Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:01:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hành trình thuận chiều  (Đọc 25268 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2008, 11:01:50 am »

Khi tới thăm các tàu của hải quân vừa đi làm nhiệm vụ trên biển về, tôi cứ ngờ ngợ là đang gặp lại cái tàu Sông Tràm của nhà văn này, thậm chí cái "Sông Tràm" còn được nhà văn mô tả "tươm tất" hơn những con tàu mà tôi đã gặp nhiều lắm. Trở lại con tàu mang tên Sông Thao mà Bộ Giao thông vừa chuyển nhượng gấp cho Hải quân để "tất cả vì Trường Sa thân yêu" để làm một ví dụ so sánh. Con tàu này đã có thâm niên 28 năm hoạt động trên biển và đáng lý đã phải mổ ra làm sắt vụn từ lâu rồi, nhưng đối với hải quân thì đây vẫn là con tàu có sức chở lớn và hiện đại, mà nếu không có sự kiện Trường Sa 14-3 thì có nằm mơ cũng chưa có nó. Trong mười năm qua, nhiều tỉnh và thành phố có cảng ven biển đều đã mua được những chiếu tàu vận tải có sức chở lớn và tương đối hiện đại, có thành phố có hẳn một đội tàu viễn dương. Vậy thì tại sao, với một đất nước có 3.500km bờ biển, có một hải phận mênh mông phải quản lý, lại có một quần đảo tít mù ngoài khơi nữa, vậy mà hải quân lại không có lấy một đội tàu vận tải hiện đại có sức chở lớn? (Tôi chưa nói đến những đoàn tàu chiến lớn). Tàu buôn thì có trang bị radar hiện đại, có máy đo sâu hiện đại, điện đài hiện đại, thậm chí cabin thuỷ thủ cũng khá hiện đại, vậy mà tàu hải quân thì lại trang bị thô sơ cổ lỗ? Đó là một điều không thể giải thích được?

Trong những ngày tháng sôi động vừa qua ở Trường Sa các thuỷ thủ tàu đánh cá, tàu vận tải cỡ nhỏ, trang bị thô sơ của hải quân đã làm nên kỳ tích. Nhưng nếu họ có trong tay những con tàu hiện đại hơn, hẳn họ sẽ lao động và chiến đấu có hiệu quả hơn và đỡ tốn mồ hôi xương máu hơn. Tôi đã gặp ở một quân cảng chiếc tàu 712 vừa hoạt động ròng rã sáu tháng trời trên biển về. Trông con tàu thật tang thương, boong, mạn tả tơi, máy móc cọc cạch, để đưa nó về nơi sửa chữa đã phải dùng một con tàu khác kèm cặp lai kéo. Anh em thuỷ thủ trên tàu, nhờ giời, vẫn mạnh khoẻ. Khi tôi hỏi thuyền trưởng Nguyễn Văn Thuỵ rằng, anh nghĩ gì khi đã hoàn thành một đợt đi biển dài ngày như thế, anh lắc đầu cười "Về đến bến thì mới biết là an toàn". Đúng vậy, với một con tàu như thế này giữa đại dương thì điều gì cũng có thể xảy ra cả.

Chúng ta yêu hoà bình, không chủ trương chạy đua vũ trang nhưng muốn được yên ổn để mà "yêu hoà bình" thì cũng phải có lực lượng tự vệ đủ mạnh để đủ sức chặn đứng những bước xâm lăng của kẻ thù từ mọi hướng khi cần thiết. Khi kể chuyện với chúng tôi, anh em thuỷ thủ đều uất ức mỗi khi kể về những sự "bắt nạt" trên biển của các tàu chiến đối phương. Chúng nó có cả một hạm đội mạnh, trang bị hiện đại. Tàu của chúng thường xuyên lao tới chặn đường, dùng vũ lực và cả sức dồi của sóng tàu để ép tàu ta. Anh em mình đành nén nhịn, dũng cảm đương đầu và tránh bị khiêu khích. Bởi vì nếu ta nổ một phát súng trước, địch sẽ lập tức dội tên lửa và đại bác vào tàu của mình ngay. Chiến đấu trên biển, sức mạnh trang bị kỹ thuật không phải là không đáng kể.

Tôi không dám đặt câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thốn và lạc hậu về trang bị kỹ thuật đến mức như vậy của hải quân ta. Bởi vì, như thường lệ, sẽ rất khó tìm ra câu trả lời. Có một nguyên nhân to tát và luôn luôn đúng là đất nước ta còn nghèo, mà đã nghèo thì làm sao mạnh được? Nhưng, nếu có một cách nghĩ khác, một tầm nhìn khác hơn thì mười năm qua hải quân có lẽ cũng không đến nỗi thiếu thốn về trang bị kỹ thuật đến như vậy. Bên cạnh đó, các nước bạn của ta lại có hải quân vào hàng hùng mạnh của thế giới. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, trước hết chính mình lo bảo vệ lấy mình đã.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2008, 01:32:55 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 09:32:06 pm »

Nói đến tàu rồi phải nói đến con người. Trong đợt đi thực tế vừa qua tôi đã có điều kiện để hiểu thêm về đời sống của bộ đội họat động trên biển, trước đó chúng tôi đã có những đợt đi đến với những người lính trên biên giới phía Bắc, và có thể đi đến kết luận rằng: đã là người lính thì ở đâu cũng phải chấp nhận sự thua thiệt và chỉ có người lính là không bao giờ mặc cả với Tổ quốc, với Đảng. Nhưng là người làm báo, có lẽ chúng ta cũng phải báo động một tình trạng có thực, một đợt sóng ngầm đang diễn ra trong lòng những người cầm súng. Đó là tình trạng người lính, nhất là các sĩ quan trong quân đội, đã cảm thấy mình bị đối xử bất công. Chúng ta đều biết rằng, một sĩ quan trung cấp trong quân đội hiện nay không có cách nào mà có thể giải thích được cái phương trình về đời sống của mình gồm hai vế: sự tồn tại của mình và sự tồn tại của vợ con mình bằng đồng lương của mình. Anh nào cho là có thể sống được và còn dư để chi tiêu cho kỳ nghỉ phép của mình bằng đồng lương chân chính là nói trạng. Đối với một sĩ quan đóng quân ở Hà Nội và có gia đình ở Hà Nội cũng vậy? Còn đối với các sĩ quan làm nhiệm vụ ngoài hải đảo hay trên biên giới thì lại càng khó khăn hơn gấp bội.

Ở đây tôi chỉ muốn nói đến chế độ lương và chế độ sinh hoạt phí đối với các sĩ quan, công nhân viên và thủy thủ hoạt động trên các con tàu và trên các đảo ngoài quần đảo Trường Sa mà thôi. Xưa nay, nói đến thủy thủ, người ta thường hình dung đó là một lớp người lính có cuộc sống phóng khoáng, tiêu tiền như rác. Hiện nay ở nước ta cũng đang hình thành một lớp thủy thủ như vậy, nhưng đó là các thủy thủ hoạt động trên các đoàn tàu buôn, tàu viễn dương. Nếu so sánh cuộc sống của họ với cuộc sống của các thuyền trưởng và thủy thủ tài ba và dũng cảm của hải quân nhân dân thì thật là khập khễnh. Tôi cũng xin nói ngay rằng tôi không mấy băn khoăn về cuộc sống sung túc của các thủy thủ viễn dương, họ đáng được hưởng như vậy sau những ngày lênh đênh trên biển cả, chấp nhận đương đầu với sóng gió đại dương. Điều đáng nói là ở chỗ, cũng hoạt động trên biển, trong đó cán bộ và thủy thủ của hải quân dĩ nhiên phải chấp nhận hiểm nguy nhiều hơn, phải hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi nếu có nhiệm vụ. Vậy mà chế độ ăn uống sinh hoạt của họ lại thua kém quá xa các thủy thủ hoạt động cho các cơ quan kinh tế nhà nước. Trong khi đó, ở các cơ quan kinh tế nhà nước còn có khả năng "tự điều chỉnh" bằng nhiều hình thức kể cả chế độ thưởng tiền và hiện vật mà hiện nay, đối với nhiều cơ sở kinh tế, thu nhập này đã trở nên "nặng đồng cân" hơn lương chính thức. Trong khi đó thủy thủ hoạt động trên biển và các cán bộ sĩ quan công tác trên các đảo ngoài Trường Sa thì "điều chỉnh" vào đâu? Các sĩ quan công tác ngoài đảo sau một năm vào nhận lương để đi phép thì đồng tiền đã "trượt dài", mất tất cả cái phần tiền ưu đãi (cán bộ ở đảo được hưởng thêm 100% tiền ưu đãi khu vực và khí hậu tính theo lương chính).

Sự kiện xảy ra trên đảo Gạc Ma vừa qua đã khiến cả nước bừng tỉnh. Người lính Trường Sa bỗng trở thành người anh hùng được cả nước biết đến. Trung ương đã huy động cả nước tham gia chi viện cho Trường Sa. Đã có nhiều lực lượng, nhiều địa phương tham gia vào nhiệm vụ này, trong đó có một số tàu của các địa phương cũng được huy động tham gia chi viện cho Trường Sa. Tất cả các con tàu đó đều được các chiến sĩ Trường Sa hoan nghênh "Bằng con đường nào cũng được, miễn là họ giúp chúng ta một tay". Một đồng chí phụ trách công tác phối hợp các lực lượng chi viện cho Trường Sa đã nói với chúng tôi như vậy. Vì, không phải không có những vị cán bộ đến phối hợp công tác với bộ đội Trường Sa với tâm lý của một kẻ đi làm giúp! Xem như việc bảo vệ Trường Sa là của riêng hải quân, của riêng quân đội vậy! Những đội tàu được các địa phương huy động đi chi viện cho Trường Sa cũng có năm bảy loại. Có những đội tàu đến với bộ đội Trường Sa với tinh thần tình nguyện như tàu Thuận An 02 Bình Trị Thiên. Tàu này đã ra Trường Sa chuyến thứ hai trong vòng hai tháng và được bộ đội nhiệt liệt hoan nghênh.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2008, 08:16:40 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2008, 08:26:15 am »

Khi tàu Thuận An 02 rời đảo Thuyền Chài lần thứ hai, các chiến sĩ trên đảo đã bắn tất cả các loại sung, kể cả pháo hiệu, pháo sang để tiễn con tàu về đất liền. Nhưng cũng có những đội tàu đến “làm giúp” bộ đội Trường Sa một cách miễn cưỡng. Trước khi đi họ đã mặc cả với địa phương của họ về đủ mọi điều, từ chế độ đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng đến quyền được đi nước ngoài sau khi hoàn thành chuyến vận tải ra Trường Sa… Tỉnh đã cho họ ăn mỗi ngày 1.500 đồng nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn, ngành chủ quản phải huy động tất cả các lái xe trong tỉnh quyên góp để đủ cho mỗi người 6.000 đồng tiền ăn trong một ngày đi biển. Khi đến với bộ đội hải quân họ còn tiếp tục mặc cả, đòi phải được cung cấp đủ thứ, phải có bò non, gà non đưa xuống tàu, phải có bia 333 và thuốc lá ngoại! Đã thế họ vẫn còn chần chừ chưa chịu nhổ neo khi hàng đã chất lên tàu làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Một đồng chí chỉ huy bộ đội hải quân viết thư đến nhắc nhở, yêu cầu họ nhổ neo, thì họ còn ngang ngược trả lời “Tướng của các anh cũng chẳng là cái cóc gì đối với chúng tôi hết!”. Đến khi những đồng chí làm nhiệm vụ phối hợp phải làm găng, định báo cáo về tỉnh và trả tàu về cho tỉnh họ mới miễn cưỡng ra đi.

Những hiện tượng “mặc cả” để đi Trường Sa như vậy không phải chỉ diễn ra ở một con tàu, có điều mỗi nơi mỗi vẻ, nơi tế nhị kín đáo hơn, nơi thì vô cùng trắng trợn như vậy. Kể ra những chuyện này là để chúng ta biết quý hơn người lính của chúng ta. Với mức sinh hoạt 236 đồng một ngày trong thời giá hiện nay thì quả là quá kham khổ, nhưng họ vẫn vui vẻ lên đường, không một lời mặc cả. Các vị khách tới phối hợp, chỉ đi một hai chuyến rồi lại trở về để đi viễn dương, còn họ thì năm này qua năm khác gắn bó với Trường Sa. Đất nước và quân đội phải nghĩ đến họ, dù họ không một lời mặc cả.

Nói đến mặc cả thì cũng xin nói luôn, hiện tượng đầu cơ kiếm chác xung quanh vấn đề Trường Sa đã xuất hiện. Nhất là hiện tượng buôn bán vật tư, trang thiết bị và phụ tùng cho tàu thuyền. Do tình trạng tàu bè của hải quân như vậy, nên trong thời gian tăng cường hoạt động vừa qua đã phải sửa chữa thường xuyên. Hiện tượng khan hiếm phụ tùng đã tạo nên cơ hội cho bọn đầu cơ kiếm lời. Để hoàn thành nhiệm vụ, quân đội đã phải mua của họ các thiết bị, phụ tùng cho tàu thuyền bằng bất kỳ giá nào. Dĩ nhiên, tiền chi vào ngân sách quốc phòng, nhưng rơi vào chỗ giời ơi đất hỡi, ai không xót.

Cũng còn có những chuyện buôn bán tệ hại hơn ở một vài địa phương khi trung ương có chủ trương giao cho các địa phương gánh vác thêm sự nghiệp phòng thủ Trường Sa.Trung ương yêu cầu mỗi tỉnh, trước hết là các tỉnh ven biển hãy làm cho bộ đội Trường Sa một ngôi nhà tình nghĩa. Thế là đẻ ra vấn đề các tỉnh phải tự đưa người, vật tư thiết bị ra làm nhà. Và ở một vài nơi đẻ ra tình trạng thuê người đi Trường Sa với những hình thức thuê mướn rất kỳ cục mà thoạt nghe thật khó tin. Có địa phương cử hẳn một cán bộ đến lien hệ với hải quân xin được thuê chính bộ đội Trường Sa(!) dĩ nhiên với một khoản tiền công rất cao, để làm “ngôi nhà tình nghĩa cho địa phương họ, để mà họ có cái mà báo cáo với Trung ương (!) mà cán bộ và nhân dân địa phương không phải nhọc nhằn gì. Ông cán bộ ấy đã được trả lời rằng, bộ đội chúng tôi tuy nghèo thật, những cũng không “dễ mua” đến thế, rằng thành phố các anh, đia phương các anh lắm tiền thật, có thể mua được bất kỳ cái gì, trừ mồ hôi và sương máu của bộ đội chúng tôi.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2008, 09:24:45 am »

Tất cả những điều trên đây và còn nhiều điều nhức nhối hơn nữa, tôi nghe được trong chuyến đi công tác vừa qua. Nhiều đồng chí kể những chuyện này xong đều kèm theo một câu “Các anh nghe vậy để biết thôi, chứ… viết ra có khi lại thêm khó dễ cho chúng tôi trong công tác. Vì lúc này là lúc chúng ta phải tranh thủ mọi lực lượng, mọi địa phương tham gia vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Trường Sa, nói ra họ không hài long, làm việc với họ đâm phiền phức thêm”. Tôi cũng đã thực hiện tinh thần “tự kiềm chế tối đa” đúng như các chiến sĩ của chúng ta đã tự kiềm chế trên biển khi bị khiêu khích. Vì vậy, trong bài này, tôi mới chỉ nhắc ra các vụ việc, các hiện tượng, mà có lẽ khi đọc bài báo này, các cán bộ và chiến sĩ hải quân tham gia hoạt động trong chiến dịch vừa qua đều có thể ngay lập tức biết tên những con tàu ấy, những vị cán bộ ấy, những địa phương ấy là ai… Phải nhắc để mọi người cùng suy nghĩ, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Trường Sa con lâu dài chứ đâu chỉ chuyện một sớm một chiều.

Điều cuối cùng mà một số cán bộ công tác trên các đảo Trường Sa yêu cầu chúng tôi lên tiếng, đó là sự quan tâm đến đời sống tinh thần của những người lính. Điều này báo chí cũng đã nói nhiều, không hiểu sao Cục Chính trị Bộ Tư lệnh hải quân vẫn chưa khắc phục được? Vừa qua vào công tác tại căn cứ Cam Ranh, tôi được biết nhiều địa phương đã gửi tặng bộ đội Trường Sa radio cassette, theo một đồng chí trợ lý tuyên huấn của vùng 4 hải quân cho biết thì số lượng radio cassette quà tặng đã có thể thể đủ trang bị cho mỗi đảo một chiếc, mong rằng số quà tặng này mau chóng tới Trường Sa góp phần cải thiện đời sống văn hóa của anh em chiến sĩ giữ đảo (theo tôi hiểu, hiện nay quà của cả nước gửi cho Trường Sa vẫn còn ùn trên bờ và có thể sẽ hư hỏng thất thoát nếu không giải quyết tốt).

Đến công tác ở các đơn vị bộ đội Trường Sa tôi đã được nghe và được gặp một số cán bộ có thâm niên phục vụ trên các đảo hàng chục năm. Theo tôi đó chưa chắc đã phải là một điều hay của công tác cán bộ. Trong lý lịch sĩ quan của chúng ta thường có một câu rất “độc”, ấy là câu “Chiến trường quen thuộc?” Hãy ghi vào đi, đồng chí đại úy, chiến trường quen thuộc của anh là Trường Sa ư? Thế thì mệt cho anh rồi đấy! Nếu chiến trường quen thuộc của anh là Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì lại là chuyện khác? Không nên để những người đã quen chịu đựng gian khổ hy sinh thì cứ tiếp tục chịu đựng mãi. Ở đây tôi xin kể về một trường hợp, đồng chí Lê Đại Nghĩa, phó tiểu đoàn trưởng chính trị tiểu đoàn 2, đơn vị giữ đảo. Chiến trường quen thuộc của anh là Trường Sa nên anh đã ra đảo từ năm 1976 cho tới tháng 1-1987 mới được lên bờ làm phó tiểu đoàn trưởng chính trị của một tiểu đoàn công binh chuyên xây dựng đảo! Nghĩa là anh mới có được 1 chân trên bờ thôi, còn một chân vẫn ở đảo. Hai mươi năm tuổi quân chưa có một cái tết nào được ăn tết với gia đình, trong đó có tám cái tết ăn tết ở đảo. Một thành tích như vậy cũng đáng kể đấy chứ? Nhưng anh Nghĩa cũng chưa phải là người giữ kỷ lục về số năm công tác ở Trường Sa. Ở các đơn vị có “chiến trường quen thuộc” là Trường Sa, còn có những người thâm niên ở đảo hơn anh nhưng tôi chưa hân hạnh được gặp. Ở đảo thật gian khổ, vì vậy “hoa thơm” nên để mỗi người ngửi một tí thì công bằng hơn, hẳn nhiều đồng chí cán bộ của bộ đội hải quân đồng ý với tôi về điều này.

Bài viết của tôi đáng lẽ đã có thể chấm dứt nhưng vào cuối chuyến đi thì đã có một sự kiện quan trọng mà tôi không thể không danh một vài trang để viết nên những ý nghĩ của mình. Xin ban đọc hãy vui lòng nán lại cùng tôi để chúng ta cùng thắp một nén hương cho những đồng đội thân yêu hy sinh trên biển cả vì sự nghiệp bảo vệ Trường Sa thân yêu.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 11:13:53 am »

TƯỞNG NIỆM
Tôi và nhà phê bình văn học Hồng Diệu đã quyết định bỏ chuyến bay trở về Hà Nội từ sân bay Thành Sơn đê theo đồng chí đoàn trưởng đoàn công bình Sông Mã, trung tá Nguyễn Văn Tĩnh và đoàn cán bộ của đơn vị ra Đà Nang tổ chức lễ truy điệu các đồng chí đã hy sinh và mất tích trên biển trong sự kiện 14-3 ở khu vực đao Gạc Ma. Đà Nẵng là hậu phương của đoàn công binh Sông Mã. Con em nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nang có mặt khá đông trong đội hình của đoàn. Trong số những anh em đã hy sinh và mất tích trên biển trong sự kiện 14-3 vừa qua, riêng đoàn Sông Mã có 32 đồng chí trong đó con em của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng là 10 đồng chí, riêng phường Hòa Cường thuộc thành phố Đà Nẫng có tám trong số mười đồng chí của tỉnh không trở về.

Chính vì vậy nên mặc dù phần lớn đơn vị đang công tác ở phía trước, đồng chí đoàn trưởng vẫn quyết định xin phép quân chủng cho anh được về hậu cứ tổ chức lễ truy điệu anh em và gặp gỡ thân nhân, gia đình những đồng chí đã hy sinh, mất tích cho đúng với đạo nghĩa của người Việt Nam.

Tất cả các gia đình, thân nhân những người đã hy sinh và mất tích đều có mặt theo lời mời của chỉ huy đoàn. Đại điện các cơ quan, chính quyền, đại diện các đơn vị bạn cùng mang vòng hoa tới viếng. Gần một trăm em học sinh của trường phổ thông cơ sờ Lý Tự Trọng do cô hiệu trướng Chu Thị Hồng Tuyết dẫn đầu đã có mặt rất sớm tại nơi cử hành buổi tưởng niệm hơn hai trăm chiến sĩ trẻ vừa mới nhập ngũ đang trong thời kỳ huấn luyện tại hậu cứ sắp hàng nghiêm ngắn trước lễ đài.

Hương trầm nghi ngút... Tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ vang lên da diết. Các đoàn đại biểu lặng lẽ tiến vào đặt vòng hoa. Sau đó là bài điếu văn trang trọng và đầy xúc động của trung tá Nguyễn Văn Tĩnh. Các mẹ, các chị, các em đều nghẹn ngào cố nén tiếng khóc. Tôi nhìn về phía những thân nhân của những người hy sinh và nhận ra những mái đầu bạc trảng .của những người cha, người mẹ những mái tóc hay còn xanh của những người chị, người em, người yêu, người vợ. Bỗng thấm thía. những hy' sinh vô cùng to lớn mà những người lính và gia đình họ phải chịu đựng vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tôi được biết, trong số những người cha, người mẹ có con hy sinh và thất tích kia có những người đến nay cũng vẫn đang còn trong tình trạng choáng váng, có người cha suốt ngày ra bờ sông tìm con, vì đinh ninh rằng nhất định nó sẽ phải trở về bằng con đường này, vì nó là chiến sĩ hải quân; lại có những người mẹ suốt ngày đi bới đất để tìm hơi hướng của đứa con thân yêu, có những người vợ mỗi khi có người tới thăm hỏi lại lăn ra bất tỉnh nhân sự. Vậy mà trong phút thiêng liêng này, đứng trong hàng ngũ, trước bàn thờ anh linh của Tổ quốc, tất cả những người thân yêu ấy đã đứng vững, không một ai gục ngã như chúng tôi đã dự kiến. Hình như các mẹ, các chị, các em đều nghĩ rằng trong lúc này phải gắng mà nén tâm để tiếp sức cho chúng tôi, những người lính. .Sự bi lụy và sầu thương đã được nén lại để bảo đảm tính chất nghiêm trang, bi tráng của buổi lễ . Các chiến trẻ cũng hiểu như vậy và họ đả hiểu họ phải làm gì khi ngày mai ra trận.

Sau buổi lễ, chúng tôi có dịp để tiếp xúc với thân nhân các gia đình liệt sĩ và gia đình nhưng người mất tích. Điều dằn vặt tất cả mọi người chính là cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể xác định được chính xác ai là người hy sinh, ai là người mất tích để chính thức báo cho các gia đình: Vì thế cá. 74 gia đình có danh sách mất tích vẫn còn trong tình trạng căng thắng, khắc khoải. Đó là một tội ác mà nhà cầm quyền Trung Quốc phải gánh chịu. Nếu họ để cho các tàu cứu hộ Việt Nam vào trục vớt những con tàu đắm và công bố danh sách những người chúng bắt giữ hẳn chúng ta đả có điều kiện đê tra lời câu hỏi bức thiết và chính đáng của các gia đình nói trên.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 11:14:23 am »

Chiểu hôm đó, tôi theo tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Tĩnh tới thăm vợ con của đồng chí Trần Văn Phòng, một trong số những cán bộ mất tích trên tàu 604. Anh Trần Văn Phòng là phó đại đội trưởng về chính trị nhưng lần này đã trực tiếp chỉ huy một đội công binh đi làm nhà ngoài đảo. Vợ anh, chị Lạc, là một quân y sĩ của đoàn. Chị cùng con gái nhỏ chưa đầy hai tuổi sống trong khu tập thể của đoàn ngay cạnh căn cứ. Khi báo công bố danh sách những người mất tích, mặc dù vô cùng đau xót chị đã phải nén lòng, vội vã đưa con gái về quê để an ủi mẹ chồng. Chị vừa trở vào đơn vị nhưng sợ mình không chịu đựng nổi nên chị đã không tới dự buổi lễ truy điệu. Vừa nhìn thấy đồng chí đoàn trưởng, chị đã òa lên khóc nức nở. Chúng tôi ngồi lặng bên nhau và đều rưng rưng nước mắt, không ai biết phải làm thế nào để an ủi chị. Bé Lan còn quá thơ dại, cháu chưa biết gì về tai họa của gia đình nên vẫn cười nói bi bô. Sự thơ ngây của con trẻ đã cứa vào lòng những người lính chúng tôi và tôi phải vội vã quay đi lau những dòng nước mắt vừa trào ra. Sự giản dị đơn sơ của căn phòng mà vợ chồng anh đã sống những năm hạnh phúc ngắn ngủi khiến bất kỳ ai bước vào cũng phải se lòng. Trên bàn thờ là tấm ảnh lồng trong khung kính. Đó là một người thanh niên trẻ, đẹp và cương nghị, năm nay anh mới hai mươi tám tuổi đời .

Cuối cùng, khi không còn chịu đựng nổi tiếng khóc của người vợ mất chồng nữa, anh Tĩnh, người lính từng trải nhất trong số chúng tôi quyết định đứng lên. Anh bước tới bên giường, nơi Lạc đang than khóc vật vã, bằng tình cảm của một người anh, hơn là một thủ trưởng, anh đã nhanh chóng an ủi chị và cuối cùng Lạc đã đứng dậy được. Chúng tôi dành thời gian còn lại để nghe chị nói về anh về gia đình anh. Chị kể rằng trong lá thư cuối cùng anh viết cho chị, anh chỉ có một nỗi băn khoăn rằng mình là cán bộ chính trị, trình độ chuyên môn còn yếu, không biết có
hoàn thành được nhiệm vụ hay không.

Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành sứ mạng của mình. Máu cửa các anh đã đổ, máu của các anh đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy cảnh giác với kẻ thù từ mọi hướng. Máu của các anh đế nhắc nhở những. người còn sống yên ổn trên đất liền hãy nhớ tới các chiến sĩ đang đứng chơi vơi trên những hòn đảo giữa đại dương, hãy sống lương thiện hơn, có trách nhiệm hơn... và... chớ có cả tin.

Xin châm một nén hương lên bàn thờ tưởng niệm các anh với tấm lòng đồng đội.

HẾT
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM