Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:40:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến trường K - Hướng Sư đoàn 7 Bộ Binh (Mũi chính diện... PP - Phần 4)  (Đọc 388025 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #480 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 06:53:04 pm »

Người ta miêu tả như thế này bác binhyen1960@ thấy giống không:
 Củ nần

Củ nần, Củ nê, Dây nần, Củ nâu trắng - Dioscorea hispida Dennst. (D. triphylla var. reticulata Prain et Burk.), thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.

Mô tả: Củ khi còn non có hình cầu nhưng rồi biến đổi, có thuỳ và khi già, củ có thể kép. Thân khoẻ, có thể leo cao tới 30m, có lông mềm với các lông màu vàng nhạt hoặc nhẵn hình trụ, thường có gai nhiều. Lá có 3 lá chét có lông nhẵn trông giống như lá cây củ đậu, lá chét giữa hơi lớn hơn, dài 16cm, rộng 10cm. Cụm hoa to, dài tới 50cm; bông đực dày nhiều nhánh; bông cái thòng. Quả nang dày lông vàng, có cánh rộng ở phía giữa tới 16mm; quả dài tới 55mm, thót lại về phía trên thành một mũi nhọn tù hay tròn. Hạt to, dài 10mm, rộng 6mm, với một cánh lớn màu vàng nâu.

Ra hoa vào cuối tháng 3.

Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Dioscoreae Hispidae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang trên các nương rẫy hoang, rừng còi đồng bằng, có nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào; còn ở phía Bắc có gặp ở Bắc Thái, Lạng Sơn. Lá rụng vào mùa khô, mọc lại vào tháng 3-4. Củ nần chỉ dùng sau khi đã loại bỏ các chất độc, cắt ra nhiều khoanh nhỏ ngâm trong nước lã khoảng 3 đến 4 ngày, người ta loại bỏ nước ngâm, rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch rồi đem phơi khô ngoài nắng. Khi nấu cũng cần đun sôi để loại bỏ thêm chất độc còn sót lại. Củ nần đã được chế biến cẩn thận dùng làm bánh ăn, nấu xôi ăn trong lúc thiếu lương thực, trong lúc giáp hạt. Ở Philippin người ta cũng dùng Củ nần để ăn. Nói chung củ có độc nhiều, khi dùng làm thuốc uống cũng phải chế biến cẩn thận, nếu không sẽ bị ngộ độc.

Thành phần hoá học: Trong củ, cũng như trong lá cây. Củ nần có 2 alcaloid độc là dioscorin và dioscorein. Dioscorin là một loại chất độc mạnh mà 10mg có thể giết chết một con ngựa. Còn dioscorein là một chất bay hơi và tương đối ít độc hơn. Ở Ấn Độ, người ta đã xác định là có các steroid sapogenin có những vết saponin và cả alcaloid dioscorin và những oxo-base của nó do sự thoái biến. Trong củ có lượng nước ít, nhiều bột, tỷ lệ các hydrat carbon lên tới 76%.

Tính vị, tác dụng: Dioscorin là một alcaloid kết tinh, gây co giật và làm tê liệt trung khu thần kinh. Nhân của chất này thuộc loại quinuclidic được kết một dãy lactonic không trung hoà. Cây có vị ngọt sáp, tính mát, có độc, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, tiêu sưng, giảm đau, khử ứ, cầm máu. Củ có độc đối với nhiều loại vi khuẩn, côn trùng và động vật, nhưng không có hiệu quả đối với đỉa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ giã đắp trị nhọt độc, sâu quảng, đòn ngã bị thương. Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của thân rễ để uống làm thuốc lợi tiểu hay thấp khớp mạn tính. Ở Campuchia, người ta sử dụng củ ăn sống kịp thời ngay sau lúc bị rắn hổ mang cắn để ngăn ngừa những biến chứng gây rối loạn trong cơ thể. Ở nhiều vùng của Philippin, Củ nần còn được dùng chữa dịch hạch, phong thấp cấp tính. Người ta nghiền củ thành bột, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với dầu Dừa, lá Thuốc lá, lá Cà độc dược hoặc quả Ớt để trị bệnh lở loét ngoài da có giòi của gia súc.

Ở Malaixia cũng như ở Ấn Độ, người ta dùng củ chế thuốc độc, thường phối hợp với nhựa cây Sui (Antiaris toxicaria) để tăng thêm sức mạnh. Để làm thuốc độc tẩm các mũi tên, người ta xắt củ, xát và nghiền nát ra rồi cho vào túi vải, lọc lấy nước; chất dịch này được đem phơi nắng cho đậm đặc lại rồi trộn với nhựa cây sui theo tỷ lệ 1/2.

Ghi chú: Củ nần rất độc, một lát xắt củ to bằng quả táo tây đủ để làm chết một người lớn trong 6 giờ. Triệu chứng của sự ngộ độc là bắt đầu ngứa trong cổ họng kèm theo nóng rát, rồi choáng váng, nôn ra máu, nghẹt thở và buồn ngủ.
  
 
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #481 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 06:53:52 pm »

 cũ nầng thuộc loại thân dây , dây có gai , lá xanh mượt to tròn hơn bàn tay người lớn xòe ra , cũ màu vàng như bánh xà phòng , xung quanh cũ có nhiều rể nhỏ mọc tua tủa , khi ngâm nước nhựa nó ra màu vàng vàng và phải thay nước rất nhiều lần , nếu ngâm dưới suối có nước chảy liên tục thì khỏi phải thay nước , thường người ta xắt mỏng rồi mới ngâm nước cho nhựa nó ra nhanh . Khi ăn thì nó thuộc loại cũ có tinh bột , lạ miệng thì ăn thấy ngon ngon , chứ ăn thường xuyên thì da tái mét hay vàng da do nhiều chất độc tích tụ lại , khoảng cuối năm 79 - 80 bọn Pốt thiếu gạo phải ăn loại cũ đó thay cơm cho nên nhiều thằng chịu không nổi ra đầu hàng , có khi mình đánh vào cứ bọn chúng chạy không nổi do ăn quá nhiều cũ nầng và măng rừng lâu ngày chúng bị kiệt sức và bị bệnh vàng da , rụng tóc .
Chào bác Hai lúa ! Bác nói làm em nhớ đên thời kì 78 - 79. Khi đó dân Căm pu chia cũng đói và lang thang vào rừng để đào củ nần. Bọn em gọi là củ Nần chứ không phải là củ Nầng bác ạ. Em đã chứng kiến trường hợp người dân bị đói quá, chưa khử hết độc mà ăn, bị ngộ độc không cứu nổi. Củ nần em chưa bao giờ ăn vì hình như ăn loại này bị mất máu. Ở đơn vị, ytá cảnh tỉnh không cho lính ăn. Bác đã ăn củ ( gốc cây ) đu đủ chưa bác. Bọn em cũng đã từng " Xơi " loại này để để bỏ xung vào cái dạ dày lép mất vài bữa
Logged
bouzou
Thành viên
*
Bài viết: 99



« Trả lời #482 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 07:03:43 pm »

Trên google thì củ nần nó thế này có đúng không các bác :

Logged

Đợi đến trụi lông chim mới hót
Đang còn công tác cấm luyên thuyên
bachdanggiang
Thành viên
*
Bài viết: 12


... HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH CA


« Trả lời #483 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 07:16:29 pm »

Thôi vụ củ nợ cụ nần coi như xong đi các anh ơi, để tiếp tục hành quân cho kịp ..
Logged

...Giang thuỷ đình hàm tàng nhật ảnh
Tích nghi chiến huyết vị tằng can.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #484 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 08:09:12 pm »

Ở phía bắc ngã ba Con Voi có loại củ tương tự như củ của bạn bouzou post hình, nhưng không phải là củ nần mà là củ mài. Chúng tôi vẫn thường kéo nhau đi đào củ mài về luộc ăn vả chơi. Củ mài có hai loại: Loại sượng ăn sựt sựt như khoai mì sượng, không ngon bằng loại bột.

Tôi thường đào được những củ to cở bạn bouzou post hình, còn mấy anh khác biết cách nhìn dây và chịu khó đào bới thì tìm được những củ to hơn.

Loại này chỉ để ăn chơi thôi chứ lúc đó lính d3 (e4 f5) chúng tôi ở ngã ba Con Voi cũng không đến nổi nào. Hì

Đây là loại củ mài phía bắc ngã ba Con Voi có nhiều
http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/CuMaif.htm&key=&char=C

Bạn bachdanggiang ơi, lính tráng chúng tôi kể chuyện đánh nhau mỏi mồm lắm rồi! Lâu lâu cho chúng tôi bàn chuyện ăn uống cải thiện cho đời thêm tươi đi. Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2010, 08:23:36 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #485 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 09:35:52 pm »

Ở phía bắc ngã ba Con Voi có loại củ tương tự như củ của bạn bouzou post hình, nhưng không phải là củ nần mà là củ mài. Chúng tôi vẫn thường kéo nhau đi đào củ mài về luộc ăn vả chơi. Củ mài có hai loại: Loại sượng ăn sựt sựt như khoai mì sượng, không ngon bằng loại bột.
Tôi thường đào được những củ to cở bạn bouzou post hình, còn mấy anh khác biết cách nhìn dây và chịu khó đào bới thì tìm được những củ to hơn.
Loại này chỉ để ăn chơi thôi chứ lúc đó lính d3 (e4 f5) chúng tôi ở ngã ba Con Voi cũng không đến nổi nào. Hì
Hồi ở bên K, dân K gọi củ nần là khĐuốt, tụi em trả vờ nói là Khđuôi bị dân mắng cho. Bác hiểu ý em không
Logged
nguoi ham mo
Thành viên
*
Bài viết: 107


« Trả lời #486 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 09:41:15 pm »


Hồi ở bên K, dân K gọi củ nần là khĐuốt, tụi em trả vờ nói là Khđuôi bị dân mắng cho. Bác hiểu ý em không


Dạ, Còn em ,em không hiểu ạ
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #487 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 09:42:18 pm »

Ở phía bắc ngã ba Con Voi có loại củ tương tự như củ của bạn bouzou post hình, nhưng không phải là củ nần mà là củ mài. Chúng tôi vẫn thường kéo nhau đi đào củ mài về luộc ăn vả chơi. Củ mài có hai loại: Loại sượng ăn sựt sựt như khoai mì sượng, không ngon bằng loại bột.
Tôi thường đào được những củ to cở bạn bouzou post hình, còn mấy anh khác biết cách nhìn dây và chịu khó đào bới thì tìm được những củ to hơn.
Loại này chỉ để ăn chơi thôi chứ lúc đó lính d3 (e4 f5) chúng tôi ở ngã ba Con Voi cũng không đến nổi nào. Hì
Hồi ở bên K, dân K gọi củ nần là khĐuốt, tụi em trả vờ nói là Khđuôi bị dân mắng cho. Bác hiểu ý em không

Tóm lại là cây vạn tuế hay thiên tuế có củ như thế nào, các bác CCB đã ở K rồi mà lại diễn ra thành củ nần/nầng? rồi củ mài? Wink khó hiểu quá Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2010, 09:52:33 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #488 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 09:49:40 pm »


Hồi ở bên K, dân K gọi củ nần là khĐuốt, tụi em trả vờ nói là Khđuôi bị dân mắng cho. Bác hiểu ý em không


Dạ, Còn em ,em không hiểu ạ
Nếu bạn chưa biết tí gì về tiếng K, bạn nên tự tìm hiểu thôi. cái này khó giải thích quá. Thông cảm nhe bạn
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #489 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2010, 09:56:57 pm »

Ở phía bắc ngã ba Con Voi có loại củ tương tự như củ của bạn bouzou post hình, nhưng không phải là củ nần mà là củ mài. Chúng tôi vẫn thường kéo nhau đi đào củ mài về luộc ăn vả chơi. Củ mài có hai loại: Loại sượng ăn sựt sựt như khoai mì sượng, không ngon bằng loại bột.
Tôi thường đào được những củ to cở bạn bouzou post hình, còn mấy anh khác biết cách nhìn dây và chịu khó đào bới thì tìm được những củ to hơn.
Loại này chỉ để ăn chơi thôi chứ lúc đó lính d3 (e4 f5) chúng tôi ở ngã ba Con Voi cũng không đến nổi nào. Hì
Hồi ở bên K, dân K gọi củ nần là khĐuốt, tụi em trả vờ nói là Khđuôi bị dân mắng cho. Bác hiểu ý em không

Tóm lại là cây vạn tuế hay thiên tuế có củ như thế nào, đọc bài các bác CCB ở K mà các bác lại diễn ra thành củ nần/nầng? rồi củ mài? Wink khó hiểu quá Grin

Thiên tuế hay vạn tuế cũng là do con người đặt tên. Em thì tự đặt tên cây mà bác BOM post lên là cây ty tỷ tuế bác cối 81 ạ. Nhớ năm 1980 trên trục đường 13, tụi em đót rừng, phát quang để chống địch phục xe. Rừng cháy ngùn ngụt, cây ty tye tuế này cùng các cây khác thành than hết, thế mà chỉ vài ngày từ dưới đất mọc lên những mầm lá cực khoẻ, bất chấp mùa khô năng nóng như đổ lửa. Chắc khả năng sông của cây nên người ta gọi đó là cây thiên tuế , vạn tuế là vậy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM