Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:21:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 300807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 11:52:54 am »

Mời đọc trích đoạn bài viết của ông Dương Danh Dy. cựu cán bộ ngoại giao.(bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

"....Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Việt Nam có trên 1.300 km biên giới trên bộ với Trung Quốc, ngoài ra với hơn 3.000 km bờ biển, án giữ Biển Đông, chúng ta là nước duy nhất (không kể Đài Loan) có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập ASEAN, bình thường quan hệ với Mỹ, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã có vai trò đáng kể ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực mà Trung Quốc không thể xem thường. Mặc dù hai nước đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng qua những diễn biến kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, có thể thấy:

- Yêu cầu tối đa của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ).

- Yêu cầu trung bình của Trung Quốc là không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

- Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc.

Cần thấy thêm là ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay (và có thể thế hệ sau), không tin ta, một bộ phận Trung Quốc nhất là thế hệ trẻ không còn cảm tình với ta như trước (do bị giáo dục sai lệch từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đến nay), khi muốn “gây sự” với Việt Nam, Trung Quốc không cần phải chuẩn bị dư luận nội bộ. Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta.

3. Việt Nam nên nhận thức Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc là một nước lớn (sẽ trở thành siêu cường) láng giềng chung đường biên giới trên bộ – biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng Trung Quốc trong mười mấy năm qua.

Trung Quốc là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề “nạn kiều” (280.000 người rời Việt Nam, trong đó có những người có công với cách mạng Việt Nam) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong Trung Quốc (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, Trung Quốc không thiếu con bài để sử dụng.

Trung Quốc không còn chung ý thức hệ với Việt Nam. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, “Đồng chí” đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua Trung Quốc chưa giúp được nước nào phát triển cả.

 Những người lãnh đạo Trung Quốc và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ ..."


Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 01:02:48 pm »

Bạn q.trung à, tất nhiên là tôi hiểu bạn muốn nói gì, nhưng có nhất thiết là khi nói đến Trung quốc là phải nói đến đối đầu không  Angry , chuyện mâu thuẫn đối kháng giữa các quốc gia láng giềng láng tỏi với nhau là chuyện muôn thủa không đời nào là không có. Tôi hiểu Bác menthuong muốn mở topic này là để mọi người cùng tham gia viết về những gì mà mình biết đất nước Trung quốc xưa và nay trong mọi lĩnh vực từ lịch sử phát triển, nền kinh tế, ngoại giao, quân sự,láng giềng..vv và có thể hiểu sâu hơn là " muốn đánh được kẻ thù thì trước hết phải hiểu được kẻ thù ..." tôi viết thế có phải không Bác menthuong. Có gì sai trái, không phải trong nhận thức mong Các Bác lượng thứ !
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:07:17 pm »

Còn trẻ như dong co mà có suy nghĩ như vậy là tốt đấy chứ, cảnh giác vẫn hơn mà ,chỉ sợ có người lớn đùng mà không nghĩ được như lớp trẻ.
Đúng quá! Dân ta có bài học từ xa xưa và chắc chẳng ai quên truyền thuyết Mỵ Châu và chuyện lịch sử Trần Quốc Toản cả.
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:23:21 pm »

Bạn q.trung à, tất nhiên là tôi hiểu bạn muốn nói gì, nhưng có nhất thiết là khi nói đến Trung quốc là phải nói đến đối đầu không  Angry , chuyện mâu thuẫn đối kháng giữa các quốc gia láng giềng láng tỏi với nhau là chuyện muôn thủa không đời nào là không có. Tôi hiểu Bác menthuong muốn mở topic này là để mọi người cùng tham gia viết về những gì mà mình biết đất nước Trung quốc xưa và nay trong mọi lĩnh vực từ lịch sử phát triển, nền kinh tế, ngoại giao, quân sự,láng giềng..vv và có thể hiểu sâu hơn là " muốn đánh được kẻ thù thì trước hết phải hiểu được kẻ thù ..." tôi viết thế có phải không Bác menthuong. Có gì sai trái, không phải trong nhận thức mong Các Bác lượng thứ !

Mr Ngân@ Chưa ai nói là" nói đến TQ là nói đến đối đầu" cả, dân tộc ta có truyền thống hòa hiếu từ nhiều đời, trừ Lý thường Kiệt xuất quân đánh phá Ung châu để chặn đứng hiểm họa xâm lăng của quân Tống thì chúng ta chưa bao giờ xâm lược TQ, kể cả khi đánh thắng giặc Tàu xâm lược thì cha ông ta cũng ngay lập tức có động tác ngoại giao phù hợp, như thế không có nghĩa là sợ sệt, quỵ lụy họ, trò đời mềm nắn rắn buông, khi ta tỏ ra hèn kém yếu mềm thì đối phương sẽ lấn tới, tôi tin là rất nhiều người gét kiểu miệng nói một đàng tay làm một nẻo, ta không muốn đối đầu nhưng nhìn chiến sỹ Hải quân chết gục dưới làn đạn 'bạn bè" ở Trường sa thì con tim Việt nào không sục sôi.
 Tôi đồng ý muốn đánh thắng kẻ thù trước hết phải hiểu được kẻ thù, đây là binh pháp Tôn ngô đấy.Nguyên thủy nó là "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng" nhưng thú thực là mọi người đâu cần biết TQ có nhà tù to thế, nhốt được nhiều người làm to của TQ thế, năm 1966-67 chúng tôi cũng có ở TQ vài năm, nơi chúng tôi ở có một quả núi, trèo lên đó nhìn ra xa có thể nhìn thấy sân bay quân sự Quế lâm, vài ngày sau có một chiếc bảng cảnh báo không được trèo lên nữa, họ đề phòng các chàng trai VN  16,17 tuổi làm gián điệp,thu thập tin tức tình báo Shocked .hồi đó tình hữu nghị thắm thiết keo sơn hơn nhiều.
 Nói vậy chỉ để góp ý với MT viết bài cho hay hơn mà thôi, lời nói thẳng khó nghe nhưng không phải đá ném vào đâu, đá ném thì đau còn lời nói không thuận tai thì không đọc là xong. Mong bạn viết được nhiều bài hay hơn nữa
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 02:37:28 pm »

Những năm 1970 chúng tôi đã nghe loáng thoáng bài thơ này của nhà thơ Tố Hữu nhưng chưa thuộc và chưa được đọc nguyên văn. Nay tìm thấy trên mạng lại gần với chủ đề tôi nêu ra xin cóp rồi dán lại đây để bạn nào quan tâm cùng xem.

Tâm sự
(Trả lời một bạn văn nước ngoài)

- Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?

Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.

- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"

Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.

(2-1967)  
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 04:16:12 pm »

Tôi đồng ý muốn đánh thắng kẻ thù trước hết phải hiểu được kẻ thù, đây là binh pháp Tôn ngô đấy.Nguyên thủy nó là "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng" nhưng thú thực là mọi người đâu cần biết TQ có nhà tù to thế, nhốt được nhiều người làm to của TQ thế, ....
 Nói vậy chỉ để góp ý với MT viết bài cho hay hơn mà thôi, lời nói thẳng khó nghe nhưng không phải đá ném vào đâu, đá ném thì đau còn lời nói không thuận tai thì không đọc là xong. Mong bạn viết được nhiều bài hay hơn nữa

1. Cái chữ mầu đỏ thứ nhất đấy không phải nguyên thuỷ của Tôn Tử, mà do dân gian hoá ra như vậy. Nguyên văn nó ở Câu cuối cùng chương 3 như sau: 故曰:知彼知己,百戰不殆;不知彼而知己,一勝一負;不知彼,不知己,每戰必敗 ("tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại") được hiểu là: Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.(http://vi.wikipedia.org/wiki/Binh_ph%C3%A1p_T%C3%B4n_T%E1%BB%AD)

2.  Các chữ mầu đỏ thứ hai chắc bạn cũng đã hiểu ý tôi, nhưng gợi ra để tôi nói thẳng chứ gì. Đất nước TQ bao la, người đông thì thiếu gì chuyện nói và đầy người nói rồi! Tôi muốn tìm cái mà ít người nói đến. Hơn nữa điều đó chứng tỏ TQ có những vấn đề nội bộ cần giải quyết nên không phải lúc nàp cũng vô địch, ý muốn của người lãnh đạo không phải lúc nào cũng muốn là được. Các lân bang phải biết điều đó, đơn giản thế thôi chứ ai dại gì mất công đi quản cáo, quảng bá cho họ mà cũng chẳng ai khiến!

3. Nghiên cứu, nói về Trung Quốc, hiểu về Trung Quốc trên nhiều phương diện chúng ta nên tìm đọc các bài viết của ông Dương Danh Dy. Ông từng trả lời và đăng trên : http://www.viet-studies.info/kinhte/DDDy_VietTrung_RFA.htm là: “Đúng là có môt thời số đông người ở miền Bắc do những điều kiện hạn hẹp về thông tin, hạn hẹp về tiếp xúc với thế giới chỉ thấy Trung Quốc là nước ở gần, cùng chung cảnh ngộ với mình. Sau khi giành được thắng lợi họ xây dựng thành công họ có những kinh nghiệm này nọ cho nên không ít những người Việt Nam gửi gấm lòng tin vào đó và cũng cho Trung Quốc là một điển hình để mình có thể noi theo được. Nhưng sau một số những thất bại cụ thể của Trung Quốc trong phong trào “nhảy vọt lớn”, trong phong trào “trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng”, phong trào “công xã nhân dân” trong “toàn dân làm gang thép”…thì đã khiến rất nhiều người Việt Nam tỉnh ngộ. Người ta thấy rằng những chuyện học tập của ông bạn này phải cảnh giác."

Đấy là nhận xét của nhà ngoại giao kỳ cựu trên tầm bao quát, còn tôi, với tư cách là một công dân chỉ biết viết ra những điều mình thấy, đọc được và cảm nhận được. Dẫn lại chỉ một đường là xong mà bàn những vấn đề đó thì không đủ tầm, không có tư liệu, bởi "Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính" mà!


Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 06:01:36 pm »

Việt Nam ngày nay là sự kế thừa của nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng trải mấy nghìn năm lịch sử cương vực nước ta đã nhiều lần thay đổi. Để có diện mạo hình chữ S như ngày nay, tổ tiên người Việt đã đổ bao mồ hôi và xương máu. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có thể nói là lịch sử đấu tranh khi công khai, khi ngấm ngầm với nước láng giềng phương bắc để sống còn. Cuộc chiến đó là khó khăn bởi nước ấy vừa sớm phát triển, vừa rộng diện tích, vừa đông người và luôn muốn nhiều thêm. Nhưng bản thân “Thiên triều” cũng không phải từ đầu và liên tục thống nhất nên đã có nhiều vương quốc tranh chấp đất đai với con cháu Vua Hùng và khuyến khích các vùng biên giới Việt-Trung ly khai với trung ương Đại Việt.

Ngược dòng lịch sử tìm về công cuộc gìn giữ biên cương, mở mang lãnh thổ cũng lắm lý thú. Rất tiếc thời đi học chúng tôi ít được các thầy chỉ rõ và đến nay tài liệu cũng rất khó tìm ở một nơi xa như Lào Cai và đôi khi nhiễu loạn bởi những toan tính khác nhau.

Nhưng một thực tế thống nhất là trong lịch sử quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”.
 
Điều đó trước hết phát xuất từ lịch sử của chính Trung Quốc. Trung tâm văn minh cổ, nơi phát tích của nhà nước Trung Hoa nằm rất xa Việt Nam nay và chắc chắn chưa biết tới vùng đất xứ nhiệt đới này. Mãi đến 219 tCn, sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thuỷ Hoàng mới sai Đồ Thư 屠睢 và Triệu Đà 趙佗  chỉ huy 50 vạn quân bình định vùng đất của người Bách Việt và sau đó mới lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Hồ Nam) giáp Việt Nam nay.

Riêng vùng tây nam Trung Hoa mà nay là tỉnh Vân Nam (云南;Yunnan) giáp Lào Cai, đến năm 320 vẫn là nước Điền của thị tộc Thoán 爨, sau đó từ năm 738 là Vương quốc Nam Chiếu 南诏 rồi Vương quốc Đại Lý 大李 (năm 937) mãi đến năm 1276 mới thành một tỉnh của Nguyên Mông do quyết định của Hốt Tất Liệt (Kublai Khan, Khubilai Khan, 忽必烈, 1215–1294). Tuy nhiên phải đến khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398) bắt lãnh tụ Đại Lý, đổi tên nước thành phủ Vân Nam và đặt vệ quân, chỉ huy sứ ti thì vùng này mới hoàn toàn trở thành một tỉnh của Trung Quốc kể từ năm 1398.

Vùng Đông Bắc nước Việt thì vào năm 1038, Nùng Tồn Phúc  (儂存福 được Lý Thái Tông phong ở châu Thảng Do 儻猶州) nổi dậy giết chết Nùng Tồn Lộc (儂存祿 là em Phúc và được phong ở châu Vạn Nhai) chiếm đất, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng đế 昭聖皇帝, lập A Nùng 阿濃 làm Ninh Đức Hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc (長期國,Chang Qi Guo) rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi dẹp, bắt được Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Tri Thông đem về kinh xử tử. Tới năm Tân Tị (1041) Nùng Trí Cao (儂智高; 1025-1055, là con Tồn Phúc) cùng với mẹ lấy lại được châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Ðại Lịch 大曆國, sau lại đổi thành Nam Thiên Quốc 南天國 với cương giới gần phủ kín hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Mãi đến năm 1055 nhà Tống bên Trung Hoa và nhà Lý bên Đại Việt mới dẹp được yên vùng này.

Do đó từ xa xưa không phải Việt-Trung đã có chung đường biên và quan hệ giữa Việt và Trung có thời kỳ là quan hệ của Việt với các lãnh chúa, hay tiểu quốc vùng Hoa Nam. Hoặc có những vùng mà triều đình chính thống cả hai bên cũng không với tới mà nó nằm trong vùng ảnh hưởng của các tù trưởng địa phương,  quan lại cát cứ hay các tiểu quốc.

Chính vì vậy mới có chuyện vào thế kỷ XIII sứ thần Nguyên Mông sang Việt “muợn đường đánh lên Đại Lý, đánh xuống Chiêm Thành, đòi cống vật phẩm và nhân tài” bị  nhà Trần bắt . Bởi “Mông Thát dùng đe đọa ngoại giao để vào Đại Việt thì Đại Việt lấy trấn áp ngoại giao đáp lại”. Trước dã tâm và thực tế cuộc Nam chinh của Nguyên Mông, quan quân nhà Trần (陳朝,1225 - 1400) đã đứng lên 3 lần đánh tan đội quân xâm lược nhà nghề này. Nhưng cũng chính triều đại oai hùng này khi suy yếu, vào năm 1384, khi nhà Minh (明朝, Ming; 1368 - 1644) đánh Vân Nam, đòi ta cấp lương thực, đưa lên cho chúng nhà Trần phải nhận lời. Các quan lại làm việc vận chuyển lương thực lên huyện Thủy Vĩ (Lào Cai nay) nhiều người chết vì lam chướng.

Thế mới hay khi vị thế mạnh thì mọi thứ đều vượng! Ngoại giao không phải là việc riêng của giới "quan văn" mà là của chung cả hệ thống chính trị!

Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:23:28 pm »

... nhưng có nhất thiết là khi nói đến Trung quốc là phải nói đến đối đầu không  Angry , chuyện mâu thuẫn đối kháng giữa các quốc gia láng giềng láng tỏi với nhau là chuyện muôn thủa không đời nào là không có... !
Ngược với những đoàn quân sang lấn đất, xâm lăng thực hiện mưu toan sáp nhập của kẻ xấu, của các thế lực bành trướng thì những lúc loạn li, nhiều người dân Trung Quốc bị đàn áp hay mất nước chạy sang đều được dân Việt, trước hết là dân vùng biên cưu mang. Đó là người Thái “thiên di” của người Thái, của dân Tống chạy giặc Nguyên; của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “cải tổ quy lưu” bị thất bại hoặc các tướng lĩnh, nghĩa quân của Thái bình Thiên quốc sa cơ...

Những người không quay lại cố hương, dù là người Thái, người Mông, người Nùng, người Dáy, người Dao, người Hoa đã hoà đồng vào cuộc sống nước Nam. Có người đã có những công lao nhất định với vùng Tây Bắc và nước ta. Vì vậy trên đất này thiếu gì làng Minh Hương, dốc Hoa Kiều, phố Hoa Kiều...

Các dân tộc sinh tụ tại vùng biên, tuy nguồn gốc khác nhau, đến sinh cơ lập nghiệp trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, có phong tục, tập quán, tiếng nói riêng nhưng đều tự giác nhận là con Lạc cháu Hồng, dòng dõi Tiên Rồng. Người dân bản địa cùng những tộc người  từ nơi khác đến trong những giai đoạn lịch sử tiếp sau đã nhanh chóng tập hợp, đoàn kết nhau thành một khối, có sự giao lưu, hỗn dung, kết tụ văn hóa một cách tự giác, biết vừa giữ truyền thống vừa tiếp thu cách tân tạo ra và giữ vững bản sắc văn hóa của cộng đồng, lối sống và truyền thống Việt Nam. Họ đã hoà chung trong cộng đồng Việt Nam cùng nhau xây dựng và bảo vệ bản làng, quê hương, đất nước. Mọi âm mưu li khai hay tự trị hoặc áp đặt quyền cai trị của ngoại bang đều không phù hợp và thực tế đã bị loại bỏ.

Kẻ nào đến đất ta với dã tâm chúng ta cảnh giác và quyết đánh đuổi, người tới với thành ý hoặc sa cơ ta tiếp, cưu mang, chia sẻ. Lẽ sống ấy của người Việt đã có từ ngàn xưa.

Tất nhiên, ngày nay đã có Luật quốc tịch, vấn đề dân tộc, quốc gia đã rành rẽ hơn nên mọi việc không đơn giản như xưa.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 05:43:02 am »

...
Nó có dã tâm thì cần gì lý do, hoặc lý do nào nó cũng oánh  Smiley.

Nhìn đểu mà còn bị đánh nữa là  Smiley

Lợi dụng tình thế còn yếu của Đại Việt, tháng 5/1688 thổ ti Vân Nam đã chiếm nhiều động của 3 châu Bảo Lạc, Quỳnh Mai, Vị Xuyên thuộc đạo thừa tuyên Tuyên Quang và châu Thuỷ Vĩ thuộc Hưng Hoá. Nhà Lê trong các năm 1689, 1690, 1697 đã nhiều lần đòi đất nhưng Tuần phủ Vân Nam là Thạch Văn Thanh không chịu. Trước đó, sau khi bị đánh bật khỏi Thăng Long (1592) nhà Mạc lên vùng núi Cao Bằng lập nghiệp. Để cầu thân với nhà Thanh, Mạc Kính Khoan (1623-1625) đã không chống đỡ để bọn quan lại Hán tộc ở Hoa Nam đã tiếp tục lấn chiếm nhiều động ở vùng biên giới phía Bắc, trong đó có Thủy Vỹ (Hưng Hoá, tức Lào Cai ngày nay) và Vị Xuyên (Tuyên Quang, tức Hà Giang ngày nay). Đến năm 1726, khi thế và lực của Đại Việt đã khá, chiến tranh Trịnh-Nguyễn tạm dừng, Vua Lê Dụ Tông và Chúa An Đô Vương Trịnh Cương mới tích cực đòi lại chủ quyền những vùng đất bị mất. Vua Thanh lúc đó là Khang Hy đã đồng ý trả lại 2 vùng cửa ải này cho nước ta trong đó có mỏ đồng, mỏ bạc lớn bản Nà Ngọ, Tụ Long (theo Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 2000). Nhưng rồi thổ mục Vi Liêm Phúc lại đem dâng đất 3 động của Hưng Hoá cho nhà Thanh, nhà Lê đòi không được. Đến năm 1740 Hoàng Công Thủ chiếm 7 châu của Hưng Hoá ở bờ tây sông Đổ Chú là Tung Lăng, Lễ Toàn, Hoàng Nham, Tuỵ Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khêm Châu. Do sự suy vì của nhà Lê mà 7 châu này bị nhập vaò Vân Nam. Đến khi đánh đuổi quân Thanh (1789), ổn định đất nước, vua Quang Trung mới đòi lại. Rất tiệc vị Hoàng đế quả cảm, thao lược này đã sớm băng trong khi bao dự định còn dang dở!

Mặc dù nổ súng xâm lược nước ta từ 1858 nhưng phải 30 năm sau, khi đánh ra Bắc lần thứ 2 (1882-1884) thực dân Pháp mới đánh chiếm được thành Hưng Hoá (17/4/1884, khi ấy là tỉnh lị của tỉnh Hưng Hoá thành lập năm 1831 gồm đất các tỉnh Tây Bắc nay) sau đó chiếm thành Tuyên Quang (08/5/1884) và tiến lên đánh chiếm các vùng thượng lưu sông Hồng.

Thực ra ý đồ đánh chiếm Bắc Kì nói chung và Lào Cai nói riêng của Pháp đã ấp ủ từ lâu, đặc biệt là sau chuyến khảo sát của Thiếu tướng Dela Grandière ngược sông Mê Công sang Vân Nam (6/1866) sau gần 2 năm mới tới và chết ở đó (4/1868).  Khi đi du lịch, buôn bán bên Trung Quốc một thương gia người Pháp là Jean Dupuis biết có sông Thao từ Vân Nam qua Bắc Kì ra biển rất tiện cho việc thông thương hàng hóa nên nẩy ra ý đồ chiếm đất để tiện đường. Y đã bàn với các quan chức có thẩm quyền ở Thượng Hải, Sài Gòn, Hương Cảng, Hà Nội, Bắc Ninh và đã thực hiện được chuyến chở gạo, muối lên Vân Nam theo đường sông Thao (1872) mặc dù có gặp mọt số trục trặc. Thành công của chuyến đi đã “khích lệ” Thiếu tướng Dupré đánh một bức điện về Pari về kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì và thượng lưu sông Thao.

Sau khi hạ thành Hà Nội (1882), chiếm các tỉnh trung du Bắc bộ nhưng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Kay vẫn do quân Thanh chiếm giữ theo kế sách của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh nên Pháp đã tìm mọi cách ve vãn nhà Thanh để chấp nhận sự “Bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Kết quả là Pháp và Thanh đã kí Hiệp ước Thiên Tân 1884 (giữa Fournier và Lý Hồng Chương) cùng Hòa ước Thiên Tân 1885 (giữa Patenotre và Lý Hồng Chương). Quân Thanh rút hết về nước, Pháp rảnh tay tấn công lên mạn ngược.
 Từ 25/3/1886 Pháp bắt đầu tấn công lên Lào Cai với điểm khởi đầu là làng Nhò (nay thuộc xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng). Sau một số trận chiến với nghĩa quân ở ngòi Nhò, bến Đền, làng Lân, Cốc Sâm...ngày 30/3/1886  đội quân của Đại tá Mô Si Ông mới đánh chiếm được đất Lào Cai. Sau khi toàn chiếm Đông Dương, Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887 và kí với nhà Thanh Hoà ước Thiên Tân 1885, Công ước Constans 1887 và Công ước Gérard 1895. Trong đó, vì muốn mở đường sắt Lào Cai-Vân Nam, buôn bán với vùng Hoa Nam nên Pháp đã cắt 3/4 tổng Tụ Long (750 Km2) của Hà Giang, một phần phía trên Lai Châu vào đất Vân Nam của Trung Quốc.

Như vậy, một số vùng đất của Đại Việt đã bị nhập vào bản đồ bắc triều (trong đó có mỏ vàng Tụ Long) bởi những cuộc gặm nhấm và sau này có sự thông đồng Pháp - Thanh.

Quê ta, trước hết tự chúng ta phải biết giữ, chờ ai được?
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #39 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2010, 05:40:14 am »

... tự dưng nhớ tới 4 câu thơ của cụ Đồ Chiểu:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.


Thảm thương thay cho dân Việt, sau đánh Pháp, đuổi Mỹ lại thế này đây! Angry

Bàn cờ thế lại phải bày ra và không được sa tay để khỏi khổ đàn bà và con trẻ. Đó là mệnh lệnh, là lương tri, là tình cảm yêu nước thương nòi của CCB chúng tôi, không thể nào khoang tay cho giặc đến muốn làm gì thì làm đâu, ...?


Cuộc chiến 02/1979 tình trạng "lơ xơ chạy", "dáo dác bay" diễn ra ngay từ khi tiếng súng chưa nổ!

Những người sinh sống lâu năm ở thị xã Lào Cai (nay là thành phố) kể rằng cuối tháng 11/1977 gia đình ông Sinh ở thị xã gồm 5 người nghe theo tiếng gọi đem tiền của về “xây dựng Tổ quốc” của Đại sứ quán Trung Quốc” đã dùng mảng vượt sông Nâm Thi về bên kia. Tại Hà Khẩu gia đình ông được đón tiếp linh đình, tung hô ầm ỉ khiến nhiều người Hoa ở Lào Cai và sâu trong nội địa ồ ạt vượt biên. Do vậy thị xã Lào Cai lúc đó người Hoa từ các nơi kéo về đông, gây nhiều cảnh hỗn loạn.

Mùa mưa năm 1978 nước sông lên cao, phía TQ vẫn không mở cửa khẩu, nhiều người vượt sông đã bị chết đuối.

Đến 02/5/1978 Đồn Biên phòng Hà Khẩu mới mở cửa để Hoa Kiều qua cầu Hồ Kiều sang Trung Quốc. Song 2 tháng sau phía TQ đã đpơn phương đóng cửa biên giới. Việc làm này làm ùn tắc biết bao người Hoa ở bên này sông Nậm Thi dưới trời năng hè.

Đồng thời bên TQ lại đẩy người sang thị xã Lào Cai; có lúc tập trung đông người tại Hội trường nhân dân, rạp chiếu bóng, khách sạn Đông Phương Hồng bên Hà Khẩu để chuẩn bị đẩy sang Lào Cai.

Kêu gọi người dân đang yên ổn làm ăn ở Viết Nam quay về "xây dựng đất nước" nhưng khi họ tập trung ở biên giới lại đóng cửa, thậm chí sang đến nơi lại bị đẩy quay về. Hậu quả của việc này đổ tất lên đầu người dân!
 
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM