Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:33:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu luận về chiến tranh  (Đọc 49736 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:29:25 pm »

XXIV
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1775, ngày 21 tháng Mười 1870

Cuộc bao vây Pa-ri đã kéo dài tròn một tháng. Trong thời gian ấy, dự đoán của chúng tôi về 2 tình huống có liên quan đến cuộc bao vây đ
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:29:53 pm »

Dù sao cũng không nên trông đợi sự chống cự lâu dài của những pháo đài phía nam ấy, những pháo đài nào bị các điểm cao khống chế và nằm trong tầm bắn có hiệu quả nhất của trọng pháo nòng có rãnh. Nhưng ở ngay sau những pháo đài ấy, giữa pháo đài và hàng rào của cứ điểm, quân phòng thủ chủ yếu là vẫn biểu lộ tính tích cực. Khắp nơi đều xây dựng rất nhiều công sự bằng đất; tuy chúng ta dĩ nhiên không biết hết mọi chi tiết nhưng có thể tin rằng những công sự ấy được thiết kế và xây dựng với sự thận trọng, sự lo xa và sự khéo léo đã làm cho các công trình sư Pháp chiếm địa vị hàng đầu trên 200 năm nay. Hiển nhiên đây là nơi mà bên phòng thủ lựa chọn để tác chiến, nơi mà những con khe và những sườn đồi, những nhà máy và thôn xóm phần lớn được xây bằng đá đã giảm nhẹ công việc của công trình sư và làm thuận lợi cho sự chống cự của những đơn vị quân đội mới thành lập và mới huấn luyện được nửa chừng. Chúng tôi cho rằng chính ở đây quân Đức sẽ phải làm một công việc khó khăn nhất. Thật vậy, qua tờ "Daily News", chúng tôi nhận được những tin tức từ Béc-lin cho chúng tôi biết tin rằng quân Đức cho rằng chỉ cần chiếm một phần các pháo đài là đủ rồi, để cho nạn đói làm nốt phần còn lại. Nhưng chúng tôi cho rằng họ sẽ không có được khả năng đó nếu họ không phá sập các pháo đài và không lại rút lui về trận địa hiện nay của họ mà chỉ bao vây thôi; nếu như họ làm như vậy thì quân Pháp dựa vào hào chống tiếp cận có thể dần dần chiếm lại phần đất bị mất. Vì vậy chúng tôi cho rằng tất cả các pháo đài mà quân Đức có thể chiếm được, họ đều mưu toan giữ lấy làm trận địa pháo binh thích hợp có thể sử dụng để bắn phá, dọa nạt dân cư bằng những phát đạn bắn vu vơ hoặc để bắn phá một cách mãnh liệt nhất mà họ có thể tiến hành bằng phương tiện có trong tay. Trong trường hợp này họ không thể tránh cuộc giao chiến mà bên phòng ngự khiêu chiến ở nơi mà bên này lựa chọn và chuẩn bị sẵn cho mục đích ấy vì rằng những pháo đài này sẽ ở vào tầm hỏa lực gần và có hiệu quả của những công sự mới. Ở đây có lẽ chúng ta sẽ được chứng kiến trận giáp chiến cuối cùng trong cuộc chiến tranh này, một trận giáp chiến có ý nghĩa khoa học nào đó, có lẽ thậm chí có ý nghĩa lớn nhất đối với khoa học quân sự. Ở đây bên phòng ngự lại có khả năng mở các trận tấn công tuy với quy mô nhỏ và sau khi nhờ thế mà phục hồi được đến mức độ nhất định thế cân bằng của các lực lượng tham chiến, họ có thể kéo dài cuộc chống cự cho đến khi nạn đói buộc họ đầu hàng. Vì rằng chúng ta phải chú ý rằng trong số lương thực dự trữ, Pa-ri đã sử dụng một tháng dự trữ mà bất cứ một ai ở ngoài Pa-ri cũng đều không biết ở đó liệu còn dự trữ lương thực được trên một tháng nữa hay không.

Về phía công thành của quân Đức thì trong các "phóng viên đặc phái" hình như có sự lộn xộn về khái niệm, và điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu chú ý rằng trong pháo binh Đức việc đặt tên cho các cỡ khác nhau dựa vào những nguyên tắc ít ra cũng vô lý và mâu thuẫn nhau như những nguyên tắc được dùng ở Anh. Hiện nay khi mà những trọng pháo ấy có thể gầm lên bất cứ ngày nào thì có lẽ cần giải thích vấn đề đôi chút. Trong các loại pháo công thành kiểu cũ, người ta sẽ sử dụng ở Xtơ-ra-xbua cối 25 và 50 phun, hiện những khẩu cối này đã được chuyển về Pa-ri. Chúng được đặt tên như vậy theo trọng lượng của đạn đá hình cầu tương ứng với đường kính của nòng pháo. Trong số này một loại cỡ khoảng 8,5 in-sơ, một loại khác cỡ 8,75 in-sơ, còn trọng lượng thực tế của đạn hình cầu mà chúng bắn là 64 phun đối với loại thứ nhất và 125 phun đối với loại thứ hai. Rồi đến cối nòng có rãnh cỡ 21 cm hoặc 8,25 in-sơ bắn đạn dài 20 in-sơ và nặng hơn 200 phun một chút. Những loại cối này có hiệu quả lớn không những vì rãnh của nòng súng khiến cho bắn trúng hơn mà chủ yếu là vì đạn dài có kim hỏa khi rơi bao giờ cũng hướng đầu nặng có ngòi nổ của nó về phía trước, bảo đảm thuốc nổ nổ ngay khi chạm mục tiêu, do đó làm cho sức đánh xuống và sức phá kết hợp phát sinh tác dụng cùng một lúc. Trong các loại pháo nòng có rãnh ở đây có pháo nòng dài 12 và 24 phun được đặt tên như vậy theo trọng lượng quả đạn đặc hình cầu bằng gang mà người ta thường bắn bằng những khẩu súng này trước khi nòng súng có rãnh. Cỡ của chúng tương ứng lã gần 4,5 và 5,5 in-sơ với trọng lượng đạn là 33 và 64 phun. Ngoài những loại pháo kể trên, người ta còn đưa đến Pa-ri một số pháo nòng dài hạng nặng có rãnh dùng cho thiết giáp hạm và để phòng thủ bờ biển chống thiết giáp hạm. Người ta chưa bao giờ công bố tài liệu mô tả chính xác và tỉ mỉ về cấu tạo của những pháo ấy nhưng cỡ của chúng bằng khoảng 7,8 và 9 in-sơ và đạn nặng tương ứng là khoảng 120, 200 và 300 phun. Trọng pháo lớn nhất được hai bên sử dụng ở Xê-va-xtô-pôn là pháo hải quân nòng dài bắn đạn phá của Anh 68 phun, cỡ 8 và 10 in-sơ, pháo nòng dài bắn đạn của Pháp cỡ 8,75 và 12 in-sơ, còn thêm nữa quả đạn hình cầu 12 in-sợ nặng nhất của loại pháo này nặng chừng 180 phun. Như vậy là về mặt trọng lượng và số lượng đạn đem sử dụng, cuộc vây đánh Pa-ri sẽ vượt Xê-va-xtô-pôn trên với mức độ như Xê-va-xtô-pôn đã vượt tất cả các cuộc vây đánh trước kia. Chúng tôi có thể nói thêm rằng đội ngũ pháo công thành của quân Đức có một số lượng đại bác phù hợp với dự kiến của chúng tôi tức là chừng 400 khẩu.

-------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. xem tập này. tr. 161-163.

[2*]. Trên quy mô lớn, bằng lực lượng lớn
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:30:50 pm »

XA-RA-GỐT- PA-RI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1776, ngày 22 tháng Mười 1870

Để có được một quan niệm đúng đắn về một chiến dịch to lớn như việc vây hãm và phòng ngự thành phố Pa-ri, thì cần phải quay trở lại lịch sử chiến tranh, quay trở lại một cuộc vây hãm nào đó trong những cuộc vây hãm lớn trước kia, có thể làm ví dụ- dù chỉ đến một mức độ nào thôi- cho điều mà chúng ta có thể sẽ là những người chứng kiến. Ví dụ đó sẽ có thể là Xê-va-xtô-pôn, nếu như việc phòng thủ Pa-ri sẽ diễn ra trong những điều kiện bình thường, nghĩa là nếu như có một đạo quân hoạt động trong những điều kiện dã chiến sẽ đến chi viện cho Pa-ri hay sẽ đến tăng cường cho đội quân đồn trú của nó, giống như ở Xê-va-xtô-pôn. Nhưng Pa-ri đang được phòng thủ trong những điều kiện bất bình thường: nó không có một đội quân đồn trú có thể tiến hành phòng thủ tích cực, tác chiến ở nơi trống trải, cũng không có một hy vọng chắc chắn nào về sự giúp đỡ của bên ngoài. Như vậy cuộc vây hãm lớn nhất trong lịch sử - tức là cuộc vây hãm Xê-va-xtô-pôn, về quy mô thì chỉ thua cuộc vây hãm mà chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy sự khởi đầu của nó - không cho ta một quan niệm đúng đắn về điều sẽ diễn ra ở Pa-ri; và chỉ ở những giai đoạn sau của cuộc vây hãm, chủ yếu là bằng cách đối chiếu, ta mới sẽ có thể so sánh được với những sự kiện trong cuộc Chiến tranh Crưm.

Cả những cuộc vây hãm trong cuộc chiến tranh ở M
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:31:18 pm »

Đoạn tường thành nào bị quân Pháp xung phong chiếm lĩnh, thì liền bị cách ly khỏi phần còn lại của thành phố bởi những công sự phòng thủ mới được xây dựng. Cắt ngang qua tất cả những phố xá dẫn tới tường thành, người ta đã nhanh chóng xây dựng các công sự bằng đất được bảo vệ bằng pháo binh, hơn nữa, ở những khoảng cách nhất định phía sau lưng chúng người ta cũng xây dựng các công sự. Trong các ngôi nhà được xây dựng theo kiểu những nhà nặng nề của vùng nóng nực miền Nam châu Âu, với những bức tường hết sức dày, người ta đã đục những lỗ châu mai, và chúng đã được giữ vững nhờ những lực lượng của bộ binh. Quân Pháp đã tiến hành một cuộc bắn phá không ngừng bằng đại bác, nhưng vì họ có ít súng cối hạng nặng, nên cuộc bắn phá đó không có tác dụng quyết định đối với thành phố. Tuy vậy, cuộc bắn phá đã tiếp diễn không ngừng trong thời gian 41 ngày. Để bắt buộc thành phố phải đầu hàng, để chiếm hết cả nhà này đến nhà khác, quân Pháp đã phải dùng đến một phương pháp chậm chạp nhất: đặt mìn. Cuối cùng, sau khi một phần ba nhà cửa trong thành phố đã bị phá hủy và số còn lại không còn ở được nữa, thì Xa-ra-gốt đã đầu hàng ngày 20 tháng Hai. Trong số 100.000 người ở trong thành phố lúc đầu cuộc bao vây, thì 54.000 người đã bị chết.

Cuộc phòng ngự đó là một loại phòng ngự cổ điển và hoàn toàn xứng đáng với vinh dự mà nó đã giành được. Nhưng thành phố ấy cũng vẫn chỉ chống cự được tổng cộng có 63 ngày thôi. Việc bao vây cần đến 10 ngày, vây hãm các pháo đài cần 14 ngày, vây hãm các công sự ở bên trong và đánh chiếm các nhà 39 ngày. Con số bị hy sinh hoàn toàn không thích ứng với độ dài của thời gian phòng ngự và những kết quả thực tế đạt được. Nếu như Xa-ra-gốt được 20.000 binh lính tốt và tháo vát bào vệ, thì những cuộc xuất kích của họ sẽ ngăn cản không cho Xuy-sơ cùng các lực lượng của ông ta tiếp tục cuộc vây hãm, và có thể là pháo đài ấy sẽ vẫn nằm trong tay người Tây Ban Nha cho đến khi cuộc chiến tranh năm 1809[83] ở Áo kết thúc.

Tất nhiên chúng tôi không cho rằng Pa-ri sẽ là một Xa-ra-gốt thứ hai. Những nhà cửa của Pa-ri dầu chắc chắn như thế nào đi nữa, thì về mặt độ dày và lớn cũng vẫn hoàn toàn không thể so sánh được với những nhà cửa của thành phố Tây Ban Nha đó; chúng ta cũng không có cơ sở để giả định rằng dân cư Pa-ri sẽ biểu hiện một sự cuồng nhiệt giống như người Tây ban Nha năm 1809, hay một nửa dân số sẽ kiên nhẫn đồng ý chịu chết trong chiến đấu hay vì bệnh tật. Nhưng cái giai đoạn chiến đấu bắt đầu tại Xa-ra-gốt trên các đường phô, trong các ngôi nhà và các tu viện của thành phố, sau khi bức tường thành đã bị xung phong chiếm lĩnh, - giai đoạn đó trên một mức độ nhất định có thể lặp lại ở trong các làng xóm được phòng ngự và trong những công sự bầng đất nằm giữa các pháo đài của Pa-ri và bức tường thành vây quanh Pa-ri. Như chúng tôi đã chỉ ra ngày hôm qua trong bài thứ 24 trong loạt "Tiểu luận về chiến tranh", chúng tôi cảm thấy rằng trọng tâm của sự phòng thủ hình như nằm tại đây. Ở đây, những người lính cảnh vệ lưu động trẻ tuổi thậm chí có thể chọi với kề địch đang tấn công trong những điều kiện hầu như ngang nhau và buộc chúng phải tiến hành những hoạt động có hệ thống với một mức độ lớn hơn là điều mà bộ chỉ huy Béc-lin đã tưởng; cách đây không lâu bộ chỉ huy này đã hy vọng bắt buộc thành phố ấy phải đầu hàng sau 12 hay 14 ngày, kể từ khi các đơn vị pháo công thành bắt đầu khai hỏa. Thêm vào đó, ở đấy cuộc chiến đấu với quân phòng thủ sẽ đòi hỏi kẻ tấn công phải dùng súng cối và đại bác với một cường độ lớn tới mức là ngay cả một cuộc bắn phá - ít ra cũng với quy mô lớn - có tính chất bộ phận đối với thành phố sẽ không thể có được trong một thời gian nào đó. Trong bất kỳ tình huống nào, cũng sẽ phải hy sinh những làng nằm ở ngoài phạm vi tường lũy, dầu cho chúng nằm tại bất kỳ một điểm nào ở giữa tuyến tấn công của quân Đức và tuyến phòng ngự của người Pháp. Nếu như hy sinh những làng đó mà có thể giữ được thành phố, thì điều đó lại càng tốt đối với việc phòng ngự.

Thậm chí chúng ta cũng không thể ước đoán được rằng công cuộc phòng ngự vùng nằm ở ngoài thành lũy có thể kéo dài được bao lâu. Điều đó sẽ tùy thuộc vào sự vững chắc của bản thân các công sự, vào trạng thái tinh thần của những người phòng thủ, cũng như vào.phương thức tấn công. Nếu như cuộc kháng cự diễn ra quyết liệt thì người Đức, để giữ gìn quân đội của họ sẽ trông cậy chủ yếu vào hỏa lực của pháo binh của họ. Dầu sao thì với hỏa lực rất lớn của pháo binh mà họ sẽ có thể tập trung được vào bất kỳ một điểm nào, họ chưa chắc đã cần đến hơn 2 - 3 tuần lễ để tiến tới sát tường lũy. Phá hủy và chiếm lĩnh nó bằng một trận xung phong sẽ chi là công việc của vài ngày. Nhưng ngay cả lúc đó, những người phòng thủ cũng không tuyệt đối cần phải chấm dứt sự chống cự; vả lại tốt hơn cả là nên gác việc xem xét những khả năng ấy lại cho đến lúc chúng có thể diễn ra một cách chắc chắn hơn. Từ nay cho đến lúc đó, chúng tôi cũng xin không nói về những ưu điểm và khuyết điểm của các chiến lũy của ông Rô-sơ-phoóc[84] Nói chung, chúng tôi cho rằng, nếu như những công sự mới nằm giữa các pháo đài và tường lũy sẽ chống trả được một cách thật sự quyết liệt, thì những kẻ tấn công sẽ tự giới hạn- trong chừng mực có thề làm được, phần lớn là tùy theo nghị lực của những người phòng thủ - trong việc sử dụng hỏa lực pháo binh bắn cầu vồng vã bắn thẳng, cũng như trong mưu toan dùng nạn đói để buộc Pa-ri phải đầu hàng.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:32:18 pm »

XXV
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1780, ngày 27 tháng Mười 1870

Trong khi cuộc đàm phán về ký kết đình chiến đang được tiến hành[85] thì điều bổ ích là tìm hiểu sự bố trí của các quân đoàn của quân Đức mà hình như không phải mọi người đều đã rõ. Chúng tôi nói quân Đức vì rằng về quân Pháp thì hầu như chẳng có gì để nói cả. Trừ những đội quân bị vây chặt ở Mét-xơ, lực lượng của Pháp gồm hầu như là toàn tân binh, việc tổ chức những tân binh này chưa bao giờ được báo chí đưa tin nào cả, mà việc đó lại không thể không thay đổi từng ngày. Ngoài ra chất lượng của những đội quân ấy, những đội quân mà trong tất cả các cuộc chiến đấu đã tỏ ra không thích hợp trên mức độ khác nhau với tác chiến ngoài cứ điểm, làm cho vấn đề về tổ chức và số lượng của chúng hầu như hoàn toàn mất hết ý nghĩa.

Về quân Đức, chúng tôi được biết họ đã tung ra 13 quân đoàn Bắc Đức (kể cả quân cận vệ), 1 sư đoàn Hét-xen, 1 sư đoàn Ba-den, 1 sư đoàn Vuyếc-tem-béc và 2 quân đoàn Ba-vi-e. Sư đoàn 17 thuộc quân đoàn 9 Bắc Đức (một lữ đoàn của nó gồm những người Mếch-clen-bua) ở lại vùng bờ biển khi hạm đội của Pháp còn ở biển Ban-tích. Sư đoàn 25 hoặc sư đoàn Hét-xen được biên chế vào quân đoàn 9 thay cho sư đoàn 17, sư đoàn 25 cho tới nay vẫn nằm trong biên chế của quân đoàn 9. Ở trong nước cùng với sư đoàn 17 còn có 9 sư đoàn lan-ve (một sư đoàn cận vệ và 8 tỉnh cũ của Ph
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:33:05 pm »

Ngoài quân đoàn 13, đại công tước Mếch-clen-bua còn chỉ huy tất cả các phân đội hoạt động độc lập ở Săm-pa-nhơ và các vùng bị chiếm đóng khác ở phía tây Lo-ren-nơ, các đội quân đồn trú ở Xê-đăng, Rêm-xơ, ê-péc-nơ, Sa-lôn, Vi-tơ-ri và những đội quân bao vây Véc-đen. Những đội quân bao vây Véc-đen gồm lan-ve, chủ yếu là sư đoàn 8 lan-ve. Những đội quân đồn trú ở An-da-xơ và Lo-ren-nơ gồm hầu hết là lan-ve và ở dưới quyền chỉ huy của các viên tồng đốc quân sự của các tỉnh ấy. Ngoài ra còn có những đơn vị rải ra trên tuyến đường sắt và đường bộ lớn; trách nhiệm duy nhất của họ là duy trì những con đường ấy được tốt và thuận lợi cho vận chuyển quân sự; những đơn vị này gồm các phân đội của các quân đội chủ lực, về số lượng chúng ít ra ngang một sư đoàn, và ở dưới quyền chỉ huy của "Etappen - Commandant"[1*].

Sư đoàn Ba-đen và một sư đoàn lan-ve nữa được biên chế thành quân đoàn 14 hiện nay do tướng Phôn Véc-đe chỉ huy đang tiến về Bơ-dăng-xông trong khi tướng phôn Smê-linh nắm sư đoàn dự bị 4 vừa mới kết thúc thắng lợi cuộc bao vây Xê-lê-xta và hiện đang đánh chiếm Nơ-bri-dắc. Ở đây, chúng ta lần đầu tiên gặp tên gọi "sư đoàn dự bị", theo ngôn ngữ quân sự Phổ "sư đoàn dự bị" là cái khác về căn bản với sư đoàn lan-ve. Thực ra, cho tới nay chúng. ta đã điểm được 6 trong 9 sư đoàn lan-ve và hoàn toàn có thể dự đoán rằng ba sư đoàn còn lại được dùng làm quân đồn trú ở An-da-xơ, Lọ-ren-nơ và một phần các cứ điểm trên sông Ranh. Việc dùng thuật ngữ "sư đoàn dự bị" chứng tỏ rằng các tiểu đoàn thứ tư của các trung đoàn chủ lực hiện nay đã dần dần tiến vào đất Pháp. Ở mỗi quân đoàn sẽ có 9 và một số trường hợp có 10 tiểu đoàn thứ tư, chúng được biên chế thành sư đoàn dự bị theo số lượng quân đoàn và rất có thể là những sư đoàn ấy cũng được gọi bằng cùng phiên hiệu của quân đoàn mà chúng thuộc vào. Như vậy sư đoàn dự bị 4 gồm các tiểu đoàn thứ tư của quân đoàn 4 được bổ sung ở Dắc-den thuộc Phổ. Sư đoàn này là bộ phận hợp thành của quân đoàn 15 mới thành lập. Một sư đoàn nữa của quân đoàn 15 là sư đoàn nào, chúng tôi không rõ- có lẽ nó là một trong 3 sư đoàn mà tướng Luê-ven-phen-đơ vừa mới đưa từ Xi-lê-di đến Xtơ-ra-xbua; như vậy, hai sư đoàn còn lại sẽ hình thành quân đoàn 16. Đó là 4 trong 13 sư đoàn dự bị, 9 sư đoàn còn lại còn có thể sử dụng được chắc là đang ở Bắc Đức.

Về quân số của các đơn vị ấy thì các tiểu đoàn Bắc Đức ở sát Pa-ri không nghi ngờ gì nữa lại mới được bồ sung bình quân lên tới 750 người; theo các tin tức thì các tiểu đoàn Ba-vi-e có quân số ít hơn. Kỵ binh vị tất mỗi đại đội có bình quân trên 100 người, lẽ ra phải 150 người; nhìn chung một quân đoàn ở sát Pa-ri bình quân có 250.000 người thành thử toàn bộ đạo quân đang thực tế ở đó có khoảng 190.000 binh sĩ. Quân số các tiểu đoàn ở Mét-xơ có thể ít hơn vì số lượng bệnh binh lớn, bình quân mỗi tiểu đoàn chưa chắc đã tới 700 người. Quân số các tiểu đoàn lan-ve vị tất được 500 người.

Thời gian gần đây báo chí Ba Lan đã bắt đầu cao giọng nói rằng người Ba lan chia xẻ phần lớn vinh dự của quân Phổ. Sự thật là như sau: tồng số cư dân nói tiếng Ba Lan ở Phổ lã khoảng 2 triệu hoặc 1/15 tổng dân số Bắc Đức; chúng tôi đã tính vào đó cả "những người Ba Lan chân sào" thuộc Thượng Xi-lê-di và người ma-dua ở Đông PhChú thích

[1*]. tư lệnh binh trạm

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:34:35 pm »

MÉT-XƠ THẤT THỦ
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1782, ngày 29 tháng Mười 1870

Cuộc chiến tranh hiện nay là một cuộc chiến tranh của những cuộc đầu hàng, mỗi một cuộc đầu hàng ấy bình như về mặt quy mô buộc phải vượt quá những lần đầu hàng trước. Thoạt tiên 84.000 người đã hạ vũ khí tại Xê-đăng, một sự kiện mà trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trước đây, thậm chí cả trong những cuộc chiến tranh ở Áo nữa, người ta cũng chưa hề thấy như thế hay thậm chí tương tự như thế. Giờ đây đang diễn ra việc đầu hàng của 170.000 người cùng với thành Mét-xơ vượt quá Xê-đăng giống như Xê-đăng đã vượt quá tất cả những cuộc đầu hàng trước đây. Liệu đến lượt nó, Mét-xơ có bị Pa-ri vượt quá không? Nếu chiến tranh tiếp diễn, thì hầu như người ta không thể nghi ngờ điều đó.

Ba sai lầm cơ bản đã dẫn Na-pô-lê-ông từ ngày 2 tháng Tám đến ngày 2 tháng Chín, từ Xác-bruých-kên đến Xê-đăng, và về thực chất, đã làm cho nước Pháp mất hết tất cả các đạo quân của nó, là như sau: một là, quân Pháp đã đón cuộc tấn công của kẻ địch tại một vị trí cho phép quân Đức chiến thắng chèn vào giữa những quân đoàn phân tán của quân đội Pháp, và bằng cách đó, tách quân đội Pháp thành hai bộ phận riêng biệt, hơn nữa không một bộ phận nào trong hai bộ phận đó lại có thể kết hợp với bộ phận kia, thậm chí cũng không thể phối hợp hoạt động với bộ phận ấy; hai là, đã giữ đạo quân của Ba-den ở lại Mét-xơ, vì vậy mà nó bị khóa chặt tại đó; và ba là, cuộc hành quân đến cứu Ba-den đã được thực hiện với những lực lượng theo một đường đi trực tiếp thúc đẩy kẻ thù bắt toàn bộ đạo quân đi cứu viện đó làm tù binh. Hậu quả của sai lầm đầu tiên bộc lộ rõ trong quá trinh tiếp theo của toàn bộ chiến dịch; hậu qủa của sai lầm thứ ba biểu hiện ra một cách triệt để ở Xê-đăng; hậu quả sai lầm thứ hai thì chúng ta vừa mới thấy ở Mét-xơ. Toàn bộ "đạo quân Ranh", đạo quân mà Na-pô-lê-ông đã báo trước cho nó biết triển vọng một chiến dịch khó khăn ở trong nước, nơi có rất nhiều thành lũy, thì hiện nay đúng là đang nằm trong những thành lũy ấy hay đang trên đường đi đến những thành lũy ấy, nhưng lại với tư cách là những tù binh, còn nước Pháp thì bị mất - không những về thực chất, mà cả theo nghĩa đầy đủ của từ đó- hầu hết những đơn vị quân đội chính quy của mình.

Bản thân những tổn thất- hình như rất to lớn- về người và về vật tư và tài sản bị mất cùng với thành Mét-xơ là một đòn khá nặng. Nhưng đòn ấy còn chưa phải là đòn nặng nề nhất. Đối với nước Pháp, điều tai hại nhất là cùng với những con người ấy, bộ phận vật tư và tài sản ấy, nó mất cái tổ chức quân sự mà nó cần hơn tất cả mọi thứ khác. Binh lính hiện có rất nhiều, thậm chí số người đã được huấn luyện ở lứa tuổi từ 25 đến 35 chắc chắn cũng không dưới 300.000. Vật tư và tài sản có thể được bổ sung từ các kho và từ các nhà máy trong nước và bằng cách mua của nước ngoài. Trong những điều kiện hiện nay, có thể sừ dụng bất kỳ loại vũ khí nào lên đạn bằng hộp quy lát có thể dùng được, không kể cấu tạo của nó, cũng không kể là đạn dược của một loại có dùng được cho những loại khác hay không. Lợi dụng một cách thích đáng điện báo và tàu thủy, và sẵn sàng vận dụng tất cả những gì có thể có ích, chính phủ hiện giờ sẽ có thể chi phối được một số vũ khí và đạn nhiều hơn số có thể sử dụng được. Trong thời gian đó, thậm chí còn có thể có được pháo dã chiến nữa. Nhưng cần hơn hết là một tổ chức vững chắc, nhờ nó mà có thể thành lập được một quân đội với tất cả những con người vũ trang đó. Hiện thân cho tổ chức đó là sĩ quan và hạ sĩ quan của quân đội chính quy, nhưng sau khi họ đầu hàng thì khả năng lợi dụng tồ chức đó đã hoàn toàn tiêu tan. Con số sĩ quan Pháp bị loại ra ngoài vòng chiến do tổn thất trong chiến đấu và đầu hàng hiện nay không thể dưới 10.000 - 12.000 người, trong lúc đó những tổn thất về hạ sĩ quan nhiều hơn khoảng 3 lần. Sau khi công cuộc quốc phòng mất ngay một lúc một số lượng những lực lượng có tổ chức như thế, thì việc biến một khối lượng đông người thành đại đội và tiểu đoàn lính trở thành một việc khó khăn phi thường. Người nào cũng thấy những đơn vị dân binh trên bãi tập hay trong chiến đấu, - dầu đó là những Freischaaren ở Ba-đen, những người Mỹ tình nguyện, chiến đấu ở Bun-ran, quân cảnh vệ lưu động Pháp hay lính tình nguyện Anh[89]- thì người đó sẽ hiểu ngay lập tức rằng nguyên nhân chủ yếu của sự bất lực và sự không vững vàng của những đơn vị ấy là tình trạng sĩ quan không biết chức trách của mình; còn trong trường hợp hiện nay thì ở Pháp ai là người có thể dạy cho họ chức trách của họ? Một số sĩ quan già được hưởng nửa lương trong diện dự bị, hay được thừa nhận là không phục vụ được do tình trạng sức khỏe, sẽ không đủ dùng cho mục đích đó; họ không thể sử dụng được trong tất cả mọi trường hợp; vì rằng việc huấn luyện không những phải được tiến hành về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực hành nữa; nó phải được tiến hành không chỉ bằng lời nói mà cả bằng việc làm và bằng nêu gương nữa.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #67 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:35:04 pm »

Những sĩ quan trẻ tuổi hay hạ sĩ quan, vừa mới được thăng chức- mà mỗi tiểu đoàn có một ít- sẽ có thể nắm được công việc của họ rất nhanh chóng bằng cách thường xuyên quan sát hành động của các sĩ quan già. Nhưng nếu hầu hết các sĩ quan đều là người mới và nếu thậm chí có quá ít hạ sĩ quan già để đề bạt lên sĩ quan, thì làm như thế nào? Những binh sĩ giờ đây hầu như trong mỗi một trận chiến đấu đều tỏ ra không dùng được vào những hoạt động bằng những khối lượng lớn, trên chiến trường trống trải,- chính những binh sĩ đó sẽ học biết chiến đấu rất nhanh, nếu như có thể phiên chế họ vào trong những tiểu đoàn cũ của Ba-den, hay nếu như họ chỉ còn có khả năng nằm dưới sự chi huy của các sĩ quan và hạ sĩ quan của ông ta. Và việc nước Pháp mất hẳn những dấu vết gần như cuối cùng của tổ chức quân sự của nó trong chiến dịch này, xảy ra chủ yếu là do sự đầu hàng của thành Mét-xơ.

Công cuộc phòng thủ đã được tiến hành như thế nào, điều đó chúng tôi chỉ có thể có ý kiến rõ ràng khi nào chúng tôi nghe được bản thân những người phòng thủ nói những gì để biện hộ cho mình. Nhưng nếu quả thực 170.000 người có thể cầm được vũ khí đã đầu hàng, thì phải cho rằng công cuộc phòng thủ đã không đặt đúng mức cần có. Bắt đầu từ cuối tháng Tám, quân đội bao vây không bao giờ có được một ưu thế về số lượng gấp đôi quân bị bao vây. Số lượng của nó hình như lên xuống giữa 200.000 và 230.000 người, hơn nữa những đơn vị chỉ riêng của tuyến thứ nhất đã bị rải ra theo vòng tròn dài không dưới 27 dặm. Điều đó có nghĩa là những lực lượng chủ yếu phải chiếm lĩnh một vòng tròn ít nhất là từ 36 đến 40 dặm. Hơn nữa, vòng bao vây đó đã bị con sông Mô-den phân ra thành hai bộ phận, con sông này chỉ có thể vượt qua được bằng những chiếc cầu nằm ở đằng sau lưng tuyến thứ nhất, cách tuyến này một quãng. Nếu một đạo quân 170.000 người đã không thể tập trung được những lực lượng chiếm ưu thế tại một điểm nào của vòng vây đó và chọc thủng nó trước khi địch được tăng viện đầy đủ, thì chúng ta phải kết luận rằng, hoặc là những biện pháp của quân bao vây đáng khen hết mức, hoặc là những mưu toan chọc thủng vòng vây không bao giờ được thực hiện một cách đúng mức. Chắc chắn chúng ta sẽ biết được rằng trong trường hợp này- cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh này - những lý do chính trị đã làm tê liệt những hoạt động quân sự.

Nếu như giờ đây hòa bình không được ký kết, thì nước Pháp chẳng bao lâu nửa sẽ phải cảm thấy những hậu quả của tai họa mới này. Chúng tôi cho rằng hai sư đoàn lan-ve sẽ ở lại Mét-xơ với tư cách là quân đồn trú. Quân đoàn số 2 đang trên đường đi đến Pa-ri, nhưng điều đó không hề có nghĩa là nó có nhiệm vụ tham gia vào việc bao vây thủ đô. Nhưng dù cho rằng nó sẽ làm việc đó nữa, thì vẫn còn lại 6 quân đoàn, hay ít ra là 130.000 - 140.000 người, mà Môn-tơ-kê có thể điều đi đâu cũng được. Những đường liên lạc giữa quân đội với nước Đức đã được duy trì mà không có sự tham gia căn bản của các đơn vị quân đội của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ; nhằm mục đích đó, ông ta sẽ phải tách riêng một số lượng nhỏ binh lính, nếu nói chung cần thiết phải làm như vậy. Những đơn vị còn lại có thể được sử dụng để đột nhập vào phía tây và phía nam nước Pháp. Sẽ không cần thiết phải giữ tất cả các đơn vị ấy ở cùng một chỗ. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ được chia thành hai hay ba bộ phận, cộng chung với quân đoàn của Phôn Đe Tan thì ít nhất cũng gồm có 150.000 người, và chúng sẽ nhận được lệnh tiến vào những tỉnh của nước Pháp cho tới nay còn chưa bị quân Đức chiếm đóng. Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, một quân đoàn sẽ chiếm những tỉnh giàu có của vùng Noóc-mặng-đi và Men cho đến tận sông Loa-rơ, mà trung tâm là Lơ-măng, nơi năm con đường sắt gặp nhau. Một quân đoàn khác sẽ tiến nhanh về phía Boóc-đô, sau khi đã quét sạch trước con đường Loa-rơ từ Tua đến Nê-véc và sau khi đã chiếm hay phá hủy những kho vũ khí và những nhà máy quân sự của Buốc-giơ. Quân đoàn sẽ có thể tiến từ Mét-xơ, qua Sô-mông và Ô-xe, ở địa phương này còn chưa bị tàn phá vì các cuộc trưng tập. Quân đoàn thứ ba có thể tiến thẳng xuống phía nam, để bắt liên lạc với tướng Véc-đe. Vì ở miền Trung nước Pháp hầu như hoàn toàn không có những đồn lũy xứng đáng với cái tên đó, cho nên ở đây sẽ không có những sự kháng cự ngoài sự kháng cự không lâu của những lính mới, và một sự kháng cự thụ động hơn nhưng đồng thời lại kiên trì hơn của dân cư. Môn-tơ-kê có dùng những đạo quân hầu như được rảnh tay tất cả ngay một lúc đó để bao vây những đồn lũy mới nào hay không, hay thậm chí còn mưu toan chiếm một hải cảng có bố phòng như Séc-bua chẳng hạn, điều đó tương lai sẽ cho ta thấy; giờ đây ông ta không cần phải chiếm những đồn lũy mới, trừ Phan-xbua và Ben-pho là những đồn lũy ngăn chặn những con đường xe lửa chủ yếu, và dĩ nhiên, là trừ Pa-ri.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:36:40 pm »

XXVI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1787, ngày 4 tháng Mười một 1870

Không còn lý do gì nữa để nghi ngờ rằng đạo quân đã đầu hàng ở Mét-xơ thực sự gồm có 173.000 người, trong đó 140.000 có thể cầm vũ khí và hơn 30.000 người bị ốm và bị thương. Trong bức điện đánh đi từ Béc-lin, tờ "Daily News" cho ta biết những tin tức mà theo lời tuyên bố của tờ báo đó thì bao gồm tất cả những chi tiết về thành phần của những đơn vị ấy: 67 trung đoàn bộ binh, 13 tiểu đoàn chasseurs-à-pied[1*], 18 tiểu đoàn thứ tư và dự bị - huấn luyện, 36 trung đoàn kỵ binh, cụ thể là: 10 trung đoàn giáp kỵ, 1 trung đoàn hướng đạo[90], 11 trung đoàn long kỵ, 2 trung đoàn thương kỵ, 3 trung đoàn khinh kỵ, 6 trung đoàn chasseurs-à-cheval[2*] và 3 trung đoàn chasseurs d Afrique[3*], và ngoài ra còn có 6 đại đội kỵ binh dự bị - huấn luyện nữa. Chắc rằng, bản tin ấy bắt nguồn từ bộ chỉ huy Phổ ở Béc-lin và chứa dựng bảng tổng hợp về thành phần của các lực lượng Pháp tại Mét-xơ, dựa trên cơ sở những tài liệu sơ bộ và gián tiếp, hoặc theo những bản danh mục của Pháp, đã giao cho những kẻ chiến thắng khi đầu hàng. Điều sau có vẻ chắc chắn hơn cả. Chúng ta biết rằng ở Mét-xơ trước đây có những đơn vị bộ binh sau đây: đội vệ binh (8 trung đoàn = 30 tiểu đoàn và 1 tiểu đoàn xạ thủ), quân đoàn số 2 (của Phrốt-xa, 3 sư đoàn), số 3 (của Đơ-canh, quân đoàn cũ của Ba-den, 4 sư đoàn), số 4 (của La-đmi-rô, 3 sư đoàn) số 6 (của Can-rô-béc, 3 sư đoàn) và 1 sư đoàn thuộc quân đoàn số 5 (của Đơ-phai-i) - tất cả 14 sư đoàn chủ lực, trong đó mỗi sư đoàn gồm một tiểu đoàn lính xạ thủ và 4 trung đoàn chủ lực, hay 12 tiểu đoàn chủ lực, trừ 2 sư đoàn của Can-rô-béc trong đó không có lính xạ thủ. Như vậy là gồm có 12 tiểu đoàn lính xạ thủ và 168 tiểu đoàn chủ lực, còn nếu tính cả đội vệ binh thì gồm có 13 sư đoàn lính xạ thủ và 198 tiểu đoàn bộ binh, cùng với 18 tiểu đoàn dự bị - huấn luyện, thì tổng cộng là 229 tiểu đoàn, nghĩa là lớn hơn con số 221 một chút, con số này được nêu trên tờ "Daily News" là tổng số quân của những đơn vị quân đội ấy. Mặt khác, trong bản liệt kê đó chỉ nêu có 64 trung đoàn bộ binh, trong lúc ông bạn đồng nghiệp viết báo nói trên của chúng tôi nêu con số 67. Qua tất cả những điều đó. chúng ta phải kết luận rằng 3 trung đoàn thiếu đó đã cấu thành đội quân đồn trú của thành Mét-xơ, và vì vậy thà không được nêu trong thành phần của đạo quân Ranh". Còn về sự khác nhau về số lượng các tiểu đoàn thì dễ giải thích thôi. Những tổn thất trong nhiều trung đoàn trong thời gian những trận chiến đấu trong tháng Tám và những cuộc xuất kích trong tháng Chín và tháng Mười cũng như do bệnh tật, rõ ràng đã lớn tới mức từ 3 tiểu đoàn, người ta đã phải phiên chế lại thành 2 tiểu đoàn, và có thể thậm chí thành 1 tiểu đoàn.

Việc những lực lượng ngang với đạo quân của Na-pô-nê-ông ở Lai-pxích[91], nói chung đã có thể bị buộc phải đầu hàng là một sự kiện chưa hề thấy trong lịch sử các cuộc chiến tranh; ngay hiện nay cũng khó lòng tin được diều đó: sau khi nó đã xảy ra. Nhưng sự kiện đó còn trở nên khó hiểu hơn nữa. nếu chúng ta so sánh lực lượng của đạo quân ấy với những lực lượng của những kẻ chiến thắng. Ngày 18 tháng tám Ba-den đã bị đánh bật khỏi những điểm cao của Gra-vơ-lốt dưới sự yểm trợ của đại bác các pháo đài Mét-xơ: vài ngày sau, việc bao vây đồn lũy đó được hoàn thành. Nhưng trong đạo quân chiến đấu ở Gra-vơ-lốt, người ta đã tách ra 8 quân đoàn: hay 75 tiểu đoàn, dưới sự chỉ huy của thái tử Dắc-den; điều đó được thực hiện không chậm hơn ngày 24 tháng Tám vì ba ngày sau ky binh của ông đã đánh tan những chasseurs- à cheval của Mác-ma-hông tại Buy-dăng-xi. Ở Mét-xơ còn lại 7 quân đoàn, hay 175 tiểu đoàn và 12 tiểu đoàn quân lan-ve, tồng cộng là 187 tiểu đoàn để bao vây một đạo quân gồm không dưới 221 tiểu đoàn!
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 07:37:16 pm »

Trong thời gian đó, Ba-den chắc phải nắm đến 160.000 binh lính, nếu như không hơn. Dĩ nhiên, quân Phổ đã áp dụng tất cả mọi biện pháp để bù lại số tổn thất xảy ra trong những trận chiến đấu gần đây, bằng những lực lượng mới lấy từ những đơn vị dự bị của họ; nhưng không thể nào cho rằng, những tiểu đoàn của họ lại có được biên chế đầy đủ là 1.000 người. Ngay nếu như giả định rằng quân Phổ đã nâng số người trong các tiểu đoàn lên đến 1.000, trừ đội quân lan-ve và mỗi tiểu đoàn chỉ có 500-600 người, thì điều đó cũng đem lại cho họ không quá 182.000 người, hay khoảng 240.000 người nếu tính cả kỵ binh và pháo binh. nghĩa là chỉ nhiều gấp rưỡi đạo quân bị khóa chặt trong thành Mét-xơ. Số 240.000 người đó bị rải ra trên một trận tuyến dài 27 dặm, hơn nữa một con sông không thể lội qua được đã cắt họ ra thành hai bộ phận riêng biệt. Trong tình hình như vậy, không thể nghi ngờ rằng, nếu như Ba-den thực sự mưu toan chọc thủng vòng vày với khối đông quân đội của mình, thì ông ta sẽ có thể làm được việc đó- dĩ nhiên, nếu như không giả định rằng sau trận Gra-vơ-lốt, quân pháp đã không còn là những người lính như trước kia nữa, song người ta không có bất cứ cơ sở nào để đặt một giả thiết như thế.

Đối với tác giả những "Tiểu luận" này, thì điều hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa là, sau khi chế độ cộng hòa được tuyên bố, Ba-den đã từ chối không chịu chọc thủng vòng vây ra khỏi Mét-xơ vì những lý do chính trị. Cũng không còn nghi ngờ gì nữa là, mỗi một ngày trì hoãn sẽ làm giảm triển vọng thành công của ông ta trong công việc này, mặc dầu là hình như bản thân quân Phổ hiện nay cũng cho rằng, nếu họ rơi vào một tình thế như vậy thì họ cũng có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn ấy. Nhưng điều vẫn không thể giải thích được là việc án binh bất động, hay ít ra cũng là sự không quyết tâm mà Ba-den đã thể hiện ra trong những ngày cuối tháng Tám và trong những ngày đầu tháng Chín. Ngày 31 tháng Tám ông ta mưu toan tiến hành một cuộc tiến công theo hướng đông- bắc và tiếp tục cuộc tiến công ấy suốt đêm và sáng hôm sau; nhưng 3 sư đoàn Phổ cũng đủ để đánh bật ông ta trở lại dưới sự yểm hộ của đại bác các pháo đài. Rõ ràng mưu toan đó hết sức yếu ớt, nếu như ta chú ý đến những lực lượng to lớn mà ông ta có thể sử dụng vào việc đó. Một vị tướng nắm trong tay 16 sư đoàn bộ binh tuyệt vời, lại bị 3 sư đoàn quân địch đánh bật lại. Còn có gì tồi tệ hơn điều đó nữa!

Còn về những động cơ chính trị- như người ta nói- đã gây ra sự án binh bất động của Ba-den sau cuộc cách mạng ngày 4 tháng Chín cũng như những âm mưu chính trị mà với sự dung túng của kẻ địch, ông ta đã tham gia trong suốt thời kỳ cuối của cuộc vây hãm[92], thì chúng hoàn toàn phù hợp với những lợi ích của Đế chế thứ hai mà những âm mưu đó nhằm khôi phục lại dưới hình thức này hay hình thức khác. Nếu một vị tướng, chỉ huy một đạo quân chính quy duy nhất mà nước Pháp hồi bấy giờ chi phối được, có thể nghĩ đến việc phục hồi lại một vương triều đã sụp đổ, với sự ủng hộ của kẻ thù đã xâm nhập vào đất nước ông ta, thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng Đế chế thứ hai đã không còn hiểu tý gì về tính cách của người Pháp.
Nghề quân sự trước đó của Ba-den quyết không phải là xuất sắc Cuộc viễn chinh ở Mê-hi-cChú thích

[1*]. xạ thủ bộ binh

[2*]. xạ thủ kỵ binh

[3*]. xạ thủ người Phi

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM