Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:50:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311678 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #380 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 11:39:01 am »

Trích:
Nhìn khói , lửa chớp lòa và tiếng nổ của các loại pháo , bản hợp xướng của đủ các loại tiếng nổ . Bất giác tôi nói với Mẹ : “ Mẹ ơi ! Đánh nhau , súng 2 bến bắn nhau , tiếng nổ đúng như thế này Mẹ ạ ”.
--------------

   Chào bạn Trần Phú:

   Bạn viết cảm xúc đoạn này thật đúng. Những năm ấy càng ngày dân mình đốt pháo tết càng nhiều, pháo càng ngày càng to (nhiều dám cưới cũng vậy). Lần nào nghe tôi cũng lặng đi, chợt cảm giác như đang chiến trận.

   Nhà nước cấm pháo cũng tốt, vừa tiết kiệm, vừa đỡ giật mình.

  Bạn viết bài rất hay, mạch lạc, làm người đọc có được một cái nhìn bao quát về chiến trận. Cảm ơn bạn.

   Chúc bạn luôn vui, khỏe.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #381 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 04:01:56 pm »

                      - Chào bạn Tuannv ; bạn haanh , bạn tuaans ; bạn dathao ; bạn hoangson1960 , Bạn Trinhsat .
                      - Tranphu341 xin chào , và cảm ơn các bạn đã theo dõi , đã thể hiện hưởng ứng TP bằng những bài viết bổ xung . Ủng hộ topic của TP , điều đó đã động viên TP rất nhiều . Trong suy nghĩ của TP lúc nào cũng muốn nói lên những tình cảm gắn bó máu thịt , giữa tiền tuyến và hậu phương . Giữa ta và chúng ta với người thân , với bố mẹ , với anh chị em và người vợ (TP lúc đó chưa có vợ) người yêu của mình . Nhất là những tình cảm của Mẹ giành cho mình . Giành cho đứa con mà tạo hoá , mà thượng đế đã ban tặng cho cái tình Mẫu tử thiêng liêng cao thượng nhất trên đời .
                         Nếu chúng ta , không có những tình cảm đó , hoặc không quý trọng những tình cảm đó . Thì chắc chắn chúng ta không thể chiến đấu , không thể chịu đựng được gian khổ , sẵn sàng hy sinh cho đất nước , cho dân tộc và cho chính Mẹ hiền kính yêu .
                         Cũng như binhyen nói : “ Sao cuộc đời của những người lính lại khổ đến vậy ? Sao không phải là ai khác ? Mà lại là chính mình phải thiệt thòi đến thế ? Trong khi biết bao người , bao nhiêu triệu người đang sống sướng , thì chúng ta , phải sống , chết , khổ cực trăm bề . Những người lính có lúc đã tự thấy mình hẩm hưu , tủi thân , than thân trách phận v.v… Nhưng rồi chúng ta lại vẫn vượt qua , vẫn đi , bước đi hào hùng của người lính . Và hôm nay , chúng ta có quyền tự hào về những hành động đó , bước đi đó . Và đó cũng là vì Mẹ . Con của Mẹ trong gian khổ , ác liệt hy sinh vẫn toả sáng , vẫn sống xứng đáng với lời dặn dò của Mẹ , trước lúc lên đường chinh chiến .
                    - Bạn Tuannv , sáng nay đọc những dòng viết của bạn , theo lời đọc của Ba bạn , là đồng đội trực tiếp của mình , thế hệ lính 75 . Mình đã khóc , mặc dù mình cố kìm , nhưng không được . Nước mắt vẫn chảy nhạt nhoà , nó không phải là nước mắt đơn thuần nữa , mà nó là từ sâu thẳm trong con tim của người lính , xót thương cho đ/c , đồng đội đã hy sinh nơi sa trường với tuổi đời còn rất trẻ . Nhất là những người trực tiếp đã sống , chiến đấu bên cạnh mình . Khi TP viết topic này , trong lòng TP cũng đã nguyện cầu , coi đây là lời tri ân , những nén hương  thơm , tưởng niệm những đồng đội , đồng chí đã hy sinh , những Anh hùng liệt sỹ , vì dân vì nước . Và TP cũng ghi nhận thêm nén hương vòng của Ba Hồng bạn nữa , thắp và tưởng nhớ , các đồng đội của Ba .
                     TP vô cùng trân trọng tình cảm của đồng đội Hồng , Ba của bạn . Đã có những tình cảm thật sâu nặng với đ/v , với đời lính mà Ba của bạn cũng là một người anh hùng trong chiến đấu . Hoàn thành nhiệm vụ , chiến thắng trở về . Trên người mang đầy thương tích của chiến trận hào hùng . Và rất tự hào Tuannv con của ccb , rất tâm huyết với đời lính của Ba , của đồng đội Ba . Mình hy vọng là Tuannv sẽ ngày càng thành đạt và toả sáng , xứng đáng với những gì mà Ba Hồng , thế hệ của Ba Hồng  đã sống đã làm .
                           - Bạn haanh , Bạn Tuaans , Cảm ơn 2 bạn đã đọc bài và động viên Ba của Tuannv , người ccb Sư đoàn 341 . Viết và kể lại đời lính trên diễn đàn . Đúng là chúng ta cũng phải mạnh dạn viết , mạnh dạn làm quen với máy tính . Chứ có ai sinh ra đã làm được việc này ngay đâu . Chỉ có người biết trước hoặc biết sau , hoặc có , hay không có điều kiện thôi .
                           - Bạn dathao , Bạn hoangson1960 , Bạn Trinhsat . Cảm ơn 3 bạn đã có bài viết động viên TP , và cũng có những tâm trạng về Mẹ giống TP . Những nhận xét về thời cuộc đổi thay , trong nếp sống của mọi người . Nhất là việc lạm dụng dùng pháo , đốt pháo quá mức trong những năm đất nước mới được Thống nhất .
                                          Tranphu341 xin chúc các bạn cùng gia đình luôn khỏe . Có nhiều niềm vui cuộc sống .
   
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2011, 04:48:06 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #382 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 04:15:32 pm »

                  Sau khi bàn giao các địa bàn mới giải phóng cho sư đoàn 330 QK9 đảm nhiệm . Toàn bộ Sư đoàn hành quân gấp về Hồng Ngự  ,  Đồng Tháp . Vì Trinh sát phát hiện Pốt tập trung 2 Trung đoàn , đã đánh chiếm khu vực đồn biên phòng Mỹ Cân , Hồng Ngự . Chúng ý đồ làm bàn đạp để đánh , “chọc” vào thị trấn Hồng Ngự , Đồng Tháp .
           Các đ/v rời khỏi trận địa , trong niềm vui hân hoan của bà con nhân dân Châu Đốc , An Giang . Nhất là 2 xã mới được giải phóng . Chiến đấu dọc biên giới Tây Nam đã gần nửa năm . Nhưng chưa khi nào Trung đoàn gặp được sự chào đón vồn vã , nhiệt tình nồng hậu như ở đây . Tất cả các đoàn thể từ tỉnh , thị xã , dân chúng đều ùa ra 2 bên đường , vẫy chào và cũng là tiễn chân bộ đội Sư đoàn 341 Anh hùng . Nào bánh tét , bánh ú , bánh lá gói các loại , kẹo , thuốc lá , xôi gà v.v … Thật nhiều , thật nhiều , được giao cho các đ/v , tung lên xe , nhét vào ba lô v.v … Anh em mấy ngày qua , phải chiến đấu liên tục , mệt và đói . Ngày hôm qua có đại đội , có bộ phận còn phải ăn trái cây vú sữa thay cơm . Vì anh nuôi không tiếp tế được . Anh em vừa đi vừa ăn nhồm nhoàm , ngấu nghiến những sản vật của bà con , nặng tình quân dân cá nước . Các bà , các má thì ôm chặt anh em khóc , nước mắt lã chã , xót thương trong cảm mến . Các thiếu nữ duyên dáng , tươi đẹp cũng không giấu được những tình cảm của mình . Nắm chặt tay lính , mắt long lanh cười vui hân hoan , có vài cô gái bạo dạn , nắm tay ae rồi bất nhờ ôm chặt , hôn vào má ae thật to rồi kêu lên thật to : “ Em thương anh “ Rồi chạy lấp vào đám đông ! Làm mấy chiến binh được hôn , ngượng ngùng đỏ hết cả mặt . Trong tiếng cười vui của mọi người . Các em nhỏ thì khỏi phải nói nữa , cứ tung tăng chạy theo các anh bộ đội , chạy theo đoàn quân reo hò ầm ĩ . Ai đã từng được sống , được chứng kiến trong giờ phút vui sướng tột cùng lịch sử này , mới thấy hết được ý nghĩa của chiến thắng . Ý nghĩa của tình cảm quân dân . Và thấy được những đói rét , gian khổ hy sinh phần nào được đền bù . Được tôn vinh , vô cùng tự hào . Nhất là trong không khí của ngày xuân , ngày Tết tràn ngập nắng Phương Nam , có hoa mai vàng hoà quyện trong nắng , trong tình người , tình quân dân . Cờ hoa rực rỡ . Không thể có giấy bút nào tả hết , kể hết được cái đẹp , cái tình và niềm vui cao quý đó ...
               Nhiệm vụ của Sư đoàn phải cơ động gấp về Hồng Ngự . Phương tiện hành quân bằng cả đường bộ và đường sông . Các cấp chỉ huy đã huy động tàu thuyền , để chở bộ đội trên sông Hậu . Các loại ôtô khách của dân cũng đươc trưng dụng , chở bộ đội hành quân theo đường bộ số 4 . Rồi rẽ vào các đường liên huyện , liên xã ra dọc vùng biên của huyện Hồng Ngự , Đồng Tháp . Tới nơi toàn Trung đoàn gấp rút tổ chức phòng ngự , và điều nghiên chuẩn bị tấn công địch ở khu vực đồn biên phòng Mỹ Cân , cùng các nơi địch lấn chiếm .
               Bộ đội tràn về . Lực lượng thật hùng hậu , lúc này ae đã được trang bị mũ sắt của pháo binh . Để tránh và giảm thiểu các vết thương ở đầu . Như lính ta nói là : bảo vệ “ cái gáo “ . Nhìn những người lính trẻ , khoẻ trong sắc lính trận , súng đạn đầy mình . Lại có mũ sắt đội đầu thật lạ lẫm , thật uy nghi , mạnh mẽ . Dân chúng ở những khu vực này , rất có truyền thống cách mạng . Trong thời kỳ KCCM như xã Thường Thới Tiền , Thường Thới Hậu v.v … đều là các xã được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng  LLVT trong KCCM .
               Được bộ đội về , đánh địch , trấn thủ cứu giúp nhân dân , nhất là trong những ngày Tết thế này . Không còn gì quý bằng . Nên các đơn vị lại được bà con nơi đây , thể hiện tình cảm và vật chất . Chăm lo cho ae , cho từng người trong đ/v , như chính những người con yêu của Mẹ , những người ruột thịt của gia đình . Đã đi , đã ở với dân từ Bắc vào Nam . Nhưng không ở đâu có được , những tình cảm của dân , của các Ba các Má , các chị các em như ở đây . Ôi ! Thật tuyệt vời những con người , những tình cảm của người dân miền Nam . Vùng sông nước Đồng Bằng sông Cửu Long này ! Và đây cũng là những câu chuyện , những đề tài vui của lính ta sau này .
                   Với tôi nơi đây là nơi để lại những dấu ấn , những tình cảm ko thể nào quên . Giữ mãi và theo suốt đời quân ngũ đến tận bây giờ ..
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2011, 04:42:47 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #383 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 11:43:48 pm »

Có thể nói đv của bác TP là đv quân chủ lực đầu tiên về miền Tây nam bộ sau ngày giải phóng được nhân dân địa phương thể hiện tình cãm thương yêu nhiều đến như vậy!
Người dân miền Tây là vậy!hiếu khách và thiệt tình.Ít khi dấu diếm tình cãm của mình,thương ai hoặc ghét ai là  thể hiện ngay,không bộ điệu kiểu cách.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #384 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 09:00:00 am »

            Chào bạn dathao . Bạn nói rất đúng về tình cảm của nhân dân miền Tây . Thật thà ,thẳng thắn , vô tư , sôi nổi và nồng hậu. Trong những ngày tháng đó TP được ở nhà Ba Má tên Phan thị Mỹ ở Thường Thới Tiền . Má nhận mình làm con nưôi . Măc dù má đã có tới 10 người con . Bé Út Hết lúc đó mới có 2 tuổi . Trong những câu chuyên vui tôi cứ nói là khi nào bé Út Hết lấy chồng thì con về thăm má rồi dự cưới em .
           22 năm sau Út Hết 24 tuổi , tôi nhận được bức điện của bé Út Hết ngày nào là :" Em đi lấy chồng . Mời anh vào thăm má và dự cưới em " . Vừa mừng vừa vui ,vừa thật khó xử vì từ Thái Bình vào đó có phải gần đâu và đi lại đâu có phải dễ  . Đắn đo tính toán mãi . Rồi tôi cũng phải xếp công việc để thực hiện lời hứa 22 năm trước . Vì những gì chắc bạn đã biết ...
                             Chúc dathao khỏe , luôn có nhiều niềm vui cuộc sống .
                            
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 10:43:57 am gửi bởi tranphu341 » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #385 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 09:11:06 am »

hehe chuyện hay quá bác tranphu ơi  Grin Thật hạnh phúc khi được chiến đấu trong sự thương yêu đùm bọc của nhân dân . Đúng như lời bài hát : Đi , vác súng trên vai giữ bình yên cho tổ quốc ...Đường ra biên giới thắm muôn vàn nghĩa tình ..
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #386 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 10:05:00 am »

                    
                      Sáng hôm sau , tôi và Hiền ra bến xe Miền Tây về Châu Đốc . Tôi hỏi Hiền sao không đi thẳng Đồng Tháp , mà lại về Châu Đốc . Hiền giải thích : “ Từ Châu Đốc đi qua phà rồi đi xe lôi chưa đầy 20km đến Tân Châu . Qua phà Tân Châu bên kia đã là xã Thường Thới Tiền , của huyện Hồng Ngự , Tiểu đoàn mình đang đóng quân ở đó . Nếu đi về Đồng Tháp rồi lại về Hồng Ngự thì xa hơn . Tôi nói như thế càng hay , vì cho anh về thăm nhà anh chị Thành hôm trước anh ở đó .
                          Lần trước về miền Tây theo xe quân đội , của Bệnh xá . Còn lần này 2 anh em được đi xe khách , nên thong thả nhàn nhã hơn . Được ngắm nhìn cảnh vật nhà cửa , vườn cây hoa trái của Miền Tây . Qua những cánh đồng lúa chín thẳng cánh có bay . Hoặc những đầm sen phả hương thơm mát nhẹ . Trong lòng thật thư thái vì đã gặp được Hiền . Thăm một số anh em thương binh trong viện . Hiểu được tình hình chiến đấu , và những thay đổi của đơn vị . Như C3 anh Tiễn CVT đã lên làm d phó chính trị . Thay anh Tiễn là anh Nông quê Thanh Hóa , ở bên d2 điều sang . Anh Trụ vẫn còn nhưng cấp phó thì là anh Tiến , B trưởng mới lên v.v...
                     Trên xe bà con nói chuyện râm ran . Nào là chuyện lúa má , cây trái , chuyện gia đình , xã hội , những bức xúc trong cuộc sống . Trước thì thế này , bấy giờ chính quyền mới lại thế kia v.v...Khen chê đủ điều . Rồi câu chuyện trên xe cũng đã chuyển sang về tình hình chiến sự Biên giới . Người này , người kia tranh nhau nói , tranh nhau kể về sự tàn ác dã man của bọn lính Pốt . Như chuyện chúng bất ngờ sang tàn sát cả xã Ba Trúc , giết hàng ngàn người . Chặt đầu xếp từng hàng . Máu chảy ngập làng . Dã man hơn nữa chúng còn lấy cây tầm vông ,( cây tre) chọc vào cửa mình lên đến tận cổ đàn bà , con gái . Không hiểu sao bọn này lại tàn ác đến thế ? Rồi chuyện chúng chiếm vùng Phú Cường , Khánh An , Khánh Bình đã lâu . Mấy ngày tết được bộ đội , đơn vì gì ấy ở Tây Ninh xuống toàn lính Bắc . Bộ đội trẻ lắm , giỏi lắm và khổ lắm . Những ngày tết mà vẫn đánh nhau , diệt hết bọn giặc ở đây giải phóng cho các xã , các chú bộ đội hiền khô à ! Bị hy sinh cũng nhiều rất là thương xót ...
                             Hai anh em cứ ngồi im nghe chuyện . Rồi một bà má quay lại , thấy chúng tôi như bất ngờ bà má hỏi 2 chú về đâu ? Có phải về đơn vị bộ đội Miền Bắc đấy không ? Hiền nói thưa má , đấy là đơn vị con , con về Sài Gòn chuyển giấy tờ cho một số anh em bị thương . Hôm nay mới quay lại . Chúng con là bộ đội thuộc Sư đoàn Sông Lam 341 , Quân đoàn 4 . Mọi người ồ lên . Cả xe hướng về phía chúng tôi cảm kích . Bà má vừa hỏi thăm thì đi hẳn xuống ôm lấy Hiền mà khóc , nói rằng : Má thương các con , quý các con và biết ơn các con lắm . Rồi mọi người lấy đủ thứ quà bánh , trái cây bắt chúng tôi ăn . Nhìn ngắm chúng tôi như là những người hùng , người thân , người con vừa ở chiến trận trở về .
                          Thật bất ngờ và cảm động trước những tình cảm đó . Rồi tôi tự thấy mình như có lỗi , vì những tình cảm này , lẽ ra phải giành cho những anh em đã tham gia chiến đấu ở đây . Còn tôi ốm đau đi viện , về nhà , đâu có xứng đáng được nhận phần thưởng tình cảm cao quý đó .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 10:52:39 am gửi bởi tranphu341 » Logged
ccduc2000
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #387 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:08:43 am »

Chào Bác Trần Phú, em theo dõi rất sát câu chuyện của Bác, quá cảm động và giản dị....cảm ơn Bác rất nhiều... chúc Bác manh khỏe và yêu đời nhé ! Trân Trọng .
Logged
daibacvn
Thành viên
*
Bài viết: 128


Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...


« Trả lời #388 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:21:24 am »

Trích dẫn từ: tranphu341
Hai anh em cứ ngồi im nghe chuyện . Rồi một bà má quay lại , thấy chúng tôi như bất ngờ bà má hỏi 2 chú về đâu ? Có phải về đơn vị bộ đội Miền Bắc đấy không ? Hiền nói thưa má , đấy là đơn vị con , con về Sài Gòn chuyển giấy tờ cho một số anh em bị thương . Hôm nay mới quay lại . Chúng con là bộ đội thuộc Sư đoàn Sông Lam 341 , Quân đoàn 4 . Mọi người ồ lên . Cả xe hướng về phía chúng tôi cảm kích . Bà má vừa hỏi thăm thì đi hẳn xuống ôm lấy Hiền mà khóc , nói rằng : Má thương các con , quý các con và biết ơn các con lắm . Rồi mọi người lấy đủ thứ quà bánh , trái cây bắt chúng tôi ăn . Nhìn ngắm chúng tôi như là những người hùng , người thân , người con vừa ở chiến trận trở về .
                          Thật bất ngờ và cảm động trước những tình cảm đó . Rồi tôi tự thấy mình như có lỗi , vì những tình cảm này , lẽ ra phải giành cho những anh em đã tham gia chiến đấu ở đây . Còn tôi ốm đau đi viện , về nhà , đâu có xứng đáng được nhận phần thưởng tình cảm cao quý đó .

Xúc động quá bác TranPhu341 ơi!
Logged

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Dưới sông còn đó bạn tôi nằm...
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #389 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:21:51 am »

              Chào ban haanh . TP cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và động viên TP . Và cũng có những tình cảm , cảm nhận những giá trị của tình quân dân " Cá - Nước " nhất là được thể hiện , được diễn tả bằng thơ , bằng nhạc của các nhà thơ , các nhạc sỹ tài danh . Đã đi vào lòng người nhất là với chúng ta những người lính chiến vì dân , vì nước .
              Có 1 bài hát ca ngợi về vùng đất này , con người này mà với TP thì cho đây là 1 bài hát hay nhất trong những bài hát hay của những bài ca Cách mạng . Cách đây 2 năm mình được sang Mỹ 45 ngày . Được đi rất nhiều nơi , nhiều Tiểu bang của Mỹ kể cả đến Nuuyooc và Oasinhton Cty . Những ngày cuối rất buồn nhớ nhà , nhớ Việt Nam vô cùng . TP bèn yêu cầu người cháu mở cho nghe bài hát :" Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long " . Mình nghe đi nghe lại cả ngày ko chán vẫn cứ muốn nghe tiếp . Trời ! Lời thơ ,nốt nhạc , giai điệu ,ca từ thật hay mượt mà và tha thiết . được thể hiện qua giọng hát của NSND Thu Hiền nên càng rung động mượt mà hơn . Có lẽ ko có ai có thể tả hay hơn về vẻ đẹp của làng quê , về con người sông nước Cửu Long trong bài ca này . :" Những đầm sen , những dòng sông , in bóng trăng soi ... mái tóc thơm quyện hương trái ngọt ...Đời tự do có gì đẹp hơn ... Cây súng bên mình cũng đẹp như em ..." Được nghe mỹ mãn bài hát này làm cho nỗi nhớ nhà , nhớ quê hương của TP được vơi nhẹ đi rất nhiều .
                           Và qua bài viết của topic này . Tranphu341 cũng xin trân trọng cảm ơn và vô cùng ngưỡng mộ nhà thơ ( ? )Và nhạc sỹ (? ) Đã sáng tác lên bài ca bất hủ này .
                      Tranphu341 chúc haanh luôn vui khỏe . Đang tỏa sáng và ngày càng tỏa sáng hơn trên diễn đàn này .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 02:24:29 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM