Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:31:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu luận về chiến tranh  (Đọc 49806 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #90 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:27:45 pm »

Nhưng những đạo quân tập trung ở Lơ-măng và gần Loa-rơ còn xa mới là toàn bộ lực lượng vũ trang của nước Pháp. Ít ra cũng còn 200.000- 300.000 người hiện nay đang còn ở giai đoạn thành lập đơn vị ở những địa điểm xa hơn trong hậu phương. Cứ mỗi ngày họ lại càng nhích gần hơn tới trình độ những đơn vị có sức chiến đấu. Số lượng lính mới gửi ra mặt trận nhất định sẽ mỗi ngày một tăng, ít ra là trong một thời gian nào đó. Và ngoài số đó ra còn có rất nhiều người để thay thế họ. Vũ khí và đạn dược hàng ngày được gửi tới với những số lượng lớn; khi có những xưởng chế tạo vũ khí và xưởng đúc pháo hiện đại, khi có điện báo và tàu thủy, trong điều kiện khống chế được mặt biển, thì không còn phải lo thiếu những thứ ấy nữa. Trong thời hạn một tháng, năng lực chiến đấu của những con người đó cũng sẽ có thay đổi lớn; và nếu như họ có được 2 tháng thì họ sẽ là một đội quân có khả năng làm rối loạn nghiêm trọng sự yên tĩnh của Môn-tơ-kê.

Sau những lực lượng ít nhiều có tính chất chính quy ấy là đội dân quân rất đông đảo, là quần chúng nhân dân mà trong cuộc chiến tranh này quân Phổ đã buộc họ phải bước lên con đường tự vệ, cuộc tự vệ này, như lời của cha vua Vin-hem[2*], cho phép dùng mọi phương tiện. Khi Phrít-x
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:28:35 pm »

Như vậy quân Phổ sử dụng gần 26 sư đoàn để giữ An-da-xơ và Lo-ren-nơ, hai tuyến giao thông dài đến Pa-ri và Đi-giông và để bao vây Pa-ri; tuy vậy, họ cũng chỉ chiếm được một cách trực tiếp có lẽ chưa đầy một phần tám nước Pháp, còn gián tiếp thì chắc chắn là không hơn một phần tư. Họ còn 15 sư đoàn cho bộ phận còn lại của nước ấy, trong đó có 4 sư đoàn do Man-toi-phen chỉ huy. Họ có thể tiến sâu vào trong nước đến mức nào, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sức kháng cự của nhân dân mà họ có thể vấp phải. Nhưng vì tất cả những con đường giao thông liên lạc của họ đều đi qua Véc-xây- bởi vì cuộc tiến quân của Phri-đrích Các-lơ đã không mở cho mình được một tuyến mới qua Tơ-roay-ơ- và đều đi qua ngay giữa một vùng đang nổi dậy, cho nên những đạo quân đó sẽ phải phân tán lực lượng của chúng ra trên một mặt trận rộng lớn, để lại những đơn vị ở đằng sau lưng nhằm bảo vệ đường sá và kình kẹp dân cư; kết quả là chúng sẽ nhanh chóng đạt tới các tình thế là lực lượng của chúng sẽ giảm đi tới mức sẽ quân bình với những lực lượng của người Pháp đang chống lại chúng, và khi đó, những triển vọng lại sẽ thuận lợi cho người Pháp; hay là những đạo quân Đức ấy sẽ phải hoạt động bằng những đơn vị lớn cơ động, vận động ngang dọc trên khắp nước Pháp chứ không chiếm đóng nước đó một cách cố định. Trong trường hợp đó, các đơn vị quân đội thường trực của Pháp có thể tạm thời rút lui, rồi sẽ có nhiều cơ hội thuận tiện để tấn công vào phía sườn và vào sau lưng chúng.

Một vài đơn vị lưu động, giống như những đơn vị mà năm 1813 Bluy-khơ đã dùng để đánh úp phía sườn quân Pháp, sẽ rất có ích, nếu như chúng được dùng để phá hủy tuyến giao thông của quân Đức. Tuyến đó dễ bị đánh tan hầu như ở suốt chiều dọc của nó từ Pa-ri đến Năng-xi. Một vài đơn vị, mỗi đơn vị gồm một hay hai đội ky binh và một số xạ thủ thiện xạ nào đó, tấn công vào tuyến ấy, phá hủy các đường sắt, hầm xe lửa, cầu cống, tấn công vào các chuyến tàu hỏa v.v., sẽ góp phần to lớn vào việc buộc quân Đức phải rút những đơn vị kỵ binh từ mặt trận về, ở đấy chúng là những đơn vị đặc biệt nguy hiểm. Vả lại, dĩ nhiên là người Pháp không có cái tính "táo bạo của lính phiêu kỵ" chính cống.

Chúng tôi nói tất cả những điều đó dựa trên giả định rằng Pa-ri vẫn tiếp tục giữ vững được. Cho đến nay, chi có nạn đói mới có thể buộc Pa-ri phải đầu hàng. Nhưng bản tin đăng ở trên tờ "Daily News" ngày hôm qua, do một phóng viên nằm ở trong thành phố đó viết, nếu như đúng thì sẽ đánh tan nhiều điều lo lắng. Ở đây còn có 25.000 ngựa ngoài số thuộc về đạo quân Pa-ri, số ngựa này, mỗi con nặng 500 ki-lô-gam, sẽ cung cấp 61/4 ki-lô-gam, hay 14 pao thịt cho mỗi người dân, hay gần 1/4 pao thịt mỗi ngày trong suốt hai tháng. Có được một số thịt như thế, cũng như có bánh mì và rượu nho ad libitum[5*] một số lượng lớn thịt muối và những dự trữ thức ăn khác, Pa-ri hoàn toàn có thể giữ vững được cho đến đầu tháng Hai. Và điều đó sẽ đem lại cho nước Pháp hai tháng, ngày nay hai tháng đó đối với nó có một ý nghĩa lớn hơn là hai năm trong thời bình. Như vậy, với một sự lãnh đạo ít nhiều hợp lý và kiên quyết, ở trung ương cũng như ở địa phương, đến lúc đó nước Pháp sẽ có thể giải phóng Pa-ri và hồi phục lại được.

Còn nếu như Pa-ri thất thủ?- Chúng ta sẽ còn có đủ thì giờ để xét tới khả năng đó, khi mà khả năng ấy trở nên hiện thực hơn. Dầu sao thì nước Pháp cũng đã biết bỏ qua Pa-ri trong thời gian hơn hai tháng và có thể tiếp tục chiến đấu mà không cần có thành phố đó. Tất nhiên, việc Pa-ri thất thủ có thể làm tổn hại tinh thần kháng chiến của người Pháp, nhưng những tin tức về những sự không thành công của 7 ngày gần đây ngay hiện nay cũng có thể có một ảnh hưởng như vậy. Cả hai cái đó không nhất thiết phải dẫn đến những hậu quả như vậy. Nếu như người Pháp củng cố được một số vi trí thuận lợi cho sự cơ động, như Nê-véc ở gần nơi hợp lưu của hai con sông Loa-rơ và A-li-e, nếu như họ dựng những công sự tiền tiêu chung quanh Li-ông để làm cho thành phố này cũng mạnh như Pa-ri, thì sẽ có thể tiến hành chiến tranh ngay cả sau khi Pa-ri thất thủ; nhưng giờ đây chưa phải lúc nói tới điều đó.

Như vậy, chúng tôi dám tuyên bố rằng, nếu như tinh thần đề kháng trong nhân dân sẽ không bị yếu đi thì vị trí của người Pháp, ngay cả sau những thất bại gần đây, cũng còn rất mạnh. Khống chế được đường biển nhờ thế có khả năng chuyên chở vũ khi, có một số lượng lớn người có thể chuyển thành binh linh, đã làm công tác tổ chức trong thời gian ba tháng- ba tháng đầu tiên và khó khán nhất- có khả năng- một khả năng không phải là tồi còn có thêm một tháng đình chiến, nếu như không phải là hai, hơn nữa trong khi quân Phổ đã thể hiện những dấu hiệu kiệt quệ trong những điều kiện như thế sự đầu hàng sẽ là một sự phản bội rô rệt. Và ai biết được những sự ngẫu nhiên nào có thể diễn ra, những sự phức tạp nào hơn nữa sẽ có thể xuất hiện ở châu Âu trong thời gian đó? Dẫu sao đi nữa thì người Pháp cũng phải tiếp tục chiến đấu.
------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. Xem tập này. tr. 258-262.

[2*]. Phri-đrích- Vin-hem IV

[3*]. Tức thái tử Phổ Phri-đrích-vin-hem.

[4*]. đại quy mô

[5*]. với số lượng không hạn chế

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:29:17 pm »

DU KÍCH PHỔ
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1817, ngày 9 tháng Chạp 1870

Trong thời gian gần đây, những tin tức về việc quân Phổ đốt các làng xóm Pháp hầu như đã hoàn toàn biến mất trên báo chí. Chúng tôi bắt đầu hy vọng rằng chính quyền Phổ đã hiểu được sai lầm của họ và đã chấm dứt những hành động như vậy, vì lợi ích của chính ngay những đội quân của họ. Nhưng chúng tôi đã lầm. Các báo lại đầy dẫy những tin về việc bắn các tù binh và về việc thiêu hủy các làng mạc. Tờ "Börsen
Courier"[110] ở Béc-lin ngày 20 tháng Mười một đã đưa tin từ Véc-xây như sau:

"Ngày hôm qua, những thương binh và tù binh đầu tiên sau trận chiến đấu ở Đri-ô ngày 17 đã đến. Việc thanh toán các du kích rất nhanh chóng và đáng nêu gương; người ta bắt họ sắp hàng rồi lần lượt mỗi người đều nhận một viên đạn vào trán. Người ta đã công bố một bản mệnh lệnh chung cho toàn quân, tuyệt đối cấm bắt họ làm tù binh và ra lệnh xử bắn họ ngay lại chỗ theo bản án của tòa án binh tại mặt trận bất kỳ họ xuất hiện ở đâu. Đối với những tên kẻ cướp và những tên vô lại xấu xa bi ổi ấy (Lumpengesindel) thì phương thức hành động đó đã trở thành tuyệt đối cần thiết".

Tiếp đó, cũng ngày ấy, tờ "Tages- Presse"[111] ở Viên cũng báo tin rằng:

Tuần qua, ở trong rừng Vin-nhốp, các bạn có thể thấy bốn tên du kích bi treo cổ vì chúng đã từ rừng bắn
vào kỵ binh của chúng ta".

Một bản tin chính thức từ Véc-xây, đề ngày 26 tháng Mười một, nói rằng dân nông thôn khắp nơi chung
quanh vùng Oóc lê-ăng, do các giáo sĩ thúc đẩy, - những giáo sĩ này đã nhận được của giáo chủ Đuy-pan-lu một mệnh lệnh phải tuyên truyền cho một cuộc chiến tranh chữ thập, - đã bắt đầu một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Đức. Nông dân giả vờ lao động ở ngoài đồng, họ bắn vào các đội trinh sát, giết các sĩ quan đi truyền mệnh lệnh. Để trả thù những vụ giết chóc ấy, tất cả những người nào không phải là quân nhân mà có vũ khí thì lập tức bị hành quyết. Không ít giáo sĩ- 77 người- giờ đây sẽ bị đưa ra xử.

Đó chỉ là một vài ví dụ thôi, con số ví dụ này có thể tăng lên đến hầu như vô tận; như vậy, hình như quân Phổ quyết tâm tiếp tục những hành vi dã man đó cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong trường hợp như vậy, một lần nữa lưu ý họ đến một số sự kiện trong lịch sử hiện đại của Phổ, cũng có thể có ích.

Vua Phổ hiện nay hoàn toàn có thể nhớ lại được những thời kỳ hết sức nhục nhã của đất nước mình, trận I-ê-na, cuộc chạy dài đến tận sông Ô-đe, sự đầu hàng liên tiếp của hầu như tất cả các đội quân Phổ, việc rút lui sang bên kia sông Vi-xla của những đội quân còn lại, sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ chế độ quân sự và chính trị của đất nước. Và lúc bấy giờ, dưới sự che chở của một trong những cứ điểm duyên hải ở vùng Pô-mi-ra-ni, tính chủ động riêng và lòng yêu nước riêng của mỗi công dân đã mở đầu một cuộc kháng chiến mới, tích cực, chống lại quân thù. Một viên thiếu úy long kỵ bình thường tên là Si-lơ đã bắt tay vào việc thành lập một đội quân đu kích (gallice[1*] - là du kích) ở Côn-béc-gơ. Nhờ sự ủng hộ của dân cư, với đội quân này, ông ta đã tấn công bất ngờ vào các đội trinh sát, các đơn vị, những trạm gác dã chiến, đánh chiếm các kho bạc, lương thực, vũ khí, khí tài quân sự, bắt tướng Pháp Vích-to làm tù binh, chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa ở sau lưng quân Pháp và ở các tuyến giao thông của chúng, và nói chung, làm tất cả những gì mà giờ đây người ta khép tội cho du kích Pháp, những người mà quân Phổ gán cho biệt hiệu là ké cướp và vô lại đồng thời ban cho những tù binh không có vũ khí một "viên đạn vào trán". Ấy thế mà chính cha của vua Phổ hiện nay[2*] công nhận một cách rõ ràng hành động của Si-lơ là hợp pháp và thăng quân hàm cho ông ta. Người ta biết rõ rằng, chính ông Si-lơ đó, năm 1809, khi mà nước Phổ đang ở trong trạng thái hòa bình, còn nước Áo thì đang đánh nhau với nước Pháp, đã tự gánh chịu mọi tránh nhiệm, đích thân dẫn trung đoàn của mình đi hoạt động chống Na-pô-lê-ông hoàn toàn giống như Ga-ri-ban-đi đã làm, rằng ông ta đã bị giết ở Stơ-ran-dun-đơ, còn binh lính của ông thì bị bắt làm tù binh. Theo luật lệ của Phổ về tiến hành chiến tranh thì Na-pô-lê-ông có toàn quyền xử bắn tất cả bọn họ, nhưng ở Vê-den, Na-pô-lê-ông chỉ bắn có tất cả 11 sĩ quan: Do áp lực của công luận trong quân đội và ở ngoài quân đội, cha của vua Phổ hiện nay đã phải miễn cưỡng dựng đài kỷ niệm mười một người du kích đó trên những ngôi mộ của họ.

Khi phong trào du kích vừa mới xuất hiện trong thực tiễn ở Phổ, thì người Phổ bắt tay ngay vào việc hệ thống hóa các công việc đó và đề xuất ra lý luận của nó, một việc làm đúng là hợp với dân tộc của những nhà tư duy. Nhà lý luận của phong trào du kích, một triết gia du kích quân vĩ đại trong những người du kích đó, không phải ai khác ngoài An-tôn Nai-hác-đơ Phôn Gnai-dơ-nau, một thời gian đã làm nguyên soái phục vụ cho nhà vua Phổ. Gnai-dơ-nau đã phòng vệ thành Côn-béc-gơ năm 1807; một vài đơn vị du kích của Si-lơ đã ở dưới sự chỉ huy của ông ta; dân địa phương đã ủng hộ mạnh mẽ ông ta trong việc phòng vệ, những người này thậm chí cũng không mong được coi là đội vệ binh quốc gia cơ động hay địa phương và vì vậy, theo những khái mềm mới nhất của người Phổ, rõ ràng đáng bị bắn ngay lập tức. Nhưng những nguồn lực lớn lao do cuộc kháng chiến kiên quyết của nhân dân đem lại cho đất nước bị sự xâm lăng của nước ngoài đã gây cho Gnai-dơ-nau một ấn tượng mạnh mẽ đến mức là ông ta đã nghiên cứu trong nhiều năm vấn đề làm thế nào để tổ chức cuộc kháng chiến đó một cách tốt nhất. Cuộc chiến tranh du kích ở Tây Ban Nha, những cuộc khởi nghĩa của nông dân Nga trên con đường quân Pháp rút lui khỏi Mát-xcơ-va, đã cung cấp cho ông ta những tấm gương mới, và năm 1813, ông ta đã có thể bắt tay vào việc áp dụng lý luận của mình trong thực tiễn.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:29:57 pm »

Ngay trong tháng Tám 1811, Gnai-dơ-nau đã vạch kế hoạch chuẩn bi một cuộc khởi nghĩa nhân dân. Ông ta đề nghị tổ chức một đội dân quân không mặc quân phục, trừ chiếc mũ lưỡi trai của quân đội (gallice- mũ kê-pi), chiếc thắt lưng đen trắng, và có thể cả chiếc áo khoác ngoài; nói tóm lại, trang phục đó cũng gần giống như là trang phục của du kích Pháp hiện nay.

"Khi quân địch có lực lượng đông hơn đến thì vũ khí, mũ lưỡi trai và thắt lưng phải được giấu đi: và những người dân quân sẽ biến thành những người dân thường ờ trong nước".

Đó chính là điều mà hiện nay quân Phổ coi là trọng tội và bị chúng trừng trị bằng những viên đạn hay chiếc dây thắt cổ. Những đội dân quân đó phải làm cho quân địch ăn không ngon, ngủ không yên, phải cắt đường giao thông của chúng, chiếm hoặc thiêu hủy những đoàn xe vận tải lương thực của chúng, tránh những trận tấn công chính quy và rút vào rừng hoặc vào vùng đồng lầy khi những đơn vị thường trực đông đảo xuất hiện.

"Giới tu sĩ của lất cả mọi tôn giáo đều phải nhận được lệnh: khi chiến tranh vừa bắt đầu nổ ra phải tuyên truyền cho cuộc khởi nghĩa. lột tả ách áp bức của quân Pháp bằng những màu sắc đen tối nhắt làm cho nhân dân nhớ tới những người Do Thái dưới thời Mác-ca-vây và kêu gọi nhân dân theo gương họ... Mỗi tu sĩ đều phải làm cho giáo dân trong xứ đạo của mình tuyên thệ rằng họ sẽ không cung cấp cho kẻ thù cả lương thực lẫn vũ khí, v.v.. chừng nào người ta chưa dùng sức mạnh để làm việc đó".

Nói một cách khác, trên thực tế các tu sĩ Đức phải tuyên truyền cho cuộc tiến quân chữ thập, giống như cuộc tiến quân chữ thập mà giáo chủ Oóc-lê-ăng đã ra lệnh cho các tu sĩ của ông phải tuyên truyền, một việc làm mà vì nó không ít tu sĩ Pháp giờ đây đang đợi sẽ ra tòa.

Bất cứ người nào cầm tập hai của cuốn sách "Cuộc đời của Gnai-dơ-nau"[112] của giáo sư Pét-xơ cũng đều sẽ thấy rằng ở ngay sát trang bìa phụ của tập này có in một phần đoạn trích nói trên dưới dạng bản chụp lại bút tích của chính Gnai-dơ-nau. Cùng trang ấy ở phía ngoài lề, có in một nhận xét do chính tay vua Phri-đrích Vin-hem viết:

"Ngay khi một trong các tu sĩ bị bắn thì tất cả những cái đó đều sẽ chấm dứt".

Rõ ràng là nhà vua không tin vào lòng anh dũng của giới tu sĩ của mình lắm. Nhưng điều đó đã không ngăn cản ông ta trực tiếp phê chuẩn những kế hoạch của Gnai-dơ-nau; sau đó vài năm, khi mà cũng những con người ấy, những người đã đánh đuổi được quân Pháp, bị bắt và bị khủng bố với tư cách là "những kẻ mị dân"[113], thì điều kể trên cũng không ngăn cản một trong những kẻ có học thức thời đó chuyên săn lùng những người mị dân nắm được nguyên bản của văn kiện này cáo giác tác giả khuyết danh là đã mưu toan
thúc giục nhân dân bắn giết giới tu sĩ.

Cho đến tận năm 1813, Gnai-dơ-nau không những kiên trì chuẩn bị quân đội thường trực, mà còn kiên trì chuẩn bị cả cuộc khởi nghĩa của nhân dân, coi đó là một phương tiện để lật đổ ách của người Pháp. Cuối cùng, khi cuộc chiến tranh nổ ra, thì ngay lập tức đã có những cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến của nông dân và những cuộc chiến đấu của du kích đi liền với nó. Tháng Tư, một cuộc khởi nghĩa vũ trang đã bùng lên ở vùng nằm giữa Vê-de và En-bơ; ít lâu sau lại nổ ra cuộc khởi nghĩa nhân dân ở gần Mác-đơ-buốc; chính bản thân Gnai-dơ-nau đã viết cho bạn bè ở Phran-cô-ni một bức thư mà Pét-xơ đã công bố, kêu gọi họ đứng lên khởi nghĩa ở dọc tuyến giao thông của quân địch. Lúc bấy giờ, tuổi cùng mới có sự thừa nhận chính thức cuộc chiến tranh nhân dân ấy: "Quy chế dân quân" ngày 21 tháng Tư 1813 (mãi đến tháng Bảy mới được công bố), quy chế này yêu cầu tất cả những đàn ông khỏe mạnh không nằm trong hàng ngũ của quân chủ lực hay đội quân lan-ve, phải tham gia tiểu đoàn dân quân để chuẩn bị tiến hành cuộc chiến đấu tự vệ thần thánh trong đó tất cà mọi thủ đoạn đều được thừa nhận là hợp pháp. Đội dân quân phải quấy rối địch trong thời gian địch tiến quân cũng như trong thời gian chúng rút lui, thường xuyên làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, tấn công những đoàn xe vận tải đạn dược và lương thực của chúng, tấn công giao liên, dân binh và bệnh viện của chúng, tập kích ban đêm bất thình lình vào quân địch, tiêu diệt những tên lính bị chậm lại đằng sau và những đơn vị riêng biệt, làm cho quân địch bị tê liệt và không còn tin tưởng ở tất cả những cuộc hành quân của chúng và mặt khác đội dân quân có trách nhiệm giúp đỡ quân đội Phổ, đi hộ tống cho việc chuyên chở tiền, lương thực, súng đạn, áp giải tù binh v.v.. Đạo luật đó thật sự có thể gọi là một cuốn sách chỉ nam thật sự của người du kích, và vì nó được một nhà chiến lược xuất chúng viết ra, cho đến ngày nay nó cũng được áp dụng ở Pháp, giống như ở Đức trừớc đây.

May thay cho Na-pô-lê-ông I, đạo luật đó được thi hành hết sức yếu ớt. Nhà vua đã hoảng sợ trước tác phẩm của chính bàn tay mình: Cho phép bản thân nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh mà không có lệnh của nhà vua là một việc hoàn toàn không đúng theo tinh thần Phổ. Vì vậy, việc lập đội dân quân đã bị đình lại cho đến khi nào nhà vua yêu cầu thành lập, thế nhưng ông ta chưa bao giờ yêu cầu cả. Gnai-dơ-nau đã nổi xung lên, nhưng rốt cuộc không có đội dân quân ông ta cũng đã đối phó được. Nếu như ông ta còn sống đến bây giờ, khi có toàn bộ kinh nghiệm của Phổ ở đằng sau lưng mình, thì chắc chắn ông ta sẽ thấy những người du kích Pháp là sự thực hiện nếu không phải hoàn toàn thì cũng gần sát cái beau ideal[3*] của ông ta về sự kháng chiến của nhân dân. Vì rằng Gnai-dơ-nau là một con người, hơn nữa lại là một con người thiên tài.

-------------------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. Theo tiếng Gô-loa, tức là theo tiếng Pháp.

[2*]. Phri-đrích-vin-hem III

[3*]. lý tưởng đẹp đẽ
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #94 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:30:33 pm »

XXXI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1824, ngày 17 tháng Chạp 1870

Trong chiến dịch Loa-rơ một thời kỳ yên tĩnh ngắn hình như đã đến; tình hình đó cho phép chúng ta có thời giờ đối chiếu các tin và ngày tháng, và trên cơ sở những tài liệu rất rối rắm và mâu thuẫn đó, vạch ra một bản tổng quát rô ràng về các sự kiện thực tế trong chừng mực có thể làm được trong tình hình đó.

Đạo quân Loa-rơ đã bắt đầu tồn tại với tư cách là một đơn vị riêng từ ngày 15 tháng Mười một, khi mà Ô-ren-lơ Pa-la-đin-nơ, trước đó chỉ huy các quân đoàn 15 và 16, được cử làm tư lệnh binh đoàn mới được thành lập mang tên đó. Còn có những đơn vị nào nữa đã tham gia vào đạo quân Loa-rơ lúc đó, chúng ta không biết được; đạo quân đó trên thực tế đã không ngừng được bổ sung, ít ra là cho đến cuối tháng Mười một, khi mà trên danh nghĩa nó gồm những quân đoàn sau đây: 15 (Pa-li-ơ), 16 (Săng-di), 17 (Sô-ni), 18 (Buốc-ba-ki), 19 (Ba-ran, theo tin của Phổ) và 20 (Cru-da). Trong số này thì quân đoàn 19 chưa bao giờ được nhắc tới trong những tin của Pháp cũng như trong những tin của Phổ, và vì vậy, chúng ta không thể giả định rằng nó đã tham gia vào các trận chiến đấu. Ngoài các quân đoàn ấy ra, ở gần Lơ-măng và trong trại Côn-li bên cạnh, còn có quân đoàn 21 (Giô-re-xơ) và đạo quân Brơ-ta-nhơ, được chuyển cho Giô-re-xơ chỉ huy sau khi Kê-rát-ri xin từ chức. Chúng ta có thể nói thêm rằng, ở phía bắc có quân đoàn 22, do tướng Phai-đéc-bơ chỉ huy; địa bàn hoạt động của nó là thành phố Li-lơ. Chúng ta không gộp vào đây đơn vị ky binh của tướng Mi-sen, được giao cho đạo quân Loa-rơ; mặc dầu những đội kỵ binh này được coi là rất đông, nhưng do chỗ chúng mới được thành lập cách đây không lâu và các thành phần của chúng không được huấn luyện, nên chỉ có thể coi chúng là một đơn vị kỵ binh tình nguyện hay không chuyên nghiệp mà thôi.

Đạo quân ấy gồm những thành phần rất khác nhau, - từ những kỵ binh chuyên nghiệp cũ, được gọi trở lại vào hàng ngũ quân đội, cho đến những tân binh không được huấn luyện và những người tình nguyện rất ghét mọi kỷ luật; từ những tiểu đoàn vững vàng như những đơn vị du-a-vơ của giáo hoàng[114] chẳng hạn, cho đến những tốp người chỉ mang cái tên gọi tiểu đoàn mà thôi. Tuy thế, người ta cũng xác lập được một kỷ luật nào đó, nhưng toàn bộ đạo quân vẫn còn giữ dấu vết của tính chất vội vã khi thành lập nó. "Nếu để cho đạo quân đó bốn tuần lễ nữa để chuẩn bị, thì nó sẽ là một kẻ địch đáng sợ", - các sĩ quan Đức đã nói như vậy sau khi tiếp xúc với nó ở trên chiến trường. Trừ tất cả những tân binh hoàn toàn chưa được huấn luyện - những người này chỉ gây trở ngại mà thôi- chúng ta có thể cho rằng tất cả 5 quân đoàn của Đô-ren-lơ (không kể quân đoàn 19) được sử dụng để tác chiến gồm khoảng 120.000- 130.000 người đáng gọi là binh sĩ. Các đơn vị gần Lơ-măng có thể cung cấp thêm gần 40.000 người.

Như chúng ta thấy, đương đầu với những lực lượng ấy là đạo quân của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ, gồm cả những đơn vị nằm dưới sự chỉ huy của đại công tước Mếch-clen-bua; nhờ thiếu tá Ô-di-ê, hiện nay chúng ta biết rằng tổng cộng lại thì những đơn vị đó có thể gồm khoảng 90.000 người. Nhưng nhờ kinh nghiệm chiến đấu, nhờ tổ chức của họ và sự lãnh đạo từng trải của các chỉ huy, 90.000 người đó hoàn toàn có thể tác chiến chống lại những đội quân đông gấp đôi đang chống lại họ. Như vậy, triển vọng hầu như là ngang nhau, và điều đó đặc biệt làm vinh dự cho nhân dân Pháp, từ chỗ không có gì mà đã tạo ra một đạo quân mới trong 3 tháng.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #95 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:31:05 pm »

Chiến dịch đã bắt đầu từ phía người Pháp, với cuộc tấn công vào đội quân của Phôn Đe Tan gần Cun-mơ và với việc chiếm lại Oóclê-ăng ngày 9 tháng Mười một. Tiếp đó là cuộc hành quân của công tước Mếch-clen-bua để chi viện cho Phôn Đe Tan và cuộc tiến quân của Ô-ren-lơ về hướng Đri-ô, khiến cho công tước Mếch-clen-bua phải kéo tất cả các đơn vị của ông ta đến đây và hành quân đến Lơ-măng. Trong thời gian cuộc hành quân đó, các đơn vị quân đội không phải chính quy của Pháp đã quấy rối quân Đức một cách mạnh mẽ chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh này. Dân cư đã chống lại một cách hết sức kiên quyết, du kích đã không ngừng quấy rối các phía sườn của kẻ thù xâm lược; còn quân chính quy thì chỉ tiến hành phô trương thanh thế mà thôi và không thể nào buộc nó tham chiến được. Những bức thư của các phóng viên Đức đi theo đạo quân của công tước Mếch-clen-bua, sự điên cuồng và phẫn nộ của họ về việc những người Pháp vô đạo đức ấy áp dụng một cách dai dẳng trong chiến tranh những phương thức thuận tiện nhất cho mình và không thuận tiện nhất cho địch, là một bằng chứng tốt nhất để chứng minh rằng, chiến dịch ngắn ngủi ấy ở ngoại ô Lơ-măng đã được những người phòng ngự tiến hành một cách tuyệt điệu. Người Pháp đã lôi cuốn công tước Mếch-clen-bua vào việc đuổi theo một cách hoàn toàn vô nghĩa một đạo quân vô hình cho đến khi ông ta thấy mình đã nằm cách Lơ-măng gần 25 dặm. Tạt ra xa như vậy, ông ta không dám tiến xa hơn nữa và quay về hướng nam. Rõ ràng là kế hoạch lúc đầu là đánh cho đạo quân Lơ-măng một đòn chí tử, rồi sau đó quay xuống hướng nam đến Blua và đánh vòng vào phía sườn trái của đạo quân Loa-rơ trong lúc Phri-đrích-các-lơ, đã đến kịp đúng vào lúc bấy giờ, sẽ tấn công đạo quân đó từ phía trước mặt và phía sau lưng. Nhưng kế hoạch đó, cũng giống như nhiều kế hoạch về sau này, đã không thành công. Để mặc công tước Mếch-clen-bua, Ô-ren-lơ đã tiến đánh Phri-đrích-các-lơ, và ngày 24 tháng Mười một, đã tấn công quân đoàn 10 của Phổ ở gần La-đôn và Mê-di-rơ, còn ngày 28 thì tấn công những lực lượng lớn của Phổ ở Bông-la-rô-lăng. Rõ ràng là ở đây Ô-ren-lơ đã chỉ đạo các đạo quân của mình không tốt. Mặc dầu đó là mưu toan đầu tiên của ông ta định chọc thủng quân Phổ và dùng sức mạnh vạch cho mình một con đường đến Pa-ri, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong các đội quân của ông ta là sẵn sàng mà thôi. Điều duy nhất mà ông ta đã làm được là làm cho quân thù kính trọng các đơn vị của mình. Ông ta đã rút lui về những vị trí bố phòng ở trước Oóe-lê-ăng, và đã tập trung tất cả các lực lượng của mình lại chính tại đây ông ta đã bố trí những lực lượng ấy từ phải sang trái theo trình tự sau đây: quân đoàn 18 ở đầu phía sườn bên phải, sau đó là quân đoàn 20 và 15,- tất cả những đơn vị đều nằm ở phía đông con đường sắt Pa-ri - Oóc-lê-ăng, phía tây con đường sắt đó là quân đoàn 16 và ở đầu sườn bên trái là quân đoàn 17. Nếu như tất cả những đội quần ấy được tập trung đúng lúc thì chắc chắn là họ đã đánh tan được đạo quân của Phri-đrích-các-lơ, lúc bấy giờ chưa đến 50.000 người. Nhưng lúc đó, khi mà Ô-ren-lơ ngồi một cách vững vàng trong các công sự của mình thì công tước Mếch-clen-bua lại tiến về phía nam và nối liền với sườn bên phải của đạo quân của người anh em họ của ông ta, người mà ông ta bây giờ đang chịu sự chỉ huy. Như vậy, 40.000 quân của công tước Mếch-clen-bua đã đến để tham gia vào cuộc tấn công chung vào Ô-ren-lơ, trong lúc đó thì đạo quân Lơ-măng của Pháp, tự thỏa mãn với cái vinh dự là đã "đẩy lùi" quân địch, đã nằm yên tại chỗ, cách nơi quyết định số phận của chiến dịch chừng 60 dặm gì đó.

Sau đó là cái tin hoàn toàn bất ngờ về trận đánh ra của Tơ-rô-suy ngày 30 tháng Mười một. Cần phải có những cố gắng mới để yểm hộ ông ta. Ngày 1 tháng Chạp, Ô-ren-lơ mở đầu một cuộc tổng tấn công vào quân Phổ, nhưng đã quá chậm. Trong lúc quân Đức đem tất cả lực lượng của chúng ra đánh ông ta thì quân đoàn 18 của ông ta ở đầu cánh sườn bên phải hình như đã bị dẫn vào một con đường không đúng và đã hoàn toàn không tham gia cuộc chiến đấu. Như vậy, Ô-ren-lơ đã tiến hành trận đánh chỉ với 4 quân đoàn, mà điều đó có nghĩa là số quân (những binh sĩ thực tế chiến đấu) của ông ta chắc chắn chỉ nhiều hơn số binh lính địch một ít thôi. Ông ta bị đánh tan, và hình như ông ta đã tự coi mình bị thua trận trước khi điều đó diễn ra trong thực tế. Điều đó giải thích sự không quyết tâm mà ông ta đã thể hiện khi ra lệnh rút lui qua sông Loa-rơ chiều ngày 3 tháng Chạp, nhưng sáng hôm sau lại xóa bỏ lệnh đó và quyết định giữ Oóc-lê-ăng. Kết quả là như người ta thường thấy: mệnh lệnh, phản mệnh lệnh, lộn xộn. Vì quân Phổ tập trung tấn công vào cánh bên trái và vào trung tâm đạo quân của ông ta, nên 2 quân đoàn ở sườn bên phải - rõ ràng là vì nhận được những mệnh lệnh trái ngược- đã để cho quân địch cắt đường rút lui của họ về Oóc-lê-ăng và đã phải vượt qua sông: quân đoàn 20 vượt qua sông ở Giác-giô, và quân đoàn 18 ở Xuy-li, cách đó một ít về phía đông.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #96 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:31:36 pm »

Một bộ phận nhỏ của quân đoàn này hình như còn bị đánh bật xa hơn nữa về phía đông, vì ngày 7 tháng Chạp quân đoàn 3 của Phổ đã tìm thấy nó ở cạnh Nơ-voa, gần Giên và từ đây đơn vị này đã truy kích nó theo hướng Bri-ác, vẫn luôn luôn đi ở phía bờ bên phải. Chiều ngày 4 tháng Chạp, Oóc-lê-ăng bị rơi vào tay quân Đức, và việc truy kích quân Pháp lập tức được tiến hành. Trong lúc quân đoàn 3 phải tiến ngược sông Loa-rơ dọc theo bờ bên phải, thì quân đoàn 10 được điều đi đánh ở Vi-éc-dôn, còn các đội quân của công tước Mếch-clen-bua thì theo hữu ngạn tiến về Blua. Chưa kịp đến đấy thì các đơn vị này đã vấp phải ít nhất là một bộ phận của đạo quân Lơ-măng ở gần Bơ-giăng-xi; giờ đây, đạo quân này, rốt cuộc lại do Săng-di chỉ huy, đã chống cự lại một cách kiên trì và đã thành công một phần. Nhưng chẳng mấy chốc cuộc chống cự này đã bị đánh tan, vì quân đoàn 9 của Phổ đã tiến đến Blua dọc theo bờ bên trái con sông, cắt đường rút lui về Tua của Săng-di. Cuộc hành quân vu hồi đó đã đạt được mục đích của nó. Săng-di rời vị trí nguy hiểm đó, và Blua đã rơi vào tay kẻ xâm lược. Tiết băng tan đã bắt đầu và mưa lớn cách đó không lâu, đã làm hỏng đường sá và điều ấy đã làm cho cuộc tiếp tục truy kích phải ngừng lại.

Hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đã điện về Tổng hành dinh rằng đạo quân Loa-rơ đã hoàn toàn bị phiêu bạt đi khắp nơi, trung tâm của nó bị đánh vỡ và với tư cách là một đạo quân thì nó không còn tồn tại nữa. Tất cả những điều đó nghe rất hay, nhưng còn xa mới phù hợp với thực tế. Ngay cả những tin của Đức cũng không để lại một chút nghi vấn gì vê việc 77 đại bác cướp được ở gần Oóc-lê-ăng, hầu như tất cả đều là những đại bác của hải quân bị để lại trong các công sự. Có thể là 10.000, nếu kể cả thương binh thì 14.000 người, đã bị bắt làm tù binh, hơn nửa đa số trong bọn họ đã bị mất tinh thần rất nhiều; nhưng tình trạng của quân Bay-ơn,- ngày 5 tháng Chạp những quân này đã đi lang thang từng đám trên con đường từ Ác-te-nơ đến Sa-tơ-rơ, hoàn toàn vô trật tự, không có vũ khí và không có túi dết, - thì chỉ khá hơn thế một chút thôi. Trong thời gian truy kích, ngày 5 và những ngày sau đó, người ta đã không cướp được một chiến lợi phẩm nào cả; và nếu như đạo quân đó đã bị đánh tan, thì nhất định đội kỵ binh tích cực và đông đảo mà người Phố hiện có trong tay như mọi người đều biết đã bắt được một số lớn binh lính của đạo quân ấy làm tù binh. Nói một cách nhẹ nhàng, thì ở đây đã có một sự không chính xác lớn. Tiết băng tan không phải là một lý do để biện minh: tiết đó bắt đầu vào khoảng mồng 9, và như vậy vẫn còn 4- 5 ngày để truy kích tích cực, khi đường sá và các cánh đồng bị đóng băng vẫn còn đi được tốt. Cuộc tấn công của quân Phổ bị dừng lại không hẳn là do tiết băng tan, mà chủ yếu là do họ nhận thức rằng, lực lượng 90.000 người ấy- mà số lượng đã bị giảm bớt đi do tổn thất và do phải để lại những đơn vị đồn trú khoảng 60.000 người - hầu như đã bị hoàn toàn kiệt sức. Họ hầu như đã đạt tới giới hạn cuối cùng là: sẽ thiếu sáng suốt nếu truy kích một kẻ địch dù đã bị đánh tan. Có thể tiến hành những vụ đột kích có quy mô lớn vào hướng nam, nhưng chưa chắc đã chiếm đóng được thêm đất đai. Đạo quân Loa-rơ, bây giờ được phân thành hai đạo quân- một do Buốc-ba-ki chỉ huy, còn đạo quân kia thì do Săng-di chỉ huy- sẽ có đủ thời gian và không gian để tiến hành việc tổ chức lại và rèn chỉnh những tiểu đoàn mới được thành lập. Do phân ra, nó không còn tồn tại với tư cách là một đạo quân nữa, nhưng đạo quân Loa-rơ là đạo quân đầu tiên không bị nhục nhã trong cuộc chiến tranh này. Về hai đạo quân thay thế nó, chắc chắn là chúng ta sẽ còn được nghe nói đến.

Còn trong lúc đó thì nước Phổ đã bộc lộ những dấu hiệu của sự kiệt quệ. Người ta gọi vào đội quân lan-ve những người đến 40 tuổi và nhiều tuổi hơn nữa, mặc dầu theo pháp luật thì những người quá 32 tuổi không phải làm nghĩa vụ quân sự nữa. Những lực lượng hậu bị đã được huấn luyện của cả nước cũng đã bị cạn. Trong tháng Giêng, từ miền Bắc nước Đức, khoảng 90.000 tân binh sẽ được điều sang Pháp. Rút cục đó có lẽ là 150.000 người mà chúng ta đang nghe nói đến rất nhiều, nhưng hiện giờ thì vẫn còn chưa có ở đó; còn khi họ đến nơi, thì họ sẽ làm thay đổi một cách căn bản tính chất của đạo quân. Sự kiệt quệ sức lực do cuộc chiến tranh đó gây ra là rất to lớn và mỗi ngày một tăng lên. Cái giọng buồn rầu trong những bức thư của quân đội gửi đi, cũng như những bản thống kê các tổn thất nói lên điều đó. Chiếm vị trí chủ yếu trong những bản thống kê ấy giờ đây không phải là những tồn thất trong các trận chiến đấu lớn nữa, mà là trong những trận nhỏ, trong đó bị chết 1, 2, 5, người. Thường xuyên làm tiêu hao lực lượng của kẻ thù, những làn sóng của cuộc chiến tranh nhân dân cùng với thời gian sẽ nghiền nát và tiêu hủy dần một đội quân lớn nhất và điều quan trọng nhất là người ta không thấy điều đó được cân bằng bằng sự tổn thất tương ứng của phía bên kia. Chừng nào mà Pa-ri còn đứng vững, thì tình hình của người Pháp ngày càng sáng sủa hơn, và sự sốt ruột mà ở Véc-xây người ta chờ mong sự đầu hàng của Pa-ri là một bằng chứng tốt nhất nói lên rằng, thành phố đó còn có thể nguy hiểm cho những kẻ đang bao vây.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #97 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:32:08 pm »

XXXII
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1829, ngày 23 tháng Chạp 1870

Những hoạt động chiến đấu tuần qua chứng minh rằng chúng tôi đã đánh giá đúng đắn đến mức nào tình hình của mỗi bên tham chiến khi khẳng định rằng đạo quân từ Mét-xơ kéo đến sông Loa-rơ và Noóc-măng-đi đã mất đi trên mức độ quan trọng năng lực chiếm thêm đất đai mới[1*]. Quy mô lãnh thổ do quân Đức chiếm đóng từ đó hầu như hoàn toàn không tăng lên. Đại công tước Mếch-clen-bua, thống soái quân Ba-vi-e của Phôn Đe Tan (không thể không có chúng trên mặt trận, mặc dầu tổ chức của chúng xộc xệch và thiếu giầy), quân đoàn 10 và các sư đoàn 17 và 22 đã truy kích dai dẳng quân của Săng-di vừa rút lui từ từ vừa vẫn luôn luôn chiến đấu từ Bơ-giăng-xi đến Blua, từ Blua đến Văng-đôm, Ê-piu-dơ và xa hơn nữa. Săng-di phòng ngự tất cả các trận địa do những con sông nhỏ từ phía bắc chảy vào sông Loa-rơ tạo thành, và khi quân đoàn 9 (hoặc ít nhất là sư đoàn Hét-xen của quân đoàn này) tiến từ tả ngạn sông này đánh bọc hậu cánh phải của ông ta ở gần Blua thì ông ta rút về Văng-đôm và chiếm trận địa trên tuyến sông Loa. ông giữ vững trận địa này trong ngày 14 và 15 tháng Chạp bất chấp những cuộc tấn công của địch nhưng tối 15 thì ông bỏ trận địa này và rút lui từ từ về Lơ-măng không hề có sự hỗn loạn nào. Ngày 17 ở gần Ê-piu-dơ, nơi gặp nhau của hai con đường đi từ Văng-đôm và Mô-rơ đến Xanh-ca-lơ, ông ta còn tiến hành một trận chiến đấu hậu vệ với các đơn vị của Phôn Đe Tan rồi rút lui, còn quân Đức thì hình như không truy kích ông xa nữa.

Rõ ràng là, toàn bộ cuộc rút lui này được tiến hành rất thận trọng. Sau khi quyết định chia đạo quân Loa-rơ trước đây thành hai bộ phận, một bộ phận do Buốc-ba-ki chỉ huy phải hoạt động ở phía nam Oóc-lê-ăng, còn bộ phận kia đặt dưới quyền chỉ huy của Săng-di, các đơn vị vùng lân cận Lơ-măng cũng được giao cho ông này chỉ huy phải phòng ngự miền Tây nước Pháp ở phía bắc sông Loa-rơ, sau khi việc đã được tiến hành thì Săng-di không thể đạt ra cho mình mục đích tiến hành những hoạt động chiến đấu có tính chất quyết định. Trái lại kế hoạch của ông phải là giữ lấy từng tấc đất chừng nào còn giữ được, tránh nguy cơ bị kéo vào trận quyết chiến, bằng cách đó gây cho địch những tổn thất càng nặng nề càng hay và rèn luyện cho những đơn vị mới của mình giữ được trật tự và sự vững vàng dưới hỏa lực. Đương nhiên, trong cuộc rút lui này, ông ta đã thiệt hại nhiều người hơn địch, đặc biệt là nhiều người lạc ngũ, nhưng đấy là những binh sĩ tồi nhất trong các tiểu đoàn của ông ta, thiếu họ thì ông vẫn hoàn toàn chẳng sao cả. Có lẽ ông đã giữ vững được tinh thần quân đội của ông, đồng thời tiếp tục gây cho địch lòng kính trọng quân cộng hòa, lòng kính trọng mà đạo quân Loa-rơ đã giành được. Và ông ta sẽ nhanh chóng đạt tới điểm ngoặt là những đội quân truy kích ông ta bị yếu đi vì thiệt hại trong chiến đấu, vì bệnh tật cũng như phải để lại những đơn vị giữ đường tiếp tế ở hậu phương sẽ phải bỏ cuộc truy kích hoặc đến lượt nó lại rơi vào nguy cơ thất bại. Điểm ngoặt ấy rất có thể là Lơ-măng; ở đây, tại I-vrơ-Lê-vếch và Côn-li có hai trại huấn luyện với số lượng quân không cố định có trình độ tổ chức khác nhau và được trang bị ở mức độ khác nhau. Nhưng các tiểu đoàn có tổ chức ở đây nhất định phải nhiều hơn số mà Săng-di cần để đẩy lùi bất cứ cuộc tấn công nào mà công tước Mếch-clen-bua có thể tiến hành chống lại ông. Viên tư lệnh Phổ, hoặc nói đúng hơn là viên tham mưu trưởng của ông ta, tướng Stô-sơ, người thực tế chỉ huy cuộc tiến quân của đạo quân của công tước Mếch-clen-bua, hình như đã cảm thấy điều đó. Thật thế, sau khi chúng ta được biết rằng ngày 18 quân đoàn 10 Bắc Đức truy kích Săng-di đến quá Ê-piu-dơ, bây giờ chúng ta lại được biết ngày 21 tướng Phoi-gtơ-Rết-xơ (chi huy chính quân đoàn 10 ấy) đánh bại một đơn vị quân Pháp ở ngoại ô Môn-nơ và đẩy lùi nó quá Noóc-tơ-dam-đ uê. Mà Môn-nơ ở phía nam Ê-piu-dơ chừng 35 dặm trên con đường từ Văng-đôm đi Tua, còn Noóc-tơ-đam- đ uê thì ở gần Tua hơn mấy dặm. Như vậy là sau khi truy kích chủ lực của Săng-di cho đến tận Lơ-măng, quân của công tước Mếcb-clen-bua, ít ra là một bộ phận của nó, hình như giờ đầy đang tiến về hướng Tua, nơi mà lúc này có lẽ họ đã đến được rồi nhưng chưa chắc có thể chiếm được một thời gian dài.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:32:46 pm »

Các nhà bình luận Phổ chỉ trích đạo quân Loa-rơ về cuộc rút lui ly tâm của nó sau trận Oóc-lê-ăng và khẳng định rằng quân Pháp buộc đi bước sai lầm đó chỉ vì hành động kiên quyết của hoàng thân Phri-đrích-Các-lơ mà kết quả là ông "đã phá thủng trung tâm của nó". Chúng tôi sẵn sàng đồng ý rằng cuộc rút lui ly tâm và thậm chí sự phân chia đạo quân này thành hai cụm độc lập tiếp theo cuộc rút lui ấy trên mức độ lớn là do sự bố trí sai lầm của Ô-ren-lơ vào lúc địch công kích ông ta, gây ra. Nhưng ở đây còn có một nguyên nhân khác. Dể tổ chức quân đội, trước hết nước Pháp cần có thời gian và không gian, nghĩa là càng nhiều đất đai càng tốt để thu thập ở đấy những phương tiện tổ chức quân đội là người và của. Chừng nào nước Pháp còn chưa đủ sức vươn tới những trận quyết chiến, nó phải tìm cách cứu càng nhiều đất đai càng tốt khỏi bị địch chiếm đóng. Vì sự xâm nhập hiện nay đã đạt tới giai đoan mà lực lượng tấn công và lực lượng phòng ngự hầu như ngang nhau, bên phòng ngự không cần phải tập trung quân giống như sự tập trung quân mà những hoạt động có tính chất quyết định đòi hỏi. Trái lại, bên phòng ngự có thể phân chia quân của mình thành mấy cụm quân lớn mà không có nguy hiểm lớn để chúng có thể bảo vệ đất đai càng rộng càng tốt và đề dùng những lực lượng khá lớn có thể ngăn cản sự chiếm đóng lâu dài chống lại kẻ thù trên bất cứ hướng nào mà địch có thể tấn công. Vì ở gần Lơ-măng vẫn còn khoảng 60.000 người, mà cũng có thể là còn đến 100.000 người (cố nhiên trang bị, huấn luyện và kỷ luật của họ còn rất kém nhưng đang cải thiện từng ngày) và vì phương tiện để trang bị quân trang vũ khí và tiếp tế cho họ đang được chuẩn bị và tập trung ở miền Tây nước Pháp nên sẽ là sai lầm lớn nếu vứt bỏ tất cả những thứ ấy chỉ vì về mặt lý luận chiến lược đòi hỏi rằng trong tình hình thông thường, đạo quân thua trận phải rút lui như một chỉnh thể; trong trường hợp này, điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách vận động về phía nam vả từ bỏ bảo vệ miền Tây. Ngược lại, ở ngay các trại gần Lơ-măng cũng có đủ nguồn lực để dần dần biến đạo quân miền Tây mới trở thành một đạo quân thậm chí còn mạnh hơn đạo quân Loa-rơ trước đây trong khi toàn bộ miền Nam là lực lượng tiếp viện cho Buốc-ba-ki. Vì vậy, điều mà thoạt nhìn tưởng như sai lầm thì trên thực tế lại là một biện pháp hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, nó không hề cản trở tất cả các đơn vị quân Pháp sau đó ít lâu sẽ có đủ sức tham gia những hoạt động tác chiến hợp đồng có tính chất quyết đinh.

Tầm quan trọng của Tua là ở chỗ nó là đầu mối đường sắt cuối cùng ở miền Tây giữa miền Tây-bắc và miền Nam nước Pháp. Nếu Tua vẫn nằm trong tay quân Phổ thì Săng-di không thể liên lạc bằng đường sắt với chính phủ ở Boóc-đô cũng như với Buốc-ba-ki ở Buốc-giơ. Nhưng với lực lượng hiện có, quân Phổ không có hy vọng giữ được Tua. Địa vị của chúng ở đây sẽ không vững bằng địa vị của Phôn Đe Tan ở Oóc-lê-ăng vào đầu tháng Mười một. Và mặc dù- việc tạm thời mất Tua là một điều bất lợi nhưng dù sao cũng vẫn có thể bị mất.

Về những đơn vị khác của quân Đức thì chúng tôi có ít tin tức. Hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đem theo quân đoàn 3 và có lẽ nửa quân đoàn 9 nữa đã hoàn toàn mất tăm nhưng điều đó tuyệt nhiên không chứng tỏ rằng ông ta có lực lượng để tấn công. Các đơn vị của Man-toi-phen buộc phải chỉ đóng khung trong vai trò một đội lưu động lớn để tiến hành việc trưng tập mà thôi; hình như nó không đủ sức chiếm đóng lâu dài khu vực quá Ru-ăng. Bốn phía xung quanh Véc-đe đều có các đơn vị du kích hoạt động, ông ta có thể đứng vững được ở Đi-giông là chỉ độc nhờ ở hoạt động tích cực của mình, đồng thời ông ta bỗng phát biện rằng nếu muốn bảo đảm hậu phương của minh thì ông ta phải phong tỏa cả Lăng-grơ. Chúng tôi không biết ông ta lấy đâu ra quân để thực hiện mục đích ấy; bản thân ông ta không thể rút một đơn vị nào, còn các đơn vị lan-ve ở vùng ngoại ô Ben-pho và ở An-da-xơ thì đã đủ bận với công việc của họ rồi. Do đó xem ra thì chỗ nào lực lượng cũng hầu như cân bằng. Hiện đang diễn ra cuộc chạy đua xem ai sẽ nhận được nhiều lực lượng tăng viện hơn, nhưng trong cuộc chạy đua này nước Pháp có nhiều triển vọng hơn nhiều so với ba tháng trước đây. Nếu như có thể nói chắc rằng Pa-ri sẽ giữ vững được đến cuối tháng Hai thì chúng tôi có thể cho rằng nước Pháp sẽ thắng trong cuộc chạy đua này.

---------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. Xem tập này. tr.267-269.

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 07:33:25 pm »

TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1830, ngày 24 tháng Chạp 1870

Tình trạng kiệt sức trong quá trình cuộc chiến tranh này đã bắt đầu thể hiện ở Đức. Quân số đạo quân xâm nhập ban đầu bao gồm toàn bộ quân chính quy miền Bắc và miền Nam lên tới gần 640.000 người. Sau hai tháng chiến tranh, đạo quân này đã giảm sút đến mức người ta đã phải gửi ra mặt trận chuyến đầu tiên binh sĩ thuộc các tiểu đoàn bộ binh hậu bị - huấn luyện và các đại đội kỵ binh hậu bị- huấn luyện bằng gần 1/3 quân số ban đầu. Họ đã tới nơi vào cuối tháng Chín và đầu tháng Mười, và mặc dầu số lượng của họ có lẽ lên đến 200.000 người nhưng các tiểu đoàn dã chiến còn xa mới được bổ sung đầy đủ ngang biên chế ban đầu là mỗi tiểu đoàn 1.000 người. Các tiểu đoàn ở gần Pa-ri có từ 700 đến 800 người, còn các tiểu đoàn ở gần Mét-xơ còn ít hơn thế. Bệnh tật và chiến đấu đã nhanh chóng hủy hoại thêm nữa và khi hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đến sông Loa-rơ, 3 quân đoàn của ông có chưa đầy nửa quân số bình thường nghĩa là bình quân mỗi tiểu đoàn chỉ có 450 người. Các cuộc chiến đấu diễn ra trong tháng này cũng như thời tiết rét buốt và thất thường chắc chắn đã ảnh hưởng nặng nề đến các đơn vị ở gần Pa-ri cũng như những đạo quân yểm hộ cuộc bao vây; vì thế hiện nay không nghi ngờ gỉ hết, bình quân mỗi tiểu đoàn có chưa đầy 400 người. Đầu tháng Giêng, sau 3 tháng huấn luyện tân binh đợt nhập ngũ năm 1870 sẽ sẵn sàng được gửi ra mặt trận. Số lượng của họ là gần 110.000 người và mỗi tiểu đoàn được có non 300 người. Hiện nay chúng tôi biết rằng một bộ phận trong họ đã đi quá Năng-xi và hàng ngày đều có lực lượng tăng viện mới kéo đến. Như vậy chẳng bao lâu nữa các tiểu đoàn có thể lại được đưa lên tới gần 650 người. Nếu như,- căn cứ vào nhiều dấu hiệu, điều này có thể xảy ra, số người còn lại trong những người thuộc lứa tuổi trẻ hơn, chưa qua huấn luyện trước (lính bổ sung) và có thể sử dụng được mà thực sự được huấn luyện cùng với tân binh đợt nhập ngũ ngay năm nay thì số bổ sung sẽ tăng thêm mỗi tiểu đoàn 100 người nữa làm cho mỗi tiểu đoàn có cả thảy 750 người. Như thế là gần bằng 3/4 quân số ban đầu và tạo thành một đạo quân có 480.000 người trong số 1 triệu người được đưa từ Đức ra mặt trận. Như vậy sau chưa đầy 4 tháng quá nửa số người rời nước Đức trong các trung đoàn chủ lực hoặc về sau gia nhập các trung đoàn ấy đã bị chết hoặc tàn phế. Nếu như có ai đó cảm thấy rằng điều đó không tin được thì anh ta hãy so sánh những thiệt hại trong những chiến dịch trước đó như những chiến dịch năm 1813 và 1814 chẳng hạn và anh ta hãy chú ý rằng những cuộc hành quân dài ngày liên tục và cấp tốc của quân Phổ trong cuộc chiến tranh này nhất định đã ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quân đội của họ.

Cho tới đây chúng tôi chỉ nói về quân chủ lực. Ngoài họ ra, hầu như toàn bộ lan-ve đã được đưa sang Pháp. Thoạt đầu mỗi tiểu đoàn vệ binh lan-ve có 800 người, còn các tiểu đoàn khác thì mỗi tiểu đoàn có 500 người; nhưng quân số của tất cả những tiểu đoàn ấy được nâng dần lên 1.000 người. Kể cả kỵ binh và pháo binh, tồng cộng 240.000 người. Đại bộ phận lực lượng này đã ở Pháp một thời gian nào đó, bảo đảm giao thông, phong tỏa cứ điểm v.v.. Ngay cả để thực hiện mục đích đó, số lượng của họ cũng không đủ vì rằng hiện nay người ta đang thành lập 4 sư đoàn lan-ve nữa (có lẽ bằng cách thành lập tiểu đoàn thứ ba cho mỗi trung đoàn lan-ve), 4 sư đoàn này có ít nhất là 50 tiểu đoàn tức thêm 50.000 người nữa. Tất cả lực lượng này hiện đều phải đưa sang Pháp; những đơn vị vẫn còn ở lại Đức để canh giữ tù binh Pháp phải được thay thế trong nhiệm vụ này bằng những "tiểu đoàn cảnh vệ" mới thành lập. Trước khi nhận được toàn văn mệnh lệnh về thành lập các tiểu đoàn này, chúng tôi không thể nói rõ thành phần của chúng ra sao, còn hiện nay nội dung bản mệnh lệnh chỉ được biết qua một tin điện ngắn. Nhưng, như chúng ta đã biết, nếu không gọi nhập ngũ những người 40 tuổi thậm chí nhiều tuổi hơn thì không thể thành lập 4 sư đoàn lan-ve mới kể trên, nếu vậy thì còn lại những binh sĩ đã qua huấn luyện nào cho các tiểu đoàn cảnh vệ ngoài những người ở lứa tuổi từ 40 đến 50 tuổi? Không nghi ngờ gì hết, biện pháp này làm cho nước Đức cạn sạch lực lượng dự bị đã được huấn luyện, ngoài ra còn gọi hết tân binh của cả năm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM