Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:30:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #330 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2015, 04:06:54 pm »

 
         
                                   LỄ  CẦU SIÊU  ANH LINH CÁC LIỆT SỸ TẠI THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 7/2015

   
       Nhân ngày 27/7  Hội Chiến sỹ  thành cổ Quảng trị cùng với giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng trị  đã  tổ chức  Đại lễ trai đàn chẩn tế - Cầu siêu   
      cho các liệt sỹ đã hy sinh tại Thành cổ  Quảng trị  năm 1972 . 
 
        Ban tổ chức và chương trình ĐẠI LỄ 
     
       

        Lễ Bạch phật khai kinh
   
       

        Lễ thỉnh Bồ tát tiêu diện

       

        Thả hoa đăng tại bến thả hoa bờ Nam THẠCH HÃN
       
       

        Hoa đăng trên sông  THẠCH HÃN

       

     
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #331 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2015, 09:58:32 am »


     
    THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ TRONG TRÁI TIM CCC E95 - F325   

     Nhóm CCB E95 về thắp hương cho đồng đội , tham dự lễ Cầu siêu cung thỉnh ANH Linh LS đã ngã xuống tại Quảng trị 1972.
      Những hình Ảnh về chuyến đi của Đoàn  :


     CCB E95  viếng nghĩa trang LS thị xã Quảng trị

   

     Cầu siêu – Cung thỉnh anh linh LS hy sinh tại Quảng trị 1972

 

     Đêm hoa đăng  trên  sông Thạch hãn

 

     Thả hoa đăng trên sông THạch Hãn

 

     Bóng hình LS -  HÌNH BÓNG  các LS  ẩn hiện trên mặt sông , trên bầu trời  (  Có phải vậy không ? )   Những   bóng tròn  hiện lên trong bức ẢNH  ( 
     không phải do ống kính bị bụi , ảnh có -ảnh không  )  có phải  là  ANH LINH  LS   đang siêu thoát , đang trở về với đất Mẹ .   Phải vậy không ? Nhưng
     những bức Ảnh  với ẩn hiện đó dường như nói với chúng ta như vậy …..

 


Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #332 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 05:48:16 pm »


Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.

* Kèm bản đồ minh họa của TTNL

 BY em cũng xin thú thật là: Nếu chỉ có đọc những tư liệu bằng ký ức của các bác viết bài ở VMH thì không thể hiểu được ất giáp về trận chiến Thành cổ Quảng Trị 1972. Grin

 Cứ là phải đến tận nơi, thực tế từng vị trí của chiến địa xưa mà các bác chỉ cho thì mới hiểu được trọn vẹn cả 3 giai đoạn về trận chiến Thành cổ Quảng Trị trong mùa hè 1972 ấy.

 Vâng! Đồi Chè không nằm sát bờ sông, từ đường đi vào cả 100m mới tới chân đồi Chè, một con suối nhỏ nằm ngay dưới chân Đồi Chè, anh Khải lính trinh sát E95 có nhiều kỷ niệm ở đây, tý nữa thì địch nó tóm sống, mỗi tối toàn phải lội qua con suối rất sâu để đi nắm tình hình địch, nay con suối nhỏ đi nhiều rồi so với xưa kia của ký ức.

 Cũng xin thú thật với các anh lính TCQT. Khi xem bộ phim Mùi cỏ cháy, thấy cảnh đóng phim lính ta vượt sông cứ tưởng đạo diễn phim thời nay không biết gì về chiến tranh, đóng phim như đùa. Lính ta vượt sông quần đùi áo cộc thì đã đành, nhưng trang bị vũ khí thì "vớ vỉn" quá, quân tư trang người lính đơn giản quá khi xung trận, chưa kể khi tập kết bãi bến vượt thì cứ co cụm lại với nhau, lính tráng thì ngơ ngác cứ như bò đội nón với nhau. Ai ngờ đâu, đó lại là sự thật của trận chiến ấy mới khổ chứ. Trực tiếp nghe các anh từng tham gia suốt mùa hè 1972 tại Quảng Trị và so sánh thì mới thấy, thời các anh QĐ trang bị vũ khí, hỏa lực cùng chi viện pháo binh cho các đơn vị tham chiến kém quá, thiếu thốn nhiều quá so với lực lượng đối phương. Nếu mang so sánh sang thời bọn em đánh Pốt, chỉ sau các bác có 6 năm nhưng QĐ trang bị cho bọn em mạnh hơn các đơn vị tham gia trận chiến Quảng Trị thời các bác nhiều lần.

 Em xin ghi nhận là thế hệ lính các bác đã làm được những việc ngoài sức tưởng tượng của các thế hệ lính sau này. BY em cũng từng đặt ra rất nhiều giả thiết: Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác. BY em luôn nghĩ thế.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #333 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 05:13:47 pm »




...   BY em cũng xin thú thật là: Nếu chỉ có đọc những tư liệu bằng ký ức của các bác viết bài ở VMH thì không thể hiểu được ất giáp về trận chiến Thành cổ Quảng Trị 1972. Grin

 Cứ là phải đến tận nơi, thực tế từng vị trí của chiến địa xưa mà các bác chỉ cho thì mới hiểu được trọn vẹn cả 3 giai đoạn về trận chiến Thành cổ Quảng Trị trong mùa hè 1972 ấy.


 ... Trực tiếp nghe các anh từng tham gia suốt mùa hè 1972 tại Quảng Trị và so sánh thì mới thấy, thời các anh QĐ trang bị vũ khí, hỏa lực cùng chi viện pháo binh cho các đơn vị tham chiến kém quá, thiếu thốn nhiều quá so với lực lượng đối phương. Nếu mang so sánh sang thời bọn em đánh Pốt, chỉ sau các bác có 6 năm nhưng QĐ trang bị cho bọn em mạnh hơn các đơn vị tham gia trận chiến Quảng Trị thời các bác nhiều lần.

 Em xin ghi nhận là thế hệ lính các bác đã làm được những việc ngoài sức tưởng tượng của các thế hệ lính sau này. BY em cũng từng đặt ra rất nhiều giả thiết: Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác. BY em luôn nghĩ thế.


 @ BINH YEN,

  Dù đều là  lính đã qua trân mạc  nhưng sự thật chiến  đấu  mỗi thời gian, mỗi chiến trường đều rất khác nhau.  Cũng là đánh tập kích cứ điểm, hay  giữ chốt  thì ở Quảng Trị 1972 rất khác  vì không còn  " Bí mật, bất ngờ " nữa . Những vị trí chiến đấu  2 phía đã  Cày ải nhiều ngày đêm nên cùng rõ như nhau.  Ngày lính TQLC chốt giữ , đêm đến Lính Bắc Việt  sẽ tấn công chiếm lại - quần nhau như thế trong suốt thời gian chiến dịch.
 
  Với giả thiết  của BY :  " Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em " thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác " . 
 Nhưng Người  lính  của chiến trận 1972 không nghĩ vậy, HỌ có  giả thiết khác :
Phải công nhận là trang bị cho Lính ta còn yếu và thiếu nhưng đó không phải  là nguyên nhân quyết định kết  quả của trận chiến  Thành cổ Quảng trị.
Chúng tôi vẫn nói rằng :   Đây là  một trận   đấu TỶ THÍ ,  nhưng giá  Thành Cổ  không nằm  ở nơi bình địa với  địa hình trống trải, lại bị ngăn trở bởi con sông Thạch hãn , ban ngày bị khống chế hoàn toàn bởi không lực và hỏa lực  US ARMY.  (  có trang thiết bị tốt hơn cũng không chuyển tới cho lính trên trận địa được ).  Giai đoạn cuối  kèm thêm  mưa bão và nước lũ  đã làm trầm trọng thêm  sai sót  của ý đồ quân sự  BẢO VỆ THÀNH CỔ Quảng trị, không thể sửa chữa được.   Ít ra,  Nếu vị trí Thành cổ Quảng trị nằm  bên bở Bắc sông Thạch hãn thì cũng có thể đã khác .

   Khi thăm  lại  trận chiến, mỗi người  lính  đều có cảm nhận và suy nghĩ về diễn biến của lịch sử với những  trăn trở  .   Nếu  giả thiết 
   của  ta có lý thì cũng sẽ chỉ là trao đổi và cùng  suy ngẫm .  Và  hiện nay cũng chưa có tổng  kết  về chiến dịch này ở mọi cấp độ .
 
   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM