Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:31:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #390 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 12:14:12 pm »

    ...
                     Trên xe bà con nói chuyện râm ran . Nào là chuyện lúa má , cây trái , chuyện gia đình , xã hội , những bức xúc trong cuộc sống . Trước thì thế này , bấy giờ chính quyền mới lại thế kia v.v...Khen chê đủ điều . Rồi câu chuyện trên xe cũng đã chuyển sang về tình hình chiến sự Biên giới . Người này , người kia tranh nhau nói , tranh nhau kể về sự tàn ác dã man của bọn lính Pốt . Như chuyện chúng bất ngờ sang tàn sát cả xã Ba Trúc , giết hàng ngàn người . Chặt đầu xếp từng hàng . Máu chảy ngập làng . Dã man hơn nữa chúng còn lấy cây tầm vông ,( cây tre) chọc vào cửa mình lên đến tận cổ đàn bà , con gái . Không hiểu sao bọn này lại tàn ác đến thế ? Rồi chuyện chúng chiếm vùng Phú Cường , Khánh An , Khánh Bình đã lâu . Mấy ngày tết được bộ đội , đơn vì gì ấy ở Tây Ninh xuống toàn lính Bắc . Bộ đội trẻ lắm , giỏi lắm và khổ lắm . Những ngày tết mà vẫn đánh nhau , diệt hết bọn giặc ở đây giải phóng cho các xã , các chú bộ đội hiền khô à ! Bị hy sinh cũng nhiều rất là thương xót ...
                             Hai anh em cứ ngồi im nghe chuyện . Rồi một bà má quay lại , thấy chúng tôi như bất ngờ bà má hỏi 2 chú về đâu ? Có phải về đơn vị bộ đội Miền Bắc đấy không ? Hiền nói thưa má , đấy là đơn vị con , con về Sài Gòn chuyển giấy tờ cho một số anh em bị thương . Hôm nay mới quay lại . Chúng con là bộ đội thuộc Sư đoàn Sông Lam 341 , Quân đoàn 4 . Mọi người ồ lên . Cả xe hướng về phía chúng tôi cảm kích . Bà má vừa hỏi thăm thì đi hẳn xuống ôm lấy Hiền mà khóc , nói rằng : Má thương các con , quý các con và biết ơn các con lắm . Rồi mọi người lấy đủ thứ quà bánh , trái cây bắt chúng tôi ăn . Nhìn ngắm chúng tôi như là những người hùng , người thân , người con vừa ở chiến trận trở về .
     ...
Sau những trận chiến ác liệt nhiều gian khổ và hy sinh của người lính ngoài mặt trận . Nơi đây hậu phương dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tình cãm dân quân luôn đong đầy và tràn trề . Cãm ơn thật nhiều bác tranphu341 đã có câu chuyện kể thật đời thường , thật xúc động trong tình dân quân ( tôi đã rưng rưng nước mắt  Cry ) Ôi ! những người mẹ Việt Nam vòng tay của các mẹ luôn bao la rộng mở , ấm áp đón chào và dành tất cả tình yêu thương cho lớp trẻ thời chinh chiến . Một lần nữa gửi đến bác tranphu341 cho tôi những cãm xúc dạt dào qua sự trãi nghiệm một thời của bác , chúc bác và gia đình luôn vui khỏe  Grin
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
Tuannv
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #391 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 01:05:12 pm »

Những người cha ra trận
Lúc tuổi gần đôi mươi
Con còn chưa biết mặt
Đứa vẫn còn trong nôi
Lớn lên nghe cha kể
Chuyện đời lính gian nan
Cơm ăn còn không đủ
Áo lính rách bốn mùa
Đêm nằm trong nước đục
Ngày nắng, ráo mồ hôi

Những người cha ra trận
Súng đạn nặng hơn thân
Gùi đi nữa thời xuân
Chưa bao giờ giám nghĩ
Mình được sống trở về
Máu cha nhuộm đất nâu
Xương thị muối cánh đồng
Bao nhiêu người ngã xuống
Giữ bến bờ thiêng liêng

Những người cha ra trận
Bao năm còn đau khổ
Người mất - chưa tìm thấy
Xương thịt gửi về đâu
Người còn trong tàn phế
Trở về cùng nỗi đau
Người sinh con khổ cực
Người lặng lẻ xoay đời
Bao đêm cha thao thức
Cũng chỉ vì chiến tranh


 (Thơ của bác hay quá, BY sửa vài lỗi chính tả cho hoàn chỉnh. Xin cám ơn.)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 01:36:58 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #392 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 01:45:48 pm »

 Tranphu341@ : Thời chiến người lính ra trận mà chẳng biết mình có ngày về hay không ,có những lúc gian khổ hy sinh ,cưc nhọc không thể tả hết,nhưng cũng có những phút vinh quang tự hào ,thắm thiết trong tình thương yêu của Nhân Dân ,thật tự hào và hanh phúc .
Mời bác Tranphu341 và các anh em nghe lại bài " NHỮNG CÔ GÁI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nhung-Co-Gai-Dong-Bang-Song-Cuu-Long-Thu-Hien/IW60C9E8.html
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #393 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 03:17:28 pm »

     Theo dõi những bài viết anh Tran Phu đả lâu,càng ngày càng cảm nhận được nhiều cái hay anh nêu lên trong cuộc chiến.Cảm ơn anh đả lột tả được hết bản chất của cuộc chiến giử nước và sau đó là làm nghĩa vụ Quốc tế giúp bạn nầy,từ tình hình thực tế vừa có chiến tranh phía trước,vừa có hòa bình phía sau,hai thái cực nhiều khi chỉ cách nhau vài trăm mét,làn ranh thật mỏng manh giửa những người anh hùng và những kẻ núp né,cơ hội.Chính những điều trong các câu chuyện kể của anh giúp người đọc hiểu rỏ hơn tại sao ta chiến thắng,khi mà người lính được chiến đấu trong sự tin yêu ,đùm bọc của tình dân đến như vậy,và hình như đó chính là đặc điểm của dân tộc ta thì phải:"Lúc bình thường ai cũng tính lẻ thiệt hơn,nhưng một khi đất nước bị xâm lược,tất cả dân tộc đều đoàn kết đứng lên kháng giặc.Không sức mạnh nào khuất phục được dân tộc nầy.Nam ,trung,bắc gì đều đồng lòng,từ thời cha ông,qua nhiều cuộc chiến tranh đả nói lên được điều đó.

    Nhà tôi nằm gần sân bay Tân sơn nhất.Từ nhỏ tôi đả chứng kiến nhiều lần các tốp máy bay của giặc Mỹ và chế độ củ xuất kích đi gây tội ác với nhân dân ở khắp nơi.Càng gần đến ngày giải phóng đất nước,tiếng gầm rú của các loại động cơ máy bay chiến đấu càng rền rỉ suốt ngày đêm.Những lúc như thế,mẹ tôi sợ lắm,hay lầm rầm cầu nguyện,mong đạn bom đừng trút lên đầu những người dân vô tội của mình.

    Rồi chiến tranh chấm dứt,đôi lúc tiếng động cơ vẩn còn ầm ỉ trên bầu trời.Có lần tiếng tăng tốc của F5 tạo thành những tiếng nổ lớn,rền vang trên đỉnh đầu.Mẹ tôi lại lo sợ,còn ba tôi thì cười:"Máy bay mình bay tập,bà lo gì,hết chiền tranh rồi".

    Nhưng rồi cảm giác chiến tranh lại bắt đầu từ từ len đến.Tin từ các tuyến biên giới báo về,qua người thân,những người bạn cùng gia đình đi kinh tế mới chạy về kể lại,có một cuộc chiến sặc mùi máu do những cuộc thảm sát đang xảy ra.Ngoài quốc lộ các đoàn xe chở quân đi về hướng biên giới bắt đầu ào ạt.Có lúc trong khi đi làm,thấy cả những chiếc xe chở quan tài chạy về hướng đó.

    Cảm nhận chiến tranh đến thật gần.Bây giờ tiếng cánh quạt của máy bay trực thăng nghe có vẻ gấp gáp hơn.Từng tốp trực thăng hai chiếc một lặc lè mang các ống rốc kết cứ bay theo hướng Tân sơn nhất,ngang qua mái nhà tôi,về hướng tây nam mất dạng.Cũng từ đó tôi hay có thói quen để ý xem bao nhiêu chiếc bay đi,bao nhiêu chiếc bay về để xác định được mức độ chiến tranh.Tin đồn là ta đang đánh nhau với người anh em,trong thâm tâm ai cũng hy vọng sự việc nầy sẻ mau chóng qua đi như một sự hiểu lầm.Nhưng có vẻ cuộc chiến càng ngày càng ác liệt hơn nửa,ta bắt đầu phổ biến thông tin khắp mọi nơi.Đi ngang qua trụ sở ủy ban phướng xã nào cũng thấy dán những hình ảnh mang tính chất dả man của pôn pốt.Lớp lớp thanh niên của đất nước lại lên đường.Trong đó có tôi và một số anh em đang công tác trong nhà máy.

   Thời gian nầy,ở quân trường tôi cũng lại hay chú ý nhận định tình hình qua số lần máy bay xuất kích.Khi mẹ hoặc ba lên thăm,ngoài những câu chuyện thông thường,tôi hay hỏi thêm:"Lúc nầy máy bay bay ngang qua nhà mình nhiều hay ít..."Và những thắc mắc về những đợt xuất kích của không quân ta ngày đó cứ gây cho tôi sự thắc mắc mãi đến tận bây giờ,bởi những thông tin ,hình ảnh ,nhất là lực lượng không quân ta ngày đó thật hiếm hoi.

   Nay thấy trong các câu chuyện của anh Tran Phu hay đề cập đến những trận đánh hợp đồng binh chũng với đầy đủ mọi thứ quân,trong đó có không quân ta,quả thực tôi rất mừng,hy vọng nghe được người đàn anh từng chứng kiến các trận đánh bảo vệ tổ quốc,nhân dân ngày đó sẻ kể chi tiết để nổi thắc mắc ngày đó trong tôi được giải tỏa.Rất mong anh Tran Phu cứ từ từ ,cố nhớ để kể cho tôi và mọi người cùng được nghe.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #394 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 03:51:30 pm »

Bác Tranphu341 kính mến:

Tình cảm quân dân thì đâu cũng thế, nhưng đúng là ở Miền Tây nó vẫn có sắc thái riêng biệt rất đậm đà tình nghĩa người dân vùng sông nước Cửu Long phóng khoáng, một sắc thái mà có lẽ chẳng ở đâu có được. An Giang và Đồng Tháp và một phần Long An là những địa phương đầu nguồn lũ sông Tiền. Trong đó Tân Châu và Hồng Ngự là hai điểm ở hai tỉnh chứng kiến những con lũ đầu tiên đổ vào đất Việt. Thường Thới Tiền và Tân Châu đối diện nhau qua hai bờ sông Tiền, đây là những điểm thường xuyên bị sạt lở. Một huyện nữa cũng bị ngập sâu vào mùa lũ là Tân Hồng. Bây giờ thị trấn Hồng Ngự đã an toàn lên nhiều lắm sau khi kè Hồng Ngự hoàn thành tháng 7 vừa rồi. Nhưng tính từ trận lũ lịch sử năm 2000 đến giờ, gần như không còn những trận lũ hồi xưa nữa, và người dân họ cũng buồn nhớ lũ vì đó là một nguồn sống phong phú của họ.
Ỏ vùng đó người dân vẫn còn nhớ và hỏi thăm các chú bộ đội người Bắc hồi 77-78 đấy bác ạ, tình cảm của họ với bộ đội đến giờ vẫn còn sâu đậm lắm.

Chúc bác khỏe và đều tay viết tiếp.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #395 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 05:22:38 pm »

           Hai anh em vào tới nhà anh chị Thành lúc 2h chiều . Chị Lan vợ anh Thành và 2 cháu Trịnh – Hoài chạy ra đón mừng vui ríu rít . Tính ra tôi mới xa đây khoảng 20 ngày mà mọi người cứ như là đã lâu lắm . Chị Lan kể đủ thứ chuyện về những ngày tôi đi vắng . Chị nói là đi đâu chị cũng khoe về người em “ngang hông” Miền Bắc . Và lại còn có ý tìm vợ cho tôi nữa chứ . Tôi nhớ lại , lúc ở đây tâm sự chị em , tôi có nói là tôi cũng đã muốn lấy vợ , và khen con gái ở đây rất ngoan , rất đẹp .
          Tối ăn cơm xong chị Lan cứ bắt tôi và Hiền đi “ xem mặt ” 1 người em của bạn chị , làm thợ may nhà gần đây . Chị nói , chị đã ngỏ lời với họ rồi chỉ đợi em quay lại thôi . Chết không cho chuyện đùa . Thật khó xử . Anh chị thật quý tôi và cũng thật là thật thà cả tin . Không biết là chuyện nói đùa của lính . Cứ tưởng tôi nói muốn lấy vợ là thật . Thế rồi tôi và Hiền cùng chị đến thăm gia đình chị bạn . Gia đình làm may cũng ngay trước dòng sông Hậu . Cách nhà chị Lan khoảng 5 - 600m . Trông gia đình thật nền nếp , gọn gàng , sạch sẽ rất có cảm tình . Người em gái chị bạn khoảng 20 tuổi , xinh sắn , đầy đặn trông cũng “ ưa nhìn “. Trong bộ bà ba hoa mầu xanh ngọc thật hấp dẫn . Ra chào chúng tôi bẽn lẽn và lễ phép . Mấy chị em nói chuyện , hỏi thăm về quê hương tôi và gia đình tôi v.v…. Tôi kể chuyện gia đình cho mọi người nghe và nói : Em là con trưởng trong gia đình , nên phải về lấy vợ ở quê . Và nhất là bây giờ , đời lính không biết đi đến bao giờ về . Cho nên không giám nói gì đến yêu đương hay vợ con v.v … Và nói  : chúng em đi chiến trận gặp được các chị quý mến chúng em thế này , là cảm động và quý hoá lắm . Em xin phép được làm quen với chị . Khi nào có điều kiện thì sẽ trở lại thăm chị , thăm em . Vì mai chúng em phải sang Hồng Ngự rồi . Đ/v em đang chiến đấu bên đó . Chị Lan và chị bạn nhìn anh em tôi thở dài , xót xa và có ý gì đó cảm thông tiếc nuối . Còn người em gái , sau khi ra chào mời nước chúng tôi đã vào trong nhà nghe chuyện . Nhưng  thỉnh thoảng lại bắt gặp ánh mắt long lanh nhìn chúng tôi .
        Tối ngủ ở nhà anh chị Lan . Cả nhà chuyện trò tới khuya , mọi người đã ngủ . Còn tôi thao thức không ngủ được . Nghĩ ngợi đủ chuyện . Tôi nghĩ mình là thằng con trai “ thật hèn ” thật nhát . Chưa gì đã sợ . Sao không liều như những người khác , cứ hẹn hò , hò hẹn đi có hơn không ? Rồi muốn đến đâu thì đến .(Sau này tôi mới biết trong đ/v có đồng chí đại đội phó đại đội 3 của tôi . Và lẻ tẻ trong trung đoàn đào ngũ và lấy vợ ở đấy ) .
          Sáng hôm sau , anh Thành lấy xe Honđa chở tôi và Hiền lên thăm miếu Bà . Rồi chở luôn 2 anh em ra bến phà Châu Đốc để sang Hồng Ngự . Chia tay anh Thành , chia tay bà con Châu Đốc , trong lòng tôi nặng trĩu những buồn vui bâng khuâng  khó tả .
          Sang bên kia phà , 2 anh em đi xe lôi . Ở vùng này nhân dân có loại phương tiện là “ xe lôi ” rất hữu dụng . Một cái xe thường là xe Honđa 67 . Kéo theo sau 1 cái rơmóc 2 bánh . Có cái thùng nhỏ , mà có khi chở được tới 10 người . Trông rất vui , rất tiện . Được cái là ở đây là đồng bằng , không phải dốc đèo nên có “chớn” là chạy băng băng . ( Nghe đâu bây giờ đã cấm loại xe này vì sợ ko an toàn giao thông ) .
           Hơn tiếng sau , chúng tôi đã tới thị trấn Tân Châu . Một thị trấn hẻo lánh của vùng sông nước , mà sầm uất giống như 1 góc nhỏ ở Sài Gòn . Cũng nhà gạch , nhà xây 2 - 3 tầng . Hàng quán đông vui đủ các loại hàng hóa . Các dàn ăng-ten tivi tua tủa trên các nóc nhà . Uống xong 2 cốc nước mía , tôi mua mấy gói trà , thuốc lá , kẹo để làm quà . Rồi 2 anh em đi bộ ra bến phà .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 09:07:44 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #396 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 10:22:00 pm »

          Chào Bạn ccduc2000 , Bạn daibacvn , Bạn HungD25F5 , Bạn Tuannv , Bạn bschung , Bạn ducthao , Bạn qtdc . Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã theo dõi và hưởng ứng topic TP . Điều này đã là động lực động viên TP rất nhiều .
         - Bạn ccduc2000 , Ban daibacv , Bạn HungD25F5 . Cảm ơn 3 bạn cũng có những tình cảm và xúc động như TP về những tình cảm mà nhân dân đã giành cho chúng mình . Những tình cảm cao thượng này chỉ có được ở đất nước ta , dân tộc chúng ta thể hiện trong cuộc chiến tranh chính nghĩa chống quân xâm lược bạo tàn .
         - Bạn Tuannv . Cảm ơn bạn đã cho TP và ae trên quân sử biết đươc 1 bài thơ thật hay . Xưa nay các nhà thơ nhà văn hay nói , hay ca ngợi về người mẹ . Còn bài thơ của bạn lại nói , lại ca ngợi người cha thật hay , thật hiếm . Bạn cho mọi người biết tên tác giả bài thơ thì thật quý . TP Đoán là thơ của Ba Hồng đúng ko . Vì ba bạn là người rất yêu thơ .
         - Bạn bschung . Cảm ơn bạn đã nói thêm về tình cảm quân dân và đã cho TP và cho ae trên diễn đàn nghe lại bài ca " Những cô gái ... sông Cửu Long " mà mình yêu thích . TP đã nghe như là mới lần đầu được nghe . Cảm ơn bạn rất nhiều .
         - Bạn ducthao . Cảm ơn bạn rất nhiều và qua bài viết của bạn TP cũng thấy được tình cảm của bạn , của gia đình bạn về tình yêu , tình người trong cuộc sống . Và bạn là 1 cây bút , cây viết có trình độ tổng hợp chặt chẽ vững vàng . Mình học được ở bạn rất nhiều . Xin cảm ơn bạn và tấm lòng vàng của ba , của mẹ bạn .
         - Bạn qtdc . TP xin cảm ơn bạn đã cho TP biết thêm về tình hình địa lý và tình cảm của những người dân vùng sông Tiền , sông Hậu . Và cuộc sống tình cảm của vùng dân nơi đây . TP hiện vẫn liên lạc qua lại với gia đình má Mỹ ở Thường Thới Tiền . Má vẫn còn sống và đã ngoài 80 tuổi rồi . Năm 2005 TP đã dẫn cả đoàn ccb F341 , trong đó có cả những người vợ người con của chúng mình nữa , về thăm nhà anh chị Thành ở Châu Đốc và nhà má Mỹ ở Thường Thới Tiền và nhân dân nơi đây . Và mọi người đã được tận hưởng những niềm vui thật lớn .
                     Traphu341 xin chúc các bạn cùng gia đình luôn khỏe , và có nhiều niềm vui cuộc sống .  
         -
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 10:28:16 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #397 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:41:42 pm »

Đọc bài viết của bácTP xong ,tôi có một thắc mắc nhỏ như thế nầy! hơi riêng tư!nhưng xin nói trước với bác nếu không quá bất tiện thì bác trả lời còn không thì thôi bác nhé!
Thật sự là lúc được mai mối để xem mặt và làm quen cô gái ở Châu Đốc,bác từ chối và nêu lý do vì là con trưởng nên phải về quê cưới vợ ,đó là lý do thật sự hay chỉ là một cái cớ để từ chối khéo vì chưa dám lấy vợ.
Năm đó nếu tôi đoán không lầm thì bác cũng đã khoảng 26 tuổi,độ tuổi cũng không còn quá trẻ để lập gia đình.Nếu thật sự ở độ tuổi đó có gặp được một người con gái và phải lòng nhau thì bác có quyết định cưới hay không ?Con gái miền Tây thời đó phải nói là rất đạt tiêu chuẩn:dể thương-hiền lành-siêng năng-chịu khó-đãm đang và rất yêu chồng.Một tiêu chuẩn mà con gái bây giờ !có thể nói cũng chỉ có một số rất ít đạt được
Hay là lúc đó bác đã có người con gái trong mơ rồi!và chưa dám quyết định vì còn phải ở chiến trường.
Quả thật là một người lính trong thời chiến,khi còn phải đang chiến đấu ở chiến trường làm sao biết chắc được là mình còn sống trở về phải không bác?
Có rất nhiều bác đã là rể của người miền Tây cũng chính vì cái dể thương của người con gái miền Tây nam bộ nầy.
Năm 2005 bác về thăm anh chị Thành ở Châu Đốc bác có được tin tức gì về người con gái năm xưa được mai mối cho bác không ?
Hỏi vì tò mò thôi chứ không có ý gì đâu bác TP nhé!
Thân chào bác!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #398 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:53:47 am »

              - Chào bạn dathao . Cảm ơn bạn đã thường theo dõi topic của TP .  Hôm nay bạn có mấy ý hỏi TP về riêng tư . Bạn dathao . TP viết , kể kại chuyện về TP và đ/v của Tranphu . Làm n/v chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam . TP định không kể những chi tiết này . Vì sợ nó dài dòng , sợ làm loãng topic v.v … Nhưng rồi TP nghĩ đây là chủ đề hồi ức , ký ức của người lính . Không thể chỉ có trần trụi súng đạn , ùng - oàng , bằng - bằng , đánh nhau , Chốt giữ , bị thương v/v … Mà thực tế chúng ta chiến đấu bảo vệ biên giới , rất hay rất vui là nhiều khi được gần dân , ở cùng dân . Và thực tế là chiến đấu vì dân . Vì vậy TP thấy đây cũng là 1 phần rất quan trọng của đời lính . Tôi và chúng ta hồi đó còn rất trẻ - Phú 26 tuổi . Đúng ! Đúng là cái tuổi không còn là quá trẻ , để không nghĩ đến , hay lấy vợ lập gia đình                                     .
                     Chúng mình được học tập nhiều về tình hình n/v của người lính . Nhất là người Đảng viên trong tình hình n/v  mới của đất nước . (Tranphu vào Đảng năm 1974 tại Quảng Trị ).
   Song con người chứ đâu phải là gỗ đá , những rung động của tuổi trẻ , trưởng thành , trước người khác giới thật mạnh . Lại là người lính chiến , thiếu thốn tình cảm nhiều . Nên sự rung động càng mạnh hơn , ào ạt hơn . Thèm khát , khát khao được yêu , được hôn , được sống cuộc sống thường tình cảm rất bình thường của con người , của tạo hóa .
   Có những đêm hành quân dọc biên , trong mưa , trong rừng hay qua những làng xóm , thoảng nghe tiếng trẻ khóc , tiếng nựng dỗ con khê khê ngái ngủ của người phụ nữ , người vợ trẻ . Trong những mái lá nhỏ , mà thấy thót tim , thèm được có 1 cuộc sống bình dị đến vậy . Thèm đến nao lòng .
   Cũng có thể TP là người sống khắc kỷ . Thời điểm đó TP đã 2 lần chia tay với bạn gái .
   - Lần 1: trước khi đi bộ năm 72 chia tay với người yêu , con của một nghệ sỹ nhiếp ảnh quê ở Thái Bình kém TP 1 tuổi .
   - Lần 2: là chia tay Thanh - người yêu trong những ngày làm quân quản tại Sài Gòn . Khi đ/v có lệnh đi chiến đấu ở biên giới . Hiện tại lúc đó rất "thanh thản" theo nghĩa là không có ai hứa hẹn đợi chờ .
   Bạn nói đúng . Con gái , phụ nữ miền Tây thật tuyệt vời . Xinh đẹp duyên dáng , đảm đang , chiều chồng v.v … những tiêu chuẩn số 1 để chọn vợ . Ở miền Tây , mình chính kiến cách người phụ nữ , người vợ chăm sóc chồng , chiều chuộng chồng lúc ăn nhậu , cả bạn nhậu của chồng " khỏi chê luôn ". Bạn chồng có thể say , bị nôn , quậy , hoặc có thể sỉn quá còn " tè " ra ngay tại đó . Họ cũng vẫn vui , vẫn dọn , không chê trách gì , lại còn cảm thấy hạnh phúc vì đã có những bạn nhậu nhiệt tình .
   Mình đã thấy 1 người phụ nữ đi gặt lúa về . Móc ở trong túi ra 3 con chuột đỏ hỏn , chưa mở mắt . Để trong bàn tay mắt vui sướng khoe và nói : "anh Phú nhậu với chồng em nghe . Mấy con chuột này nướng , nhậu là chồng em "số rách" mấy xị đó “. Mắt long lanh cười vui như nghĩ đến bữa nhậu của chồng .
               Phụ nữ miền Bắc , những khoản này thì đừng có hòng . Hiền lành , trung hậu , đảm đang theo kiểu XHCN . Họ không chấp nhận 1 người đàn ông , con trai rượu chè say xỉn .
   Trở lại câu hỏi của bạn , đúng là mình nêu các lý do đấy chỉ để là : " từ chối khéo " thịnh tình của mọi người dành cho mình . Trong câu: "con trưởng lấy vợ ở quê ". Với TP lúc đó nói chuyện lấy vợ , là chuyện gì đó cao xa không tưởng . Đ/v thì đang chiến đấu sống chết , thương vong rất nhiều . Mà thường những ae mới về lấy vợ , trong chiến đấu lại hay bị " dính ". Nên đúng là mình thèm con gái , thèm yêu , thèm hôn , thèm những khát khao của giới tính trưởng thành . Chứ chưa giám nói đến cao xa là lấy vợ .
                 - Không đợi đến 2005 , mà 17 năm sau 1995 mình có thể trở lại thăm mọi người . Thăm gia đình anh chị Thành Lan . Sang Thường Thới Tiền thăm gia đình má Mỹ . Và đương nhiên ở Châu Đốc có đến thăm gia đình chị bạn chị Lan cùng người em gái xinh đẹp ngày nào . Lúc đó đã có 2 con , 1 trai 1 gái . Cháu lớn 12 tuổi , cháu bé 10 tuổi . Mọi người đang sống cuộc sống hạnh phúc , êm đềm , đẹp đẽ như dòng sông Tiền , sông Hậu lúc không có lũ về .
   Và mình gặp được cả anh bạn đại đội phó của mình , cùng mấy ae lấy vợ , sinh con tạo lập cuộc sống ở đó nữa .
   Tranphú cảm ơn bạn rất nhiều . Đã có những câu hỏi hay để mình được trải lòng thêm , về những năm tháng quân ngũ xa xưa ấy .
   Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe và hạnh phúc.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 01:55:03 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #399 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 11:37:10 am »

- Thời điểm đó TP đã 2 lần chia tay với bạn gái .   
    - Lần 1: trước khi đi bộ năm 72 chia tay với người yêu , con của một nghệ sỹ nhiếp ảnh quê ở Thái Bình kém TP 1 tuổi .
    - Lần 2: là chia tay Thanh - người yêu trong những ngày làm quân quản tại Sài Gòn . Khi đ/v có lệnh đi chiến đấu ở biên giới . Hiện tại lúc đó rất "thanh thản" theo nghĩa là không có ai hứa hẹn đợi chờ .
   Bạn nói đúng . Con gái , phụ nữ miền Tây thật tuyệt vời .
  Tranphu@  : Bác không những thật thà thẳng thắn ,trung thực...y như đồng bào Miền tây Nam Bộ ,mà còn dũng cảm ,có thể nói là nhất VHM nữa  Grin
   Các bác cựu nên học tập tấm gương "thật thà dũng cảm" của bác TP ,cũng mấy chục năm rồi ,nói hết ra đi cho lòng thanh thản ! sợ gì ,nhà cũng lâu năm hết rồi rất khó cháy,lỡ nếu có cháy thì em giúp "nguyên liệu" xây nhà mới  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM