Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:49:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vạn Lý Trường Chinh  (Đọc 40487 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:16:50 pm »

Những Ðợt Tấn Công Vào Sô Viết Giang Tây

Những cuộc tấn công đầu tiên của Quốc dân đảng vào căn cứ sô viết Giang Tây bắt đầu vào cuối năm 1930, và thất bại vào đầu năm 1931. Vào mùa xuân 1931, Tưởng Giới Thạch nhận thức rằng cái nguy hiểm chính bắt nguồn từ Thượng Hải, nơi Trung ương đảng cộng sản hoạt động. Tưởng bắt đầu gia tăng hoạt động tình báo và mật vụ, nhằm truy lùng giới lãnh đạo cộng sản. Mật vụ của Tưởng Giới Thạch đã mau lẹ đạt được một thành tích đáng kể. Một đơn vị mật vụ của Tưởng đã bắt được Cố Thuận Chương, người chỉ huy một đơn vị đặc nhiệm tại Thượng Hải. Cố Thuận Chương không chịu nổi sự tra tấn, nên đã phải báo cho mật vụ tên và địa chỉ của giới lãnh đạo cộng sản tại Thượng Hải. Sau đó mật vụ của Tưởng bắt được Hướng Trung Phát, tổng bí thư của đảng. Hướng Trung Phát bị xử tử ngay. Nhưng phần lớn giới lãnh đạo cộng sản đã kịp thời trốn thoát.

Cố Thuận Chương hoạt động dưới quyền của Chu Ân Lai, nên chính Chu Ân Lai đứng ra xử tội phản bội của Cố Thuận Chương. Chu Ân Lai đích thân đứng giám sát việc hành quyết toàn gia Cố Thuận Chương. Chu Ân Lai có cái dáng vẻ bề ngoài ung dung, lúc nào cũng niềm nở tươi cười. Nhưng cái bề ngoài thiện cảm đó che dấu một con người cực kỳ tàn ác. Sau khi Hướng Trung Phát bị Quốc dân đảng giết, Vương Minh đảm nhiệm quyền lãnh đạo Trung ương đảng một thời gian. Khi Vương Minh được cử sang làm đại diện cho cộng đảng Trung hoa tại Quốc tế Cộng sản thì Tần Bang Hiến, tức Bác Cổ, lên thay thế. Trung ương Ðảng bây giờ hoạt động trong một tình trạng càng ngày càng nguy hiểm hơn. Cuối cùng Bác Cổ đi đến một quyết định mới: thu hẹp tổng hành dinh tại Thượng Hải thành một Trung ương cục, và giao cho Lưu Thiếu Kỳ phụ trách, còn Trung ương Ðảng thì di chuyển vào căn cứ Giang Tây của Mao. Trung ương Ðảng vào căn cứ đúng lúc có một cuộc hội nghị các sô viết toàn quốc Trung hoa. Hội nghị họp tại Thụy Kim ngày 7-11-1931. Tại hội nghị này, chính phủ Trung ương lâm thời của chế độ Cộng hòa Sô Viết Trung hoa được thành lập, và Mao Trạch Ðông được bầu làm chủ tịch chính phủ.

Ðược bầu làm chủ tịch chính phủ, Mao có vẻ đạt được một địa vị cao nhất, nhưng sự thực thì quyền hạn của Mao bị giảm đi rất nhiều, vì các sô viết phân tán về địa lý, mỗi sô viết là một căn cứ tự lập, và chính phủ trung ương tại Giang Tây không thể kiểm soát hoạt động của các sô viết khác. Hơn nữa, đảng đứng trên và có quyền quyết định chính sách của chính quyền dân sự cũng như của quân đội. Bây giờ đảng di chuyển vào khu sô viết Giang Tây thì mọi việc sẽ do đảng giải quyết, chứ không còn do một mình Mao quyết định như trước nữa.

Các căn cứ sô viết hoạt động thành công được, phần lớn không phải do sức lực của người cộng sản, mà do một yếu tố bên ngoài trợ giúp một phần lớn. Sở dĩ Tưởng Giới Thạch không thể tận diệt được phe cộng ngay là vì còn mải lo đối phó với sự gây hấn mỗi lúc một gia tăng của quân phiệt Nhật. Ðúng ra quân xâm lăng Nhật là cứu tinh của phe cộng sản Trung hoa. Trong lúc Tưởng mải mê đối phó với Quân đoàn Quan Ðông của Nhật tại Mãn Châu thì các khu vực cộng sản bị bỏ quên. Không phải Tưởng không nhớ tới mối hiểm họa cộng sản, nhưng Tưởng không thể làm hai việc cùng một lúc. Năm 1931, các đại biểu cộng sản đã có thể họp tại Thụy Kim mà không phải lo ngại một cuộc tấn công của Tưởng. Trong hai đợt tấn công căn cứ sô viết Giang Tây, Tưởng chỉ có thể tung vào cuộc chiến những lực lượng hỗn hợp, và cả hai lần, các lực lượng của Tưởng đều bị thảm bại.

Ðến lần tấn công thứ ba, Tưởng tung vào cuộc chiến một số sư đoàn thiện chiến của Quốc dân đảng, và đích thân Tưởng chỉ huy cuộc tấn công. Lực lượng của Tưởng lần này tiến mạnh như vũ bão, và phe cộng sản không thể ngăn chặn được quân của Tưởng, và thủ đô cộng sản Thụy Kim chắc chắn sẽ bị Quốc dân đảng chiếm đóng. Nhưng đúng lúc quân Quốc dân đảng gần đạt được chiến thắng thì đêm 18-9-1931, Quân đoàn Quan Ðông của Nhật gây hấn và chiếm Phụng Thiên. Phụng Thiên là thủ phủ và cũng là thành phố quan trọng nhất của Mãn châu. Trước tình thế đó, Tưởng đành phải chấm dứt chiến dịch tấn công Thụy Kim, để đối phó với tình hình nghiêm trọng tại vùng Ðông Bắc.

Thực tâm Tưởng muốn tránh né một cuộc chiến với quân phiệt Nhật, để thanh toán cho xong cái ung nhọt cộng sản bên trong. Tưởng ra lệnh cho thống chế Trương Học Lương, con trai và là người thừa kế của sứ quân Trương Tác Lâm, phải thi hành một chính sách không chống lại quân Nhật. Tưởng hy vọng rằng quân đội Nhật sẽ không xâm lấn thêm nữa. Nhưng hy vọng của Tưởng tỏ ra là một ảo vọng. Trương Học Lương tuân lệnh Tưởng không giao chiến với quân Nhật. Trương Học Lương đã bảo toàn được quân lực của mình, nhưng toàn thể Mãn Châu đã mau lẹ lọt vào vòng kiểm soát của Quân đoàn Quan Ðông của Nhật.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:17:19 pm »

Tưởng vẫn duy trì chính sách không kháng cự, ngay cả vào đầu tháng giêng năm 1932, khi mà thủy quân lục chiến Nhật đổ bộ lên Thượng Hải. Tuy nhiên Lộ quân 19 dưới quyền chỉ huy của tướng Thái Ðình Khải đã bất tuân lệnh của Tưởng, đứng lên anh dũng chống lại quân xâm lăng Nhật. Hai sư đoàn ái quốc của Tưởng, bất phục tùng lệnh của Tưởng, kết hợp với Lộ quân của Thái Ðình Khải, và đương đầu mạnh mẽ với thủy quân lục chiến Nhật. Quân Trung hoa tại Thượng Hải bị tổn thất nặng nề, nhưng họ đã gây được một phong trào ái quốc kháng Nhật sôi nổi khắp Trung hoa, và cũng nhờ vậy quân Nhật bị chặn lại; hai phe Hoa Nhật đã ký một thỏa hiệp chấm dứt cuộc xung đột tại Thượng Hải.

Trong lúc các trận đánh dữ dội tiếp diễn tại Thượng Hải, thì Mãn Châu tuyên bố độc lập, tách khỏi Trung hoa, do sự giật dây của người Nhật. Phổ Nghi được người Nhật đưa ra làm quốc trưởng bù nhìn của cái gọi là Mãn châu quốc. Phổ Nghi lập một chính phủ, gồm có các bộ trưởng là người Mãn. Mỗi bộ trưởng người Mãn có một thứ trưởng người Nhật, và quyền hành thực sự nằm trong tay những thứ trưởng người Nhật. Chính sách tách Mãn Châu khỏi Trung hoa của người Nhật cho thấy người Nhật chưa có ý định mở rộng cuộc chiến vào lãnh thổ Trung hoa. Việc người Nhật sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến tại Thượng Hải đã xác quyết thêm điều đó. Như vậy Tưởng Giới Thạch bây giờ rảnh tay tấn công phe cộng sản. Ðối với Tưởng thì cái họa cộng sản mới là mối lo tâm phúc, vì Tưởng không nghĩ rằng quân Nhật có thể chinh phục được một nước Trung hoa mênh mông và hiểm trở và có một tiềm lực nhân sự khổng lồ.

Trong lúc quân phiệt Nhật và Quốc dân đảng quần thảo nhau tại Phụng Thiên và Thượng Hải, người cộng sản Trung hoa không bỏ lỡ cơ hội bành trướng các khu sô viết. Bây giờ khu vực của phe cộng bao gồm nhiều quận huyện và với một tổng số dân lên tới hai triệu rưỡi người. Các khu vực của Mao, Hạ Long, Từ Hướng Tiền và Trương Quốc Ðào chạy đua tăng cường quân lực, và cuối cùng hồng quân đã có một lực lượng đáng kể, gồm hai trăm ngàn tay súng.

Các chiến thắng của phe cộng đánh bại ba cuộc tấn công của Quốc dân đảng, cùng với sự phân tâm lo lắng của Tưởng trong hoàn cảnh lưỡng đầu thọ địch, và cuộc xâm lăng của quân Nhật đã khiến cho các nhà lãnh đạo cộng sản tin rằng thời kỳ đánh du kích của hồng quân đã qua rồi. Bây giờ hồng quân đủ mạnh để giao chiến trực diện với quân Quốc dân đảng. Các lãnh tụ cộng sản bắt đầu dự tính mở những cuộc tấn công chiếm những thị trấn và các trung tâm đông dân cư. Ngày 1-1-1932, các lãnh tụ cộng sản kêu gọi
phải chiến thắng tại thành phố.

Các căn cứ sô viết khắp nơi bắt đầu một chiến pháp mới. Quân của Hạ Long tiến ra uy hiếp miền tây Hồ Bắc. Thành phố Vũ Hán bỗng dưng bị kẹt vào giữa gọng kìm của Hạ Long và lực lượng của Từ Hướng Tiền, trong khi Trương Quốc Ðào hoạt động mạnh tại khu vực giữa Hồ Bắc - Hà Nam - An Huy. Mao Trạch Ðông cực lực chống lại chiến lược tấn công các thành phố như thế, nhưng quan điểm của Mao bị gạt bỏ, và các cuộc tấn công vào thành phố vẫn tiếp diễn. Tháng 3-1932, Lâm Bưu được giao chỉ huy Phương diện quân miền Ðông, bao gồm lực lượng cơ bản của Lâm và quân đoàn 5. Mùa xuân năm 1932, Lâm Bưu mở một cuộc tấn công vào tỉnh Phúc Kiến. Lâm Bưu thành công dẫn quân cộng sản mau lẹ tiến thẳng tới Trường châu, và gần như tiến tới hải cảng Hạ Môn.

Tưởng Giới Thạch có phản ứng ngay. Tháng 6-1932, Tưởng mở chiến dịch tấn công vào các căn cứ sô viết lần thứ 4. Thoạt tiên Tưởng giải nguy cho Vũ Hán, một thành phố chiến lược quan trọng. Quân của Tưởng đã đánh bại quân của Hạ Long, khiến Hạ Long phải rút lui ra các vùng ngoại biên hẻo lánh. Ðạo quân của Từ Hướng Tiền và Trương Quốc Ðào cũng phải rút lui vào Tứ Xuyên. Giải quyết xong áp lực vào Vũ Hán, Tưởng bắt đầu chuyển sức mạnh vào căn cứ Giang Tây. Ðối với Tưởng, việc tiến chiếm Thụy Kim trong căn cứ sô viết Giang Tây không phải là việc làm cấp bách, nhưng lại là mục tiêu quan trọng nhất.

Trước cuộc đại tấn công sắp tới của Tưởng, các lãnh tụ Ðảng, quân đội và chính quyền của Giang Tây đã họp tại Ninh Ðô để bàn kế hoạch đối phó. Lúc đó Chu Ân Lai là chủ tịch Ủy ban quân sự, và Lưu Bá Thừa là tham mưu trưởng. Cả hai người đều chủ trương phải chặn đánh địch quân ngay từ bên ngoài khu vực sô viết. Trái lại Mao Trạch Ðông đề nghị nên theo chiến lược đã từng áp dụng và đã từng chiến thắng, là cứ lừa cho quân của Tưởng vào bên trong khu vực sô viết rồi mới tập kích. Mao Trạch Ðông luôn luôn nghĩ rằng phe cộng mặc dù thua kém quân địch về quân số, nhưng vẫn có thể chiến thắng bằng cách tập trung lực lượng cộng quân đông hơn để tấn công những đơn vị lẻ tẻ, ít quân hơn của Quốc dân đảng. Mao đã từng viết: "Chiến lược của địch là lấy một đánh mười trong khi chiến thuật của ta là lấy mười đánh một - đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của ta trong việc giành ưu thế với địch quân."

Mao Trạch Ðông lập luận rằng chiến lược và chiến thuật trên đây có thể áp dụng thành công, đặc biệt là tại những nơi mà quân cộng sản đã biết rõ địa hình địa vật, biết mọi ngõ ngách của chiến trường và được quần chúng hậu thuẫn, và bảo đảm sự di chuyển của hồng quân được hoàn toàn bí mật. Quần chúng cũng sẽ là tai mắt giúp cho hồng quân biết được mọi hoạt động của địch quân. Mao tin rằng khi chiến đấu ngay tại hậu phương của mình thì hồng quân sẽ có cái ưu thế của một con nhện trên màng lưới nhện, vì biết rõ được mọi mắt lưới và mau lẹ biết được nên hướng về phía nào để bắt con mồi đã sa vào cái bẫy đã giăng sẵn.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:17:48 pm »

Chu Ân Lai và Lưu Bá Thừa dường như không tin vào các lập luận của Mao. Họ cho rằng chiến lược của Mao chỉ hiệu nghiệm khi phải chống lại những lực lượng hỗn hợp trong hai chiến dịch đầu tiên, nhưng đã tỏ ra bất lợi khi phải đương cự với những sư đoàn thiện chiến của Tưởng trong đợt tấn công lần thứ ba. Hơn nữa nếu cứ để chiến cuộc tiếp diễn trong khu vực sô viết thì căn cứ bị tàn phá, gây thiệt hại nhiều về nhân mạng và tài sản. Khi phe cộng cứ để cho quân Quốc dân đảng tiến vào khu vực sô viết mãi như thế thì có thể quần chúng sẽ mất tin tưởng vào sức mạnh của đảng và chính quyền cộng sản, không đủ khả năng bảo vệ nhân dân. Và một lý do mạnh mẽ nhất là các tư lệnh hồng quân cho biết đã nắm được các kế hoạch hành quân của Tưởng Giới Thạch. Vì thế các tư lệnh hồng quân tin rằng họ có thể đánh bại được quân của Tưởng ở bên ngoài căn cứ.

Phe cộng sản đã bắt được một số máy vô tuyến của Quốc dân đảng trong cuộc bao vây tấn công năm 1930. Năm 1931, Mao và Chu Ðức thành lập một đơn vị vô tuyến đặc biệt, với nhiệm vụ giải mã những điện tín của quân Quốc dân đảng. Ðơn vị vô tuyến đã có những tiến bộ đáng kể. Năm 1932, họ đã có thể giải mã những điện văn vô tuyến của Hội đồng quân sự trong chính quyền Nam Kinh. Từ đó các tư lệnh hồng quân biết được hành tung của địch, các kế hoạch của địch quân và quân số tại mỗi địa điểm chiến lược.
Chiến lược của Chu Ân Lai và Lưu Bá Thừa muốn đánh bại quân Quốc dân đảng ngay từ bên ngoài căn cứ, dựa trên nhiều lý do khác nữa, ngoài sự biết trước được những kế hoạch hành quân của địch. Chiến lược này cũng phù hợp với đường lối tiến công đã được nhóm lãnh đạo thân Nga chấp thuận. Khi Mao phản đối chiến lược này thì Trương Văn Thiên, một trong 28 lãnh tụ thân Nga, đã kịch liệt chỉ trích Mao và đòi khai trừ Mao ra khỏi đảng. Nhưng Mao được Chu Ân Lai và Chu Ðức bênh vực bảo vệ nên thoát cảnh bị khai trừ.
Sau hội nghị Ninh Ðô, Mao đi Trường Ðịnh thuộc Phúc Kiến. Mao bị bệnh và phải vào một bệnh viện Phúc Âm của Thiên chúa giáo. Mao được bác sĩ Nelson Fu chữa trị. Bệnh của Mao là do làm việc quá nhiều rồi bị kiệt sức, và cũng vì phải trải qua nhiều căng thẳng trong cuộc đấu tranh với nhóm lãnh đạo thân Nga vừa qua, và cũng do sự thất vọng và chán nản vì kết quả của hội nghị. Mao rất ưu tư về sự thất thế trong một đảng do những người thân Nga đang lãnh đạo. Mao phải nằm bệnh viện mất bốn tháng. Tuy nhiên Mao đã thành công khuyến dụ được bác sĩ Nelson Fu di chuyển bệnh viện tới Thụy Kim, và đổi tên là Bệnh Viện Ðỏ Trung Ương.

Cuộc tấn công lần thứ tư của Tưởng vào căn cứ sô viết Giang Tây cũng lại thất bại như các lần trước. Ngay từ lúc khởi đầu cuộc tiến công, toàn bộ hai sư đoàn Quốc dân đảng đã bị hồng quân phục kích tiêu diệt hoàn toàn trong một đêm. Một tháng sau, Tưởng mở một cuộc tấn công nữa, nhưng vẫn bị những tổn thất nặng nề. Cuối cùng Tưởng phải lui quân, chấm dứt đợt tấn công lần thứ tư.

Tuy nhiên tại các vùng khác, như tại Phúc Kiến và Quảng Ðông, hồng quân không tuân theo kế hoạch tấn công địch quân bên ngoài các căn cứ, mà vẫn theo chiến lược của Mao, dụ cho địch quân vào bên trong rồi mới tấn công. Tại Phúc Kiến, viên bí thư Lỗ Minh đã di tản dân tại một số thành phố để có thể áp dụng chiến thuật của Mao. Trung ương Ðảng nghiêm khắc trừng phạt Lỗ Minh. Lỗ Minh bị cách chức bí thư. Không những thế, trung ương còn phát động một cuộc đấu tranh nhằm phê phán cái gọi là "đường lối Lỗ Minh", và trừng trị những người ủng hộ đường lối này. Sau hội nghị Ninh Ðô, Mao không còn nắm quyền lãnh đạo quân sự nữa. Nhưng cuộc đấu tranh chống lại "đường lối Lỗ Minh" của các lãnh tụ thân Nga có mục đích tiêu diệt ảnh hưởng còn lại của Mao trong quân đội. Người bí thư riêng của Mao đã bị khai trừ khỏi đảng trong cuộc đấu tranh này. Người ta không bao giờ gặp lại viên bí thư ấy nữa, không hiểu ông ta đã bỏ trốn ra vùng "trắng" hay là đã bị thủ tiêu. Người bí thư ấy cũng đóng một vai trò quan trọng trong vụ "Sự kiện Phù Tiên", trong đó nhiều ngàn đảng viên cộng sản không thuộc phe Mao đã bị Mao ra lệnh tàn sát. Sự kiên Phù Tiên là một vết nhơ của đảng cộng sản Trung hoa mà nhiều lãnh tụ thân Nga không thể nào quên và tha thứ cho Mao được. Trong số những người bị chỉ trích trong cuộc đấu tranh này có em trai của Mao, là Mao Trạch Ðàm, và ba người nữa sau này trở thành những nhân vật quan trọng trong đảng, đó là Ðặng Tiểu Bình được coi là người cùng phe với Mao, Ðàm Chấn Lâm, tư lệnh tỉnh đội Phúc Kiến, và Tiêu Cảnh Quang, tư lệnh biên khu Phúc Kiến và Giang Tây. Sau cuộc đấu tranh chống lại "đường lối Lỗ Minh", Chu Ân Lai trở thành nhân vật quan trọng nhất, nắm chức vụ chính ủy hồng quân, một chức vị nhiều quyền lực trước kia vốn là của Mao.

Vào mùa thu năm 1933, phe cộng sản đã lỡ một cơ hội lợi dụng cuộc nổi dậy tại Phúc Kiến của Lộ quân 19, dưới quyền chỉ huy của Thái Ðình Khải. Trong tháng 2-1933, Quân đoàn Quan Ðông của Nhật mở rộng cuộc xâm lăng, chiếm tỉnh Nhiệt Hà ở Nội Mông. Ðến tháng 4 thì quân Nhật tràn qua Vạn Lý Trường Thành, tiến sâu vào lãnh thổ chính thống của Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch vẫn chủ trương không kháng cự lại quân Nhật, và tháng 5-1933, Tưởng đồng ý ký một hiệp ước đình chiến tại Ðan Cố. Theo hiệp ước này thì một khu vực từ Bắc Kinh cho tới Vạn Lý Trường Thành trở thành vùng phi quân sự. Sự nhượng bộ mới của Tưởng trước áp lực của Nhật đã gây một làn sóng căm phẫn khắp Trung hoa. Những người ái quốc Trung Hoa đau lòng thấy rằng mỗi một cuộc xâm lấn của Nhật lại đưa tới một thỏa hiệp nhục nhã, và mỗi thỏa hiệp lại dẫn tới một cuộc xâm lấn khác của Nhật.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:18:21 pm »

Làn sóng chống lại Tưởng ngày một lan rộng, và những đối thủ chính trị của Tưởng đã liên kết với tướng Thái Ðình Khải, tư lệnh Lộ quân anh hùng đã chiến đấu chống quân xâm lăng Nhật tại Thượng Hải. Khi cuộc chiến tại Thượng Hải chấm dứt, Lộ quân 19 của Thái Ðình Khải được lệnh của Tưởng, tiến về Phúc Kiến để tấn công quân cộng sản. Từ đầu năm 1933, những người chống lại Tưởng đã hợp tác với Thái Ðình Khải tìm cách liên lạc với phe cộng sản, và đến tháng 10 thì hai bên đạt được một thỏa hiệp đầu tiên về một liên minh, nhằm mục đích chống lại Tưởng và kêu gọi kháng chiến chống Nhật. Một tháng sau, các phe chống Tưởng thành lập một chính phủ cách mạng nhân dân tại Phúc Châu, nhưng ngay sau đó phe cộng sản ra tuyên cáo không công nhận chính phủ cách mạng nhân dân Phúc Châu. Khi Tưởng mở chiến dịch tấn công Lộ quân 19 tại Phúc Châu, phe cộng sản lúng túng không biết nên phản ứng thế nào, và cuối cùng quyết định án binh bất động, để mặc Tưởng đánh bại Lộ quân 19 trong vài tuần lễ. Ðây là một lỗi lầm quan trọng của phe cộng sản mà sau này các lãnh tụ Trung cộng tìm cách đổ lỗi cho nhau.

Sau khi giải trừ được Lộ quân 19, Tưởng lập tức bắt đầu cuộc tấn công lần thứ năm vào căn cứ sô viết Giang Tây vào đầu năm 1934. Trong lần tấn công thứ năm và cũng là lần tấn công cuối cùng, Tưởng được một danh tướng người Ðức là Hans von Seeckt làm cố vấn. Hans von Seeckt thi hành một chiến lược phong tỏa, được thực hiện với một lực lượng rất hùng mạnh, gồm khoảng 700 ngàn quân. Hàng ngàn công sự được thiết lập, và khoảng cách giữa những công sự được bảo vệ bằng súng máy. Nhiều công trình như vậy, cùng với đường xá cần thiết được xây dựng để tiến dần dần vào khu vực sô viết theo một vòng tròn đồng tâm. Cuộc bao vây quân sự này tiến từ từ nhưng rất chắc chắn, càng ngày càng xiết chặt thêm. Sự phong tỏa về kinh tế cũng gây khốn quẫn cho phe cộng sản. Ngay muối là món ăn rẻ tiền nhưng rất cần thiết cho dân chúng cũng trở nên cực kỳ khan hiếm.

Trước kia hồng quân dựa vào khả năng giải mã các mật hiệu của Quốc dân đảng, nhưng nay trước chiến dịch bao vây từ từ này, khả năng đó trở thành vô hiệu. Ngay cả chiến lược của Mao lừa cho quân địch tiến sâu vào nội địa để tấn công cũng tỏ ra thất bại. Bởi vì lực lượng của Tưởng lần này tiến quân không theo từng mũi quân, mà tiến vào đồng loạt trên một trận tuyến vòng tròn khắp nơi, khiến cho hồng quân bắt buộc phải chiến đấu theo kiểu trận địa chiến. Hồng quân không quen và không đủ sức đánh trực diện trận địa chiến với một địch quân quá đông đảo và có hỏa lực quá mạnh mẽ. Cứ như thế, quân của Tưởng cứ từ từ tiến vào, rất có kỷ luật và được pháo binh yểm trợ và hai bên sườn được bảo vệ tối đa. Trong hoàn cảnh đó, phe cộng sản chỉ còn hai lựa chọn: một là chịu thất bại bằng cách chiến đấu để bảo vệ căn cứ và nhân dân; hai là từ bỏ nhân dân và căn cứ với hy vọng sống sót bằng một cuộc rút lui bỏ chạy.
Năm 1936, khi bàn về thời kỳ này, Mao Trạch Ðông viết: "Vào thời gian của sự kiện Phúc Kiến, hai tháng sau khi chiến dịch phản công lần thứ 5 của ta bắt đầu, những lực lượng chủ yếu của hồng quân đáng lẽ phải thọc sâu vào vùng Giang Tô - Triết Giang - An Huy - Giang Tây, với Triết Giang là trung tâm, và quét sạch một vùng rộng lớn giữa Hàng Châu, Tô Châu, Nam Kinh, Ngũ Hồ, Nam Xương và Phúc Châu, biến thế phòng ngự chiến lược của ta thành thế tấn công chiến lược, uy hiếp những trung tâm trọng yếu của địch, và tìm những trận đánh tại những vùng rộng lớn không có các công sự của địch. Bằng cách như vậy, ta có thể buộc quân địch đang tiến công vào phía nam Giang Tây và phía tây Phúc Kiến, phải quay trở về bảo vệ những trung tâm trọng yếu của chúng. Chúng ta có thể phá vỡ cuộc tấn công của chúng vào căn cứ Giang Tây và trợ giúp được cho chính phủ cách mạng nhân dân tại Phúc Châu. Bởi vì kế hoạch này bị bác bỏ, cho nên Chiến dịch "bao vây và tiêu diệt" lần thứ 5 của địch đã không bị đánh bại, và chính phủ cách mạng nhân dân tại Phúc Kiến đã sụp đổ một cách không thể tránh khỏi."

Kế hoạch không được thực hiện trên đây của Mao Trạch Ðông chỉ là một cuộc mạo hiểm mà chính Mao đã phản đối năm 1930, vào lúc mà những hoàn cảnh còn tương đối thuận lợi hơn. Lúc đó Tưởng đang bị tấn công nhiều mặt cùng một lúc, và các lực lượng của Hạ Long và Từ Hướng Tiền vẫn còn ở Hoa Trung, và có thể tham gia cuộc tấn công của hồng quân. Năm 1934, hoàn cảnh của phe cộng yếu hơn nhiều, khi mà Hạ Long và Từ Hướng Tiền phải bỏ chạy xa vào các vùng hẻo lánh, không còn là những đe dọa cho Tưởng nữa, và cũng không thể tiếp sức cho lực lượng của Mao. Hơn nữa nếu tập trung toàn thể sức mạnh của hồng quân để tấn công các trung tâm lớn của Quốc dân đảng thì lại đi ngược với lời cảnh cáo trước kia của chính Mao, cho rằng làm như thế thì địch quân sẽ chiếm căn cứ ngay tức khắc.

Bây giờ khi ủng hộ một chiến dịch như vậy vào lúc có cuộc nổi dậy của Thái Ðình Khải tại Phúc Kiến, Mao ngầm ngụ ý rằng Mao thông hiểu những hậu quả nghiêm trọng nếu phe cộng sản không hỗ trợ quân sự cho chính phủ cách mạng nhân dân tại Phúc châu. Nhưng Mao có vẻ mâu thuẫn với những tài liệu đã được ghi nhận. Ngày 13-1-1934, khi chiều hướng có vẻ bất lợi cho Lộ quân 19 của Thái Ðình Khải, phe cộng sản đã gửi cho phe Thái Ðình Khải một điện văn thúc giục họ võ trang cho quần chúng để bảo vệ Phúc Châu, và cho đó là lựa chọn duy nhất của phe Thái Ðình Khải. Bề ngoài thì phe cộng sản có vẻ như hỗ trợ quân sự cho phe Thái Ðình Khải, nhưng trong bức điện còn có một đoạn viết: "Cần thông báo cho Lộ quân 19 biết rằng con đường duy nhất đánh bại Nhật và Tưởng là phải hợp tác toàn diện với chính phủ cộng sản và hồng quân sô viết, được hỗ trợ bằng một hành động quân sự phối hợp." Bức điện do chính phủ trung ương lâm thời của Cộng hòa Sô viết Trung hoa do Mao làm chủ tịch, và tên của Mao được ghi vào cuối bức điện văn. Ngoài ra trong một thời gian ngắn sau đó, Mao tuyên bố rằng chính quyền cách mạng nhân dân Phúc Châu chỉ đại diện cho một bộ phận của giai cấp cầm quyền phản động. Giai cấp đó coi người cộng sản là kẻ thù và coi Quốc dân đảng là một bè lũ thối nát. Ðể tự cứu, họ đã thành lập chính phủ cách mạng nhân dân Phúc châu, với mục đích đánh lừa, làm cho quần chúng tin rằng quần chúng còn có một con đường thứ ba, giữa con đường của Quốc dân đảng và chủ nghĩa cộng sản.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:18:51 pm »

Lập luận của Mao vào năm 1936, sau khi đã đạt được địa vị lãnh đạo đảng, chỉ là một sự bào chữa cho những lỗi lầm của phe cộng sản, không khai thác được cuộc nổi dậy Phúc Kiến cho ích lợi của phe cộng sản. Bây giờ Mao chỉ trích phe Thái Ðình Khải đã thất bại vì đã "không vận động được quần chúng nổi dậy đấu tranh", và cho rằng Lộ quân 19 của Thái Ðình Khải đã đại diện cho những lợi ích giai cấp của những phần tử trong giai cấp tư sản và địa chủ.

Ðúng ra những người thuộc phe Thái Ðình Khải coi cộng sản là kẻ thù của họ, nhưng vì lòng ái quốc, họ đã không tấn công phe cộng sản khi mà quân Nhật còn xâm lăng Trung Hoa. Chắc chắn Lộ quân 19 và hồng quân không thể phối hợp để chống Tưởng một cách thành công được, vì cả hai bên đều không có thiện cảm với nhau. Phe cộng sản không bao giờ giao quân đội của mình cho chính phủ nổi dậy Phúc Kiến xử dụng. Không những thế, phe cộng còn muốn lôi cuốn Lộ quân 19 vào quyền kiểm soát của hồng quân nữa. Dẫu sao phe cộng sản cũng chịu hậu quả nặng nề sau khi Lộ quân 19 bị Tưởng đánh bại. Nếu còn Lộ quân 19, hoặc phe cộng sản hợp tác hoặc trợ giúp Lộ quân 19 thì hai lực lượng sẽ tựa vào nhau để chống lại kẻ thù chung là Tưởng Giới Thạch. Nếu còn Lộ quân 19, thì phe cộng sản sẽ được bảo vệ sườn phía tây, và có thể lui tới các hải cảng và thị trường của chính quyền Phúc Kiến. Người cộng sản vì ích kỷ không trợ giúp Thái Ðình Khải, nhưng khi Lộ quân 19 thiện chiến và có tinh thần cao bị loại ra khỏi vòng chiến rồi thì phe cộng sản bị bao vây tứ phía và bị quân của Tưởng phong tỏa, gây khốn quẫn, và cuối cùng bị đánh bại và phải bỏ căn cứ, làm một cuộc bỏ chạy gian nan nhất trong lịch sử.

Tháng 8 năm 1934, Mao bị bệnh sốt rét, và hầu như mất hết quyền hành chính trị. Mao dường như phải sống trong tình trạng quản thúc tại gia. Mao phải rời Thụy Kim về sống tại Vu Ðô, một thị trấn nhỏ của Giang Tây. Mao đã bị hạ tầng công tác vì lỗi lầm tại Phúc Kiến. Khi Tưởng tấn công Phúc Kiến, Chu Ân Lai, Bác Cổ và Trương Văn Thiên chủ trương điều động hai đạo quân tiến sang Phúc Kiến hỗ trợ cho Lộ quân 19, nhưng Mao cực lực phản đối, và nhấn mạnh chỉ trợ giúp Lộ quân 19 khi nào Lộ quân này chứng tỏ họ muốn chiến đấu thực sự. Nhưng Lộ quân 19 đã bị đánh bại quá nhanh đến nỗi hồng quân không còn cơ hội trợ giúp nữa. Và bây giờ Mao lãnh hậu quả của sự thất bại này.

Một tháng trước khi Mao di chuyển tới Vu Ðô, phe cộng đã ra lệnh cho quân đoàn do Phương Chí Mẫn và Túc Dụ chỉ huy phải chọc thủng vòng vây của quốc quân về phía Bắc, để làm một cuộc tấn công nghi binh. Quân đoàn này đã thành công chọc thủng được phòng tuyến của quốc quân, nhưng không giải tỏa được khu trung ương. Sau đó quân đoàn đã bị quốc quân đánh bại, Phương Chí Mẫn bị bắt, phần còn lại phải hoạt động du kích dưới quyền của Túc Dụ. Tháng 8, một quân đoàn khác, do Tiêu Khắc, Vương Chấn và Nhiệm Bật Thời chỉ huy, đã phá vỡ được vòng vây và tiến về phía tây, nhằm hướng biên giới của hai tỉnh Hồ Nam và Quí Châu. Cuộc tấn công của Tiêu Khắc đã thành công, và đến tháng 10, lực lượng của Tiêu Khắc đã liên lạc được với lực lượng của Hạ Long.

Tháng 10-1934, khu sô viết trung ương chỉ còn là một bộ phận nhỏ so với trước kia. Bây giờ phe cộng sản phải nhận chân rằng họ không thể bảo toàn được lực lượng nếu còn ở lại căn cứ Giang Tây. Kết luận này đưa họ tới những quyết định tàn nhẫn: trên hai mươi ngàn thương binh phải bỏ lại, binh sĩ không được mang theo vợ con, chỉ có 35 phụ nữ được di tản theo 85 ngàn binh sĩ. Nhiều người thuộc phe của Mao cũng không được đi theo, như em trai của Mao là Mao Trạch Ðàm. Ngay Cù Thu Bạch, cựu tổng bí thư, cũng bị bỏ lại vì mắc bệnh lao phổi nặng. Phe cộng sản còn làm một cuộc thanh trừng những sĩ quan và cán bộ bị nghi ngờ là giao động hoặc phản động. Tất cả bị đem đi quản thúc, và bị thủ tiêu trước khi cuộc Vạn Lý Trường Chinh bắt đầu.

Ðợt tấn công lần thứ 5 của Tưởng đã thành công, và người cộng sản phải làm một cuộc đào tẩu đắt giá. Sau khi chiếm Thụy Kim, quốc quân đã giết chết Mao Trạch Ðàm và Cù Thu Bạch, và tàn phá căn cứ sô viết. Dân chúng bắt buộc phải di chuyển tới các vùng khác. Trong khi đại quân cộng sản bỏ ra đi, du kích quân cộng sản do Trần Nghị và Hạng Anh lãnh đạo vẫn tiếp tục cuộc chiến một cách hữu hiệu, từ những nơi ẩn nấp bí mật trong rừng sâu và núi non hiểm trở.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:19:31 pm »

Âm Mưu Từ Những Chiếc Cáng

Thoạt đầu hồng quân thực hiện cuộc đào tẩu vĩ đại bằng cách ngày nghỉ đêm đi, để giữ bí mật và tránh bị quốc quân truy kích. Sau một đêm dài lặn lội qua những đường rừng núi cheo leo khúc khuỷu, ban ngày hồng quân nằm dài ra nghỉ mệt, hoặc chui vào các bụi rậm lùm cây mà ngủ. Ðoàn người chạy trốn chỉ chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Họ muốn chạy thật nhanh, thật xa đại quân của Tưởng Giới Thạch.

Ði bộ ban đêm không phải luôn luôn là khổ cực khó khăn, nhất là vào những đêm trăng thanh gió mát. Trong những ngày đầu, hồng quân chưa thấm mệt và chưa bị tổn thất nhiều, nên tinh thần vẫn còn cao và ca hát suốt lộ trình. Vào những đêm không trăng sao, hồng quân phải đốt đuốc hoặc dùng những ống tre đổ dầu vào bên trong rồi thắp sáng lên để soi đường đi. Từ chân núi nhìn lên, đoàn quân chạy trốn trông giống như một con rắn lửa, trườn mình từ chân núi, lượn khúc lên đến đỉnh rồi bò xuống bên kia núi. Tuy vậy không phải bao giờ cũng dễ dàng và đẹp đẽ như thế. Vào những đêm mưa tối đen không đốt lửa lên được, hồng quân phải thắt khăn mặt trắng vào sau lưng, giúp cho người đi sau trông thấy để khỏi lạc nhau. Có những lúc họ phải nắm lấy vai nhau khi đi qua những đường mòn nhỏ hẹp. Gặp lúc trời mưa đường trơn ướt, một người té thì kéo cả nhóm lao đao theo.

Nhưng nói chung thì tinh thần của hồng quân trong những ngày đầu rất cao. Các cán bộ tuyên truyền khích động lòng hăng say của họ. Người lính hồng quân chưa biết rõ sự thực là họ đang là kẻ bại trận, và cũng không biết họ đang trên đường chạy trốn, một cuộc chạy trốn thật xa và thập phần nguy hiểm.
Cuộc chuyển quân của hồng quân theo một đội hình lạ lùng. Tướng Ðộc Nhãn Long Lưu Bá Thừa ví cuộc tiến quân giống như một chiếc ngai vàng. Có hai quân đoàn dẫn đầu là đệ nhất và đệ tam quân đoàn. Toán trung ương bao gồm các cấp lãnh đạo đầu não, cùng với hơn năm ngàn phu khuân vác và rất nhiều lừa ngựa, chở theo rất nhiều dụng cụ và đồ đạc cồng kềnh.

Hệ thống lãnh đạo được tổ chức rất chặt chẽ. Ngay dưới tam đầu chế Lý Ðức, Bác Cổ và Chu Ân Lai là tư lệnh phó quân đội Chu Ðức, giám đốc bộ chính trị Vương Gia Tường và tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa. Toán trung ương được phân làm hai lộ quân. Lộ quân thứ nhất do chủ tịch Ủy ban Quân Sự Diệp Kiếm Anh lãnh đạo. Về sau Diệp Kiếm Anh được phong chức thống chế và làm đến bộ trưởng quốc phòng. Lộ quân thứ hai do Lý Quế Nhân và Ðặng Phát chỉ huy.

Ngay sau khi cuộc Vạn Lý Trường Chinh khởi đầu, mỗi đơn vị dùng một mật hiệu riêng. Ðệ nhất lộ quân được gọi là Hồng Ân, Ðệ nhị lộ quân là Hồng Giang, đệ tam quân đoàn là Nam Xương và đệ tứ quân đoàn là Phúc Châu.

Quyền hành quân sự tại lộ quân trung ương được chia làm bốn đẳng cấp. Ðứng đầu là Lý Ðức, Bác Cổ, Chu Ân Lai, Chu Ðức và Lưu Bá Thừa. Nhóm này do Ðặng Yến Phong dẫn đầu. Nhóm thứ hai là quân nhu đạn dược. Nhóm thứ ba là các tiểu đoàn công binh, các đơn vị pháo binh và một quân y viện. Nhóm thứ tư là trung đoàn cán bộ do Trần Cương lãnh đạo. Về tổ chức, lộ quân trung ương cũng được phân thành bốn ban chuyên môn: thứ nhất là ban huấn luyện; ban thứ hai phụ trách liên lạc, tiếp tế và khuân vác. Ban thứ ba là một bệnh viện do Hồ Chương điều khiển. Ban thứ tư gồm các cán bộ và các nhân viên bí thư đảng và một trung đoàn an ninh.

Lộ quân trung ương được bảo vệ cẩn mật và không một ai bị thương tích trong những ngày đầu, nhưng lộ quân này không di chuyển mau lẹ bằng các đơn vị tác chiến như Ðệ nhất và Ðệ tam quân đoàn. Vì mang nhiều đồ nặng nề nên lộ quân trung ương di chuyển rất chậm chạp. Trong lộ quân lại có những người già cả bệnh tật, như Mao Trạch Ðông và Hồ Diệu Bang thì bị bệnh sốt rét, Vương Gia Tường thì bị bệnh đau bao tử. Ngoài ra còn có thêm trên 30 phụ nữ, vừa là đảng viên vừa là vợ các lãnh tụ cao cấp. Càng ngày nhóm người trung ương càng tỏ ra cản trở bước tiến của hồng quân. Trong những ngày đầu tiên sinh tử của cuộc Vạn Lý Trường Chinh, điều kiện thiết yếu nhất là tốc độ: phải chạy cho thật nhanh trước khi quốc quân tung ra những cuộc truy kích. Chính vì thế nhiều đồ nặng đã phải bỏ lại. Hàng ngàn khẩu súng máy, nhiều đạn dược, và ngay cả vàng bạc cũng phải đem chôn dấu, dự định sau này có cơ hội sẽ đào lên dùng.

Trong khi hồng quân đã lên đường rồi mà quốc quân vẫn chưa khám phá được cuộc đào tẩu của hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích. Tại thành phố Nam Xương, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí quân cướp đỏ sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quốc quân.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #26 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:20:03 pm »

Ngày 21-10, hồng quân vượt qua vòng vây đầu tiên của quốc quân tại vùng cực nam của Giang Tây, ngay tại con sông Ðào. Tại đây họ gặp một sức kháng cự rất yếu ớt của quốc quân. Có lẽ quốc quân không phòng thủ mạnh vì không tin hồng quân có thể tiến tới đó. Hồng quân tiến vào địa phận tỉnh Quảng Ðông, và vẫn tiến thẳng về hướng tây nam. Một số người ngạc nhiên trước hướng tiến quân này, vì mục tiêu chính của hồng quân là tiến về vùng tây bắc Trung hoa để nhập với đệ nhị và đệ lục quân đoàn. Tuy nhiên mọi người đều phấn khởi vì cuộc Vạn Lý Trường Chinh khởi đầu bằng một điềm lành: đó là trận chiến thắng đầu tiên phá vỡ được vòng vây thứ nhất. Ðược đà, hồng quân phá vỡ luôn vòng vây thứ hai một cách mau lẹ ngày 3-11.

Trong những ngày đầu, các đơn vị tiền phương của hồng quân tiến như vũ bão. Thực ra chiến thắng đầu tiên của hồng quân không phải là tình cờ. Chu Ân Lai đã bí mật thỏa hiệp với sứ quân Quảng Ðông để cho hồng quân đi thoát mà không phải giao tranh. Trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh, việc liên lạc giữa các tư lệnh quốc quân và hồng quân thường xảy ra. Có lẽ đó là truyền thống quân sự của người Trung Hoa. Các tư lệnh quốc quân Trung Hoa rất nhậy cảm và tin rằng không cần phải đổ máu nếu có thể thu xếp được một phương cách khác. Hơn nữa các tướng tư lệnh của hai bên đều đã từng chiến đấu cùng một chiến tuyến dưới ngọn cờ của Tôn Dật Tiên, và hồng quân và quốc quân đã có một thời hợp tác với nhau. Tinh thần thiếu trách nhiệm và cầu an của các tướng tư lệnh quốc quân đã đồng lõa giúp cho đám hồng quân bại trận trốn thoát được cảnh tiêu diệt để chờ thời và bồi dưỡng sức mạnh. Chỉ mấy năm sau, các tướng tư lệnh quốc quân cầu an này bị chính hồng quân quay lại tiêu diệt.

Trong bàn cờ chính trị phức tạp của Trung Hoa trong thập niên 1930, Tưởng Giới Thạch không phải là một lãnh tụ lúc nào cũng hùng mạnh nhất. Họ Tưởng phải đương đầu với sự thay đổi đồng minh liên tục của các sứ quân. Sự liên kết giữa các sứ quân và Tưởng cứ tiếp tục thay đổi, nay là bạn mai là thù, rồi sau đó là bạn trở lại. Thực ra các sứ quân không tin tưởng vào thiện chí của Tưởng Giới Thạch. Họ e sợ rằng nếu Tưởng mà mạnh hẳn thì chính họ cũng bị Tưởng tiêu diệt như quân cộng sản vậy. Họ không muốn Tưởng hoặc cộng sản quá mạnh. Họ không ngần ngại thỏa hiệp với cộng sản nếu họ có lợi riêng. Một số sứ quân cũng thực tình muốn có sự đoàn kết giữa mọi phe phái khác nhau, để cùng chống lại kẻ thù chung là quân xâm lăng Nhật Bản.

Những sự kiện này đã thúc đẩy sứ quân Quảng Ðông gửi cho Chu Ân Lai một tín hiệu bí mật vào tháng 9-1934, đề nghị hai người nói chuyện với nhau. Lý Ðức thì cho rằng sứ quân Quảng Ðông sợ quốc quân diệt xong hồng quân sẽ tiến tới biên giới Quảng Ðông. Không biết lý do nào đúng, nhưng sứ quân Quảng Ðông phái một sứ giả đến gặp Chu Ân Lai. Chu Ân Lai chụp ngay cơ hội và dùng sứ quân Quảng Ðông chống lại Tưởng Giới Thạch. Chu sai hai cộng sự viên thân tín của mình tới một làng nhỏ tại miền bắc Quảng Ðông, và hai bên đi đến một thỏa hiệp là hồng quân và quân Quảng Ðông sẽ không chống lại nhau. Hơn thế nữa, cả hai bên sẽ còn hợp tác trao đổi tin tức tình báo cho nhau. Sứ quân Quảng Ðông còn cung cấp cả dụng cụ y tế cho hồng quân. Khi cuộc Vạn Lý Trường Chinh xảy ra, hồng quân tiến qua địa phận Quảng Ðông dễ dàng như đi dạo mát, trong lúc quân của sứ quân Quảng Ðông ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác.

Tướng Dương Hổ Thành, tư lệnh một sư đoàn quốc quân, cũng cung cấp các dụng cụ truyền tin vô cùng thiết yếu cho hồng quân. Những dụng cụ truyền tin này đã giúp hồng quân rất nhiều trên đường chạy trốn, và ngay cả sau này khi đã thành lập được chiến khu tại Tứ Xuyên. Không những thế, hồng quân còn đọc được mật mã của quốc quân, nhờ lấy được hệ thống mật mã của quốc quân. Hồng quân đã thiết lập được phương pháp theo dõi hệ thống truyền tin của quốc quân mà không bị quốc quân nghi ngờ. Hồng quân xử dụng các máy truyền tin rất thận trọng, chỉ dùng cho cấp quân đoàn nên quốc quân không hề ngờ rằng hồng quân cũng có hệ thống truyền tin. Tướng Dương Hổ Thành về sau tham dự cuộc bắt cóc Tưởng Giới Thạch tại Tây An năm 1936 cùng với thống chế Trương Học Lương. Sau đó Dương Hổ Thành bị Tưởng bắt giam cùng với Trương Học Lương. Khi hồng quân sắp sửa chiếm trọn Hoa Lục thì Tưởng Giới Thạch ra lệnh hành quyết Dương Hổ Thành, và di chuyển Trương Học Lương ra Ðài Loan để tiếp tục làm tù nhân trong tay Tưởng.

Sau khi thoát vòng vây thứ hai, hồng quân bắt đầu tiến quân ban ngày. Mỗi buổi sáng, hồng quân xuất phát vào lúc 6 giờ sáng. Sĩ quan và binh sĩ phải dậy từ 5 giờ sáng, nhổ trại, ăn sáng trước khi lên đường. Các lãnh tụ cao cấp thì dậy lúc 9 giờ sáng. Các đầu bếp và vệ sĩ đã đi trước để sắp sẵn bếp lửa và dọn điểm tâm chờ đón trước trên đường đi của các lãnh tụ. Các lãnh tụ lớn được binh sĩ dùng cáng khiêng đi, và họ ngủ ngon lành như những trẻ sơ sinh trong nôi. Cáng của họ được hai vệ sĩ khoẻ mạnh vừa khiêng vừa đưa đẩy cho họ dễ ngủ.

Mãi đến cuối tháng 10, phe Quốc dân đảng mới biết hồng quân đã trốn thoát cuộc bao vây. Nhưng phải vài tháng sau họ mới biết được những gì đang xảy ra. Ðiều này được chứng tỏ trên báo chí trong khu vực Quốc dân đảng. Ngày 18-10, tờ Nam Xương Báo chào mừng chiến thắng của quốc quân. Ðến ngày 27-10, tờ báo loan tin cộng quân toan tính trốn về phía nam, tấn công An quận, nhưng bị đẩy lui, và hàng chục ngàn cộng quân tử trận. Ngày 31-10, tờ báo loan tải hồng quân bị đẩy lui về vị trí cũ, và căn cứ của hồng quân bị san thành bình địa.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #27 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:20:50 pm »

Phe Quốc dân đảng tiếp tục được ru ngủ bằng những bài báo loan tin chiến thắng thất thiệt. Ngày 8-11, một tờ báo khác trong vùng Quốc dân đảng loan tin cộng quân đang bị thảm bại, tuy nhiên cộng quân tỏ ra rất gan dạ nên phải vài tháng nữa quốc quân mới hoàn toàn tiêu diệt được "quân cướp đỏ". Ngày 1-12, một tờ báo lớn nhất tại Nam Xương công bố số tổn thất của hồng quân lên tới mười ngàn người, và quốc quân bắt được bốn ngàn tù binh. Một cuộc biểu tình vĩ đại được tổ chức tại Nam Xương để ăn mừng chiến thắng, và ca ngợi công lao của Tưởng Giới Thạch.

Thực ra quốc quân đã bị một thất bại nặng nề về tình báo. Có lẽ Tưởng Giới Thạch bận việc không có mặt tại Nam Xương, và một phần tướng Hans von Seeckt quá cẩn thận, không dám cho quốc quân tiến sâu vào khu vực cộng sản, sợ bị đánh phục kích. Vì thế trong những ngày đầu tiên, hồng quân không gặp sức kháng cự mạnh mẽ của quốc quân và không bị không quân của Tưởng oanh kích. Mãi đến ngày 28-11, khi hồng quân tới bờ sông Tây Giang thì quốc quân mới phái một phi đội lớn, khoảng 200 phi cơ, đuổi theo tấn công.

Sự thất bại về tình báo của Tưởng Giới Thạch thật là lạ lùng, nhưng cũng không lạ lùng hơn tình báo thế giới. Báo chí quốc tế hầu như không nhắc nhở đăng tải một tin gì về cuộc tấn công của quốc quân và cuộc rút lui của hồng quân vào tháng 10-1934. Các tin thế giới lớn nhất của tờ New York Times chỉ nhắc đến Hitler, thế vận hội Bá Linh, và cuộc khủng hoảng tại Tây Ban Nha.

Mãi đến ngày 9-11, tờ Times mới đăng tin 40 ngàn cộng quân bị bao vây từ nhiều tháng đã thoát vòng vây và chạy trốn khỏi Giang Tây và Phúc Kiến; cộng quân đang tiến về phía tây, vừa đi vừa cướp bóc dọc đường, suốt một giải đất dài hàng trăm dậm và rộng trên mười dậm. Ðó là tin đầu tiên của báo chí tây phương về cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Ba tuần sau đó, tờ Times trấn an độc giả rằng cộng quân đã bị quốc quân đánh bại tại Quảng Tây.

Kể từ khi vượt qua con sông Vu Giang, Mao Trạch Ðông làm một cuộc hành trình trên cáng do các binh sĩ lực lưỡng khiêng. Mao Trạch Ðông phải nằm cáng không phải vì Mao không biết đi bộ qua các miền hoang dã. Thực ra không một lãnh tụ cộng sản Trung Hoa nào biết nhiều về đất nước Trung Hoa bằng Mao. Ngay từ hồi còn ít tuổi, Mao đã đi bộ khắp các miền quê của tỉnh Hồ Nam. Mao không đem theo tiền bạc gì cả, và sống nhờ vào sự bố thí giúp đỡ của các nông dân. Năm 1927, Mao cũng lui về miền quê và nghiên cứu phân tích đời sống của người nông dân. Mao đã nhìn thấy sức mạnh của người nông dân, và tuyên bố: "Chẳng bao lâu nữa, hàng trăm triệu nông dân sẽ vùng lên mạnh như một trận cuồng phong, một sức mạnh mau lẹ và dữ dội mà không một quyền lực nào có thể ngăn cản được." Mao tin tưởng người nông dân Trung Hoa sẽ quét sạch đế quốc, các sứ quân, các viên chức tham nhũng, và cường hào ác bá. Mao cho rằng mọi cuộc cách mạng phải cần đến sự thay đổi tại miền quê, và cách mạng là một công việc không nhẹ nhàng thư thái như là dự một bữa tiệc, làm một bài thơ hoặc vẽ một bức họa; trái lại cách mạng là bạo động tàn sát. Mao đã từng tuyên bố với một ký giả Mỹ: "Bất cứ ai thắng được nông dân sẽ thắng được Trung Hoa và ai giải quyết được vấn đề cải cách ruộng đất sẽ thắng được nông dân."

Nhưng vào lúc cuộc Vạn Lý Trường Chinh khởi sự thì sức khoẻ của Mao gần như kiệt quệ sau một cơn bệnh sốt rét lâu dài. Thuốc ký ninh đã giúp diệt trừ mầm mống bệnh sốt rét trong người Mao, nhưng không đủ lấy lại sức khỏe cho Mao. Bác sĩ Nelson Fu, bác sĩ riêng của Mao, khuyên Mao phải ăn nhiều hơn, và mỗi tối ông dọn cho Mao một tô cháo gà. Cáng của Mao nằm có một cái đòn rất dài, để giúp hai người khiêng có thể nhìn thấy đường đi của họ trên những con đường cheo leo nhỏ hẹp. Cáng còn được phủ giấy dầu để che mưa nắng. Mao bình yên ngủ, kể cả những lúc mưa to gió lớn. Một người nữa cũng nằm cáng suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh là Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai. Ðặng Dĩnh Siêu bị bệnh lao phổi ngay khi cuộc Trường Hành bắt đầu.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #28 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:21:20 pm »

Những cái cáng trên con đường vạn lý là trung tâm của những buổi họp, bàn luận và âm mưu đưa Mao Trạch Ðông trở lại quyền lãnh đạo đảng cộng sản Trung Hoa, và quyền điều khiển cuộc Vạn Lý Trường Chinh đến thành công. Những cái cáng chở Mao và Vương Gia Tường đi song song với nhau tại những nơi đường rộng rãi, và đó là cơ hội cho Mao rủ rỉ trổ tài thuyết phục Vương Gia Tường đứng về phía mình. Ban đêm khi cắm trại, hai người vẫn tiếp tục nói chuyện, trao đổi quan điểm. Vương Gia Tường cũng là con một địa chủ như Mao. Vương thích đọc sách và đến Thượng Hải để học thêm. Tại đây Vương gia nhập nhóm cộng sản đầu tiên và được cử sang Nga sô học tập. Vương là một trong nhóm 28 đảng viên bôn sê vích đào tạo tại Nga và thân Nga, dưới quyền lãnh đạo của Vương Minh. Vương Gia Tường là một người rất gầy yếu, và có tài nói chuyện khuyến dụ người khác. Những sách mà Vương Gia Tường mê say đọc nhất là bộ Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, và các tác phẩm Nga của Gorky và Tolstoi.

Chính tại những lúc cắm trại bên nhau mà Mao và Vương Gia Tường hiểu biết nhau nhiều hơn. Hai người phân tích những gì xảy ra tại Giang Tây, nhất là trận đánh Quảng Xương và cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Mao nói về những lỗi lầm chiến thuật mà giới lãnh đạo đương thời mắc phải. Càng ngày lý luận của Mao càng trở nên hợp lý và hấp dẫn đối với Vương Gia Tường. Trong vòng một tháng, Mao đã thành công lôi kéo được Vương đứng hẳn vào phe của Mao. Trong những tháng sau đó, chính Vương Gia Tường đã góp công lớn giúp Mao loại bỏ được cả Lý Ðức và Bác Cổ, để Mao trở thành người lãnh đạo tối cao của hồng quân Trung hoa.

Nhiều lãnh tụ khác cũng không ưa Bác Cổ, và thường hay công kích những lỗi lầm của Bác Cổ. Nhưng Lý Ðức luôn luôn ra công thuyết phục mọi người phải hợp tác với Bác Cổ. Một đồng minh nữa của Mao là Lạc Phủ, một cựu chủ bút báo tại San Francisco. Lạc Phủ viết những bài báo kêu gọi người cộng sản Trung Hoa không những phải chiến đấu chống lại Tưởng Giới Thạch, mà còn phải chống lại những kẻ chỉ chiến đấu cho quyền lợi của Nga sô. Các bài luận thuyết này nhắm thẳng vào Bác Cổ, Lý Ðức và các lãnh tụ cộng sản được huấn luyện tại Nga sô. Lý Ðức không hiểu nhiều tiếng Trung Hoa, nhưng cũng cảm thấy sự bất lợi nên nhiều lần đã khuyên Lạc Phủ phải hợp tác với Bác Cổ vì cả hai người đều được huấn luyện tại Nga sô. Nhưng Lý Ðức không thành công lôi kéo Lạc Phủ trở về với phe thân Nga sô. Càng ngày Lạc Phủ càng xa cách Bác Cổ.

Cuối cùng Mao, Lạc Phủ, và Vương Gia Tường đồng ý gặp lúc thuận tiện sẽ đòi hỏi Bác Cổ, Lý Ðức phải tổ chức một cuộc đại hội để giải quyết quyền lãnh đạo quân đội. Khi họ đạt được điều đó thì Bác Cổ và Lý Ðức kể như bị loại bỏ. Lý Ðức không biết gì về những âm mưu chống đối của nhóm người nằm cáng, nhưng Lý Ðức cũng biết Mao đang tận dụng tài thuyết phục của mình và điều đó chẳng có lợi gì cho Lý Ðức cả. Về sau trong một cuốn hồi ký, Lý Ðức than phiền Mao lân la nay nói chuyện với tư lệnh này, mai thì thầm với tư lệnh khác, và sau những cuộc thì thầm của Mao là hàng loạt những lời than phiền chống lại Bác Cổ và Lý Ðức. Lý Ðức gọi bộ ba Mao, Lạc Phủ và Vương Gia Tường là "Trung Ương Tam Hung". Dù bị gọi là gì thì ba người này đang tiến tới chỗ nắm quyền chỉ huy cuộc Vạn Lý Trường Chinh.

Các cố vấn Nga và các lãnh tụ thân Nga thường gọi Mao Trạch Ðông là một trái bí ngô quê mùa. Sự coi thường Mao là một lỗi lầm lớn nhất của họ, vì Mao là một đối thủ chính trị nguy hiểm có nhiều thủ đoạn hiểm độc, và đã từng chứng tỏ có khả năng sinh tồn siêu việt trong những hoàn cảnh rất khó khăn. Ngay khi cuộc Vạn Lý Trường Chinh bắt đầu thì Mao cũng đang ở trong tình trạng thất thế, nhưng Mao không chịu thua hoàn cảnh, và đang ngấm ngầm tung đòn độc quật ngược lại đối thủ. Phần lớn các lãnh tụ thân Nga đều còn rất trẻ, chỉ khoảng ngoài 20 và được nhồi sọ tại Mạc tư khoa. Mao già hơn các lãnh tụ thân Nga một thế hệ. Năm 1934, Vương Gia Tường mới có 27 tuổi. Bác Cổ trẻ hơn, mới có 26, và từng học tại Nga sô 4 năm, từ 18 đến 22 tuổi. Vương Minh, thủ lãnh của nhóm, cũng chỉ mới 28 tuổi. Lạc Phủ 35 tuổi được coi là già nhất trong nhóm thân Nga. Tất cả các lãnh tụ thân Nga trẻ tuổi này không thể là đối thủ của Mao Trạch Ðông, vì họ thiếu sự thâm trầm, tâm địa quỷ quyệt và lòng dạ tàn ác đến lạnh lùng của Mao Trạch Ðông.

Mao chưa hề du học tại ngoại quốc. Mao không sang Âu châu sau đệ nhất thế chiến như Chu Ân Lai và Chu Ðức. Mao cũng chưa từng được đứng cúi đầu trước bàn thờ tổ cộng sản tại Mạc tư khoa. Các người bôn sê vích Trung Hoa đều xuất thân từ giới trung lưu trí thức thành thị, và hầu như không biết gì đến 80% dân chúng Trung Hoa sống tại miền quê. Trái lại Mao là một sản phẩm pha trộn một số tư tưởng Mác xít với triết lý Trung Hoa, cộng với tinh thần chậm tiến và bảo thủ của người nông dân Trung Hoa. Mao đã chứng tỏ là một người không bao giờ chịu nhường bước trước bất cứ đối thủ nào, một khi đã quyết tâm theo đuổi mục tiêu, dù kẻ địch là ai cũng vậy. Mao nhất quyết lật đổ giới lãnh đạo thân Nga và lấy nông dân làm căn bản cho cuộc cách mạng vô sản Trung Hoa. Chỉ trong điều kiện đó Mao mới bảo đảm được địa vị độc tôn của mình.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:22:04 pm »

Những Người Ðàn Bà Trên Ðường Vạn Lý

Kỷ luật trong các đơn vị hồng quân không cho vợ chồng được gần gũi nhau nhiều. Mỗi người phục vụ trong một đơn vị khác nhau, và chỉ được phép gặp nhau vào tối thứ bảy. Hạ Tử Trân, vợ Mao Trạch Ðông, cũng không đi bên cạnh chồng trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Trong lộ quân trung ương chỉ có 30 nữ cán bộ và một số ít ỏi nữ y tá và liên lạc viên. Nhưng đệ tứ quân đoàn có tới hai ngàn phụ nữ. Ðây là một trung đoàn nữ quân chiến đấu rất dữ dằn, đã từng đánh những trận đẫm máu.

Tuy nhiên cũng có một trường hợp ngoại lệ. Ðó là Chu Ðức và cô vợ trẻ 23 tuổi tên là Khang Khắc Thanh. Hai người này không hề xa nhau lấy một ngày trong suốt cuộc hành trình dài. Khang Khắc Thanh là một nữ chiến sĩ gan dạ và cũng là một tay thiện xạ, lúc nào cũng giắt hai khẩu súng bên lưng và trên vai còn đeo thêm vài khẩu súng trường nữa, đeo dùm cho những người lính quá mệt mỏi, và cũng là để nêu gương cho người khác noi theo.

Khang Khắc Thanh là một thôn nữ lực lưỡng khoẻ mạnh, con gái một người đánh cá. Nàng được coi là người khỏe mạnh nhất của hồng quân, và đi bộ suốt cuộc Trường Hành. Nàng kết hôn với Chu Ðức tại Tỉnh Cương Sơn năm 1929, ngay trước khi Chu Ðức cùng Mao Trạch Ðông tiến từ Tỉnh Cương Sơn xuống khu sô viết Giang Tây. Lúc đó Khang Khắc Thanh mới có 17 tuổi và Chu Ðức đã 43 tuổi rồi. Vợ lớn của Chu Ðức cũng là một đảng viên cộng sản và bị Quốc dân đảng xử tử năm 1928. Khang Khắc Thanh đã từng cầm súng chiến đấu trong núi từ năm 15 tuổi.

Cũng như các phụ nữ khác, Khang Khắc Thanh được phát cho một con ngựa, nhưng nàng rất ít khi dùng ngựa. Cô gái đang say men chiến đấu này thường đi bộ bên cạnh các binh sĩ khác, và mang dùm súng cho họ, nhường ngựa cho người khác cưỡi, những người ốm yếu bệnh hoạn hoặc bị thương. Nàng tuyên bố cuộc Vạn Lý Trường Chinh không có gì đáng kể, chỉ là một chuyến đi dạo mát. Năm 1984 khi về già, Khang Khắc Thanh cũng không thay đổi thái độ về cuộc Trường Chinh. Bà kể lại, "Tôi là một người cưỡi ngựa và đi bộ giỏi. Tôi luôn luôn dẫn đầu và đi trước nhóm của tôi một quãng. Tôi đi nhanh hơn cả bà Thái Xướng, một phụ nữ gương mẫu trong đoàn phụ nữ trường chinh, và cũng đi nhanh hơn cả những đảng viên khác đã từng được huấn luyện ở ngoại quốc. Những người này lúc nào cũng ca hát, cười đùa và nói chuyện về kinh nghiệm ngoại quốc của họ. Sự hiện diện của họ thúc đẩy chúng tôi thêm hăng hái."

Về sau Khang Khắc Thanh là một lãnh tụ nhiệt thành và đầy tin tưởng trong cộng đảng Trung Hoa. Trong nhiều năm trời, bà luôn luôn lãnh đạo các hoạt động của nữ giới, tham dự việc soạn thảo kế hoạch nhà nước, diễn thuyết trước quần chúng và là một chính khách tận tụy, không những cho các vấn đề quân sự, mà cả những vấn đề xã hội và chính trị quan trọng nữa. Tuy nhiên không có nhiều người chia xẻ quan niệm của Khang Khắc Thanh, cho rằng cuộc Vạn Lý Trường Chinh chỉ là một chuyến đi dạo mát. Ðối với hầu hết mọi người thì Vạn Lý Trường Chinh là một cuộc di tản khó khăn nguy hiểm, từ lúc khởi đầu cho đến lúc tới được bến an toàn.

Vì có chửa nên Hạ Tử Trân được đi theo đoàn dưỡng nhân. Nàng và Mao chỉ gặp nhau vào những dịp cuối tuần, hoặc vào những lúc đoàn quân cắm trại nghỉ ngơi vài ngày. Tuy nhiên Hạ Tử Trân và Mao gặp nhau thường hơn những cặp vợ chồng khác. Luật "Tối Thứ Bẩy" được áp dụng khắt khe kể từ khi hồng quân còn ở Tỉnh Cương Sơn. Cũng có những trường hợp ngoại lệ khi người chồng bị đau ốm thì vợ được ở gần để săn sóc. Các cán bộ y tế kể lại không có nhiều rắc rối về vấn đề tình dục trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Binh sĩ không có nhiều liên lạc với phụ nữ. Tuy vậy Chu Ðức phàn nàn trong những ngày đầu, những vụ hiếp dâm xảy ra hơi nhiều, nhưng khi kỷ luật được cải tiến thì tệ nạn hiếp dâm giảm đi rõ rệt. Những người bị bắt về tội hiếp dâm thường bị đưa ra tòa án xét xử ngay, và bị xử tử để làm gương cho người khác. Nhưng khi hồng quân tới Thiểm Tây thì bệnh giang mai bành trướng một cách đáng sợ.

Trong quân đội cộng sản lúc đầu có một tinh thần thanh tịnh về tình dục, mặc dầu các lãnh tụ là những người hủ hoá, hay vi phạm luật lệ nhất. Chỉ thiệt thòi cho giai cấp binh sĩ và cán bộ cấp nhỏ. Họ không được phép cưới vợ nếu không được đảng cho phép. Ngay cả sau khi cuộc Vạn Lý Trường Chinh chấm dứt, nhiều binh sĩ cũng không được phép cưới vợ. Các sĩ quan và các cán bộ cao cấp thì được chấp thuận cho lấy vợ dễ dãi hơn, nhưng cũng không nhiều lắm. Nhiều năm sau, khi Mao Trạch Ðông xin đảng cho ly dị Hạ Tử Trân để lấy Giang Thanh, Mao cũng gặp khó khăn và cộng đảng đã phải họp nhiều lần trước khi thỏa mãn lời yêu cầu của Mao.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM