Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:55:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311685 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #350 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 01:44:15 pm »


Trần Phú cùng sư đoàn trưởng Vũ Cao tại nhà truyền thống sư đoàn 341 tại Thanh Hóa năm 2007
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #351 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 02:13:50 pm »

    Xin trân trọng cảm ơn Bạn dathaor,Bạn vietpo"lut",Bạn leasedline , Bạn tuannv, Bạn hungnguyen0360 . anhoangson1960 , BạnTrầnhứa , Bạn bschung.Cùng ae trên QS . Thay mặt các ccb sư đoàn 341 xin ghi nhận tình cảm của ae trên Diễn đàn QS đã có lời chia buồn ,tri ân với gia đình , và các ccb Sư đoàn 341 về sự từ trần của Trung tướng VŨ CAO .
                - Tranphu341 gửi tới các bạn lời cảm tạ và chúc ae QS khỏe ,có nhiều niềm vui cuộc sống.
                - Tranphu341 cũng vừa đọc và biết về tang lễ của thân phụ bschung . TP xin chia sẻ với bschung về đau thương mất mát vô bờ bến này . 
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #352 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 04:16:28 pm »

        
               Tôi không gặp được Lập như đã hẹn . Và cũng lỡ hẹn với Thanh , người bạn gái . Hôm trước đến chơi ,tôi có hẹn là : sẽ cùng Thanh đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ  ngày tết . Do việc được ra Bắc , về quê quá bất ngờ nên ko kịp báo lại . Việc lỡ hẹn với anh Lập cũng không có gì quan trọng lắm . Còn riêng với Thanh , việc lỡ hẹn này , là nỗi ân hận của tôi cho đến tận bây giờ . Vì cho đến bây giờ và chắc là mãi mãi tôi không có cơ hội để sửa chữa , thực hiện lời hứa đó nữa ...
                  Chiều hôm sau tôi và Lộc ra nơi làm thủ tục để bay ra Bắc . Trời ngày tết mà ở Sài Gòn , nhất là trong khu vực sân bay nắng nóng như đổ lửa . Tôi nhanh chóng làm những thủ tục an ninh , rồi vào phòng đợi khoảng 30 phút thì lên máy bay . Hồi đó , hàng không của mình chủ yếu là dùng máy bay 2 hay 4 cánh quạt ( động cơ ) của Nga . Trong máy bay không có hệ thống điều hòa như bây giờ . Trong lúc chờ đợi cất cánh ai nấy mồ hôi đổ ra như tắm . Trông rất khổ sở . Riêng tôi thì phần vì quen với cái nóng , cái khổ , phần vì đang phấn khích vì chuyện đi phép thăm nhà bất ngờ này . Mà lại được đi bằng phương tiện máy bay hiện đại . Nên cũng thấy bình thường . Miên man nghĩ  đến hồi tháng 3/76 khi đang làm quân quản tại Sài Gòn , thì mẹ tôi vào thăm . Đúng lúc tôi chuẩn bị được đi phép . Thế là tôi “ bỏ” đường bộ ôtô của binh trạm . Hai mẹ con mua vé tầu “ thống nhất ” về theo đường biển . Sau 2 ngày lênh đênh trên biển , thì cập bến Hải Phòng . Lần này được đi “ về phép ” bằng máy bay nữa . Như vậy là tôi vào Nam ra Bắc bằng đủ các loại phương tiện . Đi bộ , đi ôtô , đi tàu biển và lần này là máy bay . Một thằng lính chiến bộ binh mà như vậy cũng ” oai “, cũng thật là tự hào .
                            Thế rồi cũng đến giờ cất cánh . Khoảng 4h30 chiều thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm . Mọi người lên xe ôtô của hàng không về Hà Nội . Đi từ Sài Gòn ra Bắc khoảng hơn 2h bay . Mà đi từ Gia Lâm về  bờ hồ  Hà Nội mất gần 3h , vì tắc đường ở cầu Long Biên . Ngày tết bà con đi lại quá đông . Với tôi đó là lần chứng kiến cảnh “ tắc đường” đầu tiên trong đời .
                      Vừa xuống xe ở trạm vé hàng không “ bờ hồ”  Hoàn Kiếm , thì đã thấy bố tôi đứng đợi . Ông được ông Tiến hàng xóm về trước báo giờ bay của tôi , nên lên Hà Nội đón tôi . Hai bố con mừng mừng , tủi tủi trào nước mắt . Không ngờ cuộc đời lại có những thay đổi nhanh như vậy . Hà Nội chuẩn bị tết đông đúc nhưng vẫn thấy nghèo nàn , không ầm ĩ , ồn ã như Sài Gòn . Trời âm u se lạnh . Những lá vàng rơi bay lả tả trong buổi chiều Đông . Dân chúng còn toàn đi bằng xe đạp , nhìn những người phụ nữ gò rạp người đạp xe trông thật vất vả . Ở Sài Gòn họ đi xe đạp kiểu dáng khác , trông thanh thản hơn nhiều . Thi thoảng mới có cái xe máy hoặc xe ôtô con cũ kỹ chạy qua lại .
                         Hai bố con nhanh chóng đi xích lô ra bến xe Kim Liên , mua vé ôtô về Thái Bình chuyến cuối . Gần 10h tối mới về đến nhà . Mọi người , mẹ tôi , anh em họ hàng ùa ra chào đón tôi . Đón người con từ chiến trường trở về . Thật vui , thật cảm động , cười cười nói nói rất vui . Nhưng ai mắt cũng “ đỏ hoe “. Nhưng giọt nước mắt của niềm vui gặp mặt .
                             Những hình ảnh đó , đến bây giờ , mấy chục năm rồi mà như mới hôm qua . Mãi mãi tôi không thể nào quên !
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 04:35:46 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #353 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 06:02:00 pm »

hehe, thật xúc động khi đọc đến cảnh đoàn tụ gia đình của chú TP. Lần nào đọc đến đoạn hội ngộ gia đình của các chú CCB khác cháu cũng thấy như vậy. Không hiểu tại sao lại như vậy nữa,có lẽ là vui chung với các chú 1 phần và có lẽ cháu cũng muốn được gia đình đoàn tụ như các chú.
Chú TP lần sau nếu có viết nick của cháu không cần viết đầy đủ đâu chú ạ, chú cứ gọi cháu là Việt + như các chú khác là được rồi vì tên cháu là VietPlus nếu viết đúng chính tả.
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #354 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 10:41:14 am »

    Chào bạn Vietpo"lut". TP cảm ơn bạn đã thường xuyên theo dõi topic này . Và bạn cũng đã thể hiện tình cảm thật sâu sắc . Mình chưa biết Ba của bạn trước là lính của F330 QK9 . Đã từng tham gia chiến đấu trận Phú Cường , Khánh An ,Khánh Bình . Phát biểu và góp ý với bài viết , kể về trận chiến đó như thế nào ?
        Hôm qua có bạn Tuannv , nhắn tin cho mình nói là Ông bố của bạn tuannv trước cùng ở dbộ , d1 e273 , f341 lính 3/75 . Cùng đ/v Tranphu . Có kể về mình rất nhiều cả việc Phú đã dạy Hồng ( tên ba của tuannv) chơi cờ tướng , và nhiều việc khác nữa khi mình còn là Trợ lý chính trị và là Bí thư chi đoàn dbộ , d1 lúc đóng quân ở đồn Cây Mai Quân 11 Sài Gòn . Hiện ccb Hồng đang sống ở Thiệu Hóa Thanh Hóa . Là thương binh nặng trong trận chiến ở Hồng Ngự , Đồng Tháp . Rất vui .Tối hôm qua TP có nói chuyện bằng điện thoại với ccb Hồng . Mình Được biết thêm 1 chi tiết của trận đánh giải phóng 2 xã Khánh An , Khánh Bình là : .ta giải phóng xong , về cơ bản địch đã bị tiêu diệt . Nhưng 1 số tan rã vẫn lẩn trốn chống trả . Theo hợp đồng thì bàn giao lại địa bàn ngay cho F330 . buổi tối . Nhưng lực lượng của F330 dàn trải thế nào đó ko vào thay cho ae d1 và E 273 được . Anh em d1 phải chốt lại , trong khi lương thực thực phẩm không còn .Vì trời tối hậu cần ko tiếp tiếp tế vào được . Do địa hình phức tạp và do quân Pot còn lẩn khuất chống trả . Nên buổi tối và cả sáng hôm sau ae d1  ( CCB Hồng lúc đó là thông tin của d1 trực tiếp tham gia trận đánh đó ) Phải ăn trái vú sữa thay cơm . Được cái ở vùng này cây vú sữa rất nhiều lại đang mùa quả chín .  
               Rất cảm ơn bạn vietpo+ và ccb Hồng . Đã quan tâm và cho biết thêm những thông tin quý giá này . TP xin chúc các bạn và gia đình luôn khỏe ,vui hạnh phúc .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2011, 09:58:00 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #355 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 11:17:31 am »

  
                          Sau khi ăn cơm xong , lên giường đi ngủ . Tôi vẫn bàng hoàng , không tin là mình đang được sống , được ăn , được nằm , tại gia đình mình . Tất cả những tình cảm của mọi người , nhớ nhung , dồn nén đã lâu nay được bung ra thể hiện . Nên có thể nói : tôi được chăm sóc thật đặc biệt . Nhà tôi , bố mẹ sinh được 10 anh em tôi . Nhưng một người anh trên tôi nghe kể lại : khi còn ở trong vùng tự do Thanh Hóa năm 1951 “ bố tôi là bộ đội , công nhân quốc phòng của quân khu 3 . Chuyên sản xuất và chế tạo vũ khí cho quân đội , nên mẹ và gia đình tôi những năm chống Pháp thường “ chạy loạn” , định cư theo nơi công binh xưởng của ông . Cho nên mấy anh chị em đều sinh ra mỗi người một tỉnh . Chị cả sinh ở Hải Phòng, chị hai sinh ở Nam Định , anh thứ 3 sinh “ ra mất ngay” ở Thanh Hóa . Tôi và cô em gái kế , cũng được sinh ra ở vùng Kim Tân - Thanh Hóa . Tiếp đến , từ em trai Lộc trở xuống sau giải phóng , gia đình về định cư tại Thái Bình , nên đều được sinh ra ở Thái Bình . Tổng anh chị em còn sống và trưởng thành là 9 người , 5 trai và 4 gái . Tôi là anh trai lớn , nên mọi niềm tin yêu , hy vọng của bố mẹ đặt vào tôi rất nhiều . Hồi nhỏ và khi lớn lên từ học hành , cho đến sau này đi làm đều là một người con ngoan , người anh gương mẫu trong gia đình .
                         Đến thời điểm năm 1978 , thì mới có tôi và em trai Lộc vào bộ đội . Chú Lộc khi đi bộ đội 12/74 thì được vào đơn vị Rada điện tử . Nên là lính “ Cậu “ không phải đi bộ ngày nào . Có biết khẩu súng thì biết ở thời kỳ đầu luyện quân . Còn tôi đi bộ đội vào luôn đơn vị bộ binh ak súng dài .  Trung đoàn 8 quân khu 3 . Rồi sang sư đoàn 308B , rồi khi sư đoàn 341 thành lập thì cả trung đoàn 36B của tôi được chuyển qua .
                           Đời lính bộ binh các bạn đều biết là thật vất vả . Có lẽ cực khổ nhất trong các sắc lính của mình . Hành quân thì chỉ cơ động bằng đôi chân là chính , làm gì từ xây nhà , đào hầm , tập luyện cho đến lấy gạo , lấy củi...đều bằng sức vóc của lính . Mà lúc đó anh em mình có mấy ai to lớn đâu . Lúc đó tôi nặng được có hơn 40kg thuộc diện B2 lẽ ra không đủ sức khỏe đi bộ đội . Nhưng vì gia đình đông người , lại chưa có ai tham gia bộ đội hay phục vụ chiến trường nên vẫn được “ ưu tiên “ nhập ngũ .
                                 Thế hệ chúng mình , hầu như đi bộ đội gần hết và hy sinh cũng “ không ít”. Dù rằng , bây giờ các cấp chính quyền , các đoàn thể và anh em chúng mình có nói , có viết , thật nhiều , thật hay và có thể hiện thế nào đi nữa thì cũng không thể nói hết , viết hết , không thể tả nổi tâm trạng buồn đau , lo lắng của người cha , người mẹ , người vợ , người thân . Nhất là người mẹ lo và thương cho con mình , người con yêu dứt ruột sinh ra , mong ngóng lớn khôn từng giờ từng ngày . Trong khó khăn thiếu cơm , thiếu sữa để lớn lên , để trưởng thành . Rồi người con lại phải đi lính ra sa trường , cực khổ ở tuyến đầu , trước mũi tên hòn đạn lúc nào cũng có thể cướp đi mạng sống của con trai mình .
                             Cũng chính vì những điều đó cho nên mẹ tôi , đã dành tình cảm cho tôi thật nhiều , chăm sóc từng ly từng tý một . Buổi tối đầu đi ngủ Bà còn nằm cạnh tôi , ôm ấp vuốt ve hít hà như hồi tôi còn bé .
                   Được nằm trong chăn ấm giường êm , ánh sáng điện chói lòa , trong vòng tay mẹ . Bất chợt tôi lại nhớ tới đ/v . Đến Lập . Giờ này chắc Lập cùng ae đang phải chiến đấu , đang phải đối mặt với kẻ thù . Gian khổ và ác liệt . Tự nhiên tôi thấy mình như có lỗi với ae , với đồng đội . Và rồi lại muốn thời gian trôi thật nhanh , thật chóng để tiếp tục trở lại đơn vị . Trong sung sướng mà nước mắt tôi chẩy dài xuống gối , rồi ngủ thiếp đi thật ngon lành .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2011, 11:24:45 am gửi bởi tranphu341 » Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #356 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 07:48:50 pm »

Đọc những dòng tâm sự của bác TP và hiểu được tâm tình của bác:một người con -người anh-người lính rất ngoan hiền và rất tình cãm.Vui đoàn tụ với gia đình trong niềm hân hoan vui sướng,cãm nhận được một cách thấm đậm tình cãm gia đình.Nhưng vẫn không quên đồng đội giờ phút nào!Đúng thật, những tình cãm của đồng đội cùng chung chiến hào với nhau  khó mà quên được cho dù thời gian có qua đi thật lâu!!!
Bác đi lính lâu hơn tôi ,tôi đi lính chỉ có gần 5 năm và ở chiến trường K có 2 năm ba tháng.Vậy mà khi có dịp ngồi nhớ lại ,bao nhiêu ký ức tràn về vô kể.Cái nhớ -cái quên nhưng những kỷ niệm sâu đậm thì khó mà quên.
Thời gian đi lính cho tôi nhiều kỷ niệm nhất trong đời...!
Có một điều chung là tình cãm của gia đình dành cho người con đi lính ở xa khi trở về thật nồng ấm.Tôi cũng có được một lần cãm nhận được điều đó khi từ chiến trường K trở về nhà sau hơn hai năm trời xa nhà.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #357 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 09:53:33 pm »

    Chào bạn dathao . tranphu cảm ơn bạn đã thường theo dõi bài viết của TP , và cũng có những tình cảm giống như TP . Mà có lẽ chúng ta , những người lính chân chính đều có những tình cảm như vậy . Mình đọc bài viết của dathao trên 1 số topic và cảm nhận được tình cảm của bạn , người lính chiến ngày xưa và nay đều rất có  tình cảm , có trách nhiệm với đồng đội ,với cuộc sống . TP xin được cảm ơn bạn rất nhiều .
                            Chúc bạn và gia đình luôn khỏe , có nhiều niềm vui cuộc sống .
Logged
Tuannv
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #358 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2011, 08:45:31 am »

              Rất cảm ơn bạn vietpo+ và ccb Hồng . Đã quan tâm và cho biết thêm những thông tin quý giá này . TP xin chúc các bạn và gia đình luôn khỏe ,vui hạnh phúc .
Cảm ơn bác, cảm ơn tất cả những người lính, còn sống,đã hi sinh. Của những cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc chiến biên giới Tây Nam bảo vệ đất nước - và đặc biệt những thành viên của Lịch Sử Quân sự Việt Nam đã giúp cho thế hệ sau này như các cháu hiểu ra được "chiến tranh" quý giá xương máu và sức trẻ của cha của các bác các chú đã gửi hết vào trong cuộc chiến. Thế hệ trẻ như chúng cháu phải cố gắng phấn đấu trong cuộc sống hiện tại để có điều kiện thật tốt để bù đắp lại cho bố những ngày tháng xưa.
          Rất mong diễn đàn ngày càng phát triển, sâu hơn, rộng hơn và có nhiều ccb được đọc, được biết anh em bạn chiến đấu ngày xưa đọc và cảm nhận ngay trong những bài viết, những xúc động kỷ niệm ... thông qua diễn đàn này.
          Chúc toàn thể ccb ngày càng mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Logged
chấm hỏi
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #359 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2011, 05:43:18 pm »

           
               Tối ngày 2/12 E trưởng 273 Trần Măng ( quê ở Đông Anh Hà Nội) trực tiếp về Quân đoàn nhận n/v. E273 ( Thiếu d2) cùng E266 được tăng cường 4 khẩu pháo 85 ly đảm nhiệm tiến công hướng chủ yếu là M1,M2 ( mật danh của KoKiSaom và Sang Kum miên Chay) E273 đánh từ Tây Bắc xuống. E266  Vu Hồi phía Nam, Đông Nam. Cách đánh của E273, E266 là bí mật, luồn sâu, vận động hình thành thế bao vây. Dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh xung phong diệt địch.(Khi luồn sâu,địa hình phức tạp.Nên có pháo binh sư đoàn bắn cầm canh để chỉ hướng hành quân luồn sâu vào đất địch).
                  
Mời bác tranphu341 gặp lại thủ trưởng Trần Lê Măng ( quê ở Đông Anh Hà Nội ) đã có một thời tác chiến cùng đơn vị F341 của bác nhé .
 Sau này bác Trần Lê Măng là Tham mưu trưởng F7 QD4 với quân hàm Đại tá .
 Đời lính và chiến trận của thủ trưởng Lê Măng là một chuỗi dài của chinh chiến nhưng bác ấy vẫn luôn nhớ về những ngày tháng đó cùng anh em trong đơn vị cũ , nhớ cả từ những thằng lính chiến "vô danh tiểu tốt nhất" đến những ký ức bão lửa ngày nào trên tuyến BGTN .

 

 Trần lê Măng là tên quốc gia vẫn gọi, còn theo phương diện sử làng thì chỉ gọi là bác Lê Măng? Từng đánh nhau ác liệt với "liên quân" Vàng pao, Tàu tưởng, Ngụy Sài gòn ở Nu nậm thà(sử sách gọi là Nậm thà)-Lào 1961(hay 1960 ấy). Trận này ta đánh mất đúng 100 ngày.

Quê bác ấy(xã) gắn liền với con sông rất thơ mộng-sông Thiếp, được nhắc đến trong mối tình Trọng thủy-Mỵ châu thời An dương Vương. Quê bác ấy cũng từng là nơi cất giấu hàng trăm quả SAM3 mà LX giúp ta, ta cũng chưa kịp bắn quả nào vì B52 nó té hết về Guam, Cò rạt...sau trận 12 ngày đêm rồi. Ngày nay quê bác ấy sắp có cây cầu Nhật tân hiện đại, sắp sửa...xuyên qua đầu nhà bác ấy?

Bây giờ, bác ấy không sống ở quê nữa. Lâu quá em cũng không gặp 1 ông già vô cùng đẹp lão như...giai 18, đạp xe đạp cọc cạch, đi thăm đồng đội, vì bác ấy đã chuyển ra cái...Thị trấn yên tĩnh.  Thị trấn(gọi là phố cũng được) này là cả 1 ký ức khó phai mờ, của 1 thời trai trẻ, của các bác cựu KCCM từng ăn dưỡng tại khu vực này(đoàn 869), từng vào 1 cái chợ quê ăn hết...hàng chục sàng bánh đúc lạc bọc lá chuối, quệt ngược với mắm tôm.

 Thị trấn ấy có tên...TO city Grin

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM