Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 12:57:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức tuổi thơ máu lửa  (Đọc 359428 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #310 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 10:49:18 am »

XIN ĐÍNH CHÍNH :

- Trong phóng sự về đại đội Hồng Gấm, Lamson ghi lại theo lời kể của các chị sau gần 40 năm, nên có vài
   điểm chưa được chính xác về thời gian, địa danh, chức vụ ..., nhưng không quan trọng lắm. Đặc biệt có một chi
   tiết sai mà cần phải điều chỉnh :

   Trích ở trang 19 của topic này :
   Suốt 45 ngày chiến đấu ( Từ 2/3/1973 đến 17/4/1973 ) đại đội đã tiêu diệt 130 tên địch . Đơn vị có 5  chị đã hy sinh , đó là các chị : Đào , Mai, Oanh , Liên và chị Đẹp
.

   Các chị Hồng Gấm đã xem và phản hồi : Người hy sinh là Đàn chứ không phải Đào. Chị Đào vẫn còn sống !

-  Xin phiền các Mol chỉnh lại chổ 5 chị hy sinh là : Đàn, Mai, Oanh, Liên và chị Đẹp

-  Lamson xin chân thành cáo lỗi với chị Đào, BQT và bạn đọc. Xin cảm ơn các chị đã phản hồi và cảm
   ơn BQT.

- Thời gian qua vì bận nhiều việc và bận đọc các bài viết ở các topic khác nên Lamson không viết bài được
  ngày mai Lamson sẽ tiếp tục nổ súng tiếp ở giai đoạn 1972-1975.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2011, 10:55:14 am gửi bởi lamson1981 » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #311 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:44:53 am »

 Đã chỉnh sửa theo đề nghị của bác lamson1981.

 BQT xin phép thay mặt các thành viên qua bác lamson1981 gửi lời thăm hỏi sức khỏe đến các nữ Anh hùng của đại đội Hồng Gấm, chúc các chị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và xin hứa với các chị những hy sinh, đóng góp của các chị sẽ không bao giờ bị lãng quên!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #312 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:48:45 am »

Chờ đợi "Tuổi thơ máu lửa" của Lamson 1981 đến khắc khoải.Tưởng tác giả đứt mạch hoặc có sự cố gì mà không tham gia diễn đàn được nữa,nhất là trong mạch hồi ức của Lamson sắp tới sẽ là những trang vui sau những tháng năm máu lửa.Tôi xin  chép gửi cho Lamson 1981 tâm trạng đó mượn thơ của Hoàng Nhuận Cầm tác giả nguyên là lính của Mùa hẻ đỏ lửa 1972 Quảng Trị. Chờ đợi mãi cuối cùng Em chẳng đến /Chỉ tiếc mùa thu hoa cúc đã qua rồi/Còn sót lại trên bàn bông cúc tím/Bốncánh tàn ba cánh sắp sửa rơi.
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #313 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 07:17:49 pm »

 Cảm ơn bác Tantrao đã tặng 4 câu thơ rất hay. Em xin tặng lại bác 8 câu thơ trong bài thơ của một người bộ đội miền bắc mà có lẽ trong 10 năm chiến đấu ở miền nam, bác có lần đọc rồi đấy. Bác xem có giống tâm trạng của mình khi ấy không ?

           Mấy tháng trời đêm nghỉ ngày đi
           Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
           Có những chiều trường sơn núi rừng hiu quạnh
           Mẹ hiền ơi ! con chợt nhớ đến quê mình
           Khói lam chiều dàn mướp lá lên xanh
           Con bướm nhỏ mái đình xưa nhớ quá
           Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
           Nhưng Miền nam vẫn cùng một quê hương
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2011, 05:58:02 am gửi bởi lamson1981 » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 05:30:36 pm »

 
  Thời gian này những người dân quê tôi đều có một ấn tượng khó phai trong lòng, đó là hình ảnh của những người bộ đội Bắc Việt. Ở đâu cũng nghe dân chúng kể về anh bộ đội với những lời lẽ thân thương nhất, mà lớp bộ đội sau này không có được. Họ kể về việc các anh đóng quân trong làng mà chẳng hề đụng đến một cọng rau, một trái ớt của dân, Ở nhà dân thì luôn quét dọn, ngăn nắp sạch sẽ. Khi cần thứ gì thì bao giờ cũng hỏi mua và trả tiền sòng phẳng, nói năng lễ phép, dịu dàng. Chả bù cho lính ngụy thì chuyện bắt gà, bẻ bí là chuyện thường xuyên.

  Hôm ấy có 3 người bộ đội đến nhà tôi, hai người đi tay không, còn một người quảy một đôi thúng để hỏi mua rau muống. Anh nuôi quảy thúng mặc bộ đồ bạc màu rộng thùng thình, áo bỏ vào trong,quần thì cao lên gần cái ống quyễn, thắt cái dây nịt Trung Quốc eo lại ở giữa rất nhỏ giống như một con ếch. Gương mặt thì quá thật thà và hiền từ.
Mẹ tôi chỉ ao rau muống trước nhà, bảo anh xuống đó cắt bao nhiêu cũng được. Hai anh kia thì đứng ở sân nói chuyện với ông Sáu – người bà con của tôi.

-   Các chú quê ở đâu ?
-   Cháu ở Ninh Bình ạ !
-   Còn cháu thì ở Nghệ An !
-   Có ai ở Hải Phòng không ?
-   Dạ ! Ở đơn vị cháu cũng có mấy người ở Hải Phòng. Ủa ! Thế bác cũng biết Hải Phòng à ?
-   Hồi trước, tôi cũng hay đi buôn ở Hải phòng. Các chú đi vầy thì có liên lạc gì về nhà không ?
-   Dạ, mấy năm rồi ở nhà cũng chẳng biết tin tức gì đâu.

  Tôi đứng nghe mà hình dung ra quê của các anh xa lắm, vì khi học địa lí, tôi vẫn hay vẽ bản đồ, các tỉnh ở Miền bắc đều biết rõ. Giờ này các bà mẹ ở nơi xa ấy có biết được con của mình vẫn còn sống và đang ở đây không ? Hay là lại nghe đài “Mẹ Việt Nam” báo tin con mình đã chết như tôi vẫn nghe những cái tên của những người con đã sinh tại Miền Bắc và phải chết ở Miền Nam trong những danh sách dài dằng dặc mà đài nầy thường đọc hằng đêm.

  Cắt xong, người anh nuôi ghánh rau muống lên sân, đặt xuống và nói với mẹ tôi .

-   Cho cháu xin gởi tiền rau ạ !
-   Không tiền bạc gì đâu, cho các chú ấy mà !
-   Cô cho cháu gởi tiền, cháu không dám xin đâu ạ !
-   Thôi, có bao nhiêu đâu mà lấy tiền các chú. Hôm sau cứ xuống đây cắt về ăn
-   Cô không lấy thì chỉ huy sẽ khiển trách cháu đấy

Hai anh bộ đội kia cũng bảo mẹ tôi lấy tiền, nhưng mẹ tôi vẫn không nhận. Cuối cùng rồi các anh cũng chỉ biết cảm ơn và đi về đơn vị. Ấn tượng về những người bộ đội thật thà lễ độ với nhân dân như thế vẫn lưu lại trong tôi mãi đến bây giờ. Thật xứng danh là bộ đội Cụ Hồ.

  Tiếng súng của địch phản công mỗi ngày nghe càng gần. Sáng hôm ấy mọi người bàn tán là nghe tin lính ngụy đã giải tỏa ra đến Trà Câu. Mọi người lại bắt đầu ghồng ghánh đi tản cư. Ông bà ngoại tôi thì ở lại nhà, tôi và mẹ cùng một số người chạy ra hướng Mộ Đức . Vừa đến gần cầu Nước mặn thì pháo 105 li từ Gò Hội bắn tấp nập vào hai bên quốc lộ 1. Mãnh pháo bay rào rào, mọi người chạy tứ tung. Tôi chạy theo mẹ ngược lên hướng thôn An Định rồi chạy lên tới đường tàu lửa. Tại cánh đồng ven đường tàu có những xóm nhà tranh tạm bợ mà người dân trong xóm chạy ra dựng lên ở để tránh bớt bom đạn. Trong cái xóm giữa đồng ấy thấy có nhiều bộ đội Bắc Việt cũng đang nai nịt súng đạn chuẩn bị xuất kích.

  Chạy theo đường tàu một hồi đã đến thôn Thiệp Sơn quê nội của tôi. Tại một cái nhà ven đường tàu thấy có nhiều bộ đội xúm quanh một người bị thương nằm úp. Anh y tá đưa cái banh vào cố gắp cái mãnh pháo ở vùng trên thắt lưng , còn anh bộ đội bị thương thì kêu la thãm thiết, có lẽ chẳng có thuốc tê gì nên mỗi lần đưa banh vào là anh lại kêu la, mấy người kia thì cố giữ tay chân không cho anh thương binh giẫy dụa. Anh vừa trúng mãnh pháo trong loạt pháo đầu tiên sáng nay. Tôi đứng nhìn mà thấy thương anh quá, chắc là đau lắm ! Mẹ tôi thì dục tôi phải đi, không biết rồi sau đó anh có qua được hay không ?

  Về đến nhà ông nội tôi thì đã gần trưa, thấy ông tôi đang cuốc đất đắp thêm vào căn hầm. Từ năm 1969 sau vụ Mĩ đốt nhà đuổi đi thì mọi người tản cư đi tứ tán. Đến khi giải phóng vào mùa thu 1972 vừa qua thì một số rất ít gia đình mới trở về dựng tạm nhà, trong đó có nhà của ông tôi. Ngoài vườn vẫn còn tranh cỏ ngút ngàn, chạy vào vườn cũ của tôi khi xưa, vẫn còn đó cái nền nhà cháy, vài cây chuối vàng úa đứng rũ lá dưới nắng,mấy cây dừa xơ xác đứng im lìm. Nhìn ra xa các khu vườn hoang vắng lân cận, chỉ nghe âm thanh của tiếng cu gù thật buồn thãm. Trời đã về chiều lại nghe thêm nhiều tiếng con chim kêu “ Bắt cô trói cột” mà mọi người hay dịch là “ Ba cô hố cụt, nước nam khổ cực” làm cho khung cảnh càng thêm hoang vắng.

  Mọi người ăn cơm trước khi trời tối. Nhìn lên đường tàu thấy một đoàn bộ đội đông lắm, mang đầy lá ngụy trang, đi hàng dọc về hướng nam. Các anh đi lẫn trong bóng hoàng hôn của buổi chiều vắng lặng giữa một không gian mà không khí ác liệt của cuộc chiến đã đến thật gần. Hình ảnh đoàn quân ra trận của buổi chiều tà hôm ấy nó in đậm một cảm xúc khó tả mãi trong lòng tôi về sau này. Nó không hề giống cái khí thế :

-   Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trong bài thơ “Trường sơn đông, trường sơn tây”  của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Mà cũng chẳng giống 4 câu thơ nổi tiếng của Tố Hữu trong bài thơ  “ Lên Tây bắc ”

-   Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
-   Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
-   Núi không đè nổi vai vươn tới
-   Lá ngụy trang với gió đèo

Cả hai bài thơ trên đều rất hay nhưng không khí của nó rất vui tươi, còn chiều nay tôi nhìn theo đoàn quân mà cảm xúc buồn man mác vì nghĩ rằng sự chết chóc sẽ sắp đến với những người lính ấy.

  Đang suy nghĩ miên man thì Bỗng :  “đùng -Ầm”. Một tiếng nổ chát chúa sáng lòa chổ bụi tre. Mọi người chạy vội chui vào hầm. Tiếp theo là “ đùng-ầm” liên tiếp quanh ấy sáng lòa hắt vào miệng hầm, chỉ cách hầm khoảng 20m, căn hầm rung rinh. Hầm ông nội tôi làm bằng đường ray và máng sắt tàu lửa,rồi đắp đất lên nhưng cũng không kiên cố bằng căn hầm Đờ Cát của ông ngoại tôi, và hôm nay đụng pháo 155li, nên tôi càng sợ hơn.  Đúng là pháo 155 ( gọi là cây nông biển ) từ hạm đội 7 của Mĩ bắn lên rồi ! Khủng khiếp hơn pháo 105 từ Gò hội, vì mọi kì vẫn nghe trước tiếng đề pa thì khoảng 5s sau mới nổ, mình vẫn kịp chạy vô hầm. Còn cây nông biển thì tiếng đề pa và tiếng nổ gần như cùng một lúc .

-   Thôi , tiêu tan hai con trâu rồi !  Mọi người nói

Đúng rồi ! Hai con trâu khi chiều ông tôi cột chổ bụi tre ấy, có lẽ là banh xác ra từng mãnh rồi.
     
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #315 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 06:03:44 pm »

  Nói về công tác dân vận của lớp bộ đội đàn anh thời chống Mỹ thì chính em tận tai nghe khi còn ở bên K.
  Khi đơn vị em hành quân vào một phum ?? ( Kongpongcham ), nơi này đã từng có bộ đội của mình trú ngụ thời chống Mỹ và nghe bà con nói lại là.." Với Pốt thì họ sợ, congtop VN thì họ không..thích  ( hic..!!! khi ấy em là congtop mới đau ) bà con chỉ thương..Việt cộng " !!! Em chưa hiểu lắm câu này, mãi về sau mới biết là họ nói về thế hệ đàn anh đi trước khi đóng quân ở đây..!!!
  Các bác đã từng ở K. đừng ném đá em nhe  Grin, có thể em vào một phum mà chính sách các anh đi trước quá tốt nên họ so sánh với congtop VN bây giờ ở tại nơi họ ở, không phải nói chung congtop toàn bộ đâu.. Grin Grin Grin
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #316 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 07:43:29 pm »


 . . .
  Đang suy nghĩ miên man thì Bỗng :  “đùng -Ầm”. Một tiếng nổ chát chúa sáng lòa chổ bụi tre. Mọi người chạy vội chui vào hầm. Tiếp theo là “ đùng-ầm” liên tiếp quanh ấy sáng lòa hắt vào miệng hầm, chỉ cách hầm khoảng 20m, căn hầm rung rinh. Hầm ông nội tôi làm bằng đường ray và máng sắt tàu lửa,rồi đắp đất lên nhưng cũng không kiên cố bằng căn hầm Đờ Cát của ông ngoại tôi, và hôm nay đụng pháo 155li, nên tôi càng sợ hơn.  Đúng là pháo 155 ( gọi là cây nông biển ) từ hạm đội 7 của Mĩ bắn lên rồi ! Khủng khiếp hơn pháo 105 từ Gò hội, vì mọi kì vẫn nghe trước tiếng đề pa thì khoảng 5s sau mới nổ, mình vẫn kịp chạy vô hầm. Còn cây nông biển thì tiếng đề pa và tiếng nổ gần như cùng một lúc .

. . .

Theo ngôn ngữ chỗ địa phương tui gọi là "pháo hạm" . Pháo bắn từ tàu chiến Mỹ vào đất liền lúc ấy thường có cỡ nòng 203mm, đường đạn đi xa và căng hơn pháo mặt đất 105mm và 155mm.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #317 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 08:12:41 pm »

 Nói về công tác dân vận của lớp bộ đội đàn anh thời chống Mỹ thì chính em tận tai nghe khi còn ở bên K.
  Khi đơn vị em hành quân vào một phum ?? ( Kongpongcham ), nơi này đã từng có bộ đội của mình trú ngụ thời chống Mỹ và nghe bà con nói lại là.." Với Pốt thì họ sợ, congtop VN thì họ không..thích  ( hic..!!! khi ấy em là congtop mới đau ) bà con chỉ thương..Việt cộng " !!! Em chưa hiểu lắm câu này, mãi về sau mới biết là họ nói về thế hệ đàn anh đi trước khi đóng quân ở đây..!!!
  Các bác đã từng ở K. đừng ném đá em nhe  Grin, có thể em vào một phum mà chính sách các anh đi trước quá tốt nên họ so sánh với congtop VN bây giờ ở tại nơi họ ở, không phải nói chung congtop toàn bộ đâu.. Grin Grin Grin
Với Việt Cộng ( những đàn anh trong cuộc KCCM ) thì ; Đi dân nhớ ở dân thương  Grin , nhất là thời điểm trước 1975 của cuộc KCCM thì Việt Cộng sống nhờ trên đất bạn nên chính sách dân vận cực kỳ nghiêm chỉnh , nếu không để dân thương thì chỉ có nước ra cánh đồng mà ở , chưa nói đến chuyện đào củ trong rừng mà ăn chứ đừng nói đến chuyện cơm và dân che chở .
 Thời congtop VN ( bộ đội VN 1979 trở đi ) dân K trước con mắt lính congtop thì địch đến 90% , từ thằng bé con 5 tuổi đến ông lão 60 đều đáng nghi ngờ cả , chưa banh ngọp mà còn để sống đó là may , con trâu con bò vô cớ lăn đùng ra đó thì thử hỏi làm sao mà họ ... thích mấy ông congtop VN cho được .
 Chưa kể con gái phụ nữ K nhà người ta lại cứ nhè mấy ông congtop VN mà ... mê vì trắng trẻo đẹp giai thì làm gì thanh niên K nó chẳng ...ghét . Grin
 Chẳng nói đâu xa : BY là thằng " tiếp tay " trong chính sách dân giận , bắn chó xin đểu gà , xôm nước thốt nốt mà không oi thì ngày mai chẳng có cái ống tre nào trên ngọn cây còn nguyên lành cả , lâu lâu lia vài loạt AK lên ngọn cây vào buổi chiều tà thì đường thốt nốt ăn thoải mái , thốt nốt chu uống mệt nghỉ . Grin
 May , dân K vùng BY từng ở lại hãnh diện mừng ra mặt mỗi khi mời congtop VN uống nước thốt nốt và nhất là biết khen sơ nganh .  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #318 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 09:42:41 pm »

trích từ Trung trực :Theo ngôn ngữ chỗ địa phương tui gọi là "pháo hạm" . Pháo bắn từ tàu chiến Mỹ vào đất liền lúc ấy thường có cỡ nòng 203mm, đường đạn đi xa và căng hơn pháo mặt đất 105mm và 155mm.

 Có thể là pháo 203mm . Khi ấy nghe tiếng nổ khủng khiếp lắm, đường đạn bay với vận tốc bằng vận tốc âm thanh nên tiếng đề pa và tiếng nổ cùng nghe một lúc
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #319 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 10:44:27 pm »

 Chỉ có BÌNH YÊN là trắng trẻo đẹp trai thôi nhé , anh em mình khi về nước đui then chẳng khác gì dân K đâu .... Nhưngcon gái K nó mê là ở chổ chịu khó . Thanh niên K không bao giờ gánh nước , quét nhà quét sân , giả gạo đâu nhé . Vậy mà coong top VN làm tất , hỏi sao mấy em không có cảm tình cho được ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM