Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:28:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331776 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #290 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 09:31:17 pm »

@bác sauchinbaymot:
Em xem kỹ lại bức ảnh thì thấy từ đầu tiên không phải là "Venue" mà là "Avenue" (đường, đại lộ).
Ta có thể nhìn thấy dấu vết của chữ A mờ mờ, em có đánh dấu lại vị trí các ký tự trong bức ảnh phía dưới.
Em tìm thêm trên mạng thì thấy rằng hồi pháp thuộc, ở Hà Nội có "Avenue du Général Bichot" (đường Tướng Bichot), nay là phố Cửa Đông:

Trích từ : http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=8153
"4. Avenue Général Bichot, tên cũ phố Cửa Đông
Bichot Justin (1835-1908) tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ những năm 1883-1886"


Có lẽ trước đây ở đường Tướng Bichot có cửa hàng giao dịch hoặc cơ sở sản xuất của ông Trần Văn Thành (Hưng Ký).

Trên website Thư viện số Gallica của Thư viện Quốc gia Pháp em tìm được cuốn danh bạ địa chỉ Đông Dương năm 1933 - 1934:
http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5711393z/

Sử dụng bộ máy tìm kiếm của thư viện với từ khóa Briqueteries (xưởng gạch), em tìm được đến phần "Gạch - Ngói" (Briques et Tuiles, trang 173), trong đó có xưởng gạch Hưng Ký ở Hà Nội.
Tiếp tục, theo chỉ dẫn của trang 173, em chuyển đến trang 538 thì thấy đúng là xưởng gạch Hưng Ký nằm ở số 8 đường Tướng Bichot.

Dưới đây là 3 bức ảnh tương ứng với cuốn bìa danh bạ, 1 phần trang 173 và 1 phần trang 538









« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2011, 09:48:48 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #291 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 09:59:03 pm »

Rất cám ơn và khâm phục bạn Star, đã cung cấp những tư liệu tin tưởng về ngói Hưng Ký, giúp tôi thêm tự tin và thêm yêu ngôi nhà của mình. Mơ ước "quá đà" của 6971 còn là tìm được thông tin về viên quan ba Pháp, con rể Hương Canh, người đã cho xây ngôi biệt thự ở một làng quê trung du (Hương Canh) vào những năm 3X.
Logged

Nhật ký Viết lại
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #292 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 10:13:46 pm »

Dạ, không có gì đâu ạ.
Em thuộc thế hệ sau, lớn lên trong thời bình, em còn phải học hỏi các bác nhiều.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #293 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 10:26:11 am »

  Gạch ngói Pháp không biết làm bằng công nghệ gì mà không bị rêu mốc. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng xây bằng loại gạch, ngói chở từ Pháp sang, nay vẫn một màu sẫm đỏ trầm mặc của thời gian hơn 100 năm tuổi. Viên ngói Hưng Ký trong ngôi nhà của gia đình bác 6971 không biết có sử dụng công nghệ này không mà bao năm rồi vẫn đỏ lì như thế? Ngôi nhà cổ đẹp quá. Chỉ tiếc, giá như không có giá phơi quần áo cùng cái khăn tắm treo trước hiên nhà. Hi Hi !
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #294 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 05:07:59 pm »

Em cũng có ý kiến giông như bác ,chả là ở chỗ em có cái nhà thờ xây từ thời Pháp có lẽ cũng cùng thời với nhà thờ Đức bà chăng vì viên ngói to hơn,dày hơn ngói nhà mình ,trên đó ghi toàn tiếng tây .Lọai ngói nay lợp nhà thỏa mái chạy trên mái mà không vỡ.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #295 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 06:46:19 pm »

 Gạch ngói Pháp không biết làm bằng công nghệ gì mà không bị rêu mốc. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng xây bằng loại gạch, ngói chở từ Pháp sang, nay vẫn một màu sẫm đỏ trầm mặc của thời gian hơn 100 năm tuổi. Viên ngói Hưng Ký trong ngôi nhà của gia đình bác 6971 không biết có sử dụng công nghệ này không mà bao năm rồi vẫn đỏ lì như thế? Ngôi nhà cổ đẹp quá. Chỉ tiếc, giá như không có giá phơi quần áo cùng cái khăn tắm treo trước hiên nhà. Hi Hi !

Nghe kể lại, thời cái nhà này mới xây, cả làng, mà có khi là cả huyện, chỉ có nhà mái rạ và nhà ngói mũi, duy nhất nhà này là ngói "Tây". Ngói mũi rất nhanh chuyển sang màu thẫm, nhưng ngói Hưng Ký đúng là "80 năm vẫn đỏ lì như thế". Bây giờ, ngược lại, trong làng lại toàn ngói "Tây" và mái bằng, chỉ còn 3 ngôi đình cổ và vài nhà ngói mũi. 6971 sẽ có dịp giới thiệu về một ngôi nhà như vậy sau.

Một vài lần phải vá mái bằng ngói mới, thì ngói mới cũng đổi màu rất nhanh, trở nên cũ hơn ngói cũ! Khó hơn nữa là dọc theo gờ mái là những dãy "ngói" trang trí, nom như những người lính đứng gác. Đã bị gẫy mất mấy viên. Loại này thì thửa cũng không có. Một điều đặc biệt nữa là ở giữa nhà có 1 chiếc lò sưởi, đúng kiểu lò sưởi ở châu Âu, nối với ống khói lên mái.

Những viên "ngói" trang trí trên gờ mái nhà

Ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử, thậm chí cả kiến trúc nữa. Nhưng đối với chị và các cháu tôi thì nó chỉ là nơi để ở. Nơi tiền sảnh, lý tưởng để thưởng nguyệt, ngắm hoa, ngồi nhâm nhi càphe và tán chuyện văn chương là chỗ thuận tiện phơi quần áo, thậm chí đã từng là nơi để 1 chiếc cối xay lúa và 1 chiếc cối giã gạo đạp chân. Chỉ họa hoằn dịp hiếu, dịp hỷ mới phần nào trả lại ý nghĩa "tiền sảnh". Những ngày ấy, nhà tôi trải chiếu để các bà lão răng đen, vấn khăn đen mỏ quạ ngồi têm trầu hay lũ trai làng đứa dép, đứa giày, tóc chẻ ngôi kiểu Hàn Quốc, ngồi xếp bằng tròn kể tội xe máy Tàu ăn xăng như cọn.




Lãng mạn một tý, tôi đã bàn với anh bạn, người dám "ngông cuồng" mua hẳn mấy chiếc lôcốt trên đồi cao để lập bảo tàng tư nhân, thu xếp để biến căn nhà trên thành một phần của bảo tàng "Trung du thời Pháp thuộc", nhưng ... lại sợ thế thì không còn thời gian vào QS nữa. Trong những chuyện sau, 6971 sẽ dẫn các bác lên thăm khu bảo tàng lô cốt trung du.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 08:57:02 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #296 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 09:06:36 pm »

Trích dẫn
Ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử, thậm chí cả kiến trúc nữa

   Quả thực em rất thích kiến trúc ngôi nhà, thậm chí khi mới nhìn còn cảm thấy xúc động nữa, thật đấy.

Trích dẫn
Nghe kể lại, thời cái nhà này mới xây, cả làng, mà có khi là cả huyện, chỉ có nhà mái rạ và nhà ngói mũi, duy nhất nhà này là ngói "Tây".
 
   Thế em mới thấy xúc động. Nhà cổ ấy bây giờ đã thuộc sở hữu riêng của gia đình bác, đúng là may mắn. Bác 6971 cùng gia đình cố gắng giữ gìn, bảo tồn nó nhé.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #297 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 06:20:31 pm »

Những chuyện ngày xưa ...

Một dấu ấn đậm nét của thời kỳ tiền khởi nghĩa ở vùng quê tôi là những địa chủ trung du. Địa chủ theo nghĩa đen chỉ là người chủ đất, nhưng tiêu chí "địa chủ" được nêu ra trong thời cải cách ruộng đất phải là những người sở hữu nhiều đất đai và sử dụng đất đai ấy để bóc lột nông dân, mang lại giàu có cho mình. Địa chủ có khi là quan lại, có khi chỉ là dân. Làng nào cũng có địa chủ, ít nhất là Một. Có địa chủ to, địa chủ nhỏ, có kẻ ác, có kẻ lành. Trung du nổi tiếng về những địa chủ "bự", gọi là các Đại địa chủ, nếu có kém thì chỉ kém các địa chủ trong Nam, hình như gọi là các chủ đồn điền.

Kề ngay với làng Hương Canh là một vùng đồng quê bằng phẳng, kéo dài ra phía bờ sông Hồng, là sở hữu của một Đại địa chủ, gọi là Bá Soạn. Ông này vốn quê ở đâu đó dưới xuôi, lên lập nghiệp ở trung du, ban đầu chỉ là một ấp nhỏ, gọi là Ấp Bá Soạn. Thủ đoạn "lấn điền" của Bá Soạn khi muốn chiếm một thửa ruộng nào đó là là mua hết các thửa ruộng xung quanh, bắt bí một người chủ thửa ruộng bị cô lập phải bán cho ông ta với giá rẻ như cho vì không còn lối vào ruộng nhà mình. Cứ theo cách ấy, ruộng Bá Soạn liếm sang đến sát lũy tre Hương Canh.

Nghe kể lại thì khi con gái Bá Soạn chết ở bên Pháp, ông cho thuê máy bay chở thi hài về Gia Lâm, rồi hàng đoàn xe ô tô chạy mù trời đưa tang về ấp.

Khi tôi còn nhỏ, trường tổ chức cho đi thăm quan kho thóc Bá Soạn và nghe thầy cô giải thích: Năm 45, Việt Minh tổ chức cướp kho thóc Nhật ở ấp Bá Soạn này. Khi đến thăm, kho thóc Nhật ngày nào đã trở thành sân kho Hợp Tác Xã. Không biết Bá Soạn có làm tay sai cho Nhật không mà lại gọi là kho thóc Nhật ở ấp Bá Soạn?

Xa hơn một chút lên phía Tây Bắc Hương Canh, khu vực Vĩnh Yên, là lãnh địa của một Đại địa chủ khác, tên là Đỗ Đình Đạo. Ông này không những là địa chủ nổi tiếng mà còn là một nhân vật chủ chốt của VN Quốc Dân Đảng. Vợ ông là nhà văn Thụy An, một cây bút khá nổi thời Nhân Văn Giai Phẩm. Sau này nghe đồn đại nhiều chuyện về mối quan hệ vợ chồng này. Trong truyện cũng như trong phim vừa chiếu trên VTV1, ông Kim Ngọc "khoán hộ" khi nhỏ từng đi ở, làm thuê cho nhà Đỗ Đình Đạo. Những ngày làm thuê cực nhọc cho Đỗ Đình Đạo là tiền đề cho những suy nghĩ táo bạo sau này khi Ô là Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân.   

Đỗ Đình Đạo có cả quân đội riêng, nhiều ít không rõ, cũng có thể là một bộ phận nào đó của VN Quốc dân đảng, nên sau tiền khởi nghĩa, Việt Minh đã phải điều cả một tiểu đoàn, do ông Hoàng Sâm chỉ huy, từ Thái nguyên về tiêu diệt.  
  
(Còn nữa ...)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2011, 08:34:03 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #298 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 09:27:20 pm »

Trích dẫn
một Đại địa chủ khác, tên là Đỗ Đình Đạo. Ông này không những là địa chủ nổi tiếng mà còn là một nhân vật chủ chốt của VN Quốc Dân Đảng. Vợ ông là nhà văn Thụy An, một cây bút khá nổi thời Nhân Văn Giai Phẩm. Sau này nghe đồn đại nhiều chuyện về mối quan hệ vợ chồng này

  Chồng chính thức hợp pháp của bà nhà văn này là người khác, đọc lâu rồi nên em không nhớ tên, có với nhau đến 6,7 mặt con. Sau hai người bỏ nhau bà mới quan hệ với ông ĐĐĐ. Từ đây nhiều chuyện đồn đại nghe phát khiếp bắt đầu. Trong Vụ Nhân Văn Giai Phẩm bà này bị tù đâu cũng đến mấy chục năm.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #299 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 05:58:33 pm »

Những chuyện ngày xưa ...

Hương Canh được xem là một làng quê trung du, nhưng là cuối trung du, đầu châu thổ sông Hồng. Sau làng là thoai thoải đồi núi, đất đá ong Tam Đảo, nhưng phía trước làng lại là đồng lúa phẳng phiu trải đến tận sông Hồng, qua Sơn Tây. Hương Canh chỉ cách Hà Nội 30-40 km, chính vì vậy, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, lần 1 rồi lần 2, ... thì Hương Canh cứ nổi chìm theo Hà Nội, khi thì "thuộc Pháp", khi khác lại "Tự do", có lúc lại vào tay Việt Minh. Lần đầu không biết vào năm nào, nhưng lần cuối cùng Pháp chiếm Hương Canh thì là năm 1949.

Dấu ấn của những lần Pháp chiếm Hương Canh là bốt Đen, bốt Đỏ, là ngôi nhà do một người mũi lõ bỏ tiền xây năm 1935, lợp ngói Hưng Ký, có tượng con sư tử trên cổng, ngóng đầu về phía Pari, quê ông ta. Di tích sống của lần Pháp chiếm HC lần cuối cùng là hai người con lai: Anh Na, chị Hảo, sinh khoảng 1950-1953. Tôi thấy buốt ruột khi thời gian và vòng quay cuộc sống cứ gặm hết dần những dấu ấn của một thời. Thấy hiu hiu buồn và bất lực.

Rất tình cờ ngôi nhà chính của gia đình tôi nằm sát với bốt Đỏ và ngôi nhà Kim Tây với tượng con sử tử. Khi Pháp chiếm Hương Canh, gia đình tôi tản cư ra vùng Tự do (Lập Thạch). Ngôi nhà cổ kính vừa là nhà thờ, vừa là trường dạy chữ nho của ông tôi bị biến thành một phần của bốt Đỏ, bao gồm nhà cho lính ở, nhà kho, nhà bếp, trạm gác, ... Chúng xây chặn ngay trước cửa nhà tôi một bức tường dài, tách nhà ra khỏi sân vườn và trổ phía tường sau thành 2 cửa thông sang bốt Đỏ, với 2 giao thông hào xây nửa chìm nửa nổi kiên cố.

Bức tường bao bọc mặt trước nhà tôi được xây bằng xi măng chứ không phải bằng vôi cát hay đất ngào với mật và cũng không xây bằng gạch thoi như những bức tường khác, mà xây bằng gạch lát nhà, hình vuông và rất mỏng. Cứ mỗi lớp gạch mỏng 2-3cm lai tới một lớp xi măng xanh biếc, dày gần gấp đôi. Nói cách khác, bức tường quái dị này chủ yếu là xi măng, như một dạng bê tông, rất dày. Ở tầm ngang mặt có trổ rất nhiều lỗ châu mai, hẹp phía trong nhà, loe nhìn ra phía ngoài sân và vườn.

Tôi đã hỏi nhiều lần, nhiều người, nhưng tất cả đều nói: chưa bao giờ có giao tranh ở quanh bốt Đỏ. Như vậy là những chiếc lỗ châu mai quanh nhà tôi chưa bao giờ khạc ra lửa. Nhưng không hiểu vì sao trong vườn nhà tôi thì vô khối đạn và vỏ đạn, chủ yếu là đạn súng trường và đạn súng lục, có cả đầu đạn đum-đum. Ngay học cấp I, tôi và em gái thường thu nhặt trong vườn, có khi được cả rổ, vừa để dọn đất trồng rau, vừa để đổi cho mấy cô đi rao "Ai đồng nát, cát tút đổi kẹo nào?" để được mấy tăm kẹo mạ, mút chùn chụt.  
 
Hòa bình lập lại, từ vùng Tự do trở về, cha mẹ tôi chật vật hàng năm mới gỡ bỏ dần được từng đoạn của bức tường bê tông dài này. Phải thuê người lấy búa tạ quai thật lực. Chỉ vỡ gạch chứ phần xi măng (made in France) thì rắn như thép. Đầu tiên phải bịt cái giao thông hào phía sau đi sang bốt Đỏ rồi cố khoét lấy một lối thoát để đi ra sân. Năm 1955, nhà tôi mất một con trâu vì bị trúng mìn ở ngay sân nhà.

Phần cuối cùng của bức tường với một chiếc lỗ châu mai day nhất còn lại mãi sau này, sang thế kỷ 21. Một hôm, các cháu tôi a lô, xin phép dỡ nó đi để tiện sinh hoạt. Dù nuối tiếc nhưng chẳng có cớ gì giữ lại, tôi đành nói các cháu gắng cho chiếc lỗ châu mai sống thêm đến chủ nhật (24/8/2008), tôi thu xếp từ Hà Nội về, ngậm ngùi lần cuối để vĩnh biệt "Châu Mai - Bốt Đỏ". Ngay cả bây giờ, việc đập phá bức tường "bê tông cổ" ấy cũng không dễ dàng gì, trong khi những phần tường khác do ông bà tôi xây bằng gạch thoi và vôi cát thì bở bùng bục, lấy tay cạy ra được.



Các cháu tôi đang dỡ bỏ mấy bức tường cũ (phía trái) và bức tường có lỗ châu mai (giữa hình)

 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 08:42:07 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM