Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:01:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 291266 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2011, 09:01:15 am »

CÔ CON GÁI NUÔI CỦA TIỂU ĐOÀN (3)
(tiếp theo và hết)

anh Tường ơi ,bác MAI hồi tháng 3/1975 là đại đội trưởng đại đội 11 tiểu đoàn 3 E101 phải không anh ?Anh có ảnh hay số đt của bác ấy không?vì Ctrưởng của tôi chỉ huy C11/D3/E101 chiến đấu ngày 21/3/1975 ở cao điểm 312 cũng tên là Mai người Quảng nam !


Ông Mai trong bài là c trưởng c3/d14 cối 120 ly của f325. Mình cũng không rõ có phải là ông Mai ở c11/d3/e101 không. Mình cho bác số ĐT của Cao Huy Trang (0913280254) để bác hỏi trực tiếp và xin số ĐT của Ông Mai nhé.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2011, 09:10:43 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2011, 09:08:01 am »

Câu chuyện của bác về cô con nuôi tiểu đoàn cảm động quá. Một chuyện buồn của chiến tranh.
Nhưng sao mọi người có vẻ hết hy vọng tìm gia đình cho Xuân An vậy. Sao không thử đưa vào mục "Chưa từng có cuộc chia ly" của VTV. Biết đâu đó, có người cha, người mẹ lạc mất con trong cơn hoảng loạn, giờ đang đau đáu. Có 1 phần nghìn hy vọng thì cũng nên thử.

Bạn thân mến, về việc đi tìm bố mẹ đẻ của Xuân An thông qua "Chưa từng có cuộc chia ly" của VTV mình đã trao đổi với anh em c3/d14 và muốn để chính anh em đó nhất là các CCB f325 của Hưng Yên vào cuộc thì rõ ràng hơn và mang đậm chất nhân văn của những người lính giải phóng năm xưa. Mình chỉ là người ghi chép lại và chuyển tải cho anh em mình mà thôi. Để rõ hơn mình cho số ĐT của Cao Huy Trang 0913280254 tiện liên lạc.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2011, 03:09:48 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #32 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2011, 11:01:59 am »

GÀ HOA MƠ CÁNH TIÊN

Nguyễn Như Thìn

        “Truyện của anh kinh bỏ mẹ, toàn chết chóc..” Thằng Định bảo tôi thế. Đáng ra tôi, còn kể tiếp anh Tẹo, hy sinh ra sao hay thằng Ngọ chết cháy trước cửa ngõ Phan Rang năm 75 thế nào, nhưng thôi tôi kể chuyện sống vậy. Một mầm sống hẳn hoi .

          Hồi ấy tiểu đội tôi được bổ sung một lính mới, quê Thái Bình, tên Toản. Anh khá đẹp trai, tóc lúc nào cũng chải ngược ra sau, nom rất điệu. Khi anh cười, hai mắt tít lại, miệng ngoác tận mang tai, phô hai hàm răng... không được trắng. Nó vàng, xỉn, lại không đều, trông như đứa trẻ lên năm bị sún vậy. Vì thế, tôi gọi anh là Toản “Sún”.  Anh Toản đã có vợ con đàng hoàng, anh hơn chúng tôi chừng vài tuổi. ( Có lần nghe thằng Mộc kể lại, anh hận tôi lắm, vì ngần này tuổi rồi mà vẫn bị tôi gán cho cái tên là “Sún”) Thực tình, tôi rất ân hận muốn sửa sai, mà không được. Là bởi, cái tên ấy quá quen thuộc với tiểu đội mất rồi, như mũi tên đã buông khỏi dây cung, làm sao giữ lại được nữa. Anh Toản cũng hay chuyện. Lúc hứng chí anh kể chuyện vợ chồng cho lũ trai tơ. Chúng tôi cứ há hốc mồm ra nghe. “… Chúng mày biết không? Con vợ tao, cái khoản ấy nó máu lắm. Cái lần tiễn tao đi bộ đội, chỗ khuất người, nó túm lấy cái ấy của tao bảo, giá  anh để lại cho em cái này thì tốt quá. Tao nóng bừng cả người. Mãi đến khi xe  sắp chạy mới hạ hoả”.

        Mà anh Toản máu cũng không kém. Có bận ra cửa hàng mua bán, sờ tấm vải lụa đen, nhớ đến vợ, mặt anh lại đần thối ra, đứng chết trân hàng nửa tiếng đồng hồ. Tôi bực quá, thây kệ anh bỏ về. Chả trách hồi năm 73 sau Hiệp Định Pari, đóng chốt giáp ranh, một lần bên kia hàng rào, một thằng lính Sài Gòn chửi :" Đ mẹ Việt cộng thèm  l … chết nửa đại đội ". Số là, bên địch hôm ấy, thấy thấp thoáng bóng áo dài xanh, đỏ, lính mình tò mò ngó xem.

       Lại nói hồi đóng chốt giáp ranh ven biển. Có một lần bão to, tấm tôn lợp trên mái lán không chịu nổi sức gió bay vèo, chém một nhát ngang mặt anh Toản. Chúng tôi vội vàng khiêng anh đi cấp cứu phẫu trung đoàn. Nửa tháng sau anh về, một con rết dài cỡ gang tay vắt ngang mặt, nom rất gớm ghiếc. Có lẽ Chí Phèo cũng phải tôn anh làm đại ca. Sẹo trên mặt Chí, chỉ bởi mảnh chai, mảnh sành, sánh làm sao được với tôn hoa Cửa Việt.

        Dạo ấy, sau hiệp đinh Paris, mặt trận phía đông khá yên bình, đơn vi tổ chức anh em liên hoan văn nghệ cho đời sồng tinh thần thêm vui vẻ. Là dân Thái Bình nổi tiếng hát chèo, anh Toản trổ tài khiến chúng tôi phục sát đất. Anh hát hay, múa cũng dẻo. Tiết mục của anh được chọn đi thi cấp tiểu đoàn. Cần phải tập thêm. Nhưng tập ở đâu ? Giữa lán mà múa may quay cuồng thì cũng lố. Một lần thằng Tác và Tân “vịt”,  bắt gặp anh đang biểu diễn trong… nhà vệ sinh. Chuyện là, dạo ấy, hậu cần cũng khá. Mỗi tháng mỗi lính được cấp một tập giấy năm hào hai để viết thư. Tôi viết đủ thứ còn chẳng hết nữa là Tân “Vịt”. Hắn chẳng viết bao giờ. Hỏi tại sao hắn nói ngại. Hắn sử dụng luôn tập giấy làm cái việc cần thiết mỗi buổi sáng. Thằng Tác tiếc lắm, thế là, mỗi sáng, hắn đón Tân “Vịt” gần nhà vệ sinh, tay cầm tập giấy báo cũ cắt vuông vức hẳn hoi, gạ đổi cho Tân “Vịt”. Có bận giở chứng, thằng Tân không  đổi, hai đứa đôi co, chính là hôm chúng bắt gặp anh Toản đang biểu diễn. Tôi vội lôi hai đứa ra xa, kẻo anh ngượng không tập tiếp.

       Mấy  hôm sau, anh nhận được thư nhà, buồn rười rượi, chẳng hát hò gì nữa. Hỏi gì cũng không nói. Tôi tỉ tê mãi, anh mới kể:“Con vợ tao ở nhà lăng nhăng với thằng hàng xóm. Mẹ chồng nàng dâu lủng củng không ai giải quyết được, nhắn tao về”


        Một lần, nhân trực ban, tôi báo cáo với chính trị viên đại đội chuyện nhà anh Toản:“Gay lắm, độ này anh ấy làm sao ấy, múa hát như điên trong nhà vệ sinh, không cho ai vào. Không tin anh hỏi thằng Tân mà xem. Anh xem thế nào, xin tiểu đoàn cho anh ấy về phép…”

        Hai tuần sau anh Toản được về phép thật. Hết  phép, anh về đơn vị rất đúng hạn, mặt mũi phởn phơ, tay xách theo đôi gà làm giống, gà hoa mơ cánh tiên, tuyệt đẹp. Tôi hỏi anh, giải quyết chuyện gia đình thế nào. Anh cười: “Trông thấy cái mặt tao, cả anh, cả ả lậy như  tế sao, hứa đến chết cũng không dám ăn vụng. Chi bộ thôn, thanh niên, phụ nữ, coi tao như anh hùng. Bắt tao kể truyện chiến đấu. Rồi cái sẹo thế nào. Tao chẳng dám nói bị tôn chém, cứ phét lác lung tung. Còn vợ tao, thôi thì tha cho nó. Nói thực nhé, mình mà có điều kiện thì cũng ăn vụng chẳng kém  ai”

        Đầu năm 74, chúng tôi chuyển quân về Triệu Độ. Đôi gà anh Toản mang về, lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc, trước lán tiểu đội, có hẳn một đàn gà. Mà đến lạ, đi đâu quanh thôn cũng gặp, gà hoa mơ cánh tiên. Giống của anh tốt thật. Tháng đầu mới về thôn, chưa làm được lán, chúng tôi phải chia nhau ở nhờ nhà dân. Tôi anh Toản, Tân “ Vịt” ở nhờ một gia đình. Anh chị chủ không còn trẻ, lấy nhau gần chục năm không có con. Chị chủ trông tràn đầy nhựa sống, còn anh chủ ngược lại, rất thiếu sinh lực. Chị chăm sóc chúng tôi thật chu đáo, đặc biệt với anh Toản, có lẽ vì anh hát hay chăng?. Mấy tháng sau, nghe nói, chị có tin vui. Khỏi phải nói, anh chị vô cùng sung sướng. Tôi nghi ngờ anh Toản là tác giả của tác phẩm ấy. Có lần trực chiến, chỉ có tôi với anh, nửa đùa, nửa thật, tôi trêu. Anh vội mắng át đi“..vớ vẩn…”. Nhưng có lúc lại nói: "mất gì của bọ”

      Cuối năm chị chủ nhà, sinh đựơc một thằng cu bụ bẫm. Cả thôn chúc mừng. Còn chúng tôi, lên miền tây đón tết và chuẩn bị chiến dịch xuân hè năm 75.

      Thế  mà, thoắt một cái đã hơn 30 năm. Tháng 10 năm 2005 tổng công ty VIETTEL, tài trợ cho các anh em từng chiến đấu ở Quảng Tri về thăm lại chiến trường xưa. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi trở về Triệu Độ. Cảnh vật thay đổi rất nhiều. Tìm về ngôi nhà xưa, không còn nữa. Hỏi chị hàng xóm, chị kể: “ Quãng mươi năm trước cũng có một chú bộ đội có cái sẹo to về chơi, chẳng hiểu sao, sau đó vợ chồng con cái bán hết nhà cửa, dắt díu nhau vào Nam làm ăn, từ đấy bặt tin tức”. Hỏi đến anh con trai, chị mau miệng : “ Anh ấy đẹp trai lắm, chẳng giống ông chủ chút nào. Phải cái răng hơi xấu”
 
      Ôi ! Đích thị là Toản con rồi. Lại một con gà trống hoa mơ cánh tiên...

     Mấy lời cuối truyện. Để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng tư của các nhân vật trong truyện, tôi đã thay tên, địa danh. Tuy nhiên, khó tránh khỏi liên tưởng, “ nếu có điều gì sơ xuất xin hãy lượng thứ”
    
Tháng 3 năm 2011
N.N.T    
                                                                   
                                                                                          
      


    

        
      
      
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2011, 03:31:09 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 07:39:13 am »

Tôi có lời xin lỗi anh em c3/d14, bác Kháng - cv trưởng của c14, cùng các bạn theo dõi trên trang QSVN. Cv trưởng c14 là Nguyễn Đình Kháng (bài Cô con gái nuôi của tiể đoàn) tôi viết là Nguyễn Đình Sáng. Nguyên do sau khi biết câu chuyện này để lấy thêm chi tiết tôi có gọi qua ĐT cho Cao Huy Trang nên nghe nhầm Kháng thàng Sáng. Các bạn lượng thứ cho. Trang giọng khê nồng (không rõ lúc đó có li nào chưa), tai tôi bây giờ nhiều khi nghe ù..ù..cạc...cạc.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 04:23:22 am »

Tôi có lời xin lỗi anh em c3/d14, bác Kháng - cv trưởng của c14, cùng các bạn theo dõi trên trang QSVN. Cv trưởng c14 là Nguyễn Đình Kháng (bài Cô con gái nuôi của tiể đoàn) tôi viết là Nguyễn Đình Sáng. Nguyên do sau khi biết câu chuyện này để lấy thêm chi tiết tôi có gọi qua ĐT cho Cao Huy Trang nên nghe nhầm Kháng thàng Sáng. Các bạn lượng thứ cho. Trang giọng khê nồng (không rõ lúc đó có li nào chưa), tai tôi bây giờ nhiều khi nghe ù..ù..cạc...cạc.
Hê hê !Gìa rồi ông bạn ạ !Mình cứ thắc mắc  cái tên Sáng .CTV Kháng có thời kỳ ở C11-D3 bọn tớ có câu nói bất hủ :"ngồi buồn móc ..ít ngửi".Còn ctrưởng Mai chỉ huy C11 đánh cao điểm 312 ngày 21/3 và bị thương mà.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 01:51:11 pm »

 Ôi ! Đích thị là Toản con rồi. Lại một con gà trống hoa mơ cánh tiên...
hehehe , đọc dòng chữ này em nhẹ hết cả người  Grin Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
hoang phu
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:57:03 pm »

Xin lỗi Lê Xuân Tường, tôi đã nhầm bạn với một người khác, già rồi hơi lẩm cẩm.
Không được rỗi nên thỉnh thoảng mới vào theo dõi bài viết của các bạn. Những câu chuyện của LXT rất hay, rất lính, xem ra những câu chuyện tương tự vụ vợ lính không giữ được mình, rồi bản thân người lính cũng  thế là khá phổ biến nhỉ.
 Chờ đọc tiếp câu chuyện của bạn. Rất cám ơn đã chia sẻ câu chuyện với mọi người.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 10:21:25 am »

Xin lỗi Lê Xuân Tường, tôi đã nhầm bạn với một người khác, già rồi hơi lẩm cẩm.
Không được rỗi nên thỉnh thoảng mới vào theo dõi bài viết của các bạn. Những câu chuyện của LXT rất hay, rất lính, xem ra những câu chuyện tương tự vụ vợ lính không giữ được mình, rồi bản thân người lính cũng  thế là khá phổ biến nhỉ.
 Chờ đọc tiếp câu chuyện của bạn. Rất cám ơn đã chia sẻ câu chuyện với mọi người.

Có một thời những chuyện đại loại như vậy là không được phép nhưng thực ra nó vẫn hiện hữu trong đời sống xung quanh ta. Có lẽ đó mới là bản chất nhân văn thực sự của con người, chỉ có điều ta luôn làm sao để phần người trong chúng ta lớn hơn phần con thì có lẽ hoàn hảo nhất phải không bác hoang phu. Để làm được việc đó cực kỳ khó nhất là bây giờ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 10:26:02 am »

Tôi có lời xin lỗi anh em c3/d14, bác Kháng - cv trưởng của c14, cùng các bạn theo dõi trên trang QSVN. Cv trưởng c14 là Nguyễn Đình Kháng (bài Cô con gái nuôi của tiể đoàn) tôi viết là Nguyễn Đình Sáng. Nguyên do sau khi biết câu chuyện này để lấy thêm chi tiết tôi có gọi qua ĐT cho Cao Huy Trang nên nghe nhầm Kháng thàng Sáng. Các bạn lượng thứ cho. Trang giọng khê nồng (không rõ lúc đó có li nào chưa), tai tôi bây giờ nhiều khi nghe ù..ù..cạc...cạc.
Hê hê !Gìa rồi ông bạn ạ !Mình cứ thắc mắc  cái tên Sáng .CTV Kháng có thời kỳ ở C11-D3 bọn tớ có câu nói bất hủ :"ngồi buồn móc ..ít ngửi".Còn ctrưởng Mai chỉ huy C11 đánh cao điểm 312 ngày 21/3 và bị thương mà.

Ồ hóa ra ông Kháng và ông Mai sau về d3/e101, thế mà tụi c14/f325 nó không hề nói gì cả !!! Bác đã liên lạc với Trang để xin số ĐT của ông Mai chưa ?  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 12:07:10 am »



ớ, hôm nay em vô tình đọc qua 1 bài viết, có cái ảnh này, đích thị là bác lexuantuong. Chuyến đi xuyên Việt của Quỹ mãi mãi tuổi 20, bác LXTuong cũng đã kể trên này.
Trong bài viết này, còn nhắc đến 1 người bạn cùng xe tăng với bác LXTa mà hồi xưa bác LXTa cũng đã kể ở trận Nước Trong.
Bài của VOV nhưng qua trang tìm kiếm nên không thấy tên tác giả.
http://tintuc.xalo.vn/00-131583898/Hanh_trinh_ve_mien_ky_uc.html?id=109d059&o=648
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM