Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:32:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 2  (Đọc 447111 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #340 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 12:04:54 am »

Bộ chuyện cựu binh kể ra cho mấy ông sô vanh với nhau hả?
Logged

Chết vì ghét người!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #341 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 06:32:31 pm »

Tàu từ Bat đom boong vào ga Pursat. Bà con xuống tàu mai đi tiếp nhé! Ưu tiên bộ đội Việt nam (ngày có nhõn một chuyến). Nhưng nếu có gói Samit thì tình hình có thể khác đấy! Hoặc ít ra cũng phải xinh xinh mau miệng thì mới được! Bà con đi buôn quá quen với cảnh này, tự nguyện chuyển hàng xuống ga ngay. Một số nhỏ đàn ông nhóm bếp ngay trên sân ga, nấu ăn trưa trong những cái cà- mèn móp méo. Các chị các em dẫn nhau ngược lên một đoạn, che sà rông vô tư tưới bụi xương rồng đến chết sặc. Con tàu tiếp tục hành trình. Bộ đội ngồi xúm quanh các đối tượng ưu tiên, phun khói thuốc thơm mù mịt. Đấu hót với nhau, cười như nắc nẻ…
Quá trưa về đến ga Bâmnak. Chúng tôi không nghỉ, vào dân mua can rượu rồi quay ngay trở về. Gặp luôn cả anh em ở nhà trông cứ ra trung đoàn bộ lĩnh hàng Tết cho đơn vị. Cả bọn guồng chân 7 cây số đường rừng, đi như chạy. Mới xa hơn một tháng mà khung cảnh đổi mùa thay đổi trông khác hẳn. Rừng thưa đã ngả vàng, lá rụng gần hết chỉ nhìn thấy quả. Cây săng đầy gai, quả vỏ cứng, đập ra ruột đặc hột, giống quả lựu. ăn có vị chua. Quả này lúc đi rừng khát nước chọc xuống xài đỡ cũng tàm tạm. Quả cám nhỏ cỡ đầu ngón chân cái, da nâu bóng, lấm tấm những chấm trắng, vị bột bùi và ngọt. Quả mã tiền chín, lớn và vàng như trái cam lúc lỉu trên cành. Trông thì đẹp nhưng trái này rất độc. Hạt của nó mang về, sang quân y xin ít cồn ngâm. Lỡ vấp rễ cây, bong gân hay sưng tấy mang ra bóp rất chóng khỏi. Ở chân trảng cháy gần khẩu DK.82, phân thỏ dày đặc, lổn nhổn tròn như những viên thuốc tễ. Không hiểu bọn ở nhà có săn được con gì không? Càng về gần, những đôi chân càng rảo bước. Mồ hôi đặc quánh lẫn bụi đường hai ngày không tắm. Chỉ nghĩ đến dòng suối trong vắt thôi đã thấy rộn cả người.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #342 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 06:33:41 pm »

 Ngày 29 Tết.
Như ngày đầu tiên thời đi học được nghỉ hè, muốn nằm ngủ thật muộn nhưng hôm đó lại chẳng thể ngủ được. Radio đang phát đi chương trình ca nhạc đón xuân Tân Dậu. Những bài hát về mùa xuân bao giờ cũng gợi nhớ về cái Tết đầm ấm quê hương. Mấy con heo tiêu chuẩn Tết sau vài trăm km tàu xe đói khát gần chết đang kêu như xé vải dưới bếp anh nuôi. Anh Ky rủ tôi, lão Hoạch, Sơn ba tai đi đánh cá. Chúng tôi chọn hủm suối ẩn dưới gốc cây táo dại nằm giữa khẩu đội DK.82 và khẩu đội 12.8mm. Đoạn suối chỗ đó ngoặt hướng, có cây táo già, rễ cắm tua tủa xuống lòng suối đổi dòng. Đã hai mùa mưa, con suối hung dữ xối nước thẳng vào chùm rễ vĩ đại ấy nhưng không ăn thua gì. Đất có lở đi một chút nhưng cây táo vẫn đứng vững trong tư thế nửa trên bờ, nửa dưới suối. Tàn lá xanh thẫm la đà, tầng trên tầng dưới, đẹp hơn tất thảy những thế bonsai sau này mà tôi từng gặp. Đồ nghề chuẩn bị xong xuôi, tôi lẳng quả thủ pháo 6 lạng xuống đúng chỗ nước quẩn sâu nhất. Ục! Tiếng nổ dội nước, vọt lên trên ướt cả tán cây rồi trút xuống rào rào. Nhiều con văng cả lên bờ. Toàn cá bò to cỡ cườm tay vàng choé. Cá chết bị nước đẩy, tuồn từ trong hốc cái vòm rễ ra đặc cả nước. Bốn thằng hì hụi hất cá lên bờ. Một loáng đã đầy chặt hai cái bao dứa. Bọn tôi phải buộc túm ống quần dài vào làm đồ đựng thêm. Bọn DK.82 gần đấy thấy thế cũng lội xuống đánh hôi. Bì bõm một lúc cũng được cả yến. Thằng Hùng lé bỗng la toáng rồi nhảy lò cò lên bờ. Nó dẫm phải một con cá lớn. Cái gai trên kỳ lưng nhọn hoắt xuyên thấu gan bàn chân. Thằng Mẫn cõng vội nó về quân y tiểu đoàn lấy panh gắp mãi mới rút ra được. Kiểu này mất Tết là cái chắc rùi! Nhớt cá bò rất độc, gây sốt, buốt đến phát sốt phát rét. Cả bọn thấy thế cũng đâm ngán, chỉ đứng rình xem con nào lớn mới vớt. Cá từ trong cái hốc vực ấy vẫn tuôn ra. Cá tụ ở đây kinh khủng quá! Rặt một loại cá bò! Dường như dưới đó có một cái hang ngầm sâu thẳm. Tôi chạy về gọi chúng nó ra phụ khiêng. Có đến hơn hai tạ cá, phải đổ ra nền đất, dùng xẻng chia cho các trung đội trong tiểu đoàn bộ. Cá bò nấu canh chua lá giang với ớt ăn mát quên sầu. Cho bõ những ngày soi đèn đêm vụt tắc kè, vụt nhái. Lòng chợt chùng xuống, nhớ những đồng đội đã từng chung nhau điếu thuốc, chung nhau bát nước sâm rừng. Phải chi có cách gì mang cho chúng nó tất chỗ cá này!

Logged
donquijote
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #343 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 11:07:00 pm »

Viết tiếp đi bác Trungsy1 ơi! À mà em muốn học tiếng Kh'mer thì kiếm sách ở đâu nhỉ?
Logged
quangbi
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #344 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 11:17:13 pm »

"bố" Nhương lúc này đang ở đâu, ra sao hả bác trungsi? cháu là khoái bác Nhương này lắm!
Logged
huuthanh81
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #345 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 10:55:32 am »

Chà, đất Cambodia giàu sản vật quá ... Nhưng mà nhớt cá bò độc thế, các chú chế biến thế nào ạ ?  Cheesy
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2008, 10:58:13 am gửi bởi huuthanh81 » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #346 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 02:15:10 pm »

Viết tiếp đi bác Trungsy1 ơi! À mà em muốn học tiếng Kh'mer thì kiếm sách ở đâu nhỉ?

Nếu ở Tp HCM thi liên hệ TTXVN đg Ng Thị Minh Khai. Trước khi xây dựng toà nhà mới, thấy ở đó có dạy tiếng K. Tui có quen với 1 thậy dạy tiếng K ở đó nhưng lâu quá rồi nên giờ không biết ông ở đâu, ra sao. Thầy tên là Ngọc, rất vui tính.
Logged
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #347 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 03:04:34 pm »

Tớ biết chỗ này. cách đây mấy năm tớ định học lại tiếng K nhưng sau đó bỏ ý định vì chưa biết học để làm gì. Bác TQNam là phiên dịch chắc còn nhớ nhiều, công việc hiện tại có cần sử dụng không, nếu không thì tìm đường qua Kampuchia làm ăn để có dịp sử dụng lại khỏi quên
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #348 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 05:22:04 pm »

Viết tiếp đi bác Trungsy1 ơi! À mà em muốn học tiếng Kh'mer thì kiếm sách ở đâu nhỉ?

Nếu ở Tp HCM thi liên hệ TTXVN đg Ng Thị Minh Khai. Trước khi xây dựng toà nhà mới, thấy ở đó có dạy tiếng K. Tui có quen với 1 thậy dạy tiếng K ở đó nhưng lâu quá rồi nên giờ không biết ông ở đâu, ra sao. Thầy tên là Ngọc, rất vui tính.
Hình như thầy nầy cũng còn dạy . năm trước em cũng đến đây nghi danh học tiếng K thì thấy có bán giáo trình của thầy này nhưng do lười quá nên em không học .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
thienchip
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #349 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 10:50:43 pm »

Viết tiếp đi bác Trungsy1 ơi! À mà em muốn học tiếng Kh'mer thì kiếm sách ở đâu nhỉ?

Nếu ở Tp HCM thi liên hệ TTXVN đg Ng Thị Minh Khai. Trước khi xây dựng toà nhà mới, thấy ở đó có dạy tiếng K. Tui có quen với 1 thậy dạy tiếng K ở đó nhưng lâu quá rồi nên giờ không biết ông ở đâu, ra sao. Thầy tên là Ngọc, rất vui tính.

em biết thầy NGÔ CHÂN LÝ, vì đó là ba em, các bác các chú thích học tiếng Kh'mer thì liên hệ : thầy LÝ 0903 933 763. thầy LÝ đang dạy tại TTXVN đg Nguyễn Thị Minh Khai, q1 TP HCM, các giáo trình sách vở, đĩa cd về Kh'mer đều do thầy LÝ biên sọan

em rất thích chủ đề biên giới tây nam của bác trung sỹ 1, cám ơn bác trung sỹ 1 nhiều. ba em sống tại cam từ nhỏ đến năm 1970 thì về VN vì do capduon. có thời gian ba em dạy tiếng Kh'mer cho các chú chuyên gia VN học tại vũng tàu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM