bột ngọt . Hướng dẫn qua cách ghi chép sổ sách , nào là “ có “ nào là “ nợ ” phải cân đối . Đôi khi một có bằng nhiều  “ nợ ” , và một “ nợ “bằng nhiều ” có “ cũng có vẻ “ rối rắm” .  Nhưng với tôi thì cũng không có vấn đề gì .
                       Xong việc sổ sách bàn giao , tôi nói với anh  Nông , anh Trụ và anh Tiến c.phó là : các anh cứ yên tâm mọi việc tiếp phẩm , cơm nước tôi sẽ lo , sẽ tổ chức thật chu đáo . Rồi tôi cùng anh Tiến c.phó  về tiểu đội anh nuôi gặp anh em .
                                Tiểu đội nuôi quân ở nhà má Mỹ , cạnh ngay dòng sông Tiền . Mọi sinh hoạt tắm giặt hay nước nấu ăn lấy ngay tại bến sông . Má Mỹ có căn nhà sàn tương đối lớn , so với các nhà chung quanh . Ba má có 10 người con . 6 trai 4 gái . Người con trai đầu kém tôi 1 tuổi , tên Hiếu . Có 1 anh thứ 4 đang còn là bộ đội địa phương của tỉnh . Có 2 con út một là con trai thứ 9 .  Út Hết là tên con gái thứ 10 mới khoảng 2 tuổi . Trong gia đình mọi việc hình như là do Má sắp đặt hết . Ba rất hiền và yếu không hay tham gia vào việc gì .
                                                                               Tôi đến chào Ba , Má , rồi tổ chức họp anh em , củng cố nội vụ , giao nhiệm vụ cho từng người . Sắp đặt đâu ra đấy .  Phát động anh em sáng hôm sau làm vệ sinh hết tổng thể từ đường đi , đến vườn tược chung quanh nhà . Và yêu cầu anh em phải gánh nước về , đổ đầy các chum cho thật trong mới nấu cơm v.v..Còn rau ở đây rất nhiều , tôi cho ae đi hái lượm và chế biến như nộm hoa chuối , nộm đu đủ vv..Tập trung tiền vào thức ăn mặn .
                     Qua mấy ngày theo dõi cách sinh hoạt của tiểu đội anh nuôi , và tính cách chuyện trò dân vận của tôi . Đã gây được tình cảm với gia đình . Mọi người rất quý tôi . Anh Hai thì cứ tối tối , là chèo kéo bằng được tôi uống rượu cùng . Mà dân ở đây thì ngày nào cũng uống rượu . Khi thì mực khô , cá lóc khô . Khi thì chim nướng chim quay . Ở vùng này chim nhiều vô kể . Bà con đi bẫy chim cũng rất đơn giản . Họ có loại thuốc gì đó trộn với gạo , mang ra rắc ở các bờ lúa . Cả đàn chim hàng ngàn con xuống ăn bị say , nằm ngay ở đấy cứ việc ra nhặt về . Có lần thấy anh Hiếu mang về cả thúng . Anh Hai Hiếu cứ nói dân miền Tây lúa gạo nhiều lắm . Rồi chỉ ra đống lúa ở sân nói : kia là 10 tấn lúa mà ở chợ giá rẻ lắm không biết làm gì chỉ nhậu chơi thôi...
                  Tôi thoáng nghĩ ở đây thóc lúa nhiều như vậy , mà sao không cho mang về TP . Trên đó hồi này lương thực , thực phẩm hiếm lắm , đắt lắm .
                    Má đông con , nhưng cũng như ở vùng này là có truyền thống CM , truyền thống đánh Mỹ . Chứ không phải là truyền thống học . Nên có lần Má nói : tao chỉ ước ao các con Má sau này được như con . Tôi nói với Má : con cũng chỉ là lính chiến đấu thôi , chứ có phải là quan , là cán bộ gì đâu mà Má mong các em giống con ? Lính như chúng con khổ lắm Má ơi ! Má cười và nói : Má thấy con có lẽ phải học cao lắm , mới làm được những việc này . Mà Má muốn nhận con là con “ ngang hông” ( con nuôi ) sau này có đi đâu , thì ráng quay trở lại thăm Má . Tôi nói : con vẫn coi Má là Má của chúng con mà . Chúng con nay đây mai đó , nhưng con hứa khi nào bé Út Hết lấy chồng . Con sẽ về dự cưới và thăm Ba Má.( thế rồi như các bạn đã biết 22 năm sau , được tin Út Hết lấy chồng . Dù đang rất bận mải , và khó khăn . Tôi trở lại đó để thực hiện lời hứa vui năm nào.)...
                     Mấy ngày sau , giao ban đại đội . BCH nhất là đ/c Nông ,các B.trưởng đều biểu dương tiểu đội nuôi quân , đã có nhiều cố gắng . Cơm dẻo , canh ngọt và đời sống của đơn vị được nâng lên rõ rệt .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 08:50:53 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #414 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:04:06 pm »

                    Chào bạn tieuthienvuong , Bạn lamson1981 , Bạn lethao1394 . Tranphu341 rất vui và cám ơn các bạn  theo dõi topic của tranphu .  
      Bạn tienthienvuong ,bạn có hỏi về việc quân ta thời đó đánh nhau với lính Pốt.Quả thật trong cuộc chiến đấu với Pốt thời gian đầu chúng ta gặp rất nhiều khó khăn vì :
    - Một là bộ đội mình sau năm 1975,phần đông chiến sĩ được giải ngũ,còn 1 số cán bộ cấp B,C thì kinh nghiệm chiến đấu không nhiều,chiến sĩ đa số là mới chưa qua tham gia chiến trận.
    - Hai là quân Pốt chiến tranh kiểu du kích là học trò của ta.Nó áp dụng đánh ta như ta đánh Mỹ hồi trước.Quân nó sau chiến tranh không giải ngũ mà lại tăng thêm quân (ý định đánh ta có từ lâu).Nên đúng là kinh nghiệm đánh cấp nhỏ A,B,C,D là chúng nó rất giỏi,chúng cũng khai thác được nhiều yếu tố bất ngờ,nên phần nào cũng làm ta lúng túng.Chúng lại chịu đựng gian khổ hơn ta,nếu so về sức của 1 người với nhau(tay bo) thì có lẽ nó khỏe hơn mình,độ lì lợm của nó cũng rất cao,nó thể nó chạy chân đất qua sình lầy,gai cỏ... bằng chân đất.
    - Ba là lúc ta đánh Pốt thì không được dư luận thế giới đồng tình ủng hộ.Mình chưa hiểu được ý đồ thâm độc của ông "bạn vàng" bên cạnh. Thế giới không tin là Pốt chủ động đánh chiếm ta,giết hại dân thường của ta vì vậy chúng ta phải chiến đấu gần như là trong thầm lặng và còn nhiều vấn đề khác nữa.
    -Riêng bạn có nói là bọn Pốt thường lẩn trong dân,giả làm dân ban ngày đêm mới lấy súng đánh ta thì giai đoạn đầu của chiến tranh chưa có chuyện đấy mà sau này,năm 79 khi ta đã tràn sang và tấn công chúng.Tận sang biên giới Thái Lan xây dựng chính quyền các cấp giúp bạn,thì chúng mới lợi dụng lẩn vào chính quyền,dân trong phum như bạn nói,thậm chí có chính quyền "2 mặt,3 mặt".
   - Bạn lamson1981.Cảm ơn bạn rất nhiều.Mình cũng đọc bài viết của bạn ở topic khác.Riêng về việc thảm sát ở Ba Chúc thì theo mình biết như sau: bạn nói tháng 4 năm 78 chúng tràn sang tàn sát 3157 người dân ở vùng này.Tranphu cũng tìm hiểu thì cũng gần đúng như bạn nói về số người chết,còn về thời gian thì tháng 1/1978,đơn vị Tranphu về Châu Đốc An Giang cũng đã được nghe kể về chuyện chúng tràn sang Ba Chúc giết hại dân lành rồi. TranPhu ở nhà chị Thành Lan,chị có đọc cho Tp nghe câu thơ của Đạo Hòa Hảo,hay của Sấm Trạng đó là :          
                                         " Ba Chúc tưng bừng , máu chảy ngập bụng trâu "
   và đã kể về chuyện quân Pốt sang tàn sát dân thường ở đó. Vậy có thể cái mốc tháng 4 năm 1978 là cái mốc cuối của thống kê sự thảm sát đó chăng ?
   Chị Lan  còn kể cho Tp nghe mấy câu thơ cũng dạng Sấm Trạng như vậy nữa , về cuộc chiến ở biên giới phía Bắc ( lúc đó chưa xảy ra ) . Sau này sự việc diễn ra đúng như câu thơ đó.
   -Bạn lethao1394. Cảm ơ bạn đã nói rõ lúc tháng 4/1978 F của Tp đã cơ động về Hà Tiên Kiên Giang rồi. Nên việc đánh Pốt ở Châu Đốc ,Ba Chúc An Giang là F330 + Qk 9 đảm nhiệm.
              Tranphu341 chúc các bạn khỏe,có nhiều niềm vui trong ngày nghỉ cuối tuần này .
                                                    

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2011, 04:29:43 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #415 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 11:10:37 pm »

Các báo, tài liệu đều viết vụ thảm sát xảy ra từ ngày : 18/4/1978 -> 30/4/1978 ( không phải năm 1980 ) - tổng số nạn nhân là 3.157 người. Như vậy thời gian đó bác TP ở đâu ? Và chắc rằng sau ngày 30/4/78 đơn vị của bác phải được nghe thời sự vụ nầy.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_s%C3%A1t_Ba_Ch%C3%BAc
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #416 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 11:24:58 pm »

    Sự kiện Ba Chúc xảy ra năm 1978 chứ không phải 1980 đâu bác TranPhu ơi. Năm 1999, em đi công tác ở An Giang, có đến chỗ này thăm tháp tưởng niệm chứa xương, xọ những người dân bị polpot giết hại nơi đây. Trong ngôi chùa vẫn còn nguyên những vệt máu trên tường, mình không tẩy rửa để làm chứng tích về tội ác man rợ của Kmer đỏ. Nghe kể lại do đây là vùng quá hẻo lánh, đường xá đi lại rất khó khăn nên khi polpot bất ngờ vượt biên giới qua giết chóc, đốt phá suốt mấy ngày, sư đoàn 5 đóng tại Tây Ninh mới biết, nhưng khi đưa được quân vào tới nơi thì bọn nó đã rút hết về bên kia rồi. Mà đúng là đến 1999, đường đi vào Ba Chúc vẫn còn lổn nhổn toàn đất đá, xe ôtô em đi từ lộ chính vào tới nơi phải thay hết hai lần lốp.

   Sự kiện Ba Chúc cũng chính là giọt nước tràn ly để Việt Nam quyết định tiến hành cuộc chiến tổng lực đánh sang bên kia biên giới.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #417 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 11:15:55 am »

    Sự kiện Ba Chúc xảy ra năm 1978 chứ không phải 1980 đâu bác TranPhu ơi. Năm 1999, em đi công tác ở An Giang, có đến chỗ này thăm tháp tưởng niệm chứa xương, xọ những người dân bị polpot giết hại nơi đây. Trong ngôi chùa vẫn còn nguyên những vệt máu trên tường, mình không tẩy rửa để làm chứng tích về tội ác man rợ của Kmer đỏ. Nghe kể lại do đây là vùng quá hẻo lánh, đường xá đi lại rất khó khăn nên khi polpot bất ngờ vượt biên giới qua giết chóc, đốt phá suốt mấy ngày, sư đoàn 5 đóng tại Tây Ninh mới biết, nhưng khi đưa được quân vào tới nơi thì bọn nó đã rút hết về bên kia rồi. Mà đúng là đến 1999, đường đi vào Ba Chúc vẫn còn lổn nhổn toàn đất đá, xe ôtô em đi từ lộ chính vào tới nơi phải thay hết hai lần lốp.

   Sự kiện Ba Chúc cũng chính là giọt nước tràn ly để Việt Nam quyết định tiến hành cuộc chiến tổng lực đánh sang bên kia biên giới.
Sự kiện Ba Chúc theo như tôi hiểu là dân Ba Chúc tin tưởng lính ta đóng chốt biên giới (khoảng 1 D của tỉnh đội AG, và dân quân du kích xã đảm nhiệm ) ngay đêm lính ta đổi địa bàn (D của tỉnh đội ) thì pon pot tràn qua , dân không hề biết không còn bộ đội đóng bên ngoài BG. khi pot tràn vào lùa dân ra đồng thảm sát thì một bộ phận người dân chạy vào chùa ẩn nấp (vì nghĩ rằng pon pot  không vào chùa sát sinh) không di cư lánh nạn các địa bàn khác. Ở hướng nam tây nam của Ba Chúc chỉ cách biên giới có một cánh đồng nhỏ là đến BG (khoảng 4km) và pon pot cũng tràn qua từ hướng này.
 Chính vì vậy nên mới bị thảm sát nhiều như vậy ! Đây là những lý do mà người dân Ba Chúc kể lại khi tôi có dịp về lại đây,
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #418 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 12:49:26 pm »

   Ơ đúng ! Đợt công tác ở An Giang, bọn tôi cũng đến một đồn biên phòng chơi, anh em trong đồn chỉ về hướng có mấy tảng đá to vật vã cách độ dăm bảy trăm mét nằm giữa cách đồng mênh mông nói, đấy chính là cột mốc biên giới tự nhiên giữa mình và Campuchia. Tôi giật mình, chả trách hồi ấy polpot sang mình đơn giản thế.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #419 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 12:54:56 pm »

                   
   -Bạn lethao1394. Cảm ơ bạn đã nói rõ lúc tháng 4/1980 F của Tp đã cơ động về Hà Tiên Kiên Giang rồi. Nên việc đánh Pốt ở Châu Đốc ,Ba Chúc An Giang là F330 + Qk 9 đảm nhiệm.
              

 Đúng là sự kiện Ba chúc, Bảy Núi An Giang diễn ra từ khoảng 4.1978 các bác ạ, lúc đó QD ta khí thế xục sôi lắm, ai cũng căm hận bọn Pôn Pốt dã man sát hại dân lành vùng biên giới VN. Chúng dùng những đơn vị chính quy tinh nhuệ nhất của Pốt để đánh bộ đội Biên Phòng và bộ đội địa phương của ta. Lính ta tham gia trận đẩy lùi chúng về bên kia biên giới sau trận đó căm hận bọn Pốt lắm.

 F341 (F1) sang đầu năm 1980 đã không còn nằm trong đội hình QD4 (binh đoàn Cửu Long) nữa phải không bác tranphu341?

 Cũng bởi F341 ra đi khỏi đội hình QD4 nên QD4 thiếu mất 1 F, còn lại mỗi F7 và F9, sau đó BQP cắt F339 của QK9 sang đội hình QD4 cho đủ quân số cơ động trên chiến trường K, cũng bởi lý do đó nên F7 F9 của BY và TS1 mới vào rừng F339 Pousat tải gạo cho anh em cùng QD4 sau này. Mấy thằng bạn của BY em lính F341 nói lại mãi năm 1982 đơn vị chúng nó mới ra chi viện cho BGPB.

 Vậy thì bác tranphu341 cho biết suốt thời gian 4.1980 đến khi ra Bắc đội hình F341 ở đâu và làm nhiệm vụ gì?

 Các bác F341 ra đi khỏi đội hình QD4 để lại nỗi nhớ thương cho các F còn lại trên chiến trường K rất nhiều, khi đi các bác không chào hỏi anh em lấy 1 tiếng để rồi mãi đến gần giữa năm 1980 thì lính lác các F còn lại mới được biết là: Người anh em F1 đã ra Bắc rồi, lúc đó nhiều người ghen tỵ với các bác F341 lắm đấy: Sướng thế, chúng nó được về nhà. Grin Tất nhiên là BY em cũng không ngoại lệ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM