Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:40:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ (Phần 2)  (Đọc 297830 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 01:38:42 pm »

He he... lâu quá rồi nên mình nhớ nhầm tên phum. Bác Hai ruộng nói đúng đó, cái phum lớn ngay dưới chân núi là phum Tà beng. Đợt có pháo 105 kéo vào (hình như là E hay lữ 175?) bọn mình là pháo con nên phải điều ra khỏi phum để bảo vệ pháo cha đó mà Grin Grin.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 02:22:16 pm »

Cho đến bây giờ mình vẫn còn thắc mắc . Đầu mùa mưa năm 81 , E747 lên núi Hồng D7 mình là mũi nhọn lên trước , chọn địa hình phức tạp , địch không ngờ đến để leo lên , từ phía tây bắc , còn F302 thì bọc từ phía đông nam lên , mới cách vài ngày trinh sát D, E phối hợp đi còn phát hiện địch đầy trên đó có cả nơi huấn luyện quân , vậy mà ta kéo lên là chúng chạy mất , như vậy chúng chạy ngã nào ? Núi hồng đâu phải muốn lên chổ nào là lên , xung quanh nhiều nơi vách gần như dựng đứng , còn phía dốc thoai thoải thì F302 đã chận rồi . Sau đó chúng có mặt ở khu núi Liếp , như vậy chúng chạy ngã nào ...
**************************88
 Ôh ! Hairuong ơi ,  Pốt là học trò của mình mà . Hairuong biết " chọn địa hình phức tạp , địch không ngờ đến để leo lên " . Thì chúng cũng biết chọn địa hình phức tạp , ta không ngờ đến để tụt xuống núi chứ . Núi Hồng mênh mông hiểm trở vậy , cơ giới thì mới cần đường , chứ bộ binh sơn cước như chúng thì không thiếu gì đường cho vài ba chục mạng lên xuống núi nhanh gọn bí mật, không ai ngờ .
 Qua tù binh khai báo,Bọn mình đã đi đánh 1 cứ ở vị trí rất cheo leo hiểm trở ,nhìn trên bản đồ các đường bình độ vẽ dày chi chít ,bị tấn công từ trong núi ra thì chắc chết, chỉ có nhảy xuống vực . D4 thiếu,lên núi từ 1 hướng khác, bí mật vòng xa , vây chặt phía trong , quyết hất chúng xuống vực .Ấy vậy mà sau chừng 20 phút đấu B và AK, RPD, ta tràn lên ,dấu máu thì có, mà chẳng thấy còn tên nào, như biến đi vậy . Quân tướng nhìn nhau : Chúng đi đâu ?
 Một vài chú đội men ra mép vực, ngó xuống dưới đầy vẻ hoài nghi . Tất nhiên chẳng đời nào chúng nhảy xuống đó, và cũng không thể bay như chim . Lùng sục kỹ càng mọi ngóc ngách của cứ , chỉ thấy dấu vết ở của khoảng 20 tên . Không hề thấy 1 hầm bí mật nào .Nhưng có dấu 1 đường mòn đi ra mép 1 vách đá , nhìn xuống dưới cao chừng 5-7m. Ở gộc đá phía dưới cũng có dấu vết đi lại,nhưng lại tiếp tục là vực sâu .Nghi ngờ có hang, 3 trinh sát được anh em chặt dây rừng thả xuống . và đúng là có 1 hang luồn hẹp ăn sâu vào vách núi,nằm dọc theo nền hang, có  1 chiếc thang dài.Lập tức cả B trinh sát D tụt xuống,trong mạo hiểm đầy lo ngại của anh em phía trên, địch có kháng cự cũng chả thể nào chi viện được.
 Thận trọng kiểm tra hang,không thấy địch, nhưng có dấu máu mới chứng tỏ địch vừa rút qua đây, đầu kia của hang thông ra 1 vách đá khác , nhìn xuống thấy 1 chiếc thang nữa đã được hạ xuống .
 Vậy là địch làm nhiều thang bắc liên tiếp theo các vách đá để làm đường lên xuống núi . Đây là 1 trạm giao liên của chúng chuyên đưa đón quân từ biên giới,xuyên qua các cánh rừng già phía bắc núi vượt núi Hồng, vào nội địa ,xuống biển hồ,cực kỳ an toàn vì yếu tố bất ngờ .Tên địch ngầm cũng không biết có con đường bí mật này, nó chỉ biết có cứ ở đó, chứ cũng không được vào cứ lần nào .
 Quả thật E88 đã bỏ trống khu vực này, chưa bao giờ càn quét qua, vì nghĩ địch không thể nào xâm nhập qua đây
 Chắc chắn núi Hồng còn nhiều đường lên xuống tuơng tự kiểu này mà ta chưa biết hết thôi Hairuong à !
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 02:38:27 pm gửi bởi svailo » Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 04:54:43 pm »

 phum đó là Phum Tà Beng ở gần chân núi hông , có đội du kích rất mạnh . Đội trưởng đội du kích nầy là bạn học cùng thầy với một tay tiểu đoàn trưởng Pốt ( học xem quẻ ) . Cho nên tuổi tác của tay lục thum PỐT ,
Bộ nhớ của bác Hai còn ngon lắm ! Bọn em ở bên đây Núi Hồng mà vẫn nghe danh đội du kích Tà beng ở Bành tia S'rây không thua kém Cà Ươn đội trưởng du kích xã Tà dết  -Chi K'reng .Nghe mà nể các bác ấy ghê ! Nhờ vậy bộ đội ta đỡ bớt xương máu !Phải không bác ?
  Sau đợt lên dây cót tinh thần cho D 52 ,Trên cho phép lính 79 yếu sức khỏe được ra quân .Trần Hiệp là người duy nhất  được giải quyết . Trần Thanh Phong thay Trần Hiệp nắm B trưởng B2 .Hiệp về ,mình mừng cho bạn vì chân bạn yếu ,hành quân rất vất vả ấy vậy mà bạn cũng đã hoàn thành nhiệm vụ,không hề nghe đại đội quở trách Hiệp bao giờ .
  Giữa tháng 4/1983 ,Đoàn lệnh cho D52 đầy đủ quân số ,tăng cường cả huyện đội gồm ba C và một D20 của K vào lại Chan Xo. Lần này có thận trọng hơn quân ta bao vây ,lùng sục xung quanh phum và chốt nhiều điểm xung quanh rồi mới vào phum .Hướng C3 của mình và C3 của K đi chung một mũi có đụng địch ,nổ loét choét rồi im .Lần  này đi D cứng nên có cả tiểu đòan trưởng Nguyễn Tiến Sở  .Địch nắm tin rất nhạy nên nó không dại gì đối đầu với ta .Tiểu đoàn 20 K và huyện đội đi truy quét  vòng ngoài để cho D 52 bố trí đội hình ,đào công sự .Sau đó thì bạn rút về Đom đek ngay để giữ huyện lị.
   Thằng H ,B trưởng B 1 nhập ngũ cùng đợt với MT91 được đại đội chỉ định dẫn B lên chốt trên đồi thấp ngoài phum .Hắn thấy lạnh gáy ,không đi .Không may cho nó ,khi nó đang chống lệnh thì tiểu đoàn trưởng xuống nắm tình hình .Lệnh cho B phó thay , kêu vệ binh cởi áo nó ra  đem trói vào cây to trên đồi làm ai nấy đều xanh mắt . Mọi người nghĩ :Pốt vào tập kích thì nó sẽ là tấm bia ,chết chắc !!! May cho nó ,lệnh vừa ban ra thì nó lạy như tế sao và nhận nhiệm vụ .Tối đó và những ngày sau im ắng lạ thường , Mặt trận lại lệnh cho D52 trở về Sàm Rôong giữ đường huyết mạch từ Boeng Mealea ra Đom đek .
     Cứ nhùng nhằng ,ta ít thì chúng vây đánh ,ta chuẩn bị lực lượng đông thì chúng để lại vài thằng cầm chân  để cho quân chúng rút . Cứ cái lối này hoài ,bọn mình nghĩ  không biết đời nào mới dẹp xong bọn Pốt .
  
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 06:27:46 pm gửi bởi minhtrang91 » Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 07:22:20 pm »

 Trên chiến trường,chú đội ta có vài anh hay có tư tưởng chống lệnh , còn gọi là bể chiến đấu mà lại là cán bộ cấp B nửa chứ ,trường hợp này cũng không hiếm ,vô tình làm cho đàn em lính mới coi không ra gì . Nói thì nói vậy chứ sắp ra quân rồi đâm ra bể.
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 01:12:30 am »

1/ Thằng H ,B trưởng B 1 nhập ngũ cùng đợt với MT91 được đại đội chỉ định dẫn B lên chốt trên đồi thấp ngoài phum .Hắn thấy lạnh gáy ,không đi .Không may cho nó ,khi nó đang chống lệnh thì tiểu đoàn trưởng xuống nắm tình hình .Lệnh cho B phó thay , kêu vệ binh cởi áo nó ra  đem trói vào cây to trên đồi làm ai nấy đều xanh mắt . Mọi người nghĩ Pốt vào tập kích thì nó sẽ là tấm bia ,chết chắc !!! May cho nó ,lệnh vừa ban ra thì nó lạy như tế sao và nhận nhiệm vụ .Tối đó và những ngày sau im ắng lạ thường , Mặt trận lại lệnh cho D52 trở về Sàm Rôong giữ đường huyết mạch từ Boeng Mealea ra Đom đek .
2/ Cứ nhùng nhằng ,ta ít thì chúng vây đánh ,ta chuẩn bị lực lượng đông thì chúng để lại vài thằng cầm chân để cho quân chúng rút . Cứ cái lối này hoài ,bọn mình nghĩ  không biết đời nào mới dẹp xong bọn Pốt .

1/ Dắt 1B đi phục ngoài phum mà chống lệnh, tinh thần chiến đấu như vậy là kém! 1B ở K thông thường thời đó khoảng 7, 8 người, mang theo hỏa lực đầy đủ, chọn địa hình địa vật ém quân cho ngon, tổ chức canh gát cho tốt, địch làm gì được ta?

2/ Tàn quân Pôn Pốt dùng chiến tranh du kích để chống lại ta mà, từ đầu những năm 1980 nó đã áp dụng cách đánh cù cưa cù nhầy, hể ta tiến thì địch lui (nhờ thế mà nó bảo toàn được lực lượng), ta lui về vị trí đứng chân cơ bản thì nó tiến... Bởi thế đến thời haanh vẫn còn đánh nhau ì xèo! Không phải tại lính mình đánh nhau dở, mà bởi lính Pốt khéo bảo toàn lực lượng để trường kỳ kháng chiến (cái chiêu này là của Việt Nam đó Grin).
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 01:17:57 am gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:56:36 am »

[quote author=thượng sĩ Hùng

1/ Dắt 1B đi phục ngoài phum mà chống lệnh, tinh thần chiến đấu như vậy là kém! 1B ở K thông thường thời đó khoảng 7, 8 người, mang theo hỏa lực đầy đủ, chọn địa hình địa vật ém quân cho ngon, tổ chức canh gát cho tốt, địch làm gì được ta?

2/ Tàn quân Pôn Pốt dùng chiến tranh du kích để chống lại ta mà, từ đầu những năm 1980 nó đã áp dụng cách đánh cù cưa cù nhầy, hể ta tiến thì địch lui (nhờ thế mà nó bảo toàn được lực lượng), ta lui về vị trí đứng chân cơ bản thì nó tiến... Bởi thế đến thời haanh vẫn còn đánh nhau ì xèo! Không phải tại lính mình đánh nhau dở, mà bởi lính Pốt khéo bảo toàn lực lượng để trường kỳ kháng chiến (cái chiêu này là của Việt Nam đó Grin).
[/quote]
******************************88
  1982 : lính cựu sừng sỏ thời 79 , ra quân hết rồi . Tình hình quân tướng các đơn vị khó khăn, lôi thôi lắm ,Thượng sỹ à .
 Tân binh yếu cả về sức khỏe thể lực lẫn tinh thần, rất nhiều người không biết chữ, có 1 số anh em dân tộc Pa cô , Vân kiều nói tiếng kinh còn chưa thạo .
 Phát triển cán bộ từ nguồn tại chỗ trong các đơn vị , vì vậy cũng kẹt. Số anh em có năng lực thì không muốn , số muốn làm quan thì nhiều người dù chưa đủ bản lĩnh, cũng đành phải đôn lên cho nắm a , b .Thậm chí cấp C phó cũng có 1 số  chưa đủ uy tín chỉ huy, nhưng vẫn phải làm .
 Bố trí đội hình cấp B còn lúng túng, chưa rành, nên khi  bị giao nhiệm vụ tác chiến hoặc đứng chân độc lập xa xa đội hình 1 chút là hoảng, dễ bột phát phản ứng 1 cách vô tâm, cứ nghĩ đó chưa phải là Chống lệnh.
 Thậm chí còn : Em sợ lắm !
 Khi được phân tích, hoặc dọa thì lại chấp hành . Nhưng uy tín trong con mắt chiến sỹ thì đã lại bị giảm đi thêm 1 chút nữa .
 Cho nên giai đoạn này cấp trưởng mệt , phải sâu sát ,động viên kèm cặp đủ mọi việc cho cả "binh" lẫn "cán" dưới quyền . Cầm tay chỉ từng việc , như dậy thằng ốm đánh vật .
 Chẳng riêng gì đơn vị Minhtrang , tình hình E88, cũng thi thoảng lại có chuyện kiểu như vậy. Đây thực sự sự là 1 giai đoạn khó khăn về công tác cán bộ của các đơn vị  Nhưng rồi mọi việc cũng dần dần đi qua hết cuộc chiến tranh bắt buộc ấy, với tất cả anh em chúng ta : Một cuộc chiến mà không 1 ai muốn !
Logged
viet minh
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 11:29:02 am »

Chào các bác CCB.Em xem quân sử vn.net cũng đã lâu,đọc và khâm phục các bác nói riêng và QDNDVN nói chung.Các bác cho em hỏi:Vậy chúng ta đã thắng về quân sự và chính trị nên mới có nước Camphuchia ngày nay.Nhưng tại sao Liên Xô(cũ) lúc đó là cố vấn cho ta lại không thể thắng (nói thua cũng được) trong cuộc chiến tại Apganistan.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 11:45:22 am »

hehe , lớp lính đi sau là lính nghĩa vụ nên "yếu" hơn các đàn anh 78 , 79 là đương nhiên nhưng mà họ không "kém" đâu  Grin Bác angko krao mỗi khi nhậu xỉn thường khóc thương cho những thằng em lính 82 Con Cuông - Nghệ Tĩnh ở lại bơ vơ không biết có sống nổi không hehe nhưng bác ấy không biết 1 điều những thằng em đó đến 86 là những cán bộ C , D đầy bản lĩnh  Grin Với tinh thần sóng sau đè sóng trước , tuy cũng có những thành phần bể trận , tụt tạt nhưng ai chịu được " nhiệt " thì oánh nhau không thua lớp đàn anh đâu . Em nghĩ đó chính la gien di truyền , truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên ngàn đời chảy trong huyết quản con cháu nước Việt .
Cũng chẳng cần lên lớp hay giáo dục chính trị gì anh em cấp A , B cũng tự nguyện lao vào chổ nguy hiểm bởi 1 đạo lý bình thường đó là lẽ công bằng . Hôm nay B tao đi đầu rồi thì ngày mai tới lượt B mầy , nguy hiểm chia đều cho nhau còn sống chết đều có số cả mắc chi sợ ( suy nghĩ này là kim chỉ nam cho mọi thằng lính để tự A.Q , vượt qua nổi sợ khi phải đi đầu  Grin), đơn giản vậy thôi . Thằng nào thoái thác nhiệm vụ thì chi có nước vào rừng ở với ..địch  Grin
Cái khó của cán bộ C trong thời kỳ này là phải nhớ lịch công tác để phân công nhiệm vụ cho công bằng , nếu không công bằng thì cả 1 tập thể nó chống chứ không phải là 1 cá nhân và lúc đó chỉ có nước xách ba lô đi chổ khác chơi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 12:49:07 pm »

Bạn VIêt Minh hỏi một câu hết sức hóc búa  !
 Liên xô cũng là một nước theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin , cũng là một nước áp dụng chiến tranh du kích hết sức thành công để chống lại quân Phát Xít Đức , Liên Xô cũng từng giúp đở , cố vấn cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và cũng giúp đở Việt Nam và nhân dân Kam Pu Chia trong cuộc chiến xóa nạn diệt chủng . Nhưng ở Áp - ga - nít - Xtan thì kết quả không đạt được như mong muốn của Liên Xô . Sở dĩ có vấn đề như vậy là vì :
  Trong lịch sử các nước thì chỉ có dân tộc Việt Nam là một dân tộc mà lúc nào , triều đại nào cũng phải chống ngoại xâm liên tục cã mấy ngàn năm . Trong triều đại phong kiến đã đi qua , Việt Nam cũng đã từng mở mang bờ cỏi theo kiểu phong kiến và cũng rút được kinh nghiệm , thấm thía được cái giá phải trả cho việc mở mang bờ cỏi kiểu phong kiến xưa kia . Cách mở mang bờ cỏi nầy đã gây nên hận thù giữa hai dân tộc mà thế hệ con cháu phải gánh chịu hậu quả , trả giá cho việc làm đó . Chính vì ý thức được những điều đó mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đạo và quán triệt chặc chẻ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lúc nào cũng phải nêu cao tinh thần quốc tế vô sản , coi nhân dân bạn cũng như nhân dân mình , phải kính trọng chính quyền nhân dân của bạn , thương yêu và đùm bọc nhân dân bạn cũng như nhân dân mình . Hy sinh cho nhân dân bạn cũng là chính nghĩa như là hy sinh cho đất nước mình . Kỹ luật nghiêm minh những quân nhân vi phạm chính sách vì nghĩa vụ quốc tế , những quân nhân vi phạm khiển trách có , tử hình có . Nhờ vậy mà chính quyền bạn và nhân dân bạn tin tưởng . Đó mới chính là yếu tố thắng lợi của nhân dân hai nước Việt Nam và Kam Pu Chia , chứ không phải chỉ có sức mạnh của quân sự và chính trị không . Sức mạnh nầy chính là sức mạnh đoàn kết được hung đúc từ tình bạn chân hành thân thiết giữa hai dân tộc Việt - Khmer trong thời đại mới nầy , đây cũng là bài học cho các thế hệ trẻ mai sau để hai dân tộc mãi mãi dựa lưng vào nhau để cùng tồn tại và cùng phát triển bền vững trong tương lai . Đừng vì cái lợi trước mắt mà phá vở tình đoàn kết quí báu đó của hai dân tộc . Các thế hệ mai sau của nhân dân hai nước phải luôn luôn tự giữ gìn mối tình đoàn kết thắm thiết đó .
 Cản ơn bạn Viêt Minh đã hỏi câu hỏi hóc búa nầy .
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 12:56:57 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 01:29:30 pm »

Chào các bác CCB.Em xem quân sử vn.net cũng đã lâu,đọc và khâm phục các bác nói riêng và QDNDVN nói chung.Các bác cho em hỏi:Vậy chúng ta đã thắng về quân sự và chính trị nên mới có nước Camphuchia ngày nay.Nhưng tại sao Liên Xô(cũ) lúc đó là cố vấn cho ta lại không thể thắng (nói thua cũng được) trong cuộc chiến tại Apganistan.
Về đại cục Việt Nam ta chưa bao giờ tuyên bố là thắng! Sự việc diễn tiến tự nhiên khi chúng ta phải trải qua cuộc chiến tranh bắt buộc này( Như ý bác Hai ruộng là không sai)
Nga không thành công ở cuộc chiến Apganixtan cũng chưa phải là thua! Mọi việc đều có giá phải trả khi người Apganixtan không muốn đi theo định hướng của một dân tộc khác vạch sẵn. Kể cả Mỹ, họ còn không chấp nhận. Nga không thành công- đúng- vì chủ nghĩa dân tộc của Nga bao trùm. Người Nga đã sớm tự mãn là khởi thủy của làn sóng đỏ, họ đã thành công trong cả bề dày lịch sử để dễ trở thành kiêu binh. Các bạn phải nhớ thời kỳ Liên Xô gồm 15 nước nay chỉ còn Liên Bang Nga với 5 nước. người TQ cũng không phục người Nga dù họ áp dụng cùng một chủ thuyết và phương thức đấu tranh. Nói chung, chủ nghĩa dân tộc cực đoan càng ngày càng lỗi thời trong khi quan hệ đa phương ngày càng phát triển.
Người Mỹ có thể được coi là tiêu biểu (có thể có những nhận định khác) của một thế giới đại đồng mà chính các dân tộc khác từng mơ ước. Tiahien chưa từng ở Mỹ, có thể hiểu biết còn nông cạn, xong đời sống Mỹ đang là một thực tế làm nhiều nước phấn đấu để đạt được. Tiahien chẳng hiểu cách nào đó mà ngũ sắc dân vẫn sống được đàng hoàng trên đất Mỹ nếu không trông cậy vào một nền luật pháp tốt. Chờ các bác, các bạn chỉ giáo thêm. 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 01:38:36 pm gửi bởi Kon tiahien » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM