Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:30:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 2  (Đọc 447180 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #360 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 04:39:28 pm »

Ngày 30 Tết Tân dậu
Ngồi phụ cắt, tết lá dừa cùng anh Bình cháo dựng cổng chào cho tiểu đoàn bộ. Mỗi đại đội phải dựng một cổng để đón năm mới. Chiếc cổng xương tre, ngoài đan bằng những tàu lá dừa xanh rất khéo, trông thật đẹp mắt. Đường đi lối lại đã được rẫy cỏ phong quang. Ngày cuối năm, ai cũng cố bận túi bụi. Các trung đội lo chỉnh trang nhà cửa lán trại, lo cải thiện kiếm mồi, kiếm rượu đãi khách. Trung đội thông tin còn lên kịch bản, phân công nhau thằng trước thằng sau xa luân chiến sao đó, để mai khi khách đến sẽ không còn đường về. Không cho “chúng nó” thoát là mục tiêu tối thượng! Thiếu gì thì thiếu, nhất định không thể thiếu rượu. Thằng Vỹ, thằng Ban trố mang thỏ ra suối lột da. Đêm qua lão Nhương với T lé đội đèn đi bắn được 7 con. Loại thỏ này ngoài trảng ven rừng rất nhiều. Chúng tôi đi cắt tranh thỉnh thoảng vẫn gặp cả bầy thỏ con bằng nắm tay. Trông chúng giống như những cục bông xám lăn tròn trên mặt đất. Giống thỏ ngày rằm, trăng sáng rất say đèn. Dưới đại đội 1, Chính tréc với thằng Căn đêm vác gậy dài đi đập cũng chết cả lố. Thế mà lúc xách mấy con thỏ nát về, mặt hai thầy trò nó vên vên thấy ghét, cứ như bắn được heo độc! Bọn đại đội 2 lên cho chúng tôi miếng thịt mễn. Ngoài suất đương nhiên của Ban chỉ huy tiểu đoàn, bao giờ trung đội thông tin cũng phải có phần tử tế. Thói “tham nhũng” do độc quyền hẳn có từ thời đó! Vì nếu không có suất thì từ lần sau đừng có mà lên đây nài nỉ xin pin thải về lắp đèn đi săn. Cắt ngay! Đó là một thí dụ sinh động về chữ “móc ngoặc” thời bao cấp. Có đi có lại mới toại lòng nhau! Chẳng ai chấp nhận một cái tương lai không có mình ở trong ấy, thế thôi! Vậy là mùa xuân thứ ba đời quân ngũ đến một cách đầy đủ, giống như một cái Tết phải có với những bận rộn thịt rượu, gạo nước, lễ lạt biếu xén…như thật. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không có một cành mai cho đủ phong vị. Cách đại đội 1 hai km ngược suối Đamrey là một rừng mai bạt ngàn. Thằng Quan thui thủi lặn lội khoác súng mò lên, chặt tha về một cành lớn chi chit nụ. Về đến nơi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, và trong khoé mắt nó, thoáng cả những ngấn nước. Khổ thân chú em, Tết đầu tiên xa nhà ai mà chẳng vậy! Chúng tôi cắm nó vào cái ống đạn DK.82, buộc néo các góc cho khỏi lật. Đến nửa chiều, tất cả mọi việc đã chuẩn bị xong. Hết việc, thằng nào thằng nấy tự nhiên thuỗn mặt ra nhìn nhau. Không khí chùng xuống. Lão Nhương hắng giọng, hết đi ra lại đi vào rồi đuổi chúng nó ra suối tắm. Tôi ngồi cời đốt những đống cỏ anh em rẫy vun vào lúc ban sáng. Cỏ khô đượm lửa cháy rừng rực, liếm tràn sang trảng rồi lan vào bìa rừng. Khói mịt mờ trong chiều tắt nắng, toả mùi thơm ngòn ngọt. Một đàn chim én lao đến, bay lên lộn xuống đớp những con bọ bay lên loạn xạ trong đám cháy.
Trầm ngâm ngắm lửa, phút nhớ nao lòng những buổi chiều Ba mươi lạnh hắt phố phường. Không hiểu sao tôi thích dạo phố một mình trong buổi chiều cuối năm ấy. Khi mọi nhà đã quây quần bên mâm cơm cúng ông bà. Con đường trở nên vắng vẻ, vài người đang vội đạp xe về. Không gian thoảng mùi hương trầm, mùi khói pháo bọn trẻ con đốt lẻ đì đẹt đâu đó. Những mái ngói nâu già, liêu xiêu cúi xuống ngẫm nghĩ trong mưa bụi, để rồi chút nữa bùng lên, rền rền tiếng pháo giao thừa… Mình cũng đi tắm tất niên thôi! Để mình khỏi quên mất mình. Mùa xuân dẫu vô tư cũng chẳng thể bỏ quên một ai ! Hãy hy vọng ngày trở về !
                             
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2008, 04:46:15 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #361 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 05:07:42 pm »

Khói mịt mờ trong chiều tắt nắng, toả mùi thơm ngòn ngọt. Một đàn chim én lao đến, bay lên lộn xuống đớp những con bọ bay lên loạn xạ trong đám cháy.
Trầm ngâm ngắm lửa, phút nhớ nao lòng những buổi chiều Ba mươi lạnh hắt phố phường. Không hiểu sao tôi thích dạo phố một mình trong buổi chiều cuối năm ấy. Khi mọi nhà đã quây quần bên mâm cơm cúng ông bà. Con đường trở nên vắng vẻ, vài người đang vội đạp xe về. Không gian thoảng mùi hương trầm, mùi khói pháo bọn trẻ con đốt lẻ đì đẹt đâu đó. Những mái ngói nâu già, liêu xiêu cúi xuống ngẫm nghĩ trong mưa bụi, để rồi chút nữa bùng lên, rền rền tiếng pháo giao thừa… Mình cũng đi tắm tất niên thôi! Để mình khỏi quên mất mình. Mùa xuân dẫu vô tư cũng chẳng thể bỏ quên một ai ! Hãy hy vọng ngày trở về !                           

Qúa hay. Không thể VĂN hơn được nữa.
Em cũng rất ngấm cái khung cảnh chiều tà. Mặt trời đã chìm 1 nửa xuống dãy núi phía xa, làn khói lam chiều lững lờ vẽ lên không trung những vệt sóng bông mờ đứt quãng. Một đàn trâu và những người dân cầy đang vội bước về làng. Thoảng thoảng trong không gian mùi thơm của khói rơm bếp. Chàng lính trẻ siết lại quai balô, bâng khuâng ko biết tối nay sẽ tạt vào xin ngủ nhờ nhà nào. Nhớ tới bà mẹ già đang vần lại nồi cơm và đang nhắc tới mình-người chiến binh đang vững bước chinh biên.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2008, 05:09:51 pm gửi bởi baoleo » Logged
Caonguyen_hoa_anhtuc
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #362 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 05:50:36 pm »

các bác cho em hỏi cái mắm bo` hóc của người cambốt nó khác nước mắm nhà mình nó như thế nào ạ Huh??
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #363 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 06:19:55 pm »

Đến nửa chiều, tất cả mọi việc đã chuẩn bị xong. Hết việc, thằng nào thằng nấy tự nhiên thuỗn mặt ra nhìn nhau. Không khí chùng xuống. Lão Nhương hắng giọng, hết đi ra lại đi vào rồi đuổi chúng nó ra suối tắm. Tôi ngồi cời đốt những đống cỏ anh em rẫy vun vào lúc ban sáng. Cỏ khô đượm lửa cháy rừng rực, liếm tràn sang trảng rồi lan vào bìa rừng. Khói mịt mờ trong chiều tắt nắng, toả mùi thơm ngòn ngọt. Một đàn chim én lao đến, bay lên lộn xuống đớp những con bọ bay lên loạn xạ trong đám cháy.
Trầm ngâm ngắm lửa, phút nhớ nao lòng những buổi chiều Ba mươi lạnh hắt phố phường. Không hiểu sao tôi thích dạo phố một mình trong buổi chiều cuối năm ấy. Khi mọi nhà đã quây quần bên mâm cơm cúng ông bà. Con đường trở nên vắng vẻ, vài người đang vội đạp xe về. Không gian thoảng mùi hương trầm, mùi khói pháo bọn trẻ con đốt lẻ đì đẹt đâu đó.


Gớm, cái bác trungsy này làm anh em xúc động, đến bác baoleo cũng văn thơ cảm xúc tuôn trào rồi kìa. Nhưng quả thật em cũng như thấy thấm vào lòng nỗi nhớ Tết xưa khi đọc văn của bác, huống gì những người lính xa nhà
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #364 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 06:24:46 pm »

Gớm, cái bác trungsy này làm anh em xúc động, đến bác baoleo cũng văn thơ cảm xúc tuôn trào rồi kìa. Nhưng quả thật em cũng như thấy thấm vào lòng nỗi nhớ Tết xưa khi đọc văn của bác, huống gì những người lính xa nhà
-------------------------------------------
 Ùi, bác trungsy1 nhớ thì mênh mông lắm! Grin Nhể, bác trungsy1 nhể? Wink

Em thế quái nào đi lính chừng ấy năm mà có nhõn một năm không ở nhà 30 Tết, còn đâu Giao thừ nào cũng đốt pháo (trước 94 Grin) với bẻ lộc ráo! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #365 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 07:25:03 pm »

các bác cho em hỏi cái mắm bo` hóc của người cambốt nó khác nước mắm nhà mình nó như thế nào ạ Huh??
Prahoc (bò hóc) là loại mắm phổ biến của nông dân K. Cá lóc cỡ chuôi dao, nhỏ hơn cườm tay để nguyên con cho muối ướp theo bí quyết công nghệ nào đó mà có mùi người thì kêu thơm, người bảo nặng mùi. Nó ở dạng chượp chứ chưa hoàn toàn là mắm. Khi đun mới rã ra.
Loại này dù xa ma khi đến mấy tôi cũng không thể xi bò hóc được ! Bác phù-dung hôm nào làm chuyến chợ miền Tây mình cũng có bán đấy!
 
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #366 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 07:56:29 pm »

Bò hóc giống như bác để cho con cá con ếch trong vại muối nhạt cho nó thúi vữa ra, rùi bác lấy cái tô bác múc con cá thúi ấy, bác ăn...
Logged

Chết vì ghét người!
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #367 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 09:42:02 pm »

Các bác nói " tầm bậy " hết. Mắm " bò hóc " làm như sau :
Cá lóc tươi, giẫy đành đạch , to nhỏ không quan trọng nhưng cốt ở đều nhau. To to hẳn, nhỡ nhỡ hẳn, nhỏ nhỏ hẳn. Đập một phát vào đầu, con cá giãy tê tê và chết " tươi ", đánh sạch vảy, mổ bụng moi bỏ ruột gan và rửa thật sạch. Cho cá đã làm vào " cần xé " ( một loại sọt lớn đan bằng tre, mây ), dùng các thanh tre gài thật chặt để cá không trôi ra, thả cả chiếc " cần xé " chứa đầy cá xuống nước để ngâm. Thời gian ngâm thì tôi không để ý là dài bao nhiêu? Nhưng khi vớt cá ra thì con cá đã mềm và bợt ra nhưng chưa thối ( nó mới ở trạng thái trương ). Đến đây có hai cách làm ra hai loại mắm khác nhau :
1. Mắm nguyên con : Một lớp cá, một lớp muối đem phơi nắng trên phên đan bằng tre nứa hai ba ngày. ( Dĩ nhiên là ruồi nhặng thi nhau bậu đầy để đẻ trứng ). Sau đó cho vào chum đậy kín. Để ủ trong ba tháng, khi nào những đợt " sóng ròi bọ " chết hết ta bắt đầu sử dụng. Vớt con cá ra, khi thái thịt cá có màu đỏ như hổ phách là " mắm chín ". Thịt heo ba chỉ ( thịt dọi ) thái nhỏ quân cờ kho lẫn với cá Mắm loại này, nêm thêm chút đường cho " mềm ", chút hạt tiêu bắc..... chà chà thơm nức mũi. Các bác ăn quên ngay rằng ngày mai sẽ.... chết.
2. Mắm nhuyễn : Cá đã ngâm để ráo nước, cho vào cối đá to giã với muối ( không cần nhuyễn quá ). Sau đó cho lên chiếc phiên đan bằng tre nứa phơi hai, ba nắng cho se se ( Dĩ nhiên là ruồi nhặng thi nhau bậu đầy để đẻ trứng ). Tất cả lại cho vô chum, vại đậy kín lại. Cũng ủ trong ba tháng khi các đợt " sóng " đã chấm dứt thì có thể sử dụng được. Nấu canh gì cũng xúc một thìa ( muỗng ) cho vào nồi canh. Vậy thì khỏi cần dùng bột ngọt làm gì. Ngọt thôi rồi Lượm ơi ! ( Riêng loại mắn thứ hai này tôi chưa dám sơi vì nặng mùi hơn - tôi chỉ xin về để mang đi bẫy lợn rừng mà thôi ).
Coong tóp Việt nam sa ma ki, xi bò hóc, soóc xà bai.....
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Caonguyen_hoa_anhtuc
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #368 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 09:49:11 pm »

 à cái loại đấy em nếm rồi ! lẩu mắm miềng nam ,ngon ngọt lắm các bác ạ! xin đa tạ các bác nhé!!!
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #369 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 09:52:04 pm »

Để ủ trong ba tháng, khi nào những đợt " sóng ròi bọ " chết hết ta bắt đầu sử dụng. --> chà chà thơm nức mũi Grin Không chơi, kiên quyết không ăn vì rất có thể chết thật! Grin Nói thế, những cái "sóng" ấy là cái chính để làm nên vị ngọt, mùi thơm phải không bác? Grin

P/s: Hồi 91 em sang Phnompenh cũng được mời ăn món này, nhưng nó nặng mùi lắm chứ lấy đâu ra mà thơm hả bác? Huh
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM