Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:09:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ Tam Tam  (Đọc 367899 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #340 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 10:18:17 pm »

Hic, làm nồi lẩu chua đê! Mới nghe đã "nhả tơ" rồi Grin Bác lethaitho với bác baoleo bố trí hộ em cái, hồi này em đang bận tối mắt tối mũi! Undecided
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #341 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 10:21:18 pm »

Vĩ thanh :

Tôi – Lê Thái Thọ, nguyên chiến sỹ C11, D3, E1, F9 viết những dòng hồi ức này như một nén hương tưởng niệm, xin kính dâng lên hương hồn hai người bạn tôi đã nằm xuống trên mảnh đât phía nam cầu Prasaut , thuộc tỉnh PrayVeng CPC – Quang Minh ( 62 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội ) và Lê Phú Long ( 25 Hàng Hòm, Hà nội ) và biết bao liệt sỹ khác. Ngoài Lê Phú Long đã có mộ chí đàng hoàng, còn Liệt sỹ Quang Minh, cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Nếu trong các bạn, ai phát hiện thêm điều gì về phần mộ hoặc hài cốt của Quang Minh, xin liên hệ ngay với tôi qua trang Quansuvn này. Tôi đã từng nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng nhưng vẫn chưa có kết quả khả dĩ nào.

-   Xin cám ơn các bạn đã chăm chú theo dõi bài viết này.
-   Xin cám ơn trang Quansuvn đã cho tôi cơ hội để hồi tưởng và viết những trang viết này.
-   Đặc biệt, tôi xin tận từ đáy lòng cảm ơn Trungsy1 - đồng đội cùng sư đoàn 9 - người đã truyền cho tôi cảm hứng để có thể viết được những trang viết đầy xúc cảm này.
Xin Cám ơn tất cả !

Thực sự cháu rất xúc động khi đọc đến tên tuổi của từng người trong tổ Tam Tam của chú vì chú Long ( Nguyễn Phú Long) chính là chú ruột cháu. Ngay từ những câu chuyện đầu tiên có tên chú Long - Hàng Hòm cháu đã thấy ngờ ngợ nghĩ đó chính là chú cháu. Cháu vừa gọi điện cho mẹ - là chị ruột của chú Long và xin phép chú cho in lại bài viết này để người trong gia đình đọc. Cháu sinh năm 1979 và cũng chỉ biết về chú Long qua bức ảnh thờ, nay đọc được bài này của chú cháu thấy rất tự hào và thương các chú.

Xin chân thành cảm ơn chú

Thân mến gửi cháu Vnimation !

Chú rất xúc động khi đọc những dòng chữ của cháu. Chú vẫn thường đi qua cửa nhà chú của cháu mà chú chẳng dám bước chân vào. Chú biết người Mẹ lưng còng ngày ngày ngồi tựa cửa chính là Mẹ của bạn chú - Chú Long mà chú cũng chẳng dám vào để hỏi thăm lấy một tiếng. Hãy thông cảm cho chú nhé. Chú biết rằng, nếu chú đến gia đình cháu, sự hiện diện của chú sẽ nhắc đến những kỷ niệm buồn đau cho gia đình cháu. Chú biết nói gì khi chú trở về còn Long thì.....!!!
Hãy nói với người thân của Long rằng chú thành thật xin lỗi nhé. Nhất định chú cháu ta sẽ còn gặp nhau.

Chào cháu
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #342 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 10:38:06 pm »

Hic, làm nồi lẩu chua đê! Mới nghe đã "nhả tơ" rồi Grin Bác lethaitho với bác baoleo bố trí hộ em cái, hồi này em đang bận tối mắt tối mũi! Undecided

Yên tâm đi TL, Lá Bứa vẫn tươi nguyên - còn lá " chân vịt " thì con gái em nó cũng nhặt nhạnh được một nắm. Đủ để mấy anh em nhậu chết bỏ.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #343 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 11:09:59 pm »

Vĩ thanh :

Thực sự cháu rất xúc động khi đọc đến tên tuổi của từng người trong tổ Tam Tam của chú vì chú Long ( Nguyễn Phú Long) chính là chú ruột cháu. Ngay từ những câu chuyện đầu tiên có tên chú Long - Hàng Hòm cháu đã thấy ngờ ngợ nghĩ đó chính là chú cháu. Cháu vừa gọi điện cho mẹ - là chị ruột của chú Long và xin phép chú cho in lại bài viết này để người trong gia đình đọc. Cháu sinh năm 1979 và cũng chỉ biết về chú Long qua bức ảnh thờ, nay đọc được bài này của chú cháu thấy rất tự hào và thương các chú.

Xin chân thành cảm ơn chú

Thân mến gửi cháu Vnimation !

Chú rất xúc động khi đọc những dòng chữ của cháu. Chú vẫn thường đi qua cửa nhà chú của cháu mà chú chẳng dám bước chân vào. Chú biết người Mẹ lưng còng ngày ngày ngồi tựa cửa chính là Mẹ của bạn chú - Chú Long mà chú cũng chẳng dám vào để hỏi thăm lấy một tiếng. Hãy thông cảm cho chú nhé. Chú biết rằng, nếu chú đến gia đình cháu, sự hiện diện của chú sẽ nhắc đến những kỷ niệm buồn đau cho gia đình cháu. Chú biết nói gì khi chú trở về còn Long thì.....!!!
Hãy nói với người thân của Long rằng chú thành thật xin lỗi nhé. Nhất định chú cháu ta sẽ còn gặp nhau.

Chào cháu

Chúc mừng 2 chú cháu bác. Được gặp bạn thân, đồng đội của người chú đã hy sinh, thật còn gì bằng, nhất là người đồng đội ấy vẫn luôn nhớ đến người đã khuất.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #344 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 08:25:10 am »



Thân mến gửi cháu Vnimation !

Chú rất xúc động khi đọc những dòng chữ của cháu. Chú vẫn thường đi qua cửa nhà chú của cháu mà chú chẳng dám bước chân vào. Chú biết người Mẹ lưng còng ngày ngày ngồi tựa cửa chính là Mẹ của bạn chú - Chú Long mà chú cũng chẳng dám vào để hỏi thăm lấy một tiếng. Hãy thông cảm cho chú nhé. Chú biết rằng, nếu chú đến gia đình cháu, sự hiện diện của chú sẽ nhắc đến những kỷ niệm buồn đau cho gia đình cháu. Chú biết nói gì khi chú trở về còn Long thì.....!!!
Hãy nói với người thân của Long rằng chú thành thật xin lỗi nhé. Nhất định chú cháu ta sẽ còn gặp nhau.

Chào cháu
[/quote]

Trời ơi, tuyệt vời quansuvn.net ơi!
Có lẽ ta phải xem đây la sự tao phùng của 2 động đội cũ, dù một người cõi dương, một người cõi âm, nhưng đã có hậu duệ thay thế. Xin chúc mừng hai bác cháu.
Một nén nhang cho người nắm xuống.
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #345 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 09:35:00 am »

Những tháng ngày cuối năm 1979 sang đầu 1980, nhiệm vụ chủ yếu của tụi lính chúng tôi vẫn là đi áp tải đạn, gạo, quân nhu cho các đơn vị ở tuyến trước. Tiện chuyến xe thì lại nhận liệt sỹ chở về. Những tuyến đuờng từ Sân bay đi xuống ga Bamnak ( chỉ huy sở E2 - của Trungsy1 ) hay theo lộ 27 xuống ga Romeas ( chỉ huy sở E1 ) là những tuyến đường " chết chóc ". Thằng nào ở trong danh sách phải đi áp tải là coi như... đi vào cửa tử. Hai bên đường toàn rừng Khộp xen lẫn cỏ tranh. Vắng lặng...vắng ngắt ... cả một đoạn dài mấy chục cây số mà cấm thấy bóng dáng chiếc xe ô tô nào cùng đi cho...đỡ sợ. Bác tài xế thì cắm đầu chạy, không nói không rằng, mặt mũi căng thẳng. Cánh cửa cabin xe bên phía tay lái bao giờ cũng chỉ khép hờ hờ. Cứ nghe Oành... là bác phi cả người ra khỏi xe mà không cần biết tiếng nổ ấy là gì. Lính tráng chốt một chỗ còn yên tâm. Nếu nó đánh vào cũng nổ súng trước, cũng còn chỗ ẩn nấp. Đằng này xe là một mục tiêu rõ ràng và duy nhất. Trên xe chỉ có mỗi khẩu AK hay AR15 đánh đấm cái giề !!!? Nhiều khi thoáng thấy bóng người lại căng thẳng hơn vì không phân biệt nổi đây là dân hay là địch??? Địch hay là " du kích "Huh Tôi dám cá một ăn mười rằng nếu cho các bạn chọn giữa làm lính chiến dưới đơn vị chiến đấu với làm lính áp tải phòng Hậu cần thì bạn sẽ chọn PHƯƠNG ÁN 1. Tuần nào cũng mang bản thân mình ra làm mục tiêu di động vài lần thì cái cảm giác ấy rất là...Yomost. Tốp người đang ngồi trên xe bò lăn bánh lộc cộc trước mặt là ... địch đấy ! Ồ, không có lẽ là dân đi làm rẫy.. Không, không phải dân đâu.. địch đấy. Trong đầu cứ luôn căng ra để ra câu hỏi và tự trả lời. Trả lời sai là... tiêu. Và nhiều anh lính trong đơn vị đã trả lời sai !!! Tôi cũng có vài lần trả lời sai nên trên người lại thêm vài ba cái sẹo nữa. He ..he..he ..Ơn trời, số tôi đẻ ra đã tên là ..Thọ.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #346 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 10:03:41 am »

Câu chuyện bác Thọ em đã đọc được ở tạp chí Văn nghệ quân đội những năm cuối 8x và đầu 9x, quả thật kinh khủng, Ko phải chỉ gặp dân mới căng thẳng mà gặp quân hunssen cũng thế, hai bên đều gườm gườm chĩa súng vào nhau cho đến khi đi khuất bóng vì không biết là thật hay giả nữa. Rồi giai đoạn cuối khi mà pốt thâm nhập vào dân cư, có khi hôm trước vào họp ở uỷ ban huyện chưa xong phải sang ngày hôm sau. Hôm sau đến nơi vừa xuống xe thì lính gác cổng chĩa súng bắn ngay. Thì ra đêm qua tụi pốt đã lấy mất huyện đường rồi mà không hay!

Cũng trên tạp chí VNQĐ em còn đọc được 1 chuyện xe ô tô chở hòm đựng tử sỹ về nước, quân nhà ta cẩu thả chỉ viết phấn tên người lên hòm, lúc đi gặp mưa, về nước dỡ xuống thì nước mưa làm bay mất tên liệt sỹ, thế là ra vô danh cả. Thế là lên án, là kỷ luật v.v..
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #347 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 10:04:54 am »

Hi...hi...Tôi chưa bao giờ là người nổ súng trước do vậy không có chuyện bắn lầm trong những trường hợp này. Còn nói rộng ra thì chắc là ...có
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2008, 08:21:22 am gửi bởi Tunguska » Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #348 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 11:08:59 am »

Có bắn lầm cũng thông cảm thôi ;hồi cuối năm 79 ,tại cung đường từ cầu Tưcthala đi ga Sôphi (đường đi NiMich ),cách ga Sôphi khoàng 1,5 km có 01 lỏm rừng gọi là đôm pô ;lõm rừng này thường xuyên có dân K mắc võng ngủ ,ban ngày mình xach súng đi cải thiện thấy đám dân này toàn thanh niên ,hỏi tiếng Miên thì tụi nó nói "chầm chấp trây" ,nhưng cách mắc võng thì rất giống lính ,ban ngày đoạn đường có D25 đi rà mìn thông đường trước khi xe chạy ,có 01 bửa xe D29 Sư tổ chức đi tát cá cải thiện ở gần chốt SôPhi ( chốt SôPhi có 01 trung đội công binh D25 và 01 tổ D26 mình ở ) ;lúc đi thi không sao ,nhưng lúc về thì bị mìn ,mìn tụi nó đặt dưới 01 cái ổ gà ,đậy lên bằng 01 tấm ván như để chống lầy (vì là đường nhựa nên không thể đào đường để chôn ) ;đi 02 xe ,xe trước bị mìn nổ,chung quanh xe ,hai bên đường lúc đó dân Miên đi bộ khoãng hơn 20 người ,xe đi sau xả súng bắn thẳng vào đám dân ,sau đó xuống xe quan sát thì dân chỉ bị thương vài mạng ,nhưng nếu không có xe đi sau thì tụi dân kia sẽ biến thành ...dân công khiêng chiến lợi phẩm ,chắc chắn trái mìn kia được gài chưa được 10 phút.
Sau này Nở A mình cũng bị phục tại gần chổ trên ,kết quả ....thằng Đáp (quê Thái Bình ,lính 78)bị 01 viên thủng bọng đái ,khiêng về chốt cầu Tức Tha La thì chết
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #349 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:42:55 pm »

Năm 1980, lính tráng bên K bắt đầu rơi vào tình cảnh thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Chúng tôi ở Hậu cần sư đoàn mà cũng đã bắt đầu phải ăn độn...đậu xanh. Lúc đầu cũng dễ ăn. Mình cứ nghĩ là giống như ngày tết, Mẹ có nấu đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét mà mình thó được một nắm. Đậm đậm, bùi bùi... ngon đáo để. Nhưng đến khi phải ăn trừ bữa bằng đậu xanh thì ... ớn luôn. Cũng may mà thời gian thiếu thốn ấy kéo dài không lâu.
Để tăng thêm thức ăn cho bộ đội, nhất là các đơn vị đóng gần sư đoàn. Phòng Hậu cần đã hợp tác với dân Khơme sống ven sông Tonlesap tổ chức đánh bắt cá. Dòng sông Tonlesap và Biển hồ quả là một vựa cá khổng lồ. Mùa mưa, Biển hồ dâng nước tràn lên khắp các cánh rừng ven hồ. Lũ cá thi nhau sinh sôi trong các cánh rừng ngập nước đầy ắp thức ăn. Chúng lớn nhanh như thổi. Đến mùa khô, Biển Hồ thu nhỏ lại chỉ còn 1/10 diện tích. Cá từ các cánh rừng đổ về Biển Hồ và các lạch sông. Cá tra, cá lóc trắng, lóc đen, cá hô, cá chẻm, cá chày, cá trôi... trên là trời dưới là cá. Bộ đội lập các chốt đóng ở những vị trí ngã ba các rạch sông bảo vệ địa bàn đánh bắt cá cho dân. Ăn chia theo tỷ lệ 40/60, bộ đội lấy 40 %. Trung bình mỗi tháng, chúng tôi được chia khoảng 250 tấn cá. Cá tươi cấp thẳng cho các đơn vị, cá mang về đổ ra sân bay phơi làm cá khô, làm nước mắm.... Cả đường băng sân bay Congpôngchnang ngập toàn cá lá cá.
Vậy, người dân Khme họ đánh bắt cá như thế nảo? Câu cá, quăng lưới... Không, sai hết. Họ dùng búa gỗ đóng những cây gỗ lớn xuống lòng sông. Cứ cách 5 mét đóng một cọc, đóng ngập xuống đáy lòng sông, phần trên còn nhô lên mặt nước khoảng 4,5 mét. Dùng một loại dây rừng gọi là dây Trại ( càng ngấm nước càng dai ) đan kết hợp với tre tạo thành những tấm phên lớn chặn xuống lòng sông. Cả dòng sông được ngăn lại chỉ hở ra 1, 2 cửa gọi là cửa đáy. Ở đó họ quây lưới và... xúc cá. Cá nhiều đến nỗi cứ một hai tiếng, nếu xúc không kịp thì phải xả đáy lưới ra một lần để xả cá xuống hạ lưu, kẻo cá dồn về làm rách đáy. Xúc đầy những ca nô loại lớn lại chạy vào bờ đổ lên xe của D29 chạy về sân bay. Cả đêm, chúng tôi cứ rầm rập chở cá về lên kế hoạch cung cấp cho các đơn vị, không chia hết thì đổ ra sân bay làm nước mắm và phơi khô. Cá chỉ đổ về nhiều vào các đêm từ mùng 8 âm lịch đến hết ngày 15 âm lịch là bắt đầu ít dần và chỉ đổ về đêm chứ ban ngày thì không có.
Lũ chúng tôi khi đó bữa ăn chỉ toàn cá là cá. Cá nướng, cá kho, nấu canh chua, nấu cháo cá... Thằng nào trực nhật thì quả là khố nạn vì ... cá.
Một hôm, phiên tôi trực nhật. Thằng Đạt " Thái lọ " nó đi áp tải cá mang về bắt tôi phải làm một con cá Hô nặng chừng 30 kg. Vẩy cá Hô to bằng ba ngón tay, cứng như đá. Tay tôi bị thương cầm dao không chắc nên không thể nào mổ được con cá. Cuối cùng, tôi phải bảo thằng Thanh - đồng hương Thanh trì - nó làm giúp, trầy trật mãi hai đứa mới làm được con cá cho anh em ăn. Tôi " căm " thằng Đạt lắm. Tôi chờ đến phiên thằng Đạt trực nhật, tôi và thằng Thanh đi lấy về hai bao tải toàn cá rô đuôi hồng ( một loại cá rất ngon nhưng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay ) về bắt thằng Đạt làm. Làm suốt từ sáng đến trưa vẫn chưa hết số cá tôi và thằng Thanh mang về. Thằng Đạt ngồi dưới bếp khóc hu hu.... ( Anh em đã ra " sắc lệnh " thằng nào trực nhật phải làm hết những thứ mà anh em đi " cải thiện " được ) vừa khóc vừa chửi là hai thằng chó khố nạn... nó thù tao đây mà......
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM