Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166957 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #120 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 01:54:39 pm »

   Đọc đến đoạn kết này tôi lại thấy "mũi mình cay cay" chợt nhớ lại những năm tháng cách đây 39 năm mà anh em mình đã trải qua; thật là kỳ lạ không hiểu nổi với bom đạn như mưa hàng ngày hàng giờ, vật chất vô cùng thiếu thốn, nhưng tình nghĩa của những người đồng đội từ khắp mọi miền của Tổ quốc, được tập hợp lại dưới một cái tên BỘ ĐỘI mà sao thân thương và quý mến nhau như anh em ruột.
   Câu chuyên của người lính công binh E95 F325 kết thúc nhưng cũng có cái hậu vì trách nhiệm và sự cẩn thận của những người đồng đội đối với những người đã hy sinh. Xin cám ơn Bác Nguyễn Hữu Luân./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #121 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:19:45 pm »

Người lính công binh Nguyễn Hữu Luân cùng với các anh em : ( từ trái sang NSƯT Vũ Đình Thân- Như Thìn- Nguyễn Hữu Luân - Quang Cận)
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #122 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 10:21:27 pm »

                  SAU TRẬN CHIẾN NHÌN LẠI   

Có lẽ chiến trường Quảng trị đã hứng chịu những đợt  rải bom B52 ác liệt trong suốt những tháng nửa cuối năm 1972 cho đến khi ký kết hiệp định Pa ri.
Ai  đã  bị B52 đánh  và dính trong bãi bom sẽ chỉ thấy những ánh chớp và những quả cầu lửa vây quanh, rồi chìm trong đám khói bom ,  bị đất  bụi quấn lấy -  Những phút khủng khiếp nhất sẽ phải trải qua nếu còn sống  – Một lần hành quân sau đó tôi đã thấy trên đoạn  đường tăng gần TÍCH TƯỜNG  dài khoảng 400- 500m hàng vệt máu dài cùng với mảnh quần áo và ba lô rách vương khắp nơi - chắc nhiều lính hy sinh trong khi đi hành quân ( nghe nói là lính của  F 312 )  dính B52 .
 Còn tôi , Sau này khi gặp lại Long- người sống sót qua trận bom B52 ấy tôi đã  hỏi  :-   
Sao cậu kêu nhiều thế ? “ .  Tớ phải kêu vì sợ không có người  đến cứu , sợ bị bỏ rơi. Và may mắn là các cậu đã đến kịp để cứu tôi – nếu để lâu chắc cũng tiêu.
-   “ Thế  Anh Hối và anh Hưng có kêu không ? “
  Anh HỐI ở gần tôi  thì  phát ra tiếng  “ Ực,  Ực và  giãy đạp“ , còn nghe thấy tiếng  Anh HƯNG kêu  “ MINH ơi , anh sắp chết rồi ! “ ( Minh là tên Vợ của anh Hưng ), được mấy lần rồi thôi
.


Một vài tư liệu về  B52 rải bom tại Việt nam -  Hình ảnh B52 đang rải bom  ;

   [/url]
  B52 rải bom  và  bom nổ

Một bãi bom B52 rải theo tọa độ định trước chùm lên một diện tích dài khoảng 2km và chiều ngang 1km .Bãi  bom như ảnh :

   Hình ảnh Bom nổ và những hố bom  rải theo tọa độ trên mặt đất
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #123 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 10:14:49 am »

Chào bác Luân,

Thật đúng là bị rơi vào (rìa cạnh) của tọa độ B52 là còn bị ám ảnh mãi. Tiếng nổ rền không dứt chưa ám ảnh bằng tiếng "hút" của bom rơi.

Tôi nghĩ rằng bác đã viết ra được cái ngày 30/9/1972 không quên ấy là lòng đã nhẹ vợi nhiều rồi. Mong rằng tiếng B52 chỉ thỉnh thoảng trở về trong ký ức thôi chứ không ám ảnh.

Lại nói thêm về góp ý của bác NhưThin về phim "Mùi cỏ cháy":

Thật đúng là nếu âm thanh trong phim đưa vào được tiếng rít của đạn pháo lúc lao xuống thì hiệu ứng ấy sẽ tăng lên rất nhiều cảm xúc trong phim. Chỉ nghe tiếng rít đó thôi thì người xem chắc cũng rùng mình tưởng như mình đang ở trong trận địa và cảm nhận rõ nét hơn cái ghê rợn của chiến tranh.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #124 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 10:58:33 am »

Chào bác Luân,

Thật đúng là bị rơi vào (rìa cạnh) của tọa độ B52 là còn bị ám ảnh mãi. Tiếng nổ rền không dứt chưa ám ảnh bằng tiếng "hút" của bom rơi.

Lại nói thêm về góp ý của bác NhưThin về phim "Mùi cỏ cháy":

Thật đúng là nếu âm thanh trong phim đưa vào được tiếng rít của đạn pháo lúc lao xuống thì hiệu ứng ấy sẽ tăng lên rất nhiều cảm xúc trong phim. Chỉ nghe tiếng rít đó thôi thì người xem chắc cũng rùng mình tưởng như mình đang ở trong trận địa và cảm nhận rõ nét hơn cái ghê rợn của chiến tranh.

@ trinh sat,
  Nếu  mà nghe được âm thanh ( tiếng rít  hay tiếng nổ ) thì Bom mà cả pháo cũng vậy là nó đã bay ngang qua đầu mình rồi , chứ không nổ vào ngay chỗ mình đâu Bác ạ. Tôi bị dính Bom và dính trực tiếp một quả pháo vào " thuyền" chỉ thấy chớp xanh lè, tiếng " ục" rất nhẹ , rồi thấy mình ngã xuống ( có thể do bị thương hoặc do bị sức ép ) rồi sau đó thì không biết gì nữa đâu -
  Tiếng nổ và tiếng rít nghe thấy thì  dọa những người đang gần chỗ bom nổ đấy thôi ! Nó cũng gây hiệu quả tâm lý rất lớn và người còn sống rất sợ ( nhưng bom không vào chỗ đó) , còn người trong cuộc  bị bom hay pháo dội thẳng vào mà sau đó nghe được tiếng nổ hay tiếng rít thì coi như thần chết đã bỏ qua rồi, tiếp tục được ngửi Bom hay pháo lần sau  Grin Wink ( Đơn giản vì Âm thanh chậm hơn ánh sáng mà ) .

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #125 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 04:29:13 pm »

KỶ NIỆM 67 NĂM THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM[/size]

Nhân kỷ niệm 67 năm thành lập QĐND Việt nam, các cựu chiến binh Quảng trị cùng với các đồng đội đã giao lưu gặp gỡ  để nhớ lại năm tháng chiến đấu, những  trận chiến,những đồng đội ....
Và họ đang từng ngày  lưu lại những câu chuyện, những ký ức xưa ấy trên diễn đàn QSVN.
Hình ảnh 4 CCB QUẢNG TRỊ - 4 thành viên của QSVN :  TanvinhPRC25, chienC3, thaiminhhung, TTNL

[/url]
    4 CCB Quảng trị - Thành viên QSVN

Cùng vui chung với các CCB  năm xưa còn có các thành viên trẻ của QSVN đến giao lưu, chia vui với các CCB chúng tôi.  Các thành viên QSVN giao luu cùng : quangcan,  HaHoi

   

       Thành viên QSVN giao lưu với các CCB

 Và đây CCB - TTNL đang tác nghiệp tại buổi giao lưu ấy

    [


        Chúc các  Bác CCB sức khoe để tiếp tục có nhiều bài hay
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #126 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 09:47:54 pm »

      CỰU SINH VIÊN  – CHIẾN SỸ QUẢNG TRỊ VỚI ĐOÀN LÀM PHIM MÙI CỎ CHÁY

Kỷ niệm 67 năm thành lập quân đội nhân dân Việt nam, Cựu sinh viên - chiến sỹ Quảng trị CLB 19C Ngọc Hà đã tổ chức buổi lễ  với sự có mặt của các cựu sinh viên các trường đại học: Xây dựng, Giao thông, Tổng hợp, Mỏ địa chất, Ngoại  thương …  Chỉ riêng những người lính cùng mặt trận năm xưa ấy ngồi với nhau đã có bao điều để nói, để kể. Đã qua 40 năm, nay hầu hết đã vào độ tuổi 60, tóc đã điểm bạc, nhiều người đã lên chức “ Ông” nhưng chất “ lính” trong họ vẫn chưa hề nhạt phai.  Tất cả cùng hòa chung vào không khí sôi động, hát vang những bài ca đi cùng năm tháng  đã làm xúc động những khách mời trong buổi lễ là đoàn làm phim MÙI CỎ CHÁY và một số thành viên trẻ QSVN chưa từng là lính. Qua cuộc Giao lưu, các bạn trẻ  hiểu thêm về  các Cựu sinh viên – chiến sỹ và thu nhận thêm thông tin bổ ích cho  họ mà  thường hiếm khi có được.
Nghe tâm sự của Cựu chiến binh Hữu Mười,  đạo diễn của bộ phim  MÙI CỎ CHÁY  khi  bộ phim đoạt giải :
“ Phải thừa nhận, bộ phim được giải cao là niềm vui rất lớn của chúng tôi, của ê kíp làm phim. Nhưng giải thưởng này là thuộc về những liệt sỹ đã ngã xuống vì cuộc chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, vinh quang này thuộc về các anh, sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các anh."

Đoàn làm phim tại buổi giao lưu ( từ trái sang ) : Hữu Mười, Hoàng, Thành, Thăng , Long và 1 nghệ sỹ

[/url]


Buổi giao lưu đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc giữa các thế hệ -sự đồng cảm về công việc của đoàn làm phim với các Cựu sinh viên- chiến sỹ, truyền lại cho thế hệ trẻ  những hiểu biết về cuộc chiến khốc liệt, về những  người lính - Sinh viên năm xưa.
Giao lưu với diễn viên phim Mùi  Cỏ  Cháy  : Kiên ( vai Đại đội trưởng Phong) , Long  và  người phụ trách tiếng động phim


 
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #127 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 09:34:18 am »

       Có thể nói bác Hữu Luân là người còn đẹp mã nhất trong số các CCB - SV thành cổ Quảng Trị. Trông bác còn phong độ và trẻ trung lắm, nhiều lúc tôi nhìn bác và đọc truyện bác viết mà thấy giật mình, tưởng hai con người khác.

      Tiếc là bác không vươn tiếp đi sâu hơn con đường nghiên cứu khoa học, chứ bác mà thêm cặp kính vào thì vầng trán của bác đích thực là giáo sư.

      Cảm ơn bác về chiếc đĩa tặng phẩm "sinh viên Quảng Trị".

      Giao lưu cùng đoàn làm phim "Mùi cỏ cháy", bác còn băn khoăn về cái thuyền cao su vượt sông Thạch Hãn của bác bị trúng pháo nữa không?

    Bac kể tiếp chuyện khác của công binh đi. Sau này không còn lo vượt sông nữa thì đơn vị bác làm gì?

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 pm »

     -------------- Nhớ Về thời gian của 39 năm trước, những  tháng cuối năm 1972 -----


                                  CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ   


Tiểu đội chúng tôi nhận lệnh tham gia chiến đấu với bộ binh tại Tích tường , bấy giờ  khoảng trung tuần tháng 11/72.  Đang  ở Tích tường,  tôi nhận lệnh đón tiểu đội đi với liên lạc đã xuống cứ K6 .   Sau củng cố,  mình tôi đi phối thuộc chiến đấu với K6 ngay, C17 đặt cứ  ở Khe Cóc gần với trung đoàn bộ E95.                                                                                                                                               E95 đang chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn theo tuyến chiến đấu  từ Tích tường đến Như lệ - Đá đứng, hình thành tuyến phòng thủ cùng với các đơn vị  khác.  Từ  Nhan biều xuống hạ lưu là E18, phía thượng lưu do các đơn vị của F312 đảm nhiệm.                                                                                       Gần tối,  tôi mới gặp đựoc tốp lính của tiểu đội – chỉ có 5 người : Hiện – Uyên – Bình ( Hải hưng ) & Thiệm -Thịnh ( Thái Bình),  2 lính Sinh viên của ĐHXD là THU “già “ và HUỲNH  đi phối thuộc với đơn vị khác.  Gặp nhau có vui nhưng đi cả ngày đường cũng thấm mệt – vả lại  vào chiến đấu nên  lính cũng không thật hồ hởi.   Tôi dẫn tiểu đội về khu vực chốt đã được phân công gần với tiểu đoàn bộ với nhiệm vụ : trực chiến tại chỗ chờ  lệnh.  Cả tốp xúm vào đào bếp Hoàng cầm, lấy nước nấu cơm trước khi tối để đảm bảo an toàn – không được lộ ánh sáng  ở khu đóng quân. Ăn cơm xong tạm đi ngủ nhờ  bộ binh, lính đã mệt sáng mai mới triển khai đào hầm được .                                                                                                                                     Sáng ra, việc đầu tiên là đào hầm.   Nơi đây hầu như trống trải, chỉ có sim và mua mọc lưa thưa, cỏ  mọc từng bụi lác đác,  không  đủ che phủ  các quả đồi.   Chúng tôi chọn địa điểm đào hầm  ở lưng chừng đồi, dưới  bụi mua  mọc dầy - nhìn đối diện sang phía đồi bộ binh  đang chốt.   Địa hình nơi đây là những quả đồi thấp  nối tiếp nhau - khô cằn, phía xa  đôi chỗ có vạt rừng nhỏ. Không có bóng dáng thôn làng hay dấu tích ruộng canh tác bỏ hoang của  dân .  Đất đồi  khá rắn nhưng Khó nhất lại là tìm và lấy gỗ làm hầm giữa khu vực cằn cỗi .   Phải làm 3 chiếc hầm tạo thành tam giác để chốt giữ quả đồi này, ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh .                                                                                                                                        K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường ,  K6  chốt  phía sau  làm thê đội 2  và  nhiệm vụ chính  sau này tôi mới đoán ra - phải  chống  địch đột kích  bọc lưng khu vực Tích tường – Như lệ . ( [Xem  khảo cứu )
Phải đi khá xa, rất vất vả mới tạm đủ gỗ làm hầm, những thân cây nhỏ bằng bắp tay, to  nhất chỉ bằng cổ chân  để làm khung chữ A . Rồi tự nhủ : “  Thế cũng tốt rồi – bom pháo nó tránh mình chứ mà trúng pháo thì tốt nữa vẫn cứ toi “ . Yêu cầu tối cao là phải giữ bí mật, nên hầm phải đào lúc rạng sáng hay chiều tối trở đi - ngày phải ngụy trang kỹ , không có di chuyển trên mặt đất vì OV10 quần đảo, săm xoi khu vực này khá “ ngầu”, nó theo dõi mọi di chuyển trên vùng chiến tuyến.  Đêm thì C130 bay trinh sát có thiết bị hồng ngoại dò tìm vận chuyển xe pháo, thả pháo sáng dọc khu vực đường tăng hay phiá sông. Thỉnh thoảng , lính cũng vớ được dù pháo sáng rơi trên  đồi xung quanh.
Vào chiến đấu giờ đã là tháng thứ 5, ra củng cố cũng không có  thực phẩm  bổ xung.  Lính chúng tôi chỉ có gạo với muối . Bữa cơm hàng ngày  là cơm với nước canh nấu từ lá rau LANG DẠI  cho ít mỳ chính để trôi bữa ( gọi là rau LANG DẠI  vì lá giống lá rau lang nhưng có lông và nhớt ) . Ở  vùng khô cằn này chẳng kiếm được rau gì  khác đành phải ăn tạm.
Sau mấy ngày vất vả, 3 cái hầm đã hoàn thành,  chúng tôi yên tâm trực chiến, phối thuộc với lính chốt K6 tại Tích tường – Như lệ .   ( Còn tiếp )

   Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                          
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
Toàn bộ khu vực từ Tích Tường, Như Lệ đến Đối Đá, Động ông Do rộng khoảng 35 ki-lô-mét vuông do Sư đoàn 312 đảm nhiệm.  Xác định các khu vực phòng thủ quan trọng gồm: Tích Tường, Như lệ, Đá Đứng,Thạch Lệ cụm điểm cao 15-29-52. cụm điểm cao 134-165 - Khe Trại, cụm điểm cao 132-105, đồi Giang và Động Tiên. Địa hình các khu vực này đều trống trải, đồi cỏ tranh xen lẫn sim mua.                                                                                                                                         Sư đòan 312 tổ chức lực lượng chiến đấu và bố trí các cụm phòng ngự từ Tích Tường - Như Lệ đến các điểm cao 52-29-15, trong đó cụm điểm cao 52-29-15 là cụm trận địa then chốt trong thế trận phòng ngự của sư đoàn. Trung đoàn 141 chuyển từ khu vực Tân Tẹo về phòng ngự trận địa ở cụm điểm cao 105-132, đồi Giang, đồi Ba Cây. Đứng sau trung đoàn 141 là trung đoàn 165 phòng ngự trên các cụm điểm cao 165- 134. ([ trích Lịch sử sư đoàn 312 )
Đầu tháng 11 năm 1972 :
-   Địch cho lực lượng vượt qua sông Thạch hãn đột kích định chiếm bãi trước mặt làng Nhan biều, bị E18 ( 325 ) tập trung phản công đánh thiệt hại nặng phải rút.
-   Địch luồn qua sườn điểm cao 39 tiến công vào phía sau chốt T.4. Sau khi chiếm được điểm cao T.4, địch tiếp tục tiến sang điểm cao 39 do tiểu đoàn 2 ( F312) chốt giữ. Điểm cao 39 nằm trên tuyến phòng thủ phía nam sông Thạch Hãn. Trận đánh diễn ra quyết liệt đến đêm, lực lượng ta bị tổn thất nặng, địch chiếm được điểm cao 39 ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )
-   Ngày 5 tháng 11 năm 1972, tiểu đoàn 6 (trung đoàn 165) phối hợp với một đơn vị thuộc Sư đoàn 304 tiến công Động ông Do (  Còn gọi Ông Đô )  đã  làm chủ hoàn toàn Động ông Do.
-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 09:36:58 pm »

ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM