Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:34:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ Tam Tam  (Đọc 367879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #420 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 10:24:13 pm »

Các bác được về phép là quá lên tiên rồi, hic, chẳng bù cho em, đi liền một lèo từ khi nhập ngủ cho tới khi ra quân! Không có được lấy một ngày về với mẹ....Đến nỗi khi về đến nhà (lúc xuất ngũ) bà già ôm chầm lấy khóc như mưa, mếu máo:" Có phải mày đấy không hả Đ., sao nói mày chết rồi mà....". Mẹ cha mấy thằng đào ngũ, đã trốn về lại còn tới nhà nói mình bị chết, làm ông bà già khóc hết nước mắt. Đã vậy đang định còn lập bàn thờ mình nữa, mới ghê chứ. Theo ông già thì chỉ chờ ít bữa nữa là em được lên trang ngồi. Hú vía!
 Sau này, khi thấy mình về, cái thằng tới báo tin minh chết trốn mất biệt, mãi đến năm 1989 mới dám về.
Hay nó có ý đồ xấu với người em nhỏ hậu phương của dongminhkh
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #421 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 09:51:56 am »

cảm ơn bác tuaans về tấm hình, không biết đoạn đường từ đồn biên phòng đến ngã 3 karếch bây giờ ra sao, lúc ấy thì nát lắm, xe reo mà bò qua mấy cái hố cứ muốn lật nghiêng, hồi hộp lắm!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #422 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 11:35:18 am »

Ngã ba Krek ngày nay



Nhánh dưới đi VN. Từ Krek về VN đã làm lại đường lâu rồi.
Hồi đó tui toàn bám tai xe Hồng Thập Tự chở thương về VN. Ngồi trong thùng xe bí lắm. Với lại ngồi đằng trước cung đỡ xóc hơn vì mình chủ động khi nhìn thấy ổ gà, vịt, trâu, voi ...
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #423 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 01:54:07 pm »

Tôi đã từng lên tìm đến bản đồ nầy nhưng buồn quá vì không còn thấy dấu vết cái trại cưa của bộ đội mình ngày xưa. Sau tết 1982 được về phép, khi trở lên đơn vị, chờ mãi ở chợ Xa Mát rồi đồn biên phòng suốt cà ngày mà không có chuyến xe bộ đội mình nào để quá giang, thế là tôi với vài tay chung cảnh lội bộ qua biên giới luôn. Cách biên giới 5-7km có 1 trại cải tạo của K mới đi nhờ xe của trại đến ngả ba Krek. Cả đám vào ngủ nhờ ợ trại cưa vì trời đã sụp tối. Chuyến đi phép đó giờ nghỉ lại thấy hơi ghê. Khi đi phép cũng không đón được xe mình về nước, cứ quá giang xe K đi từng đoạn, cũng phải lội bộ lúc xế chiếu từ trại cải tạo về chợ Xa Mát. Tối mệt quá lười ra nhà dân ngủ nhờ, vậy ra lăn ra cái sạp chợ mà quấng nylon ngủmột giấc tới sáng. Ba thằng đi phép (tình cờ gặp nhau trên đường) mà lận lưng chỉ có 1 trái da láng
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #424 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 08:59:10 am »

Các bác được về phép là quá lên tiên rồi, hic, chẳng bù cho em, đi liền một lèo từ khi nhập ngủ cho tới khi ra quân! Không có được lấy một ngày về với mẹ....Đến nỗi khi về đến nhà (lúc xuất ngũ) bà già ôm chầm lấy khóc như mưa, mếu máo:" Có phải mày đấy không hả Đ., sao nói mày chết rồi mà....". Mẹ cha mấy thằng đào ngũ, đã trốn về lại còn tới nhà nói mình bị chết, làm ông bà già khóc hết nước mắt. Đã vậy đang định còn lập bàn thờ mình nữa, mới ghê chứ. Theo ông già thì chỉ chờ ít bữa nữa là em được lên trang ngồi. Hú vía!
 Sau này, khi thấy mình về, cái thằng tới báo tin minh chết trốn mất biệt, mãi đến năm 1989 mới dám về.
Hay nó có ý đồ xấu với người em nhỏ hậu phương của dongminhkh

Thời đó em đã có bồ đâu bác....
 Hồi mới nhập ngũ, huấn luyện tân binh, em cũng được một 'em nhỏ hậu phương" để ý. Em ấy là em của thằng bạn ở cùng tiểu đội huấn luyện với em. Sau này, khi em qua K. được một thời gian thì "hậu phương" bai bai em luôn. Đời thế đấy. Mãi đến năm 90 em mới chịu đeo gông đấy bác ạ! Grin
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #425 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 10:10:22 am »

....... Ba thằng đi phép (tình cờ gặp nhau trên đường) mà lận lưng chỉ có 1 trái da láng

Trái da láng đó có đem về nhà được không bác TQNam? Chọn cái chổ nào nhiều nhiều cá liệng nó xuống thì hết xẩy!
Thời sau này, cũng có mấy ông lén mang trái về nhà, quậy tùm lum, làm mất mặt lính quá đi. Tụi em đã từng bề hội đồng một ông như vậy đấy. Cha này không phải là lính chiến ở K. chỉ ở trong nước thôi, nhưng ăn cắp đâu được 1 trái lựu, quậy trời gầm, nói là đi K. về. Sau khi bị tụi em "hỏi thăm", mới té ra là ông ở Thuần mẫn, lính sư 2, sợ chết bỏ bà mà cứ làm tàng.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #426 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 11:39:04 am »

nhắc chuyện đi phép lúc đó được bác nam cảm nhận, đúng là nghĩ lại thấy ghê, lúc đó muốn về nhanh đơn vị nên đi đại quá giang xe bạn mà đi, có hai tay không nếu đụng thì chạy được thì chạy còn không thì.. chết, may mà suông sẻ. Đoạn đường về đến kongpongcham nhiều chỗ ớn lắm, quân ta cũng không đủ để rải chốt, nghe nói cũng có em bị xơi trên đoạn đường về phép này.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #427 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 11:52:42 am »

Trái da láng đó có đem về nhà được không bác TQNam?
Trái đó của bạn đường! Riêng tôi khi ra quân chì đem mấy viên K67 làm kỷ niệm thôi.
Đúng là vừa đi vừa lấm lét nhìn vô rừng 2 bên đường mà cấu Trời, khấn Phật. Chưa cần tới Pôt, lính K mà ra mãi lộ cũng coi như xong luôn. Còn 1 chi tiết mới nhớ ra. Khi lội bộ về biên giới tôi bị bụi bay vô mắt mà không cách nào làm ra được, thế là "mắt nhắm mắt mở" về quê mẹ. Thật là chuyến đi phép nhớ đời.
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #428 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 04:06:55 pm »

Cuối năm 1981. sư đoàn 9 nhận lệnh lật cánh sang lộ 6 - Stung, Siêm riệp. Tất cả các phòng ban của cơ quan sư đoàn bộ đều lục tục xuống tàu tại cảng CPChnang. Mỗi đơn vị để lại một ít lính tráng để trông coi cứ đợi bàn giao cho đơn vị bạn. Riêng các chốt của phòng hậu cần vẫn ở lại bảo vệ dân đánh cá để có cái mà cải thiện cho sư đoàn. Thằng Thanh trố ở lại tại sân bay trông " cứ " để đợi bàn giao. Ban ngày nằm nghêu ngao vớ vẩn cùng một thằng nữa tôi quên mất tên. Ban đêm, hai cu cậu ra dân mượn xe bò đánh vào doanh trại gỡ ngói ( ngói lợp vẫn còn mới lắm ), gỡ vì kèo, xà gồ... mang ra bán cho dân K lấy tiền. Gì chứ những mánh kiếm tiền thì Thanh trố thuộc loại cáo già. Sau này hắn kể với tôi là hắn gỡ hết bốn dãy nhà của phòng 3, rồi ăn sang cả khu phòng 2 thì bọn lính đơn vị khác mới đến nhận địa bàn.
Tôi và một anh em khác như Tàm, Hiển cào cào, Thượng uý Hai Thí... nằm trong danh sách đi Stung. Con tàu đưa chúng tôi sang CP Thơm xuất phát từ sáng ở CPChnang đi dọc theo dòng sông Sen, đến quá chiều thì tới CP Thơm. Mấy thằng chúng tôi đổ bộ vào ngôi chùa lớn ngay sát bờ sông. Nơi ăn chốn nghỉ là hành lang rộng mênh mông, sạch sẽ của ngôi chùa. Sắp xếp xong xuôi, chúng tôi cùng nhau đi ra sông tắm, tiện thể mua ít thức ăn chuẩn bị bữa cơm chiều. Dòng sông không rộng lắm lại nông, chúng tôi bơi qua bên kia sông chơi và để mua thực phẩm. Giá cả đắt hơn ở CPChnang. 8 Riel một kg rau cải, 3.5 - 4.0 Riel một kg cá trắng. Thôi đành ăn cá vậy, chúng tôi chẳng có nhiều tiền để ăn rau. Chúng tôi lang thang đi xem phố xá. Cạnh bờ sông, một chuồng nuôi cá sấu được rào chắc chắn bằng hàng rào sắt xung quanh. Nghe những người dân bảo rằng ngày xưa, dưới thời Pôn pốt lũ cá sấu này toàn được nuôi bằng thịt trẻ em. Thỉnh thoảng, chúng cứ quoăng vào chuồng sấu vài đứa trẻ. Thế là xong một bữa.
Chúng tôi trở về " doanh trại " chùa. Mượn nồi niêu của dân, của các vị sư sãi để nấu ăn với lời căn dặn là nấu xong phải rửa thật sạch sẽ, đừng để những mùi " trần tục " bám vào. Các vị sư sãi trong chùa chỉ ăn một bữa vào lúc chính ngọ do đi khất thực mà có. Khi họ ăn xong, nhân dân hay bộ đội nếu đói có thể vào lấy đồ thừa của họ mà dùng ( Tất nhiên là vẫn ngon lành, sạch sẽ ). Buổi tối tiếng ê a...AK...DK...M79...12 ly 8... của kinh kệ của sư sãi vang lên trong khung cảnh tĩnh mịch, buồn buồn của không gian chùa rộng lớn. Chúng tôi vào chùa xem họ cầu khấn rất thoải mái... Ngày hôm sau, hàng loạt lều bạt dã chiến được dựng lên bên bờ sông Sen ngay cạnh chiếc chuồng nuôi cá sấu. Chúng tôi trở về trú trong những cái lều bạt để đợi ô tô sư đoàn đến đón đưa lên Stung.
Stung, một thị trấn ven lộ 6 rợp bóng xoài. Các phòng ban sư đoàn đều trú tạm trong nhà dân. Mấy thằng chúng tôi được phân về ở trong nhà của đôi vợ chồng dân K tuổi đã tam tứ tuần. Ông chồng suốt ngày đi vắng còn bà vợ ở nhà thỉnh thoảnh lại giã một nồi " cốm " mang tiếp tế cho thằng con chắc là lính Pốt vẫn ở trong rừng. Bà vợ thấy tôi suốt ngày nằm nhà, chẳng hay đi chơi bèn lân la trò chuyện. Có lần bà ta hỏi giọng tỉnh bơ : Bòng Thọ, Chuây Camphuchia Vietnam hao ây? Tôi nhe răng ra cười trừ.... mặt đỏ gay mà không biết trả lời ra sao. Tết năm ấy, chúng tôi đón tết Nhâm tuất tại thị trấn Stung trong cái lạnh ghê người. Năm ấy sao lại lạnh dữ thế. Mỗi đứa chúng tôi chỉ có mong manh một mảnh khăn dù làm chăn, lại phải ngủ ngoài hiên nhà. Gió thổi ù ù, mấy thằng nằm ôm nhau theo kiểu úp thìa mà vẫn không bớt lạnh. Trong nhà, vợ chồng thằng cha chủ nhà dưới chiếu, trên chăn ấm áp nên đâm rửng mỡ. Rúc rích mèo chuột rung cả ngôi nhà sàn ọp ẹp làm chúng tôi càng thêm khó ngủ. 
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #429 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 04:13:43 pm »

Có lần bà ta hỏi giọng tỉnh bơ : Bòng Thọ, Chuây Camphuchia Vietnam hao ây? 
Nghe câu nầy lại chỉ có thể nói "Choi me!" Hehe.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM