Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Năm, 2024, 11:32:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tàu Chiến Hiện Đại - nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 320872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #530 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 09:33:40 pm »




Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #531 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 09:34:33 pm »

Bản vẽ thiết kế tàu tiếp tế "Etna":


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #532 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 05:49:23 pm »

7. “Endeavour”

Hải quân của mỗi quốc gia không thể hoạt động mà không có các tàu hỗ trợ hiện đại, vì thế trong phần lớn các trường hợp, các tàu thương mại và tàu dân sự nhận quyết định tái trang bị để trở thành các tàu tiếp tế. Ví dụ điển hình của trường hợp này là tàu “Endeavour” được đóng cho New Zealand tại Hàn Quốc của tập đoàn “Hyundai”. Tàu mới được khởi công mùng 10 tháng 4 năm 1987; hạ thủy – 17 tháng 8 năm 1987 và đưa vào biên chế - 8 tháng 4 năm 1988. Theo tiêu chuẩn phương Tây, thời gian đóng tàu (tổng cộng 12 tháng) có thể tính là một kỷ lục, nhưng điều đặc biệt khác thường, rằng nó bị kéo dài bởi vì các yếu tố khác, gồm có sự đình công của công nhân đóng tàu và khó khăn trong việc lắp thiết bị năng lượng.

Ban đầu, tàu được thiết kế như một tàu chở dầu dân sự. Trong quá trình hiện đại hóa, trên tàu lắp 2 trạm bơm theo hai bên thành ở giữa thân và thiết bị nâng ở cuối tàu. Để tiếp nhiên liệu cho các tàu khác, “Endeavour” mang 7500 tấn nhiên liệu diezen và 100 tấn dầu hỏa cho máy bay, còn trên boong trước buồng truyền động và đài chỉ huy bố trí được đến 20 thùng hàng hóa. Boong cất cánh và hang ga trực thăng được bố trí ở thành tàu bên phải, đồng thời nằm trong khu vực cuối tàu, và trong trường hợp cần thiết, trên tàu có thể bố trí trực thăng Kaman “Sea Sprite”. Tuy nhiên, loại trực thăng này thường được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân New Zealand. Bởi vì tàu được đóng như tàu dân sự nên thủy thủ đoàn không đạt số lượng đủ lớn theo tiêu chuẩn của quân sự. Trong trường hợp cần thiết, có thể lắp thiết bị pháo ở mọi nơi có thể. Ví dụ, trong các buồng máy chính và phụ, thợ máy chỉ xuất hiện khi thực hiện công việc sửa chữa và trong thời gian tàu hoạt động trên biển. Ngoài ra, “Endeavour” được trang bị hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh.

Các thông số cơ bản:

Phân loại: tàu tiếp tế

Lớp tàu: “Endeavour”

Lượng choán nước: 12 390 tấn (đầy đủ)

Chiều dài: 138,1m

Chiều rộng: 18,4m

Độ mớn nước: 7,3m

Thiết bị năng lượng: diezen, 1 trục với bước chân vịt thay đổi; 1 động cơ diezen MAN-Burmeister và Bein 12V/32/36, 5780 sức ngựa

Tầm hoạt động: 9200 dặm (13,5 hải lý)

Thủy thủ đoàn: 49 người

Trang bị: không có

Trang thiết bị điện tử: Racal 1290A/9 – ra đa hàng hải; đài ra đa định vị ARPA 16S90S

Thiết bị bay: 1 trực thăng.



HẾT
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #533 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 12:07:29 pm »

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng “Varyag” lớp “Riga”


Năm 1983, đã tiếp nhận quyết định về việc đóng tàu thứ 2 thuộc thiết kế 11453 (ban đầu đồng thời nhận tên gọi “Riga”. Trong nhiệm vụ kỹ - chiến thuật, khả năng hoàn thành thiết kế được khởi công trong trường hợp xuất hiện các kiểu vũ khí và khí tài điện tử mới. Việc đóng tàu được bắt đầu ngay sau khi hạ thủy tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng đầu tiên. Trên sân đóng tàu, bằng hai cần cẩu 900 tấn, việc lắp khối của tàu mới S-106 với 2 tổ hợp tuabin răng cưa và 4 nồi hơi chính đã được lắp trước. Tàu được hạ thủy ngày 25 tháng 11 năm 1988, và trong thời gian đóng nốt, đã đổi tên thành “Varyag”.

Ban đầu, tàu thứ 6 thuộc lớp “Krechet” được lặp lại hoàn toàn thiết kế 11435, nhưng vào tháng 6 năm 1986, theo Mệnh lệnh của Hội đồng Quốc phòng Liên Xô về việc thay đổi một số thành phần cơ bản của tàu tuần dương, đặc biệt là trang bị vô tuyến điện tử. Việc thiết kế được đưa tới phòng thiết kế Neva dưới sự chỉ đạo của L.B.Belov. Khi đó, thiết kế nhận số hiệu mới 11436. Tổ hợp ra đa định vị “Mars-Passat” đã được chỉ ra là không tin cậy trên các tàu trước và đã được thay thế bằng tổ hợp ra đa định vị hiện đại hơn “Forum”, trong thành phần có đài ra đa định vị “Podberezovik” (các thí nghiệm của nó đã được tiến hành thành công trên tàu săn ngầm loại lớn “Kerch” thiết kế 1134-B) với khả năng lựa chọn các mục tiêu trên không, 2 đài ra đa định vị “Fregat-MA” và các hệ thống xử lý thông tin, phân bố và chỉ thị mục tiêu kiểu “Poima”. Trong sự khác biệt với tổ hợp ra đa định vị “Mars-Passat”, “Forum” có khả năng quan sát không gian trên mặt phẳng ngang (bề mặt ngang) do sự tính toán quay cơ khí của ăng ten thuộc đài ra đa định vị, còn mặt phẳng dọc – do tia quét tần số. Trong đó, ăng ten “Podberezovik” được bố trí thay cho trạm ra đa của đài ra đa định vị “Fregat – MA” trên bộ phận khung hình trụ phía trên của trạm ăng ten “Rezitor”. Theo trình tự, các ăng ten của đài ra đa định vị “Fregat-MA” lắp ở các bộ phận thượng tầng mũi và mạn tàu. Hệ thống đề kháng điện tử “Kantata-11435” được thay bằng tổ hợp chống tác chiến điện tử mới TK-146 “Sozbezdie-BR”.

Toàn bộ các vấn đề này yêu cầu sửa chữa lại khoảng 150 buồng – chủ yếu ở thượng tầng: vì thể đã có việc cắt các khối buồng trước đó dự định sử dụng dành cho các trạm thuộc tổ hợp ra đa định vị “Mars-Passat”, còn trên vị trí của chúng lắp các bện của trạm ăng ten “Fregat-MA” của tổ hợp ra đa định vị “Forum”. Đồng thời, thiết kế bộ phận phạn tàu của boong cất cánh cũng được thay đổi và có khả năng cho phép mở rộng một số các nhà chứa máy bay (hang ga). Nhờ sự bố trí các máy bay trong hang ga hợp lý hơn (có các khí tài đặc biệt để nâng – hạ chúng trên một vị trí) và sự xuất hiện trên boong cất cánh (phía cuối mạn tàu) vị trí cố định để bảo vệ 14 máy bay (đã có trên thiết kế 11435), số lượng cụm máy bay của tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng lên đến 67. Trong đó, tàu tuần dương này có thể mang 44 máy bay tiêm – cường kích, 4 máy bay cảnh báo sớm, 2 máy bay huấn luyện và 17 trực thăng với các nhiệm vụ khác nhau.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2011, 12:40:51 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #534 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 12:40:26 pm »

Do tổng thể những vấn đề đã nêu ở trên, khối lượng đáng kể các tài liệu thiết kế cần được hiệu chỉnh lại, trong đó có việc trì hoãn thời gian đóng nốt tàu khu trục dự kiến trong khoảng 9 tháng. Tới thời điểm này trên “Varyag”, trong sự khác biệt với tàu đầu tiên, đã dự định bảo đảm cơ sở của các máy bay tuần tra cảnh báo sớm Yak-44RLD (có khả năng cất cánh ngang từ vị trí khởi động xa nhất), đồng thời kéo theo hàng loạt các thay đổi. Sự thật là đến cuối năm 1991, các công việc này chưa được bắt đầu do không có các thông tin về máy bay từ Phòng thiết kế mang tên Yakovlev.

Trang bị của tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay thiết kế 11436 trên thực tế là đồng nhất với thiết kế 11435, bao gồm tổ hợp tấn công “Granit” với 12 tên lửa được bố trí trong các ống phóng nghiêng trên boong, 4 tổ hợp tên lửa phòng không “Kinzhal”, 8 tổ hợp pháo – tên lửa “Kortik”, 6 pháo tự động 30mm AK-630 kiêm nhiệm vụ phòng không, 2 thiết bị phóng bom thuộc tổ hợp chống ngư lôi “Ydav-1”. Để rải các loại nhiễu hồng ngoại và vô tuyến có 2 thiết bị phóng PK-2 140mm và 12 thiết bị PK-10 10 ống phóng.

Các khí tàu điều khiển hàng không gồm có tổ hợp “Rezistor-K4 để dẫn đường trong phạm vi gần, tổ hợp điều khiển tác chiến “Tur-434”, 2 hệ thống dẫn đường cho các máy bay tiêm kích “Gazon”, hệ thống xử lý thông tin bay “Polarnik”. Tổ hợp thủy âm “Polinom-T” gồm 3 ăng ten: trong nắp chụp hình cầu ở mũi, dưới sống đuôi và lai (dắt, kéo).

Tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay “Varyag” thiết kế 11436 được đóng cho Hạm đội Thái Bình Dương với thời hạn chuyển giao vào năm 1993. Đến cuối năm 1991, việc đóng nốt vẫn đáp ứng đúng với tiến độ cho đến khi Liên Xô tan rã. Để bảo đảm cơ sở của tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay, một cầu phao tương tự trước đó được đưa tới Vidyaevo cho “Admiral Kuznetsov” thiết kế 11435 đã được chuẩn bị và đưa tới Viễn Đông trên xưởng đóng tàu của Hạm đội Biển Đen.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #535 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 01:28:36 pm »

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng trên các nước cộng hòa thuộc Liên bang cũ đã mang tới hậu quả cho xưởng đóng tàu biển Đen –  không có sự cung cấp dây cáp bởi các xí nghiệp “Amurkabel” và “Azovkabel”, những xí nghiệp đã không nhận được vật liệu từ Uzbekistan. Sau đó xuất hiện các vấn đề với sự định giá và giá thành đã ảnh hưởng tới việc trình đóng tàu. Ở thời điểm đó, như trong các thời kỳ tan ra các chính quyền lớn kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế bằng sự tăng giá và lạm phát phi mã. Sự thật là mặc dù bị ngưng cấp tài chính (quý 4 năm 1991), xưởng đóng tàu của biển Đen (Tổng giám đốc Yu.I.Makarov) vẫn tiếp tục đóng nốt tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay bằng kinh phí của mình, hy vọng sau đó Moskva sẽ bồi thường chi phí (hơn 700 triệu đô la Mỹ (USD) theo giá của những năm 1980). Tuy nhiên, các nước cộng hòa độc lập thuộc Liên Xô trước đây không có hứng thú gì với việc đóng nốt “Varyag”. Nga, được độc lập năm 1993, về việc chuẩn bị đóng nốt tàu của mình cũng không có hành động nào nhằm hạn chế các cuộc đàm phán không kết quả. Trong đó, với “Varyag” đã dự định thành lập một tổ chức chính phủ đặc biệt (liên chính phủ) với các quyền hạn đặc biệt nhằm phối hợp trong việc đóng nốt tàu tuần dương. Nhưng không tìm được ra bất kỳ giải pháp nào trong việc đóng nốt tàu trong các điều kiện mới. Vì thế, tháng 3 năm 1995, Nga đã chính thức từ chối cung cấp kinh phí đóng “Varyag”, để lại cho xưởng đóng tàu biển Đen như một khoản nợ.

Ukraina sau khi xem xét các phương án tận dụng tàu khác nhau – khi đó đã hoàn thành 67%, bao gồm cả việc sử dụng tàu trong vai trò sân bay vũ trụ nổi, cuối cùng đã quiets định bán tàu sân bay chưa được hoàn thành cho nước ngoài. Theo các kết quả đấu giá năm 1997 – 1998 trên thị trường quốc tế, người chiến thắng đã được ghi nhận là một công ty Macao – Trung Quốc. “Varyag” đã mang về cho ngân sách quốc gia Ukraina tổng cộng 20 triệu USD. Trong khi chờ đợi sự quyết định số phận của mình, tàu tiếp tục nằm ở xưởng. Cho đến đầu năm 2000, đối với xưởng đóng tàu biển Đen, đây là “con gà đẻ trứng vàng” – người Trung Quốc đã chi trả cho việc để tàu ở xưởng với giá 5000 USD/ngày. Trong nửa đầu năm 2000, dự kiến sẽ ký kết hơp đồng với công ty Trung Quốc việc đóng nốt tàu và tái trang bị “Varyag” thành một tổ hợp tham quan – giải trí nổi tự hành (tổng hợp đồng dự kiến lên 200 – 300 triệu USD). Nhưng kế hoạch đã bị thay đổi, và lúc 5 giờ 30 phút sáng 14 tháng 6, các tàu kéo đã bắt đầu kéo “Varyag” từ khu mặt nước của xưởng tới Trung Quốc. Sự thật là, lúc đầu do sự từ chối của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ về việc thông qua quyết định kéo tàu qua khu vực eo biển, tàu còn tiếp tục nằm ở bộ phận tây bắc biển Đen thêm 16 tháng nữa. Tàu đã phải trú lại (việc thả neo không thực hiện được do không có năng lượng và các mỏ neo đã bị mất) ở một khu vực trước đường vào Bosfor. Chỉ vào mùng 2 tháng 11 năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ mới quyết định thông qua việc 3 tàu kéo và “Varyag” chưa hoàn thành đi qua eo biển. Toàn bộ việc lưu thông tàu bè ở khu vực này bị đóng của tạm thời.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2011, 01:50:22 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #536 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 01:46:16 pm »

Mùng 4 tháng 11, đoàn tàu đã đi tới biển Aegean và một lần nữa lại trở thành trung tâm của sự chú ý – trong các điều kiện bão cấp 10 gần quần đảo Skiros thuộc Hy Lạp, dây cáp kéo đã bị đứt. Sau các cố gắng nối dây kéo không thành công, thủy thủ đoàn của “Varyag” đã được đưa lên trực thăng. Tàu bị trôi dạt 14 tiếng đồng hồ trên biển Aegean. Đến chiều mùng 5 tháng 11, việc nối cáp kéo mới đã thành công và thủy thủ đoàn được đưa lại về tàu. Sau đó, đoàn tàu đã đi vòng quanh châu Phi đế đến đích. Đêm đầu năm mới 2002, tàu đã đến mũi Hảo Vọn và vào Ấn Độ Dương, còn mùng 3 tháng 3 đã tới cảng Đại Liên (Trung Quốc). Sau đó, “Varyag” được đưa lên một trong số những xưởng đóng tàu manh và hiện đại nhất Trung Quốc.

Có một giả thuyết khác là việc mua tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay thiết kế 11436 chưa hoàn thành được ký kết ở Macao (khi đó là thuộc địa của Bồ Đào Nha ở phía nam Trung Quốc) bởi tập đoàn Agenda Turistica e Diversoes Chong Lot Limitada được che đậy dưới thông báo mục địch sử dụng tàu trong vai trò khách sạn nổi và trung tâm giải trí. Sực thực, các chuyên gia đánh việc mua “Varyag” nhằm mục đích khác – là một chiến dịch nhiều bước và nhiều cấp đặc biệt của Trung Quốc. Vì thế, có thể giả thiết rằng, người Trung Quốc đang cố gắng đóng nốt tàu và đưa nó vào trang bị Hải quân. Dù sao, trong trường hợp thấp nhất, tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay sẽ được các chuyên gia Trung Quốc với cái nhìn trực quan có thể là nguyên mẫu cho việc chế tạo các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Những thông tin và hình ảnh xuất hiện trên Internet đã cho thấy rằng các công việc đóng nốt tàu sân bay đã được tiến hành, mặc dù không quá nhanh.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2011, 01:57:40 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #537 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 02:01:22 pm »

Lịch sử phục vụ ngắn ngủi


“Riga”, từ ngày 19 tháng 6 năm 1990 là “Varyag” được ghi trong danh sách Hải quân ngày 21 tháng 8 năm 1985, được khởi công ngày 6 tháng 12 năm 1985 ở xưởng đóng tàu biển Đen số 198;

Hạ thủy ngày 25 tháng 11 năm 1988;

Năm 1991 bắt đầu ở tình trạng thiếu kinh phí, việc đóng tàu được tiến hành với kinh phí của xưởng;

Năm 1992 đã hoàn thành 67% tình trạng kỹ thuật;

Năm 1995, Nga chính thức từ chối cung cấp tài chính cho việc đóng tàu, mang lại việc thân tàu thành khoản nợ của xưởng đóng tàu biển Đen;

Năm 1998 được chính phủ Ukraina bán cho một công ty Macao;

Ngày 14 tháng 6 năm 2000 được kéo từ xưởng đến Trung Quốc bằng các tàu kéo nhưng do lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ vượt biển qua Bosfor, phải mất 16 tháng nằm lại phía tây nam biển Đen;

Ngày mùng 2 – 4 tháng 11 năm 2000, đã đi qua Bosfor và tới biển Aegean; do kết quả của bão cấp 10 và sau khi bị đứt cáp kéo, tàu trôi dạt trên biển 14 tiếng;

Mùng 5 tháng 11 năm 2001, cáp được nối lại và tiếp tục được kéo;

Ngày 21 tháng 12 năm 2001 đã đến mũi Hảo Vọng;

Mùng 3 tháng 3 năm 2002 đã tới cảng Đại Liên và được đưa vào xưởng đóng tàu của Trung Quốc để các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu và có thể được đóng nốt trong tương lai (dự kiến hạ thủy trước mùng 1 tháng 7 năm 2011 – ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #538 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 02:14:14 pm »

Các thông số kỹ - chiến thuật chính

Lượng choán nước, tấn:

+ tiêu chuẩn: 43 000

+ hoàn toàn: 58 900

Kích thước chính, mét:

+ chiều dài nhất (theo thiết kế vạch mớn nước): 306,45 (27)

+ chiều rộng nhất (theo thiết kế vạch mớn nước): 75 (35)

+ độ mớn nước trung bình: 10

+ kích thước hang ga trên boong: 153x26x7,2

Thiết bị năng lượng chính: nồi hơi tuabin

+ 8 nồi hơi KVG-2 trong 4 nhóm tự hoạt động (độc lập) -

+ 4 động cơ tuabin bánh răng TV-12-3; tổng công suất: 200 000 (147 000) sức ngựa (kW)

+ máy phát điện tuabin TG-TD-1500 công suất: 6x1500 kW

+ máy phát điện diesel DG-DGR-1500 công suất: 4x1500 kW

Chân vịt 4 trục, 4 cánh lái

Tốc độ, hải lý:

+ tối đa: 29 hải lý

+ tốc độ tuần tra/tuần tra chiến đấu: 14/18

Tầm hoạt động, dặm (trên tốc độ, hải lý): 12000(10); 8500 (18); 3850 (29)

Thời gian tự hoạt động: 45 ngày

Thủy thủ đoàn, người:

+ tổng cộng: 1691

+ sỹ quan: 580

+ phi công: 620
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #539 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2011, 02:23:00 pm »

Trang bị:

Hàng không

+ tổng số máy bay (theo thiết kế): 67

+ máy bay tiêm kích hạng nặng Su-33 “Flanker-D”: 33

+ trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 “Helix-D”: 4

+ trực thăng Ka-27 “Helix-A”: 10

+ máy bay cảnh báo sớm Yak-44: 4

+ trực thăng Ka-27PS “Helix-C”: 2

Tên lửa tấn công:

+ thiết bị phóng CM-233 cho tổ hợp tên lửa chống tàu “Granits”: 12x1

+ tên lửa chống tàu P-700 (3M45) (SS-N-19 “Shipwreck”): 12

Tên lửa phòng không

+ thiết bị phóng thẳng đứng SM-9 của tổ hợp tên lửa phòng không “Kinzhal”: 24x8

+ tên lửa phòng không 9M330-2 (SA-N-9 “Gauntlet”): 192

Pháo – tên lửa phòng không:

+ tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 3M87 “Kortik” (SADS-N-1): 8
 
Trong đó:

+ thiết bị phóng cho tên lửa phòng không 9M311 (SA-N-11 “Grison”): 2x4

+ pháo tự động 30mm AO-18: 2x6

Chống ngầm và chống ngư lôi:

+ thiết bị phóng bom RBU-1200 “Udav-1”: 2x10

+ cơ số đạn: 120

Chống biệt kích:

+ súng phóng lựu MRG-1: 5x7

+ cơ số đạn: -
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2011, 02:38:56 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM