Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:59:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268293 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #350 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 01:38:18 pm »

Bác cứ xóa bài của em rồi pót của bác lên đi ạ. Bác có thể cho em vào bốt cũng được. Bài T-64 em đưa nguyên từ bên wiki về còn của bác tự dịch thì nhiều thông tin hơn. Grin
Tìm thêm nguồn khác, sửa bài, chèn thông tin bổ sung vào bài đã có để thành một bài khác, như vậy hay hơn là bọn tớ xóa hay đưa bài vào bốt (tức là một lần nhắc vì vi phạm Nội quy - không đáng Smiley).
Bạn còn 48 giờ cơ mà Wink, cứ từ từ Grin
Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #351 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 01:38:23 am »

T-64B

Bản vẽ của T-64B

Tuy nhiên mẫu T-64 hiện tại vẫn có trục trặc: cơ cấu của động cơ 5TDF tại nơi sản xuất nó khiến cho nó không được cung ứng đầy đủ cho các nhà máy sản xuất xe tăng chính của Liên Xô: Malyshev tại Kharkov, Kirov tại Leningrad và Uralvagonzavod

Ngay từ năm 1961, bên cạnh Obyekt 432, một mẫu tăng khác mang động cơ 12 V-xilanh V-45 mang tên Obyekt 436 cũng được nhóm của Morozov nghiên cứu. Ba mẫu thử nghiệm đã được kiểm tra ở nhà máy Chelyabinsk vào năm 1966. Sau đó mệnh lệnh được ban ra là phải phát triển một mẫu tăng mới từ Obiekt 434 và sử dụng động cơ V-45, lấy tên là Obiekt 439. Bốn chiếc 439 đã được sản xuất vào năm 1969, được đánh giá là có độ cơ động ngang với mẫu T-64 đang được sản xuất hàng loạt. Mặc dù 439 không được đưa vào chế tạo đại trà nhưng nó là cái sườn cho việc phát triển T-72.

Vào đầu thập niên 1970, nhóm thiết kế T-64 lại tiếp tục suy nghĩ phương cách cải tiến các mẫu tăng của mình xa hơn nữa. Mẫu T-64A-2M với động cơ mạnh hơn và tháp pháo được cải tiến, trở thành tiền đề cho hai mẫu tăng dưới đây:

- Obiekt 476 trang bị động cơ 6TD 1000 mã lực (735 kW) là tiền đề cho xe tăng T-80.
- Obiekt 447 với hệ thống điều khiển bắn mới, thiết bị đo xa dùng laser và có thêm khả năng bắn tên lửa ATGM qua nòng pháo.

Sau đó, mệnh lệnh ban xuống yêu cầu bắt đầu việc sản xuất đại trà obiekt 447 dưới cái tên T-64B. Đồng thời, obyekt 437 (mẫu mà 447 lấy làm nguyên mẫu với 95% chi tiết giống như 447 nhưng không có hệ thống dẫn hướng tên lửa để tiết kiệm chi phí) cũng được sản xuất với số lượng gấp đôi dưới cái tên T-64B1. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1976, T-64B và T-64B1 sau khi được đánh giá tốt về chất lượng đã chính thức phục vụ trong quân đội Liên Xô, với trang bị mới là khẩu pháo D-81Tm (2A46-2) cùng thiết bị ổn định 2E26M, thiết bị nạp 6ETs40 và hệ thống điều khiển bắn 1A33, bao gồm:

- Thiết bị tính đường đạn 1V517.
- Thiết bị ngắm 1G21 với một máy đo khoảng cách dùng laser.
- Một cảm biến cross-wind 1B11.

T-64B có khả năng lội nước sâu tới 1,8 mét mà không cần các thiết bị hỗ trợ. Nó cũng có thể bắn tên lửa ATGM 9M112 Kobra (NATO gọi là AT-8 Songster). Dự trữ đạn dược của xe tăng là 28 viên đạn và 8 tên lửa. Hệ thống điều khiển tên lửa đặt phía trước xe tăng đã có nhiều thay đổi. Còn T-64B1 không có tên lửa mà chứa 37 viên đạn 125 ly cùng với băng đạn 2000 viên dành cho đại liên đồng trục 7,62 ly, trong khi đó T-62B mang băng đạn 1250 viên.

Năm 1981 T-64B được nâng cấp với khẩu pháo 2A46M1, thiết bị ổn định 2E42 và 2 cụm ống phóng lựu đạn khói 902A "Tucha-1" đặt hai bân tháp pháo. Hai phiên bản chỉ huy của T-64B cũng ra lò: T-64BK và T-64B1K, trông rất giống T-64AK.

T-64BV

Vào tháng 10 năm 1979 động cơ 6TD được đưa vào sản xuất hàng loạt và được trang bị cho các xe tăng T-64B, B1, A, AK, thế là ra đời các mẫu tăng mới: T-64AM, T-64AKM, T-64BM và T-64BAM.

Năm 1987, Liên Xô ngừng sản xuất tất cả các mẫu tăng T-64. Tổng số lương T-64 lúc này là gần 10700 chiếc.

Thông số chung của T-64

• Tên gọi: T-64
• Phân loại : xe tăng chủ lực
• Khối lượng chiến đấu: 42,4 tấn
• Kíp xe: 3 người
• Các kích thước :
   + chiều dài trước cùng pháo: 9225mm
   + chiều rộng: 3290mm
   + chiều cao: 500mm
• Khoảng sáng cách đất: 500mm
• Vũ khí:
   + pháo nòng trơn 125mm – thiết bị phóng 2A46-2
   + cơ số đạn: 36 phát bắn
   + súng máy đồng trục 7,62mm và súng phòng không 12,7mm (bổ sung từ nguồn khác)
• Động cơ công suất 700 sức ngựa
• Tốc độ trên đường nhựa: 60km/h
• Tầm hoạt động theo đường nhựa: 500km
• Khả năng vượt chướng ngại vật
   + tường cao: 0,8 mét
   + hố rộng: 2,7 mét

Các phiên bản

- Obyekt 430 (Dự án 430) (1957) – Mẫu thử với pháo 100-mm D-10T, giáp dày 120 mm, động cơ 4TPD 580 hp (427 kW), trọng lượng 36 tấn.
- Obyekt 430U (Dự án 430U) – Kế hoạch thiết kế mẫu xe tăng trang bị pháo 122 mm và giáp 160 mm.
- T-64 hay Obyekt 432 (Dự án 432) (1961) – Mẫu thử một khẩu pháo D-68 115-mm, khoảng 600 chiếc được sản xuất.
- T-64R hay Obyekt 432R (Dự án 432R) – Mẫu thiết kế lại trong giai đoạn 1977-1981, với cơ cấu bên ngoài từ T-64A nhưng vẫn giữ lại pháo 115-mm.
- T-64A hay Obyekt 434 (Dự án 432) – Trang bị pháo 125-mm, lắp giáp yếm chắn, cải thiện tầm nhìn, và hệ thống treo.
- T-64T (1963) – Phiên bản thử nghiệm với động cơ tuabin khí GTD-3TL 700 hp (515 kW).
- Obyekt 436 (Dự án 436) – Phiên bản lựa chọn khác cho dự án 432, with a V-45 engine, three built.
- Obyekt 438 và Obyekt 439 (Dự án 438 và Dự án 439) – Obyekt 434 với động cơ đi-ê-den V-45.
- T-64AK hay Obyekt 446 (Dự án 446) (1972) – Phiên bản chỉ huy, với 1 hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, một hệ thống dẫn đường TNA-3, không có súng máy phòng không, mang theo 38 viên đạn cho pháo chính.
- Obyekt 447 (Dự án 447) – Mẫu thử của T-64B. Về cơ bản là T-64A trang bị hệ thống 9K112 "Kobra" và ngắm bắn a1G21. Hiện đang trưng bày tại bảo tàng Kiev.
- T-64B hay Obyekt 447A (Dự án 447A) (1976) – Trang bị giáp được thiết kế lại, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A33, hệ thống ATGM9K112-1 "Kobra" (mã của NATO "AT-8 Songster"), thiết bị ngắm TPN-1-49-23, pháo 2A46-2, thiết bị ổn định 2E26M và máy nạp đạn 6ETs40. Sau đó kiểu B/BV có các hệ thống hiện đại hơn là 1A33-1, TPN-3-49, 2E42 và pháo 2A46M-1. Từ năm 1985, T-64B được trang bị với giáp phần chính diện xe khỏe hơn, những chiếc xe tăng cũ hơn được nâng cấp với các tấm giáp 16-mm. Các xe tăng được trang bị động cơ 1,000 hp 6DT được gọi là T-64BM.
- T-64BV – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-1" và hệ thống phóng lựu đạn khói "Tucha" 81-mm ở phía bên trái tháp pháo.
- T-64BM2 hay Obyekt 447AM-2 (Dự án 447AM-2) – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", các tấm chắn bảo vệ bằng cao su, hệ thống hỏa lực 1A43U, máy nạp đạn 6ETs43 và khả năng bắn đạn tự hành 9K119 (mã của NATO "AT-11A Sniper"), động cơ 5TDFM 850 hp (625 kW).
- T-64U, BM Bulat, hay Obyekt 447AM-1 (Dự án 447AM-1) – Phiên bản hiện đại hóa của Ukraina, nâng cấp T-64B với tiêu chuẩn của T-84. Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", đạn tự hành 9K120 "Refleks" (mã của NATO "AT-11 Sniper"), hệ thống hỏa lực 1A45 "Irtysh", hệ thống ngắm cho sỹ quan TKN-4S, hệ thống ngắm bắn cho súng phòng không PZU-7, kính ngắm đêm TPN-4E "Buran-E", động cơ 6TDF 1,000-hp (735 kW).
- T-64B1 hay Obyekt 437 (Dự án 437) – Giống như phiên bản B, nhưng không có hệ thống điều khiển hỏa lực, mang 37 viên đạn.
- T-64B1M – T-64B trang bị động cơ 1,000-hp 6DT.
- T-64BK và T-64B1K hay Obyekt 446B (Dự án 446B) – Các phiên bản chỉ huy, với hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, hệ thống dẫn đường TNA-3 và AB-1P/30 APU, không có súng máy phòng không, mang 28 viên đạn pháo.
- Obyekt 476 (Dự án 476) – 5 mẫu thử với động cơ 6TDF, đây là các nguyên mẫu cho việc phát triển T-80UD.
- BREM-64 hay Obyekt 447T (Dự án 447T) – Xe hỗ trợ sửa chữa giáp với 1 cần trục hạng nhẹ 2.5 tấn, lưỡi ủi đất phía trước, thiết bị hàn... Chỉ có một số lượng nhỏ được chế tạo.
- T-55-64 – T-55 nâng cấp lớn với phần thân và khung gầm của T-64, trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1". Nguyên mẫu.
- T-80 và T-84 là phát triển xa hơn của T-64.

Các phiên bản hiện đại hóa

- T-64 : 1977–1981 – nâng cấp với tiêu chuẩn của T-64R, tổ chức lại các thiết bị bên ngoài thân như T-64A.

- T-64A/AK :

    + 1972 - thiết kế lại, cải tiến hệ thống hỏa lực (TPD-2-49 và TPN-1-49-23), bao gồm súng máy NSVT trên một tháp pháo điện, máy radio R-123M.
    + 1975 - thiết kế lại, bộ thăng bằng mới 2E28M, máy nạp đạn 6ETs10M, động cơ hỗn hợp, pháo 2A46-1 và kính nhìn đêm TNPA-65.
    + 1981 - thiết kế lại, 2 khối với 12 súng phóng lựu đạn khói 902A, các tấm đệm cao su ở hệ thống treo thay cho các tấm bảo vệ yếm.
    +1983 T-64AM,T-64AKM, một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.

- T-64B/B1/BK/B1K :

    + 1981 - thiết kế lại, 2 khối gồm 8 súng phóng lựu đạn khói 902B2, pháo 2A26M1.
    +1983 T-64BM,T-64B1M,T-64BMK và T-64B1MK: một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.
    + 1985 T-64BV,T-64B1V,T-64BVK và T-64B1VK: trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt", súng phóng lựu đạn khói ở bên trái tháp pháo.
    + BM Bulat – T-64 hiện đại hóa bởi Nhà máy Malyshev ở Ukraina.[1] 17 chiếc được đưa vào sử dụng trong quân đội Ukraina năm 2005

Các xe chiến đấu và xe công binh trên gầm T-64

- BTRV-64 – Tương tự như phiên bản APC.[4]
- UMBP-64 – Phiên bản sửa đổi sẽ hoạt động về cơ bản như các xe chuyên dụng trên chiến trường (đang lên kế hoạch), bao gồm một xe hỗ trợ hỏa lực, một xe cứu thương và một xe phòng không.
- BAT-2 – Xe công binh chiến trường hỗ trợ nhanh, với động cơ, thân và hệ thống treo của T-64.

BMPV-64 (БМПВ-64)



BMPV-64 (БМПВ-64) là xe thiết giáp đã có sẵn giáp thân xe là giáp thép tổng hợp của xe tăng, đã được thử nghiệm qua chiến trường, để tăng cường thêm sức chịu đựng các loại tên lửa chống tăng, được tăng cường thêm giáp phản ứng nổ. Phần đáy xe tăng đã có lớp giáp chịu đựng được mìn chống tăng đến 4 kg thuốc nổ, sẽ được tăng cường thêm lớp vỏ thứ hai nhằm giảm khả năng tổn thất do mìn chống tăng. Đồng thời, BMPV-64 (БМПВ-64) sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực (Zaslon). Như vậy, với chiều cao thấp, lớp vỏ được tăng cường, đồng thời có hệ thống bảo vệ chống tên lửa chống tăng, xe bộ binh cơ giới được bảo vệ tương đương với các xe tăng hiện đại.


Động cơ của xe BMPV-64 được đặt ở phía trước. Các nhà thiết kế đã quay ngược lại hoàn toàn thân xe, như vậy, nếu so với xe tăng truyền thống, thì xe bộ binh cơ giới BMPV-64 đi ngược lại so với xe tăng. Vị trí động cơ ở phía trước tạo thuật lợi cho bố trí khoang bộ binh ở phía đằng sau, đồng thời tăng thêm khả năng bảo vệ cho kíp xe và bộ binh.


Cửa khoang bộ binh cơ giới được thiết kế ở phía sau của đuôi xe. Đây là điểm khác biệt được các nhà thiết kế xe tăng của nhà máy chế tạo xe tăng Kharcov thực hiện nếu so sánh với các trung tâm thiết kế khác của Nhà máy sử chữa xe tăng Kharcov và các nhà chế tạo xe cơ giới Liên bang Nga. Nếu so sánh với các xe bộ binh cơ giới hạng nặng của Liên bang Nga như xe BMO-T, DPM-72 (БМО-Т, ДПМ-72), xe bộ binh cơ giới BMPV-64 của Ucraina có được khoảng không gian lớn hơn và điều kiện tốt hơn cho bộ binh khi bố trí vị trí trong thân xe.    


Mẫu xe BMPV-64 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa với pháo 30mm, và súng trung liên song song 7,62mm. Đồng thời, hệ thống cho phép có thể sử dụng module các loại súng khác như đại liên 14,5mm, 12,7 mm hoặc tên lửa chống tăng và súng máy 7,62mm phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ được giao.


Động cơ của xe BMPV-64 sử dụng là động cơ đa nhiên liệu 5TDF, công suất động cơ là 700 sức ngựa. Xe cũng có thể được lắp động cơ sản xuất tại Ucraina công suất 1000 sức ngựa. Với động cơ này xe có thể đạt tốc độ cơ động lên đến 75km/h trên đường nhựa.

Có nhiều phương án thiết kế đối với xe BMP được sử dụng: sở chi huy cơ động của đơn vị bộ binh, pháo tự hành cho súng cối tiêu chuẩn 120mm, xe cứu kéo, xe cứu thương chiến trường. Việc nâng cấp và cải tiến cho phép có thể đặt lên thân xe BMP các module chiến đấu có khối lượng lên đến khoảng 22 tấn. Khi hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, xe BMPV-64 có khối lượng 32,5 tấn. Xe có thể bố trí 12 chiến sĩ bộ binh và chiến sĩ kíp lái.

Xe được biên chế trong quân đội Ucraina và từng bước thay thế xe BMP đã cũ. Đồng thời, sử dụng thân xe T-64 sẽ làm giảm đi các chi phí chế tạo các xe bộ binh cơ giới mới, đồng thời giảm chi phí trong quá trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật. Xe cũng được giới thiệu để phục vụ cho xuất khẩu.

Thông số kỹ thuật thân xe. BMPV-64 :

- Kíp lái : 3 người
- Tiểu đội bộ binh : 12 người
- Khối lượng : 32500 kg
- Công suất động cơ : 1000 sức ngựa.
- Tốc độ tối đa : 75 km/h
- Dự trữ hành trình :
    + đường nhựa: 800 kmm
    + rãnh sâu: 1,8 mét (có sự chuẩn bị: 5 mét).
- Hỗ trợ: 17,62; 1/12,7
- Độ dày giáp đầu: 200+giáp phòng ngự D3
- Độ dày giáp bên: 80
---------------------------------------
Nếu bạn đơn thuần là chỉ xào nấu lại từ wiki và vietnamdefence thì cũng nên ghi nguồn chứ  Angry
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2012, 07:06:45 am gửi bởi selene0802 » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #352 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 01:54:03 am »

BMPT-K-64


Nhà máy sửa chữa xe tăng đồng thời cũng phát triển một mẫu xe thử nghiệm khác, theo phương án này, hệ thống chuyển động bánh xích được thay thế bằng hệ thống chuyển động bánh hơi, sử dụng thân xe T-64 và động cơ cũ của xe. Đây là phương án tiết kiệm nhằm tận dụng các mẫu xe đã cũ. Việc sử dụng thân xe T-64 có vấn đề, giáp thân xe có độ cứng ở mức trung binh, do đó, sau khi vỏ thép được cắt, xẻ bằng hàn thông thường vỏ thép không bị biến dạng và không cần thiết phải luyện lớp bề mặt giáp. Do đó, giá thành sản xuất sẽ rẻ đi rất nhiều. Xe được mang tên là BMPT-K-64. Đây cũng là phương án thử nghiệm để có thể nâng cấp các loại xe thấp đời hơn, bao gồm cả các thân xe T-34 cũ, T-54 A,B.

Điểm đặc biệt: Lớp giáp bảo vệ được tăng cường tương đương với giáp bảo vệ xe tăng, chống được các loại đạn xuyên thép từ pháo tăng 30mm và súng chống tăng hạng nhẹ (RPG-7) hoặc M72. Mặc dù xe được thiết kế sử dụng bánh hơi, hệ thống điều khiển vẫn sử dụng theo phương án cần lái. Thực tế có thể thay thế hoàn toàn bằng phương pháp điều khiển bằng vô lăng như xe bộ binh bánh hơi.

Thông số kỹ thuật của xe BMPT-K-64 (БМПТ-К-64) :
- Khối lượng chưa trang bị vũ khí : 17.7 tấn
- Kích thước : 6.0x3.1x.9.
- Chiều cao của khoang đổ bộ:  1.3 m.
- Bộ binh : 8 (+2-3 kíp xe)
- Tốc độ lớn nhất : 105 km/h.
- Dự trữ hành trình : 800 km.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2012, 11:36:19 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #353 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 09:08:25 am »


Nếu bạn đơn thuần là chỉ xào nấu lại từ wiki và vietnamdefence thì cũng nên ghi nguồn chứ  Angry

Thưa thủ trưởng, nguồn em đã ghi rõ từ đầu bài ở bên trang 35 rồi ạ.
Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #354 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 09:30:39 am »

(Nguồn : wikipedia.org và một số nguồn khác)
Đây là cách bạn ghi nguồn sao
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #355 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 11:18:01 am »

(Nguồn : wikipedia.org và một số nguồn khác)
Đây là cách bạn ghi nguồn sao

Thưa thủ trưởng tôi chỉ lấy nguồn từ wiki thì tôi ghi rõ, tôi không hề lấy bài từ vietnamdefence. Nếu thủ trưởng thấy như vậy chưa đủ thì có thể xóa bài, treo nick của tôi.
Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #356 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 11:44:14 am »

Vậy ra không phải bạn copy từ vietnamdefence mà là copy y chang từ quocphonganninh.edu.vn mà cũng không ghi nguồn, xin lỗi vì hiểu lầm nhé

http://quocphonganninh.edu.vn/PrintPreview.aspx?ID=1830

http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1507&postdays=0&postorder=asc&start=70/C%C3%A1c

Dùng bài của người khác thì ghi nguồn rõ ràng là cách tôn trọng mình và công sức người khác. Tôi chỉ nhắc nhở bạn ghi nguồn cẩn thận cho mỗi bài viết. Còn thực sự nếu bạn có nhu cầu bị treo nick thì xin đề nghị trực tiếp với admin nhé, lý do: tự nguyện
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #357 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 11:53:42 am »

Chonmaho

militaryfactory.com, wikipedia.org


Chonmaho là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Bắc Triều Tiên, phương Tây đặt biệt danh cho nó là “Sky Horse” hay “Pegasus”. Vào năm 1970, các kỹ sư quốc phòng Bắc Triều Tiên thuộc Viện Khoa học quốc phòng số 2 đã bí mật tiến hành nghiên cứu thiết kế Chonmaho, phiên bản xe tăng mới của Triều Tiên được chế tạo dựa trên nền tảng T-62 của Liên Xô. Dự án này hoàn thành vào năm 1976. Năm 1980, Chonmaho được đưa vào sản xuất hàng loạt. 470 chiếc Chonmaho đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Bắc Triều Tiên vào năm 1989. Việc sản xuất các bộ phận, linh kiện của xe và khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện tại nhà máy sản xuất xe tăng Ryu-Kongsu trực thuộc Cục Công nghiệp cơ khí số 2 nằm tại Sinhung, tỉnh Hamgyong-namdo. Có ít nhất năm biến thể khác nhau của Chonmaho được biết đến. Kể từ khi ra đời, Chonmaho đã được nâng cấp nhiều lần. Không có nhiều thông tin về nó và lần xuất hiện gần đây nhất của Chonmaho là trong cuộc duyệt binh lớn kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 10 tháng 10 năm 2010.

Lịch sử phát triển

Sau khi Hiệp định ngừng bắn được đại diện của chính phủ hai miền Triều Tiên ký kết năm 1953, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã nhận thấy rằng quân đội nước này cần được trang bị nhiều thiết bị, khí tài quân sự hiện đại để có thể đối phó được với các mối đe dọa từ miền Nam. Trong chiến tranh Triều Tiên 1953, Bắc Triều Tiên đã Liên Xô viện trợ xe tăng T-34 để chống lại các loại xe tăng Mỹ trong biên chế của quân đội Hàn Quốc (M4 Sherman và M26 Pershing). Theo một tài liệu do các cơ quan tình báo Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này vào năm 2000, quân đội Bắc Triều Tiên đã triển khai hơn 200 xe tăng cùng hàng ngàn trọng pháo các loại đồn trú tại khu vực phi quân sự (DMZ) dọc biên giới hai nước. Từ giữa năm 1954 đến năm 2011, Bắc Triều Tiên đã có trong biên chế hơn 3500 xe tăng, 2600 xe thiết giáp các loại có nguồn gốc từ Liên Xô, Trung Quốc và do Triều Tiên tự sản xuất trong nước. Từ năm 1980 đến nay, quân đội Triều Tiên liên tục được trang bị nhiều loại phương tiện chiến đấu mới, các loại vũ khí hạng nặng cũ được bảo quản khá tốt trong các kho niêm cất. Theo những người dân Bắc Triều Tiên đào thoát vào miền Nam, mặc dù được bảo quản tốt nhưng do những thiếu hụt về vấn đề nhiên liệu nên khả năng chiến đấu của các loại phương tiện hạng nặng Bắc triều Tiên nói chung không được duy trì.

Mặc dù không có nhiều thông tin về tình hình trang bị quân sự của quân đội Bắc Triều Tiên sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nhưng theo nhận định của các chuyên gia quân sự Triều Tiên có rất nhiều loại xe tăng khác nhau. Bao gồm Type 59 và Type 62 của Trung Quốc. T-34 do Liên Xô viện trợ trong cuộc chiến năm 1953, T-54/55 được Liên Xô chuyển giao cho Bắc Triều Tiên từ năm 1960 và 1970, T-62 được chuyển giao vào giữa những năm 1980. Bắc Triều Tiên đã nhận được vài chiếc T-72 còn tương đối nguyên vẹn từ Nga vào đầu thập niên 1990. Một chiếc T-90S đã được chỉ tịch Kim Jong Il mua vào tháng 8 năm 2001 nhân chuyến thăm chính thức nước Nga của ông. Được biết, hiện nay Bắc Triều Tiên vẫn còn sử dụng hạn chế loại xe tăng T-34 có từ thời chiến tranh thế giới thứ II, loại này chủ yếu được trang bị ở các đơn vị “tuyến hai”.

Chonmaho I (Ga) và IM

Ban đầu có hai phiên bản Chonmaho được ghi nhận : phiên bản sao chép từ mẫu T62 do Triều Tiên mua lại từ Syria trong cuối thập niên 1970 và phiên bản sản xuất theo mẫu T-62D của Liên Xô. Chonma-ho là một phiên bản xe tăng hoàn toàn khác so với Type 62 của Trung Quốc. Mặc dù được sản xuất dựa theo T-62 nhưng Chonmaho có lớp giáp mỏng hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với T-62. Chonmaho I là phiên bản T-62D do Triều Tiên sản xuất theo giấy phép của Liên Xô, xuất hiện lần đầu năm 1970. Sau đó phía Triều Tiên đã tiến hành thiết kế, sửa đổi một số linh kiện kỹ thuật mẫu xe tăng T62D của Liên Xô cũng như thiết kế mới phần thân xe và đặt tên hiệu cho phiên bản nâng cấp này là Chonmaho IM.

Chonmaho II (Na)

Trong lần nâng cấp thứ hai, Chonmaho I được trang bị thêm thiết bị đo khoảng cách laser và được gọi là Chonmaho II. Vào thập niên 1980, Chonmaho II được nâng cấp một lần nữa, lần này Chonmaho II được lắp đặt thêm giáp phản ứng nổ ERA loại Kontakt 1 EDZ (Elementy Dinamicheskoi Zashity - Các nhân tố bảo vệ động lực). Giáp ERA được lắp ở hai bên sườn tháp pháo, mỗi bên được lắp đặt tám viên.

Chonmaho III (Da)

Pháo chính 115mm ở phiên bản Chonmaho III được trang bị vỏ bọc cách nhiệt. Vỏ bọc cách nhiệt có tác dụng làm giảm sự tác động của các điều kiện thời tiết tới sự uốn cong nòng pháo trong quá trình khai hỏa. Xe còn được lắp thêm váy bọc giáp bảo vệ hông. Với việc trang bị thiết bị nhìn đêm cho phép lái xe và pháo thủ có thể làm việc thuận lợi trong tác chiến đêm.

Chonmaho IV (Ra)

Chonmaho IV và V là những phiên bản hiện đại nhất của dòng tăng Chonmaho. Chonmaho IV được trang bị giáp phản ứng nổ ERA mới. Giáp ERA được lắp ở hai bên sườn tháp pháo, phía trước tháp pháo và đầu mũi xe. Giáp ERA lắp phía trước tháp pháo có thể chống đỡ 40% sức công phá của đạn pháo đối phương. Chonmaho IV cũng được trang bị các ống phóng lựu đạn khói nguỵ trang ở hai bên tháp pháo. Hệ thống điều khiển hỏa lực được lắp hệ thống máy tính đường đạn mới. Hệ thống ổn định nòng pháo của xe được nâng cấp. Trang bị thêm radio. Trên xe được sử dụng động cơ diesel mới có công suất 750 mã lực. Động cơ mới có thể tạo một màn khói dày bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào hệ thống hút khí.


(Còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 05:34:07 pm gửi bởi BOM BI » Logged

daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #358 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 01:01:33 am »

Phủi bụi chủ đề Grin

Công trình 292 pháo chính 152,4mm


Nguồn:

1. http://topwar.ru/657-obekt-292-takim-dolzhen-byl-byt-t-95.html

2. http://btvt.narod.ru/3/292/292.htm

Một trong những nhiệm vụ chiến đấu chính của xe tăng hiện đại là đảm bảo việc tiêu diệt (bắn cháy) không chỉ các mẫu khí tài thiết giáp đang có của đối thủ tiềm tàng, mà còn các mẫu có triển vọng xuất hiện trong tương lai gần. Sự tăng cường sức mạnh vũ khí chính của xe bọc thép là một trong các khả năng giải quyết nhiệm vụ này. Vào cuối những năm 80 (thế kỷ 20) đã xuất hiện các tiền đề, cho phép tính toàn rằng Liên Xô đã bắt đầu mất vị thế dẫn đầu trong các cường quốc xe tăng, bởi vì các kỹ sư và các công trình sư lắp xe tăng Liên Xô, đã nhận thức sự cần thiết tăng cường hỏa lực cho các xe tăng nội địa, được sản xuất hàng loạt đã tìm kiếm một cách tích cực những khả năng khác nhau để nâng cấp và hoàn thiện chúng. Ngoài các công việc chế tạo xe với tháp pháo không có người lái, trên toàn thế giới đã thực hiện các công việc theo hướng theo việc lắp trong tháp pháo có người pháo uy lực lớn (tăng cường).


Việc thiết kế xe tăng chủ lực mới, nhận tên gọi “Công trình 292” là ví dụ rõ ràng tiến (nhắc) tới quan điểm thiết kế theo hướng này. “Công trình 292” được thành lập bởi nhòm các kỹ sư Liên Xô thuộc Phòng thiết kế Leningrad của xưởng Kirov (tới thời điểm này là công ty cổ phần “Spetsmash”) cùng với các nhà khoa học và kỹ sư Viện nghiên cứu khoa học toàn Nga “Transmash”. Tổng công trình sư N.S.Popov, phó (Tổng công trình sư) A.K.Dzyavgo thực hiện chỉ đạo chung các công việc. Sau đó ông sẽ nói một cách rõ ràng về việc rằng ban đầu xe tăng đã được lên kế hoạch lắp pháo rãnh xoắn 152,4mm. Các chỉ số đạn đạo (đường đạn) của pháo 152,4mm là tốt hơn, so với pháo 125mm, tuy nhiên các kích thước của nó không cho phép lắp lên tháp pháo “ruột” T-80U. Từ tuyên bố của ông: “Chúng tôi đã thỏa thuận được với Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Trung ương “Burevestnik” (rõ ràng trong Viện nghiên cứu khoa học Trung ương đã thực hiện các công việc chế tạo pháo rãnh xoắn) H.H.Khudkov về thực hiện ý tưởng theo việc thiết kế pháo 6 inch – cỡ 152,4mm. Chúng tôi thích ý tưởng này không chỉ bởi vì đây là một trong những cơ nòng pháo tiêu chuẩn của Lục quân và Hải quân, mà sau đó, trong tương lai sẽ ở cấp độ đồng nhất hóa cao mà còn bởi vì nó đã mang lại khả năng tiếp nhận đạn uy lực cao để chống lại với các xe tăng, trực thăng và bộ binh. Nhưng nhanh chóng đã diễn ra việc hiệu chỉnh kế hoạch đã được vạch ra – “người chiến thắng” – những người ủng hộ pháo nòng trơn…”. Có thể bổ sung rằng bởi nguyên nhân khác – theo đó đã quyết định bỏ (từ chối, không chấp nhận) pháo rãnh xoắn để sử dụng nòng trơn – là sau khi Liên Xô tan rã, toàn bộ tài chính được định hướng để chế tạo nó đã bị ngừng lại.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #359 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 01:38:44 am »

Tiêu bản đầu tiên và là duy nhất của xe tăng thí nghiệm “Công trình 292” được đóng vào tháng 9 năm 1990. Mẫu thí nghiệm được giới thiệu là xe được chế tạo trên gầm xe tăng T-80U (bộ phận truyền động, giáp thân xe, thiết kế hệ thống treo xoắn riêng – toàn bộ được giữ nguyên không thay đổi). Theo hướng này là T-80U với sự lắp mới, đặc biệt là tháp pháo được thiết kế lại, có khả năng lắp pháo 152,4mm. Đồng thời từ T-80U, “công trình 292” khác biệt bởi sự mới theo thiết kế buồng chiến đấu. Bằng điểm đặc biệt của thiết kế mới đã được cân nhắc kỹ lượng việc bố trí cơ số đạn, nó được bố trí ở hốc đặc biệt đằng sau tháp pháo, giảm nguy cơ kích nổ đạn khi (đạn chống tăng) xuyên thủng giáp đầu tháp pháo. Năm 1991, xe tăng mới đã trải qua các thí nghiệm ở trường bằng Rzhevsk, và theo kết luận của các chuyên gia, xe tăng đã thể hiện các chất lượng chiến đấu vượt trội. Việc này đã chứng tỏ rằng ý tưởng lắp trên xe tăng pháo 152,4mm hoàn toàn là nhiệm vụ có thể thực hiện được và có hướng thực hiện tiếp theo.


Toàn bộ các công việc được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư N.S.Popop. Cấp phó của ông, 2 lần được giải thưởng Nhà nước A.K.Dzyavgo, đã nói: “Chúng tôi đã đạt được thủa thuận với viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Trung ương Nicolai Niclaevich Khudkov về thực hiện ý tưởng theo thiết kế pháo rãnh xoắn 6 inch 152,4mm. Chúng tôi thích ý tưởng này không chỉ bởi vì rằng đây là một trong những cỡ nòng cơ bản của pháo Lục quân và Hải quân, còn sau đó, trong tương lai, sẽ là sự đồng nhất cao mà còn nó mang tới khả năng tiếp nhận đạn uy lực cao để chống lại xe tăng, trực thăng và bộ binh. Nhưng nhanh chóng sau đó đã diễn ra việc hiệu chỉnh lại kế hoạch đã được vạch sẵn – người chiến thắng – những người ủng hộ pháo nòng trơn. Tuy nhiên việc này chỉ  thúc đẩy tốc độ các công việc”.


Việc chế tạo mẫu xe tăng trang bị pháo lớn hơn 125mm, đã bác bỏ ý kiến đang tồn tại rằng (pháo) 140mm là giới hạn cho pháo tăng, sau đó xuất hiện những trở ngại không khắc phục được trong tình trạng sức sống thấp và sự biến dạng hình dáng nòng pháo. Ngoài pháo, trên xe tăng đã dự kiến kế hoạch lắp thêm 1 súng máy 7,62mm và tổ hợp tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, do những diễn biến sau đó ở Liên Xô, “công trình 292” không được hoàn thiện cho đến khi tiếp nhận vào trang bị và sản xuất hàng loạt, chỉ còn lại một tiêu bản duy nhất. Hiện nay rất phức tạp để nói rằng số phận sau đó của nó – không phải xe tăng bình thường nếu Liên Xô không tan rã và các công việc trên dự án được hoàn thiện tới khi hoàn thành theo logic. Nhưng có thể khẳng định rằng, phần lớn thời gian làm việc đã nhận được trong thời gian chế tạo nó, chúng ta sẽ nhìn thấy  trong các mẫu tương lai của ngành đóng xe tăng trong nước cũng như nước ngoài. “Công trình 292”, theo sự tồn tại, là mẫu trung gian trong quá trình chế tạo xe tăng thế hệ thứ 4.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM