Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:51:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ Tam Tam  (Đọc 367056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 01:28:14 pm »


Bỗng nhiên, có rất nhiều rất nhiều những chiếc phong bì bay lấp loá trong ánh đèn đường vàng vọt khi mờ khi tỏ. Thư, thư nhiều quá các bạn ạ. Thì ra lũ lính tráng trên xe tung thư xuống mặt đường. Thì ra, mấy hôm vừa rồi cấm trại, chúng nó tranh thủ viết thư về cho người thân, bây giờ chúng đem ra tung xuống đường phố. Cả đoàn xe lính hét lên ầm ĩ :
- Bà con ơi, cô bác anh chị ơi. Chúng tôi là Bộ đội trên đường đi chiến đấu. Mong bà con nhặt và bỏ vào thùng thư giúp chúng tôi với.
Thế là người dân đi đưòng ùa nhau nhặt. Người đang đi xe đạp trên đường dừng xe nhặt, người dân trong nhà cũng lao ra nhặt, người già nhặt, trẻ em cũng tranh nhau nhặt. Cảnh tượng ấy thật vô cùng ý nghiã và xúc động. Những bàn tay cầm đầy phong bì thư của chúng tôi còn đưa lên vẫy vẫy  mãi không thôi. Dân Hà nội của tôi đó, những người thân yêu của tôi đó. Xin chào nhé Hà nội ơi. Chúng tôi nguyện sẽ không làm hổ danh Thủ đô yêu dấu.

Khoảng 7 giờ tối, đoàn xe từ từ rẽ vào đường Trần hưng Đạo và dừng hẳn trước quảng trường Nhà hát nhân dân ( Cung Văn hoá Hữu nghị bây giờ ).
- Tất cả các đồng chí ở nguyên trên xe, không có lệnh, không đồng chí nào được xuống.
Tiếng ông cán bộ dẫn quân đi oang oang ra lệnh.
Trên xe, chúng tôi ồn ào bàn tán. Bỗng có thằng la lớn :
- Bà con cô bác ơi, chúng tôi là lính Hà nội đang trên đường hành quân đi chiến đấu. Nhờ bà con cô bác báo giúp cho gia đình chúng tôi với.
Thế là có bao nhiêu người dân gần đó, những người bán hàng lặt vặt trước cổng nhà hát, những đôi tình nhân đang đèo nhau đi " bát phố ", tất cả, tất cả đều xúm lại vây quanh đoàn xe quân sự của chúng tôi. Tiếng nhắn nhủ, tiếng gọi nhau ầm ĩ cả một góc phố. Tôi nhìn thấy một đôi anh chị đèo nhau trên chiếc xe Phượng hoàng ghé lại gần. tôi hét tướng lên :
- Anh chị ơi, cho em nhờ tí chút.
Họ dừng lại và nghe tôi nói :
- Em nhờ anh chị giúp em tới báo cho gia đình em ở ngay Phố Lê Thái Tổ, gần hiệu kem Bốn mùa. Nhanh lên anh chị nhé. Bọn em dừng chân ở đây không lâu đâu.
Hai người nhanh chóng phóng xe vút đi. Tôi yên tâm chờ đợi. Thằng Minh, thằng Long không biết có nhờ được ai không nhỉ? Trong lúc cuống quýt, ồn ào tôi cũng chẳng có tâm trạng nào mà để ý đến chúng nó.
Một lúc sau, tôi nhìn thấy Bố tôi đi cùng thằng em út đi xe đạp tới. Tôi mừng rỡ vẫy gọi rối rít.
Đúng lúc ấy có lệnh xuống xe để vào ga lên tàu. Tôi tập trung toàn tiểu đội ( à, trước khi hành quân, tôi được tạm cử làm A trưởng để duy trì kỷ luật hành quân ) theo bước của toàn đơn vị đi ra ga Hàng cỏ. Bố và em trai tôi cũng dắt xe theo sau, vừa đi vừa thì thào nói chuyện. Thằng em tôi vừa theo Bố tôi đi Quảng ninh về, nó đội trên đầu chiếc mũ cói đan rộng vành, mặt đen nhẻm cứ nhìn anh mà chẳng biết nói gì, cứ nắm chặt lấy tay anh lắc lắc. Bố tôi căn dặn nhiều điều, nào giữ gìn sức khoẻ, nào vào đến nơi phải viết thư ngay về cho Bố mẹ, nào phải nhanh nhẹn, bình tĩnh vv ..và vv. Chẳng gì ông cụ cũng là lính Điện biên năm xưa nên có vẻ bình tĩnh lắm. Nhưng tôi biết, dưới cái vẻ bình tĩnh và can trường ấy là một nỗi lo đến thắt ruột cho cái tính mạng của thằng con trai cả vừa mới tròn 19 hoa niên.
- Đại đội hàng dọc, trung đội hàng dọc. Tất cả theo thứ tự.... theo tôi.
Tiếng cán bộ dẫn quân vang lên dứt khoát. Đã đến giờ chia tay rồi, cả đoàn quân rùng rùng chuyển động. Tôi vội nắm chặt tay Bố và em mà chẳng nói lên lời rồi chạy lên đứng đầu tiểu đội. Nước mắt nhạt nhoà... Tôi vốn là người rất hay xúc động nhất là trước những cảnh chia ly.

Cảm động quá bác Thọ ơi,thuở đó bọn em mới đang là học sinh cấp 1. Em vẫn nhớ như in những hình ảnh này. Người dân mình tốt thật, cạnh nhà em co 2 chị, đi đưòng cũng nhặt được những là thư như vậy, các chị ấy còn đạp xe đến tận nơi để đưa hộ thư. Một chị đã xây dựng gia đình với 1 trong những anh lính thả thư do gia dinh anh ấy rất quý chị, đã giữ liên lạc liên tục, sau đó anh kia về phép, gặp nhau, yêu nhau, rồi khi anh ấy ra quân , họ đã lấy nhau.
ÔI Hanội hào hoa và anh dũng của chúng tôi.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 01:43:06 pm »

Mười năm mà vật đổi sao rời quá. Mười năm sau ngày bác Thọ nhập ngũ, cũng cảnh bộ đội lên đường đi chiến đấu, không có cảnh ném thư bà con ùa ra nhặt, mà chỉ còn cảnh nhân dân phẫn nộ ném đá lên xe bộ đội mỗi khi xe qua.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
nguoilinh
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 04:34:05 pm »

Ngày em nhập ngũ lúc đọc tên lên xe không hiểu sao nước mắt em cứ tuôn mà giữ mãi không được,, rồi đến ngày ra biên giới sau khi huấn luyện tân binh , em ở dạng được cho đi học y tá vậy mà khi đọc tên lên xe vẫn thấy có tên mình ..giận quá nước mắt cứ rơi cho đến khi xe chạy được khoảng 100km mới chán quá hết nước mắt.....yếu đuối quá phải không các bác..
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 07:27:11 pm »

Mười năm mà vật đổi sao rời quá. Mười năm sau ngày bác Thọ nhập ngũ, cũng cảnh bộ đội lên đường đi chiến đấu, không có cảnh ném thư bà con ùa ra nhặt, mà chỉ còn cảnh nhân dân phẫn nộ ném đá lên xe bộ đội mỗi khi xe qua.

Nhân dân mình vẫn tốt lắm Cao Sơn à. Chẳng qua, khi thời bình những ham muốn vật chất nó che phủ bớt đi những bản chất tốt đẹp ẩn chứa ở bên trong mà thôi. Còn khi đất nước vướng vào vòng binh lửa, nhân dân vẫn sẽ là " luỹ tre xanh " che phủ bóng mát để lớp lớp các binh đoàn "anh bộ đội Cụ Hồ " nương náu.
" Mẹ ngồi đó dưới mưa, che đàn con nằm ngủ, canh từng bước chân thù " cơ mà.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2008, 09:23:57 pm gửi bởi lethaitho » Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
nguoilinh
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 08:11:24 pm »

Mười năm mà vật đổi sao rời quá. Mười năm sau ngày bác Thọ nhập ngũ, cũng cảnh bộ đội lên đường đi chiến đấu, không có cảnh ném thư bà con ùa ra nhặt, mà chỉ còn cảnh nhân dân phẫn nộ ném đá lên xe bộ đội mỗi khi xe qua.

Nhân dân mình vẫn tốt lắm Cao Sơn à. Chẳng qua, khi thời bình những ham muốn vật chất nó che phủ bớt đi những bản chất tốt đẹp ẩn chứa ở bên trong mà thôi. Còn khi đất nước vướng vào vòng binh lửa, nhân dân vẫn sẽ là " luỹ tre xanh " che phủ bóng mát để lớp lớp các binh đoàn "anh bộ đội Cụ Hồ " nương náu.
" Mẹ ngồi đó dưới mưa, che đàn con nằm ngủ, canh từng bước quân thù " cơ mà.

Bác tiếp đi...anh em đang muốn xem con đường của bác thế nào ?
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 10:40:31 pm »

... Các chú lính sau một buổi chiều vừa hành quân, vừa trải qua quá nhiểu xúc cảm của buổi chia tay bây giờ đã bắt đầu thấm mệt. Đó đây, nhiều chú đã ngủ ngà ngủ gật mặc cho tiếng bánh sắt rít ầm ĩ trên đường ray. Có thằng lấy tấm nilon trải ngay ra trên sàn tàu giữa lối đi đánh ngay một giấc. Cả đoàn tàu quân sự toàn lính " sợ gì bố con thằng nào " !!!? Ba thằng chúng tôi vẫn chưa ngủ, cái xúc cảm của cuộc chia tay vẫn còn rất mạnh mẽ làm chúng tôi chẳng thể nào nhắm mắt được.
Kịch kịch...kịch kịch...kịch kịch, tiếng bánh xe lăn trên đường ray vẫn vọng tới đều đều như cố ru chúng tôi chìm vào giấc ngủ.
Khoảng 12 giờ đêm ngày 20.05, chúng tôi đến ga Biên hoà. Tất cả chúng tôi được lệnh xuống tàu. Thành phố Biên hoà đã chìm trong giấc ngủ, phố phường im ắng, chỉ còn tiếng những bước chân hối hả của đoàn bộ đội chúng tôi hành quân trong đêm. Hơn một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã tới cổng trạm giao liên Long bình. Mệt mỏi rã rời, chẳng ai bảo ai chúng tôi ngả ba lô nằm ngổn ngang ngay trên con đường dẫn vào cổng trạm. Bọn vệ binh gác cổng nhất định không mở cổng cho chúng tôi vào bên trong vì chưa có lệnh. Ngủ cái đã. Lũ chúng tôi gối đầu bằng chiếc ba lô, đánh thẳng cẳng một giấc đến sáng.
Trời đã sáng bảnh, sau khi cán bộ dẫn quân làm xong thủ tục, chúng tôi lục tục đổ quân vào binh trạm. Chao ôi, sao mà lớn đến vậy. Cái tổng kho Long bình mà tôi từng nghe nói bây giờ hiển hiện ngay trước mắt tôi. Hàng rào giây thép gai có đến hàng chục lớp. Nào bùng nhùng, nào cũi chó, cũi lợn, nào hàng rào B40 tầng tầng lớp lớp. Tôi chợt nghĩ đến những chiến tích vang dội của bộ đội đặc công năm trước đã từng tung hoành trên cái mảnh đất mà tôi đang đứng. Đang ngơ ngác nhìn ngắm và hồi tưởng, tôi giật mình khi thằng Long vỗ vào vai :
- Này, vào nhận chỗ ở rồi đi tắm giặt một cái cho nó tỉnh người.
Thằng Long " thần sầu " đã nhanh chóng hỏi thăm được nơi có giếng nước. Tôi và Minh lẽo đẽo đi theo nó vào nhận phòng ở. Những căn nhà lợp tôn trống hoếch trống hoác, gió thổi ù ù mang theo đầy bụi cát.
Cái giếng nằm ngay bên phải cổng trạm. Giếng to dễ sợ. Có lẽ chưa bao giờ tôi nhìn thấy cái giếng nào to đến thế. Thành giếng làm bằng những tấm tôn cong cong của Mỹ, có lẽ nó được tận dụng từ những tấm tôn dùng để lợp vòm cho nhà chứa máy bay thì phải. Vậy mà phải dùng đến ba bốn tấm mới quây hết được chiếc thành giếng. Bộ đội chen chân đầy xung quanh thành giếng để tắm giặt. Cũng may mà ở trên thành giếng buộc cố định rất nhiều gầu múc nước nên chúng tôi tắm giặt rất nhanh. Chỉ tội nước giếng đục như nước sữa, chẳng biết là nước sạch hay bẩn.
Tắm xong, tôi và Minh đi lang thang trên những con đường chạy ngang dọc trong binh trạm. Một vài chiếc xe chở khách của binh trạm đang chất đồ lên nóc xe, mấy đồng chí bộ đội chắc được đi phép ra Bắc đang tranh thủ chằng buộc lại con búp bê trên nóc ba lô. Tôi thầm ước ao không biết đến bao giờ mình cũng được như họ.
Buổi trưa, trong binh trạm nóng kinh người. cả cái tổng kho rộng mênh mông mà chẳng có lấy một bóng cây xanh nào. Cái nóng từ trên mái tôn hắt xuống, cái nóng từ dưới đất hắt lên, cái nóng theo gió thổi qua những ô cửa sổ không cánh. Nóng không thể ngủ được, nóng đến nhược cả người.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2008, 12:06:13 am gửi bởi lethaitho » Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #26 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 12:57:31 am »

Sáng sớm hôm sau, sau khi ăn xong bữa sáng tôi rủ Long và Minh đi ra ngoài chơi. Ba thằng chúng tôi theo sự chỉ dẫn của mấy ông lính ở trong binh trạm, lần theo lối " cửa mở " chui rào thoát được ra ngoài. ( " cửa mở " là từ ngữ chỉ những lối mòn xuyên qua các lớp hàng rào kẽm gai, bãi mìn do lính tráng muốn ra ngoài tự mở lấy ). Ngã ba Tam hiệp lèo tèo vài ba quán xá, nhiều nhất là nước mía đá, nhưng chiếc xe đẩy bán nước mía giăng hàng bán ở khắp nơi. Tôi mua ba bịch nước mía đá cho ba đứa. Chà chà, ngọt và mát lịm. Lần đầu tiên tôi được uống nước mía như thế này. Lúc ấy, ở ngoài Bắc làm gì đã có. Và bánh mỳ kẹt thịt, những chiếc bánh nhỏ thôi nhưng nóng giòn và thơm ngon vô cùng. Ba đưa chúng tôi cái gì cũng ăn, cũng thử. Ngon và lạ miệng, ở ngoài Bắc đang phải ăn bo bo, cơm độn. Vào đây sẵn tiền của gia đình vừa " tắc tế " ba chúng tôi tự cho phép mình xả láng đôi chút trước khi bước vào cái tương lai mà chẳng thằng nào đoán định trước được.
Tôi nhìn thấy những chiếc xe lam, xe ô tô loại Daihatsu nhỏ chở khách, trên thành xe đề tuyến Tam hiệp - Sài gòn. Không phải suy nghĩ gì lâu la, tôi nhanh chóng ra quyết định: Lên xe. Chỉ khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đã có mặt tại Ngã tư Hàng Xanh. Sài gòn đây rồi, thành phố Hồ chí Minh đây rồi. Ba chúng tôi lang thang đi bộ, tôi tạt vào bưu điện Hàng Xanh gửi một bức điện về báo cho gia đình là tôi đã vào đến nơi an toàn. Thằng Minh, thằng Long chẳng thấy chúng nó gửi thư từ hay điện đóm gì cả. Thậm chí, chúng nó còn đứng ở ngoài chờ tôi mà chẳng thèm vào. Thôi kệ chúng mày.
Sở thú, đại sứ quán Mỹ, dinh độc lập .. chúng tôi cứ lang thang đi bộ, ngắm nghía ngước nhìn, trông chẳng khác gì " bò đội nón ". Rồi buổi trưa, cũng lại chễm chệ vào một nhà hàng, tôi nhớ không nhầm thì nó ở góc đường Đồng khởi và Sương Nguyệt Ánh bây giờ. Cũng khăn dải bàn trắng muốt, cũng ghế dựa đàng hoàng như ai.
- Cho xin ba tô hủ tiếu . Tôi dõng dạc gọi.
Cũng lại lần đầu tiên được ăn hủ tiếu. Là lạ, ngon ngon. Vèo một cái, ba tô hủ tiếu chui tọt vào ba cái dạ dày đang sôi lên sùng sục vì đói. Chẳng bõ bèn gì nhưng chẳng nhẽ lại gọi mỗi thằng thêm... ba bát nữa. Ngượng chết.
Ba chú bộ đội, sao tiết chỉnh tề, quân hàm " chuẩn tướng " lại tiếp tục lang thang cho đến nửa buổi chiều rồi quay về ngã ba Tam Hiệp. Với tinh thần tiến công liên tục như lời hứa trước Bộ tư lệnh sư đoàn bữa trước, vừa nhìn thấy quán có tấm biển đề : " A, xin mời Cầy tơ bảy món " ở ngay xế cổng binh trạm. Tôi liền cùng hai chiến hữu lập tức xung phong. Ra khỏi quán, trời đã nhập nhoạng tối. Chúng tôi " chân nam đá chân siêu " loạng choạng trở về căn cứ.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
haxd34
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 11:18:50 am »


Bỗng nhiên, có rất nhiều rất nhiều những chiếc phong bì bay lấp loá trong ánh đèn đường vàng vọt khi mờ khi tỏ. Thư, thư nhiều quá các bạn ạ. Thì ra lũ lính tráng trên xe tung thư xuống mặt đường. Mấy hôm vừa rồi cấm trại, chúng nó tranh thủ viết thư về cho người thân, bây giờ chúng đem ra tung xuống đường phố. Cả đoàn xe lính hét lên ầm ĩ :
- Bà con ơi, cô bác anh chị ơi. Chúng tôi là Bộ đội trên đường đi chiến đấu. Mong bà con nhặt và bỏ vào thùng thư giúp chúng tôi với.
Thế là người dân đi đưòng ùa nhau nhặt. Người đang đi xe đạp trên đường dừng xe nhặt, người dân trong nhà cũng lao ra nhặt, người già nhặt, trẻ em cũng tranh nhau nhặt.

đọc đoạn này thật cảm động, buồn cười thật tự nhiên mình lại khóc
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 02:03:43 pm »

Rồi buổi trưa, cũng lại chễm chệ vào một nhà hàng, tôi nhớ không nhầm thì nó ở góc đường Đồng khởi và Sương Nguyệt Ánh bây giờ.

Hihi, bác nhớ nhầm, Đồng Khởi đâu có cắt Sương Nguyệt Ánh. Có thể bác nhớ Mạc Thị Bưởi thành Sương Nguyệt Ánh vì cả hai cùng là... nữ Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 07:40:15 pm »

Xác nhận là bác lầm!

Chính quyền cũng lầm khi tên người ta là Sương Nguyệt Anh mà cứ Sương Nguyệt Ánh!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM