Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 02:45:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức tuổi thơ máu lửa  (Đọc 359435 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 10:51:39 am »

 
  - Cảm ơn bác Desantnhi VDV và bác Timebreak đã cho biết chiếc Sâu róm  CH 47 và  c130.
  - Khi đã viết bài rồi, mình lại muuốn xóa đi , thì vẫn còn lại cái tiêu đề , không biết làm sao xóa hết được .
    và khi " Trích dẫn " của bài đã " trích dẫn " thì chữ viết của mình lại nhỏ xíu . Muốn lớn như khi viết bình thường được không ?   Bác nào biết chỉ cho mình với . Cảm ơn
  Thầy viết rồi thì sửa lại nếu không vừa ý,xóa làm chi ! muốn chữ to như bình thường thì thầy xóa hết mấy cái [/quote] là song,mà để chữ to chích dẫn thế dễ lẫn lộn khi đọc, mà lại tốn "diện tích" lắm  Grin
   Trong hình chụp cạnh HU1A là thầy cùng 2 con và cụ thân sinh phải không lamson1981 ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #91 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 09:27:29 am »

   Những tên Mĩ đi bắt dân làng đồng loạt đứng dậy và  la lớn :  Go , go !
Đồng thời chúng ra hiệu cho mọi người chạy đến chiếc máy bay. Ai cũng sợ sệt nhưng rồi cũng phải đi .
  Chiếc Sâu Róm tự động há cái miệng rộng nằm phía sau đít . Mọi người lần lượt bước lên . Những tên Mĩ khi sáng thì đứng dưới đất lùa tiếp những người đi sau vào hết xong thì cái miệng tự động khép kín lại . Khoảng năm sáu chục con người đã ngồi vào sàn đâu đó thì con Sâu Róm rùng mình chuyển động rồi từ từ cất lên. Vẻ mặt ai nấy đều lo âu không biết chúng chở mình đi đâu. Con Sâu Róm bay rất thấp , nhìn qua cái cửa sổ hình tròn bằng kính nằm ở dưới bụng tôi vẫn thấy rỏ từng con vịt bơi ở dưới đồng.

  Một lát sau đáp xuống , và cái miệng lại há ra . Những tên lính Mĩ và lính Nguỵ chạy đến hướng dẫn mọi người bước xuống máy bay.
  Một cảnh tượng loá mắt diễn ra trước mặt mọi người . Trên một sân bay rất rộng và bằng phẳng nhiều chiếc HU-1A đang bay lên và hạ xuống , trên máy bay đầy nhóc những lính Mĩ . Dưới sân, hàng chục chiếc xe tăng M-113 , hàng chục khẩu pháo để  ngổn ngang  . Xe GMC , xe jeep , lính tráng đi lại nhộn nhịp, giống y hệt sân bay Điện Biên vào năm 1954 mà bây giờ xem hình ảnh hoặc phim tài liệu thường thấy . Đó là sân bay Gò Hội ở thị trấn Đức Phổ . Nơi trung tâm chỉ huy hành quân của Mĩ.  Một chiếc HU-1A câu một túi lưới những thùng cacton đồ hộp từ từ bay lên, và  Ô kìa ! Một con Sâu Róm từ từ hạ xuống , dưới bụng là một con bò to cũng nằm trong túi lưới. Khi con bò chạm đất thì  những tên Mĩ  chạy đến xúm lại gỡ móc sắt ra khỏi máy bay . Chuyện này tôi đã thấy nhiều lần nhưng đều nhìn từ xa , còn hôm nay lại diễn ra ngay trước mắt. Tôi mãi miết nhìn xem thì bổng giật mình vì có ai đó đập vào vai mình .

-   Lên xe đi kìa - mẹ tôi kéo tay tôi chạy theo một số ngưòi.

 Nhìn lại thấy một số người đã lên xe Dod và vài xe đã chạy. Xe Dod Mĩ là loại xe lớn hơn xe Ríp lùn chúng thường dùng để chở lính. Tôi , mẹ và những người đi sau lên chiếc xe Dod cuối cùng.

  Đoàn xe chạy thẳng vào Chi khu quân sự Đức Phổ. Chi khu quân sự Đức Phổ nằm cạnh đường QL1 ,bên ngoài hàng rào là nhiều lớp kẽm gai bùng nhùng đủ loại. Nơi đây có nhà lao nhốt và tra tấn những người CM. Cha tôi cũng bị chúng tra tấn hết sức dã man và chết tại đây và lần đầu tiên tôi mới biết nơi nầy.
  Rất đông người dân đã bị bắt đưa đến sáng nay. Trên vách tường nhà chính có treo một tấm phông lớn màu đỏ, trên vĩa hè có nhiều người của chính quyền nguỵ mặc đồ savin . Một người cầm micro điều khiển, dân chúng thì mang theo túi xách , kẻ đứng , ngươì ngồi la liệt dưới sân.

  Chiếc loa sắt treo trên cây cột vang lên giọng the thé :

-   Đồng bào trật tự ! , đồng bào trật tự !
  
 Trên loa nói nhiều lắm nhưng đại khái nội dung là : Đồng bào đang ở những vùng mất an ninh. Đồng bào hãy tản cư đến các vùng có an ninh như thị trấn, đến các khu trại định cư ven đường quốc lộ để sinh sống . Quân Đồng minh và quân đội Quốc gia sẽ không đảm bảo tính mạng cho đồng bào, nếu đồng bào vẫn ở những vùng mất an ninh ấy.
  Phần hai là phát cho mỗi gia đình một thùng dầu sà lách và một khúc bánh mì to bằng bắp vế. Dầu sà lách thì tôi không màn , tôi chỉ chờ mẹ lên lĩnh khúc bánh mì khá hấp dẫn đó ,lần đầu tiên thấy khúc bánh mì to như vậy. Mọi người ngồi ăn trưa bằng bánh mì ngay trong sân Chi khu.

 Ăn xong thì mọi người được ra về. Mẹ tôi giật thót tim khi nghe trên loa thông báo có tên mình trong danh sách những người có liên hệ với CM  phải ở lại để thẩm vấn. Lẫn vaò dòng người đông đúc chen lấn nhau ra cổng , lấy nón lá che mặt, mẹ  Kéo tay tôi thoát được ra ngoài, qua mặt được bọn nguỵ quyền đang đứng ở đó . Những gia đình CM khác sau đó đều bị bắt đem giam ở nhà tù Quảng Ngãi.

 Mẹ và tôi đi nhanh vô một khu dân cư , tìm đến nhà một người quen ở thị trấn.
 Sau khi nghe mẹ tôi nói lại tình cảnh hồi sáng giờ và thấy tôi trên người chỉ mặc độc nhất chiếc quần đùi, người phụ nữ chủ nhà ôm xoa đầu tôi và nói :

-   Sao mà tội nghiệp dữ vầy con ? thôi , để bác lấy cho con cái áo.

   Nói đoạn bác ấy vào nhà trong , lát sau mang ra một chiếc áo màu đen rộng thùng thình và khoát lên người tôi. Chiếc áo dài đến đầu gối . tôi cởi ra không chịu mặc vì cho rằng áo “ mặc bính “.
   Mẹ tôi la rầy bắt phải mặc vào , vì không thể đi trần cả 10 cây số để về nhà. Cuối cùng thì tôi cũng phải mặc chiếc áo ấy chạy theo mẹ đi về.

  Ra đường ai cũng nhìn tôi cười , tôi mắc cở quá chừng , cứ đòi cởi áo ra bỏ nhưng rồi đi một quảng cũng hết khu nhà và ra đến đồng trống . Về đến Trà Câu , gặp nhiều người quen, họ đều dừng lại hỏi han mẹ con tôi. Một bà nói :

-   Bây giờ về làng hả ?  Thôi, thôn Thiệp sơn bây giờ chỉ còn đống tro tàn chứ còn gì nữa mà về  ? . Từ sáng đến giờ tôi thấy khói bốc lên nghi ngút trên ấy.

  Tôi và mẹ càng chạy nhanh hơn , mong sao cho nhanh về đến làng . Nhìn từ xa , làng tôi khói vẫn còn bốc lên. Về đến đầu làng thấy một số người cũng đang hối hả chạy về , nhìn làng xóm cháy tan hoang . Về nhà thấy anh chị tôi đang ngồi khóc ngoài sân , nhà đã cháy ra tro , những tấm phên đất đổ ập xuống,  khói vẫn còn bốc lên âm ỉ . Chạy ra giếng nước thì hởi ôi !  Chúng xúc lúa đổ nổi lềnh bềnh đầy cả giếng . Nhìn ra bốn bên thì nhà ai cũng bị cháy sạch.

  Trời ơi ! quân khốn nạn , chúng đổ hết lúa xuống giếng thì lấy gì ăn bây giờ ? . Mẹ tôi ôm đầu nức nở .
  Cả nhà đang nguyền rủa quân Mĩ thì nhìn xuống nhà bà Ôn thấy có đông người ,cùng nhiều tiếng kêu khóc. Mọi người liền chạy bổ đến thì thấy hai xác người đàn ông nằm sóng soài giữa sân , đó là anh Mạnh và ông Mãn . Anh Mạnh thì đã chết từ hồi nào , Ông Mãn thì thấy môi trên vẫn còn nhíu nhíu vài cái rồi cũng đi luôn.

  Lúc sáng , khi Mĩ đến hai người chui vội xuống hầm bí mật phía sau nhà . Căn hầm nằm phía dưới một đống cây gỗ . Như mọi khi , ai ngờ rằng bọn Mĩ sẽ đốt nhà. Căn nhà cháy nghã xuống , cháy luôn cả đống cây âm ỉ suốt ngày làm thiếu dưỡng khí cho căn hầm nên hai người đã chết ngạt. Khi mọi người về khui lên thì đã quá muộn.





Hình 1,3:    là UBND huyện Đức Phổ . Trước kia là chi khu quân sự Đức Phổ
 
Hình 2   :   là  Khu vực sân bay Gò Hội , Trung tâm chỉ huy hành quân của Mỹ ở thị trấn Đức phổ trước kia, cạnh đó
               là núi Vàng Hạ , nơi đặt pháo bắn vào các xã
               Phía sau dãy nhà của hình 2  là bệnh viện Đặng Thùy Trâm hiện nay.
Hình 4 :    Sân bay trực thăng của Mĩ ( Ảnh tư liệu minh họa :
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 10:44:02 am gửi bởi lamson1981 » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #92 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 10:44:35 am »

 - Cảm ơn bác Desantnhi VDV và bác Timebreak đã cho biết chiếc Sâu róm  CH 47 và  c130.
  - Khi đã viết bài rồi, mình lại muuốn xóa đi , thì vẫn còn lại cái tiêu đề , không biết làm sao xóa hết được .
    và khi " Trích dẫn " của bài đã " trích dẫn " thì chữ viết của mình lại nhỏ xíu . Muốn lớn như khi viết bình thường được không ?   Bác nào biết chỉ cho mình với . Cảm ơn

   xóa hết mấy cái
[/b] là song,mà để chữ to chích dẫn

 -Bs Chung cũng thường xuyên trực trên mạng nhỉ ? . Đúng là tôi và cụ thân sinh ,còn hai đứa nhỏ thì không phải con tôi. Hình đó chụp ở Bảo tàng tp HCM . Chỉ đưa lên ít phút thấy không được đẹp rồi xóa .Thế mà bác vẫn thấy được.
 -Bs vẫn còn nói ngọng nhiều thế  ? Có khi nào Bs hỏi bệnh nhân :" Cô muốn trích một ít tiền để có sửa " thành : " Cô muốn chích để có chữa "   không ? Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:07:26 am gửi bởi lamson1981 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 11:48:12 am »

-Bs Chung cũng thường xuyên trực trên mạng nhỉ ? . Đúng là tôi và cụ thân sinh ,còn hai đứa nhỏ thì không phải con tôi. Hình đó chụp ở Bảo tàng tp HCM . Chỉ đưa lên ít phút thấy không được đẹp rồi xóa .Thế mà bác vẫn thấy được.
 -Bs vẫn còn nói ngọng nhiều thế  ? Có khi nào Bs hỏi bệnh nhân :" Cô muốn trích một ít tiền để có sửa " thành : " Cô muốn chích để có chữa "   không ? Grin Grin Grin
   Híhí em viết ngọng nhưng bác đừng có "làm ngọng" theo em ,rồi lại đổ tội lên đầu em nhé  Grin  Grin  Grin
Tấm hình đó em thấy cũng đẹp,mà bác lại xóa đi chi ! bác tính bí mật,sợ lộ dung nhan hả  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 12:30:07 pm »

   Đây không phải ngọng mà là sai chính tả. Bác Lamson 1981 cũng viết sai đấy. Ở bài trả lời trước, bác viết từ "loai hoai" là không chính xác, phải là "loay hoay" mới đúng. Bên mấy chủ đề khác, có bác còn sai thành hệ thống luôn, nhiều đoạn đọc không được phải luận mới xong. Trong này toàn các Nhà viết lách nghiệp dư nên đôi chỗ sai chính tả cũng dễ hiểu thôi mà.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 12:45:06 pm »

 Các bác thông cảm ! Bọn mình lớn lên từ chiến tranh nên lúc cấp tiểu học , trung học không được học kỹ , thường ảnh hưởng tiếng nói ở từng địa phương , đến lớn rồi rất là khó sửa , vì thói quen nó đã thắm vào trong máu . Thôi thì các bác thông cảm cho lổi chính tả của anh em mình vậy !
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 02:18:26 pm »

   Các vật dụng trong nhà tôi cũng cháy sạch cùng ngôi nhà, nhưng cũng may , căn hầm làm bằng đường ray tàu lửa vẫn còn .Anh tôi vào hầm kéo ra một cái mền và một túi xách quần áo vẫn còn nguyên. Tôi lấy áo của mình ra  thay cái áo đen rộng thùng thình khi sáng. Chiếc áo ấy bây giờ chuyển cho chị tôi. Nhà của ông nội tôi làm bằng ngói nên không bị cháy , lúa thì cũng bị trút xuống giếng nhưng vẫn còn nhiều.

   Sáng hôm sau , công vệc đầu tiên là kiểu giếng .Dùng 3-4 cái gàu kín nước liên tục cho cạn, rồi Ông tôi leo xuống giếng xúc lúa vào một cái mủng có dây để mọi người kéo lên . Kéo sạch lúa , múc sạch nước và để một hồi lâu mạch nhỉ ra nước lại trong xanh như thường. Mọi người cùng làm chung , kiểu giếng của ông tôi rồi đến giếng tôi và giếng nhà bác hai của tôi.Ông tôi cho mẹ tôi một bao lúa . Mẹ và chị tôi xay , giã được một thùng gạo. Mỗi bửa ăn lại nhổ củ mì ghế thêm vào , nên cũng tạm đủ một thời gian.
   Việc tiếp theo là dựng lại ngôi nhà . Tre thì có sẳn trong vườn , chặt vào chôn làm cột , làm kèo .Cố định cột kèo , đòn tay bằng những cọng lạt hoặc bằng dây kẽm. Tranh lợp thì phải đi mua về đánh thành từng tấm . Chẻ tre thành những thanh nhỏ bằng  ngón tay khoảng 2m , đập dập chính giữa và gập lại thành những Cái Hôm dài 1m . Cầm từng lọn tranh nhét vào các thanh hôm như thắt rếp , đến cuối thanh hôm thì cột lại đầu hôm bằng một sợi lạt ,thế là xong một tấm tranh. Đánh một tấm tranh phải dùng 3 hôm , còn tấm rạ chỉ dùng 2 hôm vì rạ khó tuột ra như cọng tranh.Nhà được dựng lên trên nền củ , mái lợp tranh , chung quanh che bằng những tấm rạ , tuy thấp và nhỏ xúi nhưng cũng có chổ chui ra chui vào.
   Những việc như thế thường là công việc của đàn ông ,nhưng trong hoàn cảnh nầy thì mẹ và chị tôi phải làm tất .
Mọi người cũng đã dựng lại nhà cho mình , những căn nhà tranh bằng tre đơn sơ mà ta thừng thấy ở mọi nơi trong thời chiến. Chẳng có ai di tản đến các trại định cư ở quốc lộ hoặc thi trấn vì từ bao đời nay mọi người chỉ biết trồng lúa , trồng khoai trên chính mảnh đất của mình chứ đi nơi khác biết làm gì ăn đây ? Còn đến các khu dồn rồi hằng ngày đi bộ 5 -10 cây số để đi về làm ruộng thì khó khăn lắm.

   Ít hôm sau , lính Mĩ từ trên đồi đi xuống làng. Hôm nay có một người thông ngôn đi theo, đến gặp mọi người , ông ta giới thiệu tên là Hoa , mới được chuyển về làm thông ngôn được vài hôm. Ông Hoa tươi cười hỏi han tình cảnh của mọi người , ông hỏi sao không đến vùng có an ninh để ở mà phải ở đây chịu bom pháo mãi thế này.   Mọi người nói rằng , đến nơi khác không biết làm nghề gì để sống . Ở đây bám ruông vườn làm ăn ,sinh sống chứ có phải để theo  Việt Cộng đâu.
Ông Hoa ra chiều thông cảm và nói rằng , sẽ bảo lĩnh Mĩ không được đốt phá nữa.
  
   Hai hôm sau , thông ngôn Hoa dẫn một tốp lính Mĩ đi xuống và dừng lại ở sân nhà ông nội tôi . Những tên Mĩ ngoài súng đạn thì trên lưng còn mang cả ba lô đầy cứng. Ông Hoa gọi các nhà tới và bảo lính Mĩ mở ba lô ra phát cho mỗi nhà một cái mền màu xanh rêu , và tụi nhỏ chúng tôi thì đứa nào cũng được kẹo và đồ hộp . Dù biết là chúng làm thế để xoa diệu bớt vụ đốt nhà mấy tuần trước , nhưng ai cũng phấn khởi vì dù sao có Thông ngôn Hoa lính Mĩ sẽ bớt hung hăng và có gì cũng dễ nói hơn.

Hình : Lính Mĩ tấn công vào làng ( hình tư liêu minh họa )
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 11:37:50 am gửi bởi lamson1981 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #97 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 02:18:57 pm »

   Ít hôm sau , lính Mĩ từ trên đồi đi xuống làng. Hôm nay có một người thông ngôn đi theo, đến gặp mọi người , ông ta giới thiệu tên là Hoa , mới được chuyển về làm thông ngôn được vài hôm
  Ông Hoa tươi cười hỏi han tình cảnh của mọi người , ông hỏi sao không đến vùng có an ninh để ở mà phải ở đây chịu bom pháo mãi thế này.   Mọi người nói rằng , đến nơi khác không biết làm nghề gì để sống . Ở đây bám ruông vườn làm ăn ,sinh sống chứ có phải để theo  Việt Cộng đâu.
  Ông Hoa ra chiều thông cảm và nói rằng , sẽ bảo lĩnh Mĩ không được đốt phá nữa.
  Hai hôm sau , thông ngôn Hoa dẫn một tốp lính Mĩ đi xuống và dừng lại ở sân nhà ông nội tôi . Những tên Mĩ ngoài súng đạn thì trên lưng còn mang cả ba lô đầy cứng. Ông Hoa gọi các nhà tới và bảo lính Mĩ mở ba lô ra phát cho mỗi nhà một cái mền màu xanh rêu , và tụi nhỏ chúng tôi thì đứa nào cũng được kẹo và đồ hộp . Dù biết là chúng làm thế để xoa diệu bớt vụ đốt nhà mấy tuần trước , nhưng ai cũng phấn khởi vì dù sao có Thông ngôn Hoa lính Mĩ sẽ bớt hung hăng và có gì cũng dễ nói hơn.

   Đốt nhà người ta song rồi..đền cho cái mền,kiểu vừa đấm vừa xoa đây, đừng chứa VC nữa nếu xe còn bị mìn là  chúng tôi lại đốt nhà bắn pháo nữa đấy ,em nghi tay thông ngôn này chắc là sỹ quan tâm lý chiến của chiến của QL VNCH rồi bác lamson ạ !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #98 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:21:53 pm »

 ...,em nghi tay thông ngôn này chắc là sỹ quan tâm lý chiến của chiến của QL VNCH rồi bác lamson ạ !
 Chưa chắc đâu bs Chung ơi ! Thời đó mấy ông thầy giáo dạy tiếng Anh của bọn mình đều bị gọi đi quân dịch ( đi lính hết ) cũng có người cũng rất tốt , bọn Mỹ nó chỉ sử dụng khi cần thôi chứ chưa chắc gì bọn chúng tin vào người VN mình đâu . Cái thâm độc là chính sách cây gậy và củ cà rốt của  Mỹ . Đi đến đâu lính Mỹ cho kẹo trẻ con đến đó , rồi phát thuốc cho dân , nhưng đừng thấy vậy mà tưởng Mỹ  thương dân mình . Nơi nào mà có du kích hoạt động là chúng sẽ bắn lầm , giết lầm , pháo lầm , ném bom lầm , mặc cho người dân  chết chóc sau đó chúng bồi thường , chúng làm vậy để người dân sợ bị vạ lây mà không dám đến gần du kích . Không phải chỉ ở VN không đâu . Mà bây giờ ở IRAK , apganistan chúng đều áp dụng thủ đoạn nầy để cô lập người dân khỏi đối thủ của chúng . Người Mỹ họ khoe vũ khí của họ chính xác từng mi ly mét . Vậy mà ở VN Mỹ ném bom na pan vào ngôi chùa ở Tây Ninh toàn là đàn bà con nít , quê mình cũng thế may mà hai trái bom bị lép không nổ , chứ không thôi thì cã mấy trăm người dân tập trung ở trong sân đình chết không có chổ mà chôn . Hiện nay ở IRAK , APGANISTAN cũng vậy thôi máy bay chúng bắn roket vào cã đám cưới của dân , rồi cho là bắn lầm , Mỹ họ sẳn sàng bồi thường nhân mạng sau khi bắn , nhưng tay bắn lầm giết hàng chục mạng người đó có bao giờ bị sử bắn hay bị kết tội ác chiến tranh đâu , cứ xem những clip lính Mỹ mồm vừa nhai kẹo vô tư , tay vừa bấm nút tên lửa để phóng từ hạm đội ngoài biển vào khu dân cư ở IRAK thì biết .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 07:29:25 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2010, 07:25:28 pm »

    Sau đó , cũng nhiều lần ông Hoa dẫn lính Mĩ đến cho dầu ăn , xà bông  .v.v… Lúc nầy khi tối đến thì mọi người thường phải ngủ dưới hầm . Mỗi tối Mĩ hay bắn đèn soi sáng cả vùng , chổ nào nghi ngờ thì chúng rọi đèn . Chúng dùng một ngọn đèn pha cực mạnh đặt trên đồi, đêm đêm hay quét ngang dọc xuống làng từng luồng soi rỏ như ban ngày.Đêm ấy trời nóng nực . Mọi người ngủ trên nhà , nữa đêm bổng giật mình vì những tràng đại liên chát chúa quanh sân nhà . Mọi người vội vã lăn xuống hầm , rồi một luồn đèn pha sáng rực quét qua , quét lại trước sân nhà tôi rồi quét xuống vườn bác hai tôi. Tiếp theo là nhiều tràng đại liên chát chúa xuống vườn bác tôi. Chúng phát hiện ra điều gì thế ? lẽ nào có ai đi ra ngoài vào giờ nầy ? .Ai cũng lo lắng cho nhà bác . Một lát sau chúng thôi bắn và cũng chẳng nghe ai kêu la gì . Mẹ con tôi cũng chẳng dám bước ra khỏi hầm , ngồi chờ cho đến hừng sáng mới dám chạy qua . Lúc đó ông tôi cũng chạy xuống , nhà bác tôi cũng bò ra khỏi hầm . Ông tôi nói :
 
-   Tao tưởng cả nhà bay chết hết rồi !
-   Không biết chúng thấy chuyện gì mà bắn dữ vầy không biết – bác tôi nói .
  
Mọi người dạo quanh vườn thì thấy con bò đực nằm chết trên vũng máu , một đùi sau nát bét. Thì ra khi đêm con bò sổng chuồng ra ăn rau lang , tụi Mĩ trên đồi pha đèn thấy tưởng con người mới nã đại liên dữ thế. Ngày hôm đó cả nhà tôi cũng được ăn thịt bò một bữa ngon lành thoả thê . Trước đó mấy khi biết đến miếng thịt bò , thịt heo. Bữa ăn thường là cơm với rau lang luộc chấm nước tương muối mè hoặc chỉ một ít cá đồng kho mặn .Cũng từ đó chẳng ai dám bước chân ra khỏi nhà vào ban đêm.
  
   Cuộc sống yên ổn được một thời gian , rồi lại nghe tiếng mìn nổ ở đâu đó , và lại nghe liên tiếp các vụ lính Mĩ đi lùng sục bị vướng mìn , sụp hầm chông ở những làng ven chân núi Chóp Vung. Và xe Mĩ lại tiếp tục bị nổ tung trên đường Cái Mới , lần này là chiếc xe vận tải nên chỉ có hai tên Mĩ trên xe phải đền tội.
  
  Tiếp theo nữa là xảy ra một vụ cướp súng Mĩ li kì .  
Anh Nguyễn Văn Tròn là một thiếu niên đã gặp và quen với lính Mĩ nhiều lần khi chúng xuống làng . Hôm ấy anh xin tên Mĩ chỉ cho anh cách bắn súng . Tên Mĩ và anh lên cầu xe lửa bắn xuống nước dưới chân cầu . Chiếc cầu trước đó bị bom ném trúng đã gãy nhịp giữa chúc xuống dòng suối , nên có tên là cầu Gãy , trên thành cầu còn lại chẳng hề có lan can . Sau khi bắn thoả thê , lợi dụng tên Mĩ sơ hở anh xô mạnh tên Mĩ lộn nhào từ trên cầu cao hơn  4m  xuống suối lưởm chởm đá , rồi cướp súng chạy thẳng vào vùng giải phóng và xin thoát li luôn  theo du kích xã . Tên Mĩ đó không biết có sống nổi không , nhưng ít gì cũng phải bị thương rất nặng. Còn anh Tròn thì sau này cộng với nhiều thành tích khác nên đã được tuyên dương Anh hùng LLVT  năm 1978.
  
   Tụi Mĩ thấy không thể nào yên ổn trên vùng đất này , nên quyết định huỷ diệt các làng xung quanh đồi Chóp Vung và hai bên đường Cái Mới.

   Một buổi sáng sớm thấy có nhiều trực thăng bay lượn trên bầu trời , rồi lính Mĩ từ trên đồi đi xuống khá đông , toả đến từng nhà . Hai tên đến trước nhà tôi mặt mày bặm trợn . Một tên trăm một tràng gì đó . Mẹ tôi thì đáp lại cũng vẫn điệp từ :

   -   No biết , no biết ! má mi xanh , bé mi xanh  .
  
Mẹ đưa tay chỉ vào mình và chỉ vào chị em tôi ý nói là nhà chỉ có đàn bà và trẻ con.
Tên Mĩ khoát tay chỉ ra đường và nói :

   -   Go , go !

   -        Ủa ! chúng bảo mình đi đâu thế kia nhỉ ?
  
Chưa hiểu chuyện gì thì tên Mĩ kia lấy trong túi ra chiếc máy lửa  Zippo quẹt lên chìa vào mái tranh.
  
   -   Trời ơi , chúng đốt nhà !
  
Mẹ tôi lao vào quăng túi xách ,  chăn màn , quần áo ra ngoài . Ngọn lửa trùm lên mà mẹ vẫn còn trong ấy . Chị em tôi gào lên :

   -   Mẹ ơi ! Chạy ra nhanh , chết bây giờ !
  
Mẹ tôi ráng quơ thêm được một chiếc chiếu rồi lao ra , thở hổn hển ,trên người dính đầy tàn tro .Ngọn lửa bùng lên dữ dội, tiếng tranh tre cháy nổ nghe lốp đốp. không gian nhìn qua ngọn lửa thấy giật giật, chao đảo  . Một căn nhà toàn tre và tranh rạ khi cháy thì chẳng có gì chữa nổi . Nhìn sang tứ phía nhà ai cũng bị đốt , khói lữa ngập trời , tiếng kêu la đậy đất.  Ai ai cũng đưa mắt tìm Thông ngôn Hoa mà chẳng thấy ông ta đâu. Ông Hoa không thể cản được chuyện nầy nên đã ở trên đồi không dám xuống.

   Hai tên Mĩ thì liên tục chỉ tay ra đường , miệng nói : Go , go !
  
   -   Thôi , chúng không cho mình ở đây nữa rồi .
  
Từ trên không trung hai chiếc Moranh bay rè rè quần đảo . Bổng nghe trên máy bay tiếng loa vọng xuống.

   -   Đồng bào chú ý ! đồng bào chú ý !
   -   Chính quyền Quốc gia đã nhiều lần khuyến cáo đồng bào không được ở những vùng mất an ninh.

Hôm nay quân đội đồng minh sẽ tảo thanh . Đồng bào phải tản cư ngay trong ngày hôm nay, đến các vùng quốc gia sinh sống để bảo toàn tính mạng cho đồng bào …
 
   -   Đúng là giọng nói của ông Bộ trên máy bay rồi -  Mẹ tôi nhìn lên trời và nói.

Tên Bộ là ấp trưởng thôn Thiệp Sơn của tôi . Từ ngày cách mạng vùng lên phá ấp chiến lược hắn đã bỏ chạy vào thị trấn Đức Phổ và chỉ dám về làng mỗi khi có lính Mĩ hoặc lính nguỵ đi càn.

   Đợi cho hai tên Mĩ bỏ đi đến nhà khác , mẹ bảo chị em  tôi cào  tro than để tìm chổ dấu vàng. Dùng cuốc , bồ cào và những khúc tre dài kéo , đẩy những thỏi than tre và tro tranh còn đỏ lòm ra bên ngoài , đất dưới nền nhà nóng rực . Cuối cùng cũng tìm và đào lên  được cái trắp màu đỏ hình bánh xe , bên trong đựng mấy chỉ vàng mà mẹ dành dụm được trong nhiều năm qua.

   Trên trời chiếc loa vẫn vang vang thúc dục mọi người di tản . Ông nội tôi chạy qua thúc dục chuẩn bị đồ đạc nhanh lên để đi . Chị tôi chui vào hầm lấy thêm được một cái mền ,một chiếc chiếu và một cái đèn hột vịt , cộng với một số đồ dùng lấy được từ trong nhà và bắt đầu lên đường

   -   Tình cảnh nầy thì phải đi thôi , không thể ở đây được nữa - Mẹ tôi nói .
 
Tôi nhìn lại ngôi nhà một lần nữa , bây giờ chỉ là đống tro tàn đang còn âm ỉ khói , những cây chuối bị cháy đen gục xuống như khóc than cùng con người.

   Ra đến đầu đường  thì mọi người cũng ra đi rất đông, người thì xách túi xách , kẻ thì lừa bò . Có những người mẹ trên vai ghánh một đôi thúng , một đầu thì chất đầy đồ đạc , đầu kia thì bỏ một đứa con nhỏ ngồi vào .Hai tay đứa trẻ nắm lấy hai dây mủng với đôi mắt tròn xoe ngơ ngác , mấy đứa lớn thì lon ton chạy theo sau , đứa thì ôm chiếc chiếu , đứa thì dắt bò . Trên trời , tên ấp trưởng Bộ vẫn oang oang đọc đi đọc lại thông báo di tản . Tôi thì trước đây cũng đã có lần mẹ đặt ngồi trong mủng ghánh đi chạy giặc và cảnh ghồng ghánh đi tản cư cũng thấy nhiều lần sau đó . Nhưng lần này là xúc động nhất vì lần đầu tiên phải rời xa ngôi làng mình đã gắn bó bao nhiêu năm và mọi người ra đi mà chưa biết phải về đâu. Tôi quay lại nhìn ngôi làng mình lần cuối . Phía sau lữa khói vẫn bốc lên ngập trời, tiếng nổ đì đùng . Có lẽ lính Mĩ đang giật mìn những căn hầm và những ngôi nhà ngói không đốt được.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 11:38:51 am gửi bởi lamson1981 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM