Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:39:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167707 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 03:08:29 pm »


                                            NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG    ( P1 )
                                                                                                                                                    NGUYỄN HỮU LUÂN
                                                                                        Tưởng nhớ đồng đội  đã hy sinh tại Tích Tường- Như lệ

   Sông Thạch hãn mùa đông năm 1972. Tiểu đội của tôi nhận nhiệm vụ lập bến vượt phối hợp với tiểu đoàn 6 đang chốt giữ Tích tường.Hành quân đến Tích tường thì trời vừa tối. Tới nơi chúng tôi lập tức đào hầm - ngoài khả năng dùng tránh  bom pháo, hầm là điểm chốt chiến đấu và là ngôi nhà của lính Ở đây. Cũng trong đêm nay, tiểu đội phải lập xong bến vượt và đưa nhóm tiền trạm tiểu đoàn cùng vũ khí qua sông, lập chốt tiền tiêu  phía bờ nam.
   Tiểu đội tập trung cạnh chiếc hầm chữ A vừa làm xong, hăng hắc mùi đất, mùi cỏ cây lẫn với mùi khét của đạn pháo. Tôi tóm tắt về tình hình của ta và địch tại Tích tường về nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đội tại bến vượt. kế hoạch nhanh chóng được đưa ra: tiểu độ chia thành hai nhóm -   nhóm 1: chọn bến, chỗ dấu xuồng rồi vượt sông lập bến tại bờ Nam ; Nhóm 2: chuyển xuồng ra sông,đào hầm dấu xuồng và phối hợp vận tải vũ khí qua sông .
   Tôi nói sẽ chỉ huy nhóm vượt sông lập bến rồi chuyển sang phân công người cho từng nhóm. Tôi ngước nhìn lại tiểu đội trước khi cân nhắc chọn người cho nhóm. Trong ánh sáng nhờ nhờ của pháo sáng ngoài sông chiếu vào, những khuôn mặt người lính sắt lại chờ đợi. Như đoán ra ý định của tôi, Thiện nhổm người lên và nói rất nhanh- rõ ràng  " Em đi với nhóm vượt sông", người lính ấy dường như đã quyết định như vậy khi tôi   thông báo các nhiệm vụ.  Rất nhanh, phân công được đưa ra rồi từng tổ 3 người bắt đầu thực hiện công việc .
Thiện là cậu học trò vừa tốt nghiệp phổ thông trong số lính Thái Bình bổ xung cho đai đôi tôi. Cậu có khuôn mặt bầu, trẻ thơ, tính nhanh nhẹn và lém lỉnh. Những lúc rỗi rãi đêm khuya, Thiện kể cho tôi về thời gian ở quê nhà
 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 04:27:42 pm »

Hoan nghênh bác Luân tham gia điễn đàn. Lại một người lính nữa của f325 có mặt trên QSVN. Chúng tôi mong chờ những trang viết về e95/f325 trên mặt trận Thành cổ Quảng Trị và Tích Tường Như Lệ những năm 1972-1973.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 05:16:15 pm »

 Xin chúc mừng chào đón bác nguyenhuuluanc17 người lính công binh của Tích Tường - Như Lệ mặt trận Bình Trị Thiên tóe lửa năm xưa đã tham gia QSVN .
 Những thế hệ lính đàn em của các bác vẫn từng bước dõi theo và luôn tự hào và trận trọng những gì lớp đàn anh các bác đã cống hiến .
 Chúc bác nguyenhuuluanc17 luôn vui và gặp gỡ nhiều đồng đội cũ trên QSVN  Grin
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
longduc
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:56:59 pm »

hoan ngênh bác tham gia diễn đàn... bác viết tiếp đi..mở đầu hấp dẫn quá.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 10:57:21 pm »


 NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P2 )
                                                                                                                                              NGUYỄN HỮU LUÂN

Thiện là cậu học trò vừa tốt nghiệp phổ thông trong số lính Thái Bình bổ xung cho đại đội tôi. Cậu có khuôn mặt bầu, trẻ thơ, tính nhanh nhẹn và lém lỉnh. Những lúc rỗi rãi đêm khuya, Thiện kể cho tôi về thời gian ở quê nhà.
" Lẽ ra em chưa nhập ngũ đợt này - Giấy gọi đến khi em đang chuẩn bị kết thúc năm học và thi tốt nghiệp. Em định tốt nghiệp rồi sẽ thi vào một trường chuyên nghiệp, em muốn được học tiếp".
Mẹ em định lên huyện đội xin cho em hoãn đi đợt này. Thấy hai mẹ con trao đổi chưa ngã ngũ Bà bảo mai sẽ đi xem cho em.
Hôm sau đi học về, Bà gọi vào vui vẻ nói với em " Bà xem cho cháu rồi, cháu đi đợt này sẽ an toàn, không  sao cả ". Em ra ban tuyển quân đăng ký đi luôn đợt này đấy vì em tin Bà em.
Rồi Thiện kể : " Cứ sắp Tết là em mang pháo sang Nam định bán- Rất lãi nhớ- Cậu nói mà đôi mắt sáng lên vui vẻ- Bán xong em mua quà cho cả nhà. Năm nay em định mua tặng Bà chiếc áo dịp Tết. Em yêu và quí Bà lắm. Thế là em không thực hiện được dự định này rồi. Giọng cậu ngừng lại và trầm xuống. Khi nào hết chiến tranh em lại đi chợ Nam định bán pháo Tết. pháo của em nổ ròn, xác pháo giấy hồng bay ra rất đẹp, rất nhiều người mua nhé. Em rất thích đi bán pháo Tết- Giọng Thiện vui hẳn lên, còn tôi tưởng mình đang đi phiên chợ tết Nam định.
Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.
Màn mưa giăng phủ kín mặt sông, tiếng máy bay trinh sát sát ù ù, pháo sáng bập bùng lơ lủng trên sông và dọc theo đường tăng lên đồi núi phía Tây. Tiếng pháo nổ ùng oàng xen lẫn tiếng súng bộ binh trên chốt bị át đi bởi tiếng bom B52 rải thảm từng đợt - liên tục trong đêm cho đến khi bình minh trở lại.

                                              (   Còn tiếp- thông cảm viết đến đây vì đi công tác )
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 01:26:13 pm »

Ở phần này Luân viết tiếp ở ô trả lời đừng mở chủ đề mới nữa để cho bài viết được liền mạch.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 05:25:19 pm »


Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.


     Bác NguyenHuuLuan, bến vượt chỗ bãi mít ở đây nhỉ ? Chỗ vòng tròn đỏ phải không bác ?

     Còn bến vượt khác nữa từ Thượng Phước sang Như Lệ cũng của công binh c17. Nơi mà Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh hy sinh và được chôn cất tại thôn Thượng Phước chứ không phải Nhan Biều như bác Huỳnh viết trong thư để lại.

Từ Đá đứng đến Thành Cổ
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2011, 05:31:44 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:19:24 pm »


Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.


     Bác NguyenHuuLuan, bến vượt chỗ bãi mít ở đây nhỉ ? Chỗ vòng tròn đỏ phải không bác ?

     Còn bến vượt khác nữa từ Thượng Phước sang Như Lệ cũng của công binh c17. Nơi mà Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh hy sinh và được chôn cất tại thôn Thượng Phước chứ không phải Nhan Biều như bác Huỳnh viết trong thư để lại.

Từ Đá đứng đến Thành Cổ

Luân là a trưởng của Huỳnh mà. Chiếc xuồng cao-su hôm đó có 5 người thì chỉ mỗi mình Luân còn sống.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 10:56:50 pm »

Tiểu đội của tôi nhận nhiệm vụ lập bến vượt phối hợp với tiểu đoàn 6 đang chốt giữ Tích tường.
Mươi ngày trước mấy CCB đoàn Phong Quảng đi tìm lại bến vượt Tích Tường - Như Lệ. Có mấy người cùng một đơn vị mà mỗi người chỉ một bến, ra đến HN vẫn bất phân thắng bại  Grin
Trích bác VMQuang: "Việc xác định vị trí Bến vượt của tiểu đoàn cuối năm 1972 khi xang Tích Tường - Như Lệ thay chốt gây tranh cãi nhiều nhất. Trước đây khi vào thay chốt chúng tôi đi từ phía thượng nguồn Thạch Hãn còn hôm nay lại đi từ phía ngược lại.Tôi và bác Thanh chung một suy nghĩ mình bác Chiến một ý khác. Bác Chiến có thế mạnh với lập luận là bác ấy dời mảnh đất này sau chúng tôi. Còn theo quan sát của tôi, vị trí trận địa cối 82 hồi ấy chính tại sân ngôi trường đang xây này , nó cách Đồi Chè khoảng chừng 800 mét và ngược sông một chút chính là Bến Vượt."
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2011, 08:55:29 pm »

Gửi các cựu chiến binh và các bạn,

Bến vượt tích tường mà các bạn khoanh đỏ theo tôi phải lùi về phía Tây vì chúng tôi đã di chuyển từ Tích tường xuống Như lệ gần hơn đi về Nham biều ( Tôi đã trở lại thăm  bến Như lệ - không thay đổi như khi xưa ). Ngày chúng tôi chiến đấu thì dân đã đi hết, bãi mít đúng là doi cát bờ Nam của làng Tích tường.
Tôi đã  ở bến Nham biều , phụ trách và chiến đấu tại cả bến Tích tường và Như lệ cho đến khi bị thương .

Nguyễn Hữu Luân
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM