Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:58:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276741 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #160 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 08:34:12 am »

Tôi nghe nói có máy đo khoảng cách dây đứt có phải không các bạn. Có vậy thì chị em nhà taiba mới đến được đúng cột có dây đứt chư nhỉ?. Anh em tôi mà chạy dây thì phải lần từ đầu cho đến một nơi nào đó, vất vả thật vì biết đâu nó lại chặt dây của mình rồi phục kích hoặc cài nìn (Lý hy sinh, Cự hy sinh, Hùng bị thương cũng là do chạy dây)
Làm sao lính trạm lại phải chạy dây cho đơn vị bạn nhỉ?
"cả chiêm" tôi không biết lúa đòng đòng có khác lúa trỗ bông không nhỉ. Cùng thời ấy nơi chúng tôi ở chỉ có cỏ tranh và cây rừng hoang dại "nơi xa xôi khuất nẻo..."
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #161 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 09:09:51 am »

Nó được giữ như thế này các bạn ạ



ở trong cái hộp này



nếu có ai ở C15- E134 (từ tổ dây 19 đến A700) nhận ra kỷ vật này thì sẽ nhớ lại được rất nhiều...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 09:17:26 am gửi bởi linhnamlien » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #162 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 09:27:09 am »

Cái gì được giữ trong hộp ấy thế? Nếu bây giờ phòng truyền thống của 134 mua lại thì chú có bán không hay là chú tặng luôn?

Chị hatuyenha vào đây mà đọc Điều lệ Hội Cựu chiến binh mới toanh 2007 này http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1363&Chitiet=1349&Style=1, trong đó chương nói về hội viên như sau:

CHƯƠNG III
HỘI VIÊN
Điều 4:
Những đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh:
- Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Các cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Các cán bộ và chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
- Các công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
- Những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Những hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số.
- Những quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đấu biên giới hải đảo.
- Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng.
-Những quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị trước khi ra quân.
Những người trên đây, giữ được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội đều được xét kết nạp vào Hội.
Việc kết nạp hội viên do tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định. Những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở quyết định. Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở quyết định.

Do đó không phải những ai đi bộ đội sau 30/4/75 cũng được kết nạp vào Hội CCB cả đâu.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #163 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 09:38:04 am »

Bạn Linhnamlien@ thân mến,đúng là có loại máy đo khoảng cách dây đứt,của TQ là máy MST_1 còn máy Nga là P5_5.Mình là người nghiên cứu khai thác máy này thời đó ở trạm A10,sau đó mình về VKTTT thì có nghiên cứu cách đo và hướng dẫn các trạm đo cho chính xác.
Có một lần mình đang đo thử tuyến A42  ,để thực hiện đo thử,tính toán bọn mình có đề nghị một chiến sĩ của tổ dây phục vụ nghiên cứu của bọn mình.Bạn ấy ngồi trên đỉnh cột đấu máy DT vào đường  dây để liên lạc âm tần với bọn mình.Lên máy cậu bắt đầu tán :các em ở trạm A40 ơi làm nhanh lên ,anh  rét lắm.Mình cười :bọn tôi đang nghiên cứu máy đo khoảng  cách dây đứt hoặc chập và nhìn thấy bạn rồi,bạn đang ngồi trên đỉnh cột cẩn thận kẻo ngã nhé.Anh bạn không tin :các em khó tính thế,thế anh đang làm gì nào ?Mình nói:bạn đang chập đường dây.Anh bạn để hở dây ra và nói :Thế còn bây giờ ? Mình bảo :bạn hở dây ra rồi chứ gì.Mình tính nhanh còn thông báo là anh bạn đang ngồi ở cột cỡ số bao nhiêu cách HN. Sau này có người nói cho mình biết anh bạn tổ dây hôm đó phục lăn và  kinh ngạc đến tè cả  ra quần.
Thực ra mình có máy  ,chỉ biết được đường dây chập hay  hở thôi và tính được số  khoảng cách chứ nhìn sao được người nhưng vì mình biết muốn chập nhả dây trần thì lính tráng nhanh nhất là trèo lên đỉnh cột nên mình bốc phét thôi. và tính được từ cột đầu cáp cách chỗ bạn ấy là bao xa.
Trạm mình hồi đó có bảo vệ cho một số đơn vị quan trọng mà chưa có tổ thông tin chuyên trách về dây bọc và bọn mình nhiều khi thạo cả những điểm hay hỏng tại điểm nào nên chạy đúng điểm luôn.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #164 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 09:42:11 am »

Đúng quá rồi còn gì,kể cả trước năm 1975 mà vi phạm  cũng không được vào cơ mà.Mình chỉ nói đến thời điểm thôi.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #165 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 11:45:58 am »

Chú linhnamliên thân mếu ơi. Người ta sử dụng máy đo là chỉ để đo dây trần. Mỗi khoảng cột là 50m, 4 khoảng cột có một bàn đảo. Tuyến của chú là dây cáp FFK-60, 250m một cuộn. Chú thử hỏi các anh lính tải ba C15 nhà chú xem đã có ai đo chính xác vị trí dây đứt ở cuộn thứ bao nhiêu không? Hay là mỗi lần dây đứt phải chiếu đèn pin đi soi từng cuộn. Mỗi lần thử dây là tháo đầu cáp, miệng a lô oang oang cả một khu rừng, thằng phỉ nó nằm ngay bên cạnh cũng không biết.
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #166 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:27:26 pm »

Tôi nghe nói có máy đo khoảng cách dây đứt có phải không các bạn. Có vậy thì chị em nhà taiba mới đến được đúng cột có dây đứt chư nhỉ?. Anh em tôi mà chạy dây thì phải lần từ đầu cho đến một nơi nào đó, vất vả thật vì biết đâu nó lại chặt dây của mình rồi phục kích hoặc cài nìn (Lý hy sinh, Cự hy sinh, Hùng bị thương cũng là do chạy dây)
Làm sao lính trạm lại phải chạy dây cho đơn vị bạn nhỉ?
"cả chiêm" tôi không biết lúa đòng đòng có khác lúa trỗ bông không nhỉ. Cùng thời ấy nơi chúng tôi ở chỉ có cỏ tranh và cây rừng hoang dại "nơi xa xôi khuất nẻo..."

Có máy đo dây đứt, chập bác ạ, có cả cách tính để ra được, đôi dây đó đang đứt, hay chập cách cột đầu cuối bao nhiêu?, nhưng nếu đo rồi lấy công thức tính áp dụng sai số rất cao, người đo có kinh nghiệm trên từng đôi dây, thì rất dỡ công sức cho lính đường dây. Sau mình chuyển ngành ra bưu điện, được phân về tổ tải ba dây, nhiệm vụ chính đo dây mất liên lạc, báo cho tổ dây xử lý.

Đọc bài mới biết TT em là người nghiên cứu máy đo, em rất tự hào về chị cả! Grin Grin
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 03:09:21 pm gửi bởi CCBTT » Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #167 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:54:49 pm »

gưởi linh thong tin:nó chỉ là cái hộp đựng thuốc lá thôi mà, còn ý tưởng của tôi thì 2 loại hoa biểu tượng của 2 nước
Với Việt Nam:"... Đẹp như hoa hồng, Rắn hơn sắt thép..."
Với Lào:là một bài ca hay" hoa đẹp Champa..."
Cái chữ z trong đó là một phần biểu tượng thông tin của QDND Việt Nam.Cái nhiều hơn trong đó là tâm hồn người lính, chứ có gì đâu mà mua, mà tặng.
Hình vẽ ngoài nắp hộp là cảnh Vịnh Hạ Long. Được ví như "... Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời..." Xung quanh là trang trí bông hồng.xem như là đài hoa chiến thắng. Chính vì thế mà tôi vẫn giữ đến giờ, anh hỏi xem có ai còn giữ được cái hộp như thế này không.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 08:46:22 am gửi bởi linhnamlien » Logged
hoa sứ
Thành viên
*
Bài viết: 98



« Trả lời #168 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 01:27:30 pm »

   Máy đo dây P5-5 do Liên xô SX , làm việc theo nguyên lý phát tín hiệu cao tần lên đường dây sau đó đo mức điện ( N ) tín hiêu phản xạ về từ điểm hỏng , kết hợp với xem vị trí điểm sáng trên mản hình ( điểm phản xạ ) ,  nguòi ta tính ra được cự ly từ điểm đặt máy đo  đến điểm hỏng là báo nhiêu Km . Máy đo sẽ cho kết quả chinh xác nếu chất lượng Điện khí của đường dây tốt  ( Mỗi Km sợi dây chỉ được 1 - 2 mối nối , đôi dây trần cần đo chỉ thuần 1 loại dây , điện trở vòng  và điện trở cách điện dây với dây , dây với đất  phải đạt chỉ tiêu danh định như khi mới xây dựng tuyến ).                                            
  Ở 134 , lính đường dây  được khoán rất nhiều chỉ tiêu bảo quản , bảo dưỡng , sửa chữa dây trần . Như khi đường dây gặp sự cố  có chỉ tiêu Thời gian khôi phục liên lạc cho mỗi lần mất dây là :  Ban ngày không quá 2 tiếng , ban đêm không quá 4 tiếng . Đơn vị nào khi tổ chức khôi phục liên lạc mà vượt quá thời gian  nói trên sẽ bị coi là ĐỂ MẤT LIÊN LẠC KÉO DÀI , thành tích thi đua bị trừ điểm rất nhiều (méo mặt). Người ta tính là nếu ban ngày mỗi lần mất liên lạc do sự cố đường dây thì người lính sẽ có 1 tiếng đi dọc tuyến để kiểm tra phát hiện điểm hỏng , 1 tiếng còn lại để sửa chữa khôi phục lien lạc.        
  Nếu có máy đo dây phát hiện vị trí dây chập , đứt ...thì lính ta khoẻ re vì được máy chỉ chính xác số cột hoặc khoảng cột có dây chập  ( dây đứt)  , không mất hàng tiếng đồng hồ đi bộ dọc hàng cột để tìm điểm hỏng , rất mệt mỏi .                                                                                                            
  Khoảng năm 81 -82  trạm A.45 / c5 cũng được cấp 1 máy đo dây P5-5 . Sau khi Ban kĩ thuật tổ chức huấn luyện cách khai thác sử dụng , anh em kỹ thuật trạm cũng háo hức áp dụng ngay việc đo dây nhằm giúp các tổ  khôi phục liên lạc nhanh , nâng cao thành tích thi đua của đơn vị .                                          
  Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là Máy đo dây P5-5 được trang bị cho A.45 đã không phát huy tác  dụng như mong muốn . Đo phát hiện dây chập ( hay đứt ) không chính xác , mất tín nhiệm với anh em đường dây . Không chỉ thế , 1 loạt máy đo dây P5-5 của 134 đồng loạt hỏng do biến áp cao áp "xịt khói" .                                                                                                                                    
 Nguyên nhân đo dây không chính xác của P5-5 có nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn là do đường dây trần của ta có chất lượng điện khí quá xấu : quá nhiều mối nối ( trong đó có nhiều mối nối tiếp xúc kém do không được hàn thiếc ) , đường dây không đồng nhất ( cả tuyến dùng dây lưỡng kim nhưng do thiếu dây khi đi sửa chữa nên  anh em lấy dây sắt nối vào cũng có ) , sứ vỡ , cành cây chạm vào dây ..cũng làm độ cách điện dây trần giảm . Với đường dây chất lượng kém như vậy thì các mức điện đo được của tín hiệu phản xạ bị sai lệch hết , trên màn hình sẽ có vô số điểm phản xạ  Không biết cái nào là điểm phản xạ thật , cái nào là giả  , tứ đó người đo sẽ có những tính toán sai , xác định bậy  bạ chỗ dây hư hỏng làm anh em đường dây bực mình . Để việc đo dây được chính xác c5 cũng đã tiến hành các đợt nâng cao chất lượng đường dây và lập bản đồ lí lịch các đôi dây rất kỹ càng .            
  Xong , khi dây tốt thì máy đo lại "xịt khói"  biến áp cao áp và vào nằm trong kho khí tài cấp 5 để chờ bán đồng nát mất rồi !                                                                                                                
                                                                                                                                              
   À mà sao mấy chú lính đường dây A.42 hồi đó ngố thế nhỉ ? Việc trèo lên cột đầu cuối ở trạm để phục vụ đo điện khí đường dây là việc thường ngày ở huyện , theo qui định tháng nào , quí nào cũng phải làm  .  Đo điện trở vòng thì chập dây vào , đồng hồ ôm kế sẽ chỉ trị số nhỏ , đo cách điện thì tháo dây ra , ôm kế chỉ trị số lớn  .  Cái này rất sơ đẳng , ở huấn luyện các chú lính dây có được học và được thực hành đo để sau này lên tuyến còn biết đường mà phục vụ đo dây . Vì thế chắc chắn lính ta phải biết tại sao ở đầu dây kia người ta biết mình dang chập dây hay hở dây chứ ! Vậy mà sao mấy chú lính 42  lại tỏ ra ngạc nhiên về điều này nhỉ ? Lại còn té đái ra quần nữa chứ . Ở các trạm tôi đã công tác , lính đường dây không những khoẻ , nhanh mà còn thông minh , họ rất hiểu biết những gì thuộc về chuyên môn  không ngô nghê như mấy chú 42 .      
 
 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 07:40:37 pm gửi bởi hoa sứ » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #169 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 11:07:57 pm »

@linh thong tin : hehe đúng là không phải ai đi bộ đội sau 30/4/75 cho đến nay đều được kết nạp nhưng số lính hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà không được giấy khen của đơn vị em nghĩ cũng không nhiều chắc chỉ có mấy chú thường xuyên bị kỷ luật  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM