Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 01:23:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức tuổi thơ máu lửa  (Đọc 359430 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #430 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 05:38:37 pm »

- Cảm ơn bác Trung trực. Chắc là tôi nhìn nhầm,đã gần 40 năm rồi nên không thể nhớ hết.

- Chổ tui khi có các ông giải phóng chết, thì thân nhân được đến đem về chôn chứ không bị gây khó khăn gì
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #431 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 08:24:21 pm »

 MỘT HÌNH THÁI MỚI CỦA CHIẾN TRANH

      Một hôm ông ngoại tôi đi làm đồng về đưa cho tôi một mãnh giấy và bảo tôi đọc lên nghe. Tôi cầm lên xem thì đúng là tờ truyền đơn mà tôi đã đọc nhiều lần. Trong tờ truyền đơn là một bài thơ của một người lính Bắc Việt gởi cho một người mẹ. Từ 1970 đến giờ Máy bay đã rãi nhiều lần bài thơ này, rãi trắng cả đồng. Mặt trước của tờ truyền đơn vẽ hình ảnh người mẹ già với đôi mắt buồn nhớ con, bên cạnh là cảnh chiều quê với xóm nhỏ có con trâu về chuồng, có dàn mướp. Mặt sau vẽ cảnh người chiến sĩ ngồi bệt dưới đất, chân duỗi ra, đầu cuối xuống , gương mặt buồn bã. Hôm ấy tôi đọc bài thơ cũng có nhiều người đứng xem, ai cũng khen bài thơ hay quá. Có lẽ tác giả đúng là một người lính Bắc Việt mới có nhưng cảm xúc rất thật như thế. Nhưng tiếc rằng đoạn sau tác giả lại nhìn nhận không đúng về mục tiêu chiến đấu giải phóng Miền nam của mình. Bây giờ nhắc lại thì chẳng ai thuộc hết bài thơ, riêng tôi thì vẫn hay nhẩm đọc lại, nên vẫn còn nhớ đầy đủ từng chữ, từng câu, từng hình ảnh của tờ truyền đơn khi ấy.

    MỘT Ý KIẾN PHẢN HỒI

     Tôi đọc các bài viết của LamSon1981 thấy rất chân thực, không có gì phải bàn cả. Kể cả việc đưa lại nội dung và hình thức các tờ truyền đơn của địch cũng không có vấn đề gì.

     Tuy nhiên tôi lại nhận được tin nhắn của anh em. Trong đó có yêu cầu cho ý kiến vì sợ rằng thế hệ sau xem sẽ không hiểu. Vì vậy tôi sẽ nói ý kiến của tôi về vấn đề này.

    Trước hết, địch sử dụng chiến tranh tâm lý với nhiều nội dung và hình thức khác nhau với mục đích gây hoang mang trong nhân dân và trong những người lính đang cầm súng, nhất là lính ở chiến trường.
  
     Lúc đó máy bay địch thả cả truyền đơn ở miền bắc, xuống những khu dân cư. Chúng tuyên truyền về sức mạnh bom đạn của Mỹ, về những gian khổ và ác liệt mà bộ đội phải chịu đựng để làm cho dân luôn lo sợ mà không cho con em lên đường nhập ngũ và làm cho những người thân chiến sỹ phải lo lắng, đau khổ mất ăn mất ngủ, . . . Thậm chí, rất nhiều tiền giả được thả xuống miền bắc để làm mất giá trị của tiền và gây rối loạn kinh tế.

     Nha Chiến tranh Tâm lý của Việt Nam Cộng hòa là một cơ quan phụ thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa. Cái tên này được dùng từ năm 1955 đến 1965. Sau đó cho đến năm 1975 thì cơ quan này nhập vào Tổng cục Chiến tranh Chính trị, trong đó có Cục Tâm lý chiến. Đối với Miền Bắc, Cục Tâm lý chiến cho phát thanh đài "Tiếng nói Tự do", "Mẹ Việt Nam", "Gươm thiêng Ái quốc" (1965), "Tiếng nói Nam Bộ", "Tiếng nói Khmer" và "Mặt trận Dân tộc Đông Dương". Hai đài sau có chủ đích gây chia rẽ giữa Campudia và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

     Nói như vậy để thấy địch đã sử dụng việc tuyên truyền phản chiến trong chiến tranh cứu nước của ta như thế nào.

     Vậy, hiệu quả của chiến tranh tâm lý đó như thế nào ? - Đương nhiên là có !

     Có được bao nhiêu ? -  Không bao nhiêu !

     Tại sao ?  -  Vì các tổ chúc thanh niên, phụ nữ, phụ lão, thiếu niên, nhi đồng đã tập hợp mọi người dân tin tưởng ở cách mạng và cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Đó cũng là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt mỗi khi có ngoại bang trên đất Việt. "Không nghe đài địch", "Không đọc truyền đơn tuyên truyền nhảm của địch", "Không sử dụng tiền giả của địch". Tôi cứ mạnh dạn đưa ra con số thực hiện đúng các khẩu hiệu đó, không thể dưới 99%.

    Đối với lính ta ở rừng Trường Sơn, hàng ngày địch ném bom, bắn pháo xen với dải truyền đơn. Không những thế, C130 hay HU-1A vừa bắn cối, hỏa tiễn, ném lựu đạn vào những chỗ nghi vấn vừa gọi loa tuyên truyền. Máy bay kiểu đó, cả ngày lẫn đêm rà trên nóc rừng và làm cùng một việc như vậy. Lính "đường dây 559" mỗi khi nghe tiếng chúng từ xa, sẽ bắn súng báo động và bảo nhau: "Cẩn thận, bọn "xin thùng" đấy !". Những lá truyền đơn rải trắng loa lóa trong rừng, rất ít được ai để ý.

     Chẳng lẽ không đọc vì tò mò sao ? - Có đọc vì tò mò! Đọc song rồi cười, sau đó thì quên ngay. Chính vì thế mà tôi cũng chẳng thuộc hay nhớ một đoạn nào trong các lá truyền đơn đó. Nhưng Lính ta đều có một nhận xét giống nhau là những lời lẽ đó đều "có mùi" tâm lý chiến. Tất cả đều có một giọng văn giống nhau, xa lạ, hoàn toàn không giống giọng văn lúc bấy giờ thấm trong người lính từ dưới mái trường miền bắc.

     Tôi không có gì ngạc nhiên khi đọc bài thơ trong tờ truyền đơn mà LamSon1981 đã kể lại ở trên, Giọng điệu đó tôi thấy ngay từ câu đầu chứ không phải đợi đến đoạn cuối.

     Tại sao anh em lại cho rằng, đoạn đầu của bài thơ chắc là của một người lính bắc viết thật, đoạn sau mới bị xuyên tạc. Tôi thì thấy ngay từ câu đầu bài thơ đã không phải là lời của lính ta rồi. Câu đầu bài thơ đã cảm nhận thấy ngay, khiến người ta chờ đợi một sự phản trắc sẽ xảy ra đâu đó ở phía sau.

     Về kỹ thuật làm thơ thì rất tuyệt, những hình ảnh vùng quê miền bắc hay là vùng nào đó trên Đất Việt đều gây cảm xúc cho bất kỳ cây bút người Việt nào. Chỉ có điều người cầm bút đứng về bên nào và viết ra để nhằm mục đích gì mà thôi. Ngoài ra, Mọi người đều biết rằng văn sỹ di cư từ miền bắc vào Sài Gòn rất nhiều, không khó gì để viết một bài như vậy.


     Trên đây là tôi viết theo đề nghị của anh em khác trên quân sử. Đối với những người lính chúng tôi lúc đó, thấy bình thường, không có ai bức xúc vì những lời lẽ phản tuyên truyền của truyền đơn hay gọi loa, . . . Có lẽ sự vững vàng đó là yếu tố tinh thần tạo nên sự gan góc và dũng cảm của những người lính đánh Mỹ.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 06:48:27 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #432 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 10:27:53 pm »

Đúng là trong chiến tranh, địch thả truyền đơn rất nhiều.
Tác động đến tinh thần lính ta đúng là chẳng có gì, nhưng có một lợi ích về vật chất.
Mặc dù CTV có nhắc, nhưng chúng tôi vẫn nhặt từng tập dày cất đi.

Giấy của nó dùng để chùi WC tốt lắm các bác ạ. Tác dụng thứ hai là để quấn thuốc sâu kèn (thuốc rê) tốt như giấy vở học sinh. May địch nó không tẩm thuốc độc vào đó.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #433 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:07:55 am »

 Đúng là bọn Mỹ họ nhiều tiền , nên họ tuyên truyền phản chiến hết sức rầm rộ , thời đó quê mình truyền đơn cũng bay trắng đồng , nhờ vậy mà bọn trẻ chăn trâu mình cũng đở vất vả tìm giấy khi đi vệ sinh ở ngoài đồng ,  bọn mình lượm cã sấp để dán đuôi diều thả chơi , cũng chẳng ai để ý đến bài thơ đó làm gì , cũng có đọc vì tò mò chơi vậy thôi . Lam Son đưa ra nội dung tờ truyền đơn  cũng rất là trung thực , cho thấy mức độ thâm độc của bộ máy tâm lý chiến của địch , nhưng nếu thiếu ý kiến phản hồi của Bác TichTuongNhuLe thì thế hệ sau đọc có thể hiểu lầm , cho rằng bộ đội ta bắn giết đồng bào vô tội , đúng như luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch . Vì vậy mình nghĩ rằng Bác TichTuongNhu Le phản hồi là quá đúng lúc , quá đầy đủ , để bổ xung thêm nội dung bài viết của LamSon cho đúng với lịch sử và chân lý cứu nước của dân tộc Việt Nam mình .
Logged
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #434 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:42:09 am »

Tôi rất ấn tượng với những kí ức của Lamson1981,những bài viết chân thực,  đôi khi ngôn từ trần trụi rất gần với đời thường ,nhiều sự việc nge thì rất mộc mạc đơn giản người đọc chưa qua chiến tranh chồng Mĩ không cảm nhận được nhưng các cựu chiến binh chông Mĩ sẽ rất thú vị, tôi có dự đinh sẽ có bài viết riêng về những cảm nhận về những ki ức của Lamson1981 .Hôm nay tôi có đọc bàiviêt của Tichtuongnhule và của Trinhsat về truyền đơn tâm lí chiến của Mĩ ngụy trong chiển tranhviệc mà lamson1981 đề cập đến.Có thể nói chiến tranh tâm lí mà Mĩ ngụy sử dung trong chiến tranh Việt Nam về qui mô , thủ đoạn,mức độ và tác dung là lớn.Không thế mà VNCH có hẳn một bộ chiêu hồi.Họ làm việc cũng rất bài bản và sử dụng các chuyên gia là những phần tử chống công khét tiếng cùng nhưng người chiêu hòi có nhiều năm làm công việc tư tưởng văn hóa ,văn ngệ sĩ như Tám Hà,Phan Vũ Phan Thế....Có điều dễ nhận biết là chiến trường càng ác liệt bom đạn cang dữ dội thương vong càng lớn thì công tác chiêu hồi bằng gọi loa trên máy bay và truyền đơn càng dày đặc.Nhất là truyền đơn thì tôi dam chắc là không có một ai từng có mặt trên chiến trương miền nam hoặc chiến trương Lào mà không một lần nhặt truyền đơn của địch để đọc.Cũng không có tài liệu nào tổng kết có bao nhiêu người lính của chúng ta đã dao động về những nội dung trong những tờ truyền đơn của địch thả xuống .Năm 1969 tôi cũng đọc một bài thơ như thế trên măt trận đường 9 đến nay còn nhớ...Dấu vết mùa thu chỉ còn xác lá/Gió đông về trời đã đổi mùa/Nhớ các bạn ở bên kia chiến tuyến /Áo rách thân gầy sốt ret vàng da.....Đã hơn 40 năm mà còn nhớ thì tôi ngĩ hiệu quả lúc ấy chắc cũng có.Bạn Trinhsat có nói là tác dụng của những tở truyền đợn ây cho việc wc  và làm cuốn thuốc lá.Chắc là bạn nói vui Cũng trong năm 1969 tại mặt trận bắc Quảng Trị,một chiến sĩ quê ở Thanh Trì nhập ngũ tháng 2 năm 1966 trong một làn  đang lên chốt bị bom tọa độ,hi sinh đơn vị móc trong túi quần thấy có nhiều truyền đơn kiêm giấy chứng chỉ chiêu hồi như hình lamson đã gửi trên mạng.Chiến sĩ này không được công nhận là liệt sĩ. 
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #435 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:51:51 pm »

@tantrao:

      - Trong này đọc bài của các bác CCB Quảng Trị như Lexuantuong, TichtuongNhule, 6971 không hề nói gì đến chuyện lính tráng đảo ngũ hay chiêu hồi.

      - Đơn vị tôi không có chiêu hồi, nhưng đảo ngũ hay thoái thác nhiệm vụ nằm nhà là có bạn ạ. thậm chí có lúc nhiều là đằng khác. Nhưng tác dụng không phải từ mấy bài thơ tâm lý chiến trong đám truyền đơn thả xuống. Họ đảo ngũ do rất nhiều nguyên nhân, ác liệt cũng có, nằm lâu trong rừng buồn chán và mòn mỏi cũng có. Thậm chí có thằng đảo ngũ chỉ vì nghe tin ở quê nhà địa phương loan tin nó theo địch rồi cắt hết tiền trợ cấp đi B của nhà nó. Ước vọng lúc ấy của nó là vác đựoc một khẩu Ak với vài băng đạn mang về đến nhà trừng trị bọn làm láo ở địa phương.

    - Bọn tôi có nhặt nhiều truyền đơn thật, nhưng không nhặt loại Giấy thông hành. Nhặt rồi cất giấu ở hậu cứ dùng dần chứ mang theo trong người làm gì. CTV cũng biết chứ, nhưng chỉ nhắc chứ không cấm hẳn vì lúc đó giấy cũng thiếu. Ngay các vị ấy có lúc cúng phải đi xin giấy quấn thuốc. Bọn tôi cắt nhỏ ra thì hòa cả làng chứ nâng lên quan điểm làm gì.

     - Chuyện về anh lính không được công nhân liệt sĩ theo tôi cũng rất có thể. Trong lính thì nhiều khi có những chuyện hay kết luận hết sức dở hơi, chẳng ra làm sao cả. Nhưng rơi vào ai thằng đó chịu chứ biết kêu ai.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #436 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 06:56:36 pm »


      - Trong này đọc bài của các bác CCB Quảng Trị như Lexuantuong, TichtuongNhule, 6971 không hề nói gì đến chuyện lính tráng đảo ngũ hay chiêu hồi.
.
     Tôi có kể một chuyện lính tự thương đấy bác Trinhsat ạ ! Chuyện gần đây nhất tôi có kể về anh em "du kích" ở Châu Đức cũng có một số anh em chiêu hồi vì không chịu được gian khổ, xa cách vợ con, . . .
Logged

lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #437 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 09:47:15 pm »

-Lamson  xin cảm ơn các bác đã góp nhiều ý kiến để làm sáng tỏ thêm về bài thơ đã đăng lên, cũng như thủ đoạn chiến tranh tâm lí của địch, để thấy cặn kẻ hơn về cuộc chiến trong từng giai đoạn. Hiện nay tôi chắc rằng có khá nhiều người biết bài thơ ấy, những anh em láng giềng của tôi đều biết bài thơ này ( Có thể chỉ nhớ 1 đoạn ) Vì tờ truyền đơn này đã được rãi rất nhiều lần qua nhiều năm.

-TRích từ TT-NL : Tại sao anh em lại cho rằng, đoạn đầu của bài thơ chắc là của một người lính bắc viết thật, đoạn sau mới bị xuyên tạc. Tôi thì thấy ngay từ câu đầu bài thơ đã không phải là lời của lính ta rồi. Câu đầu bài thơ đã cảm nhận thấy ngay, khiến người ta chờ đợi một sự phản trắc sẽ xảy ra đâu đó ở phía sau.

- Nếu xem câu đầu là " Tâm sự của một người thanh niên Miền Bắc" thì ai cũng đoán được như bác TT-NL
  Nhưng câu này là câu của người làm ra tờ truyền đơn chứ không phải của tác giả bài thơ ( xem mẫu truyền đơn sau thì không có câu đó ) Đọc đoạn đầu : " Từ buổi con lên đường ...  đến ... tiếng tiêu gợi nhớ " thì chẳng ai đoán được đoạn sau sẽ như thế nào.

- Cũng có thể bài thơ do Tâm lí chiến của ngụy đặt ra như bác TT-NL nhận xét, cũng không loại trừ do chính một người lính Bắc Việt nào đó viết nên,. Không ai có thể khẳng định được tác giả bài thơ là ai. Dù có do 1 người lính Bắc Việt viết ra đi nữa thì chuyện đó cũng bình thường,.cũng giống như có 1 người lính chiêu hồi vậy thôi. Đó chỉ là 1 nhận định không đúng về cuộc chiến của 1 cá nhân chứ không thể xem đó là bản chất của cuộc chiến và cũng không phải là tư tưởng của đại đa số những những người lính QDNDVN.

- Còn tuổi trẻ bây giờ muốn hiểu đúng thì phải học nhiều về lịch sử và nhờ có chúng ta là những nhân chứng sống thời ấy phân tích cặn kẻ hơn.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2011, 08:56:28 am gửi bởi lamson1981 » Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #438 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:49:17 pm »

  Có câu : "Văn là người". Qua cách viết trong hồi ký cũng như tham gia bình luận trong mục của các thành viên khác của bác TTNL, tôi mạo muội mà đoán rằng bác ấy là người từng trải (rõ quá rồi), nhưng trên hết bác TTNL không phải là người hay nghĩ xa xôi, nâng cao quan điểm gì đâu. Do có người nhờ nên bác ấy mới góp ý tế nhị thôi. (Xin lỗi bác TTNL vì chưa được phép mà đã dám nhận xét về bác).

  Vấn đề ở chỗ, chuyện bác rất hay, điều đó không có gì phải bàn cãi, nhưng vì sau này bác hay minh họa cho bài viết của mình khi thì ảnh lính ngụy, lúc lại truyền đơn chống cộng, văn thơ mang tính chiêu hồi... Và một số người cho rằng như thế là có vấn đề (bác đã từng là người trong cuộc ở vài trường hợp tương tự chắc bác hiểu rõ).

  Bác ạ, thay vì đưa mấy cái minh họa là sản phẩm của chế độ cũ, bác cứ vẽ nhiều nhiều mấy bức tranh Quân giải phóng phất cờ chiến thắng là ổn ngay thôi mà.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #439 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2011, 12:46:18 am »

 Mình quan niệm rằng bạn LamSon đưa ra bài thơ mang tính chất chiêu hồi đó , không có gì sai hết . Vì mình không đưa ra thì trên mạng những người mang tính thù ghét Cách Mạng VN cũng thường rĩ tai , hoặc ta có thể tìm thấy đâu đó trên mạng một cách dể dàng từ hải ngoại . Cái tai hại là thế hệ sau sẽ dễ nhầm lẫn và hồ nghi cho cuộc Cách Mạng Gải Phóng dân tộc thiêng liêng và cao cã của dân tộc ta , trong đó tốn biết bao nhiêu là sương máu mới có được độc lập cho ngày hôm nay . Vì vậy Lamson đưa ra coi vậy mà hay , tuy nhiên đưa ra như thế nào đó mới là quan trọng , chúng ta đưa ra và có giải thích chứng minh cặn kẽ rỏ ràng sự xuyên tạc đó là nói dối nhằm đánh lừa dư luận , ít nhiều sự nói dối nầy  của  bộ máy chuyên gia tâm lý của Mỹ Ngụy cũng đã thành công phần nào đối với những ai nhẹ dạ cã tin .
 Lúc đầu tôi cũng bị mắc lừa và tin rằng bài thơ đó phần đầu bài thơ thực sự là của lính Miền Bắc , nhưng qua ý kiến của bậc đàn anh TichTuongNhuLe , tôi đọc kỹ lại thì rỏ ràng là bài thơ hoàn toàn giả dối , mà bài thơ nầy từ đầu đến cuối do những tay Tâm Lý Chiến làm ra  . Chứng minh  :
  Trong nội dung đoạn đầu của bài thơ họ rất khôn ngoan khéo léo che đậy , khi đọc lên ai cũng nhầm tưởng người viết từng ở Miền Bắc và hành quân vào nam , không có điểm nào nghi ngờ được . Nhưng khi đọc kỹ lại mình phát hiện một mấu chốt rất quan trọng mà người viết vô tình để lộ ra , bài thơ đó không phải của lính Miền Bắc . Anh em chú ý ở câu : " ...Vì hòa bình đâu ngại bước chân đi ... " . Anh em chúng ta biết rằng : Chủ trương của Đảng , của Bác Hồ được thấm nhuần đối với thanh niên và toàn dân từ già đến trẻ ở ngoài Bắc, chủ trương đó là đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào , nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một , quyết tâm giải phóng Miền Nam . Chứ không có chủ trương vì Hòa Bình . Chủ trương vì Hòa Bình chính là chủ trương của chính phủ Sài Gòn đưa ra nhằm ru ngủ nhân dân mà thôi . Người viết bài nầy tại sao lại xa lạ với chủ trương của Cách Mạng mà quen với chủ trương của chính phủ Sài Gòn . Như vậy câu thơ :" Vì hòa bình đâu ngại bước chân đi" chính là cái đuôi cáo thò ra , không chối cải vào đâu được , câu thơ nầy đã tố cáo bài thơ nầy là của Tâm Lý Chiến Sài Gòn viết nhầm xuyên tạc Giải Phóng Quân  . Người ta nói giấu đầu lòi ( thò ) đuôi là như vậy đó !
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2011, 01:03:09 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM