Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:01:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến trường K - Hướng Sư đoàn 7 Bộ Binh (Mũi chính diện... PP - Phần 4)  (Đọc 388136 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #420 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 09:12:04 pm »

 Hôm nay mình mới biết đồng nghiệp liên lạc nhà mình cũng là thợ may khéo tay ra phết . Hồi đó mà cụ chịu học tiếng K nữa chắc là mấy em xà lanh nhiều lắm !
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #421 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 09:59:20 pm »

  Ối Giời ơi cụ Hai Ruộng ơi !
 Lúc đó thời gian đâu mà làm mấy cái việc đó , cũng chỉ là chuyện chơi chơi giữa anh em mình với nhau lúc nhàn dỗi , trốn việc quan đi ở chùa vậy thôi chứ hơi sức đâu để làm thợ may như vậy được .  Grin
 Sửa quần sửa áo vớ vẩn như vậy cũng phải lựa anh em thôi mới làm chứ nếu nhận hết có mà chết , mấy trăm thằng , mấy trăm bộ quần áo chưa kể may hộ đường chỉ võng , vá tích kê cái đầu gối hay đít quần , xoay hộ cái ống quần đằng trước ra đằng sau để nhìn cho oai hơn một chút , từng đó đã chết rồi đừng nói mấy em dân K nữa , mà máy mình đi nhờ của dân cũng vừa vừa thôi chứ quá đáng quá ngày nào cũng đi may nhờ thì ngại lắm bác ạ .
 Sau đây rồi cũng đi tác chiến suốt chứ có ở cứ bao nhiêu thời gian đâu , vài tháng trong rừng về vài tháng rồi lại đi rồi lại về chứ có ở đó mãi đâu , sau này lính ốm đau quặt quẹo cả chứ có khỏe đâu mà để các em gái K lúc đó chạy theo xin chữ ký hay xa lanh hả bác ?
 Mà hình như mấy em gái K cũng không có mấy đâu , đi lính Pốt hết cả thì phải , ở đó toàn người già và trẻ em , phụ nữa cũng có nhưng ít thôi mãi sau này không biết ở đâu về mà đông lắm , thanh niên thanh nữ K rất đông nhiều người lạ hoắc lạ hơ chắc lính Pốt bỏ vũ khí về , du kích K vẫn qua lại với con top VN , những đêm có đám cưới họ nhảy lâm vông suốt đêm với cái thùng sắt tây hay can xăng 20 lít bằng sắt gõ gõ đập đập rồi nhảy múa , lính vẫn ra chơi đứng xem họ nhảy dân cũng có mời bộ đội vào chung vui xong lính ngại , cấp trên không ngại ngùng có chỉ thị xuống : Không khuyến khích lính gặp gỡ tiếp xúc với dân K khi không cần thiết .
 Lúc đó dịch đau mắt đỏ của dân K tràn lan , dân vào doanh trại xin thuốc nhỏ mắt suốt nên cũng ngại sợ lây cho lính .
 Chết cười vụ này ở bác Lâm B trưởng , mỗi khi xuống B2 chơi BY thấy B này lúc nào cũng có thịt gà , hết thịt gà luộc lại kho rồi cháo gà về đêm , BY hay mò xuống ăn cháo gà cùng anh em , hôm nào có gà là anh Lâm nháy nháy mắt sau buổi giao ban tối hay cho thằng nào đó chạy lên C bộ gọi BY xuống ăn , cũng biết là gà của dân đấy nhưng bằng cách nào B2 có gà thì không biết và BY cũng chẳng cần hỏi cho ra ngọn ngành làm gì , có ăn , được ăn là tốt lắm rồi . Gần đây hỏi anh Lâm tại sao ngày đó bọn anh lắm gà thế ? Thằng nào ăn cắp của dân K à ? Bác Lâm phồng mang trợn má lên nói : Bố láo , làm gì có chuyện đó , mánh cả đấy , dân mang vào tận nơi cho đấy , trịnh trọng lắm đấy không phải vớ vẩn đâu , tao lấy cái lọ penecilin bột loại 250000 đơn vị  rồi bơm nước đun sôi vào pha ra thật loãng rồi ra dân nhà nào có người đau mắt đỏ là tao tra thuốc hết lượt , sáng 1 lần , chiều tối 1 lần , khi nào tao đi được thì làm nếu không giao cho thằng Tuấn và thằng Tính vịt đi tra thuốc cho dân . Họ khỏi đau mắt hết thế là tao muốn gà lúc nào cũng được , còn khối thứ ngon dân họ mang vào cho mà mày không được ăn đấy .
 Khỉ ! Đúng là lính già lắm mưu nhiều mẹo , dù gì cũng quái thai hơn mấy thằng lính mới nhiều . Grin
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #422 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 12:33:02 am »

hehe cháu mà như Đại Trưởng hồi đấy là có khi cũng mở tiệm cắt may sửa quần áo kiêm cắt tóc luôn. Lấy nhà C bộ làm cửa hàng thì có mà ăn gà suốt tháng cũng không hết. Nói chơi chút cho vui thôi, nhưng cháu công nhận là lính mình khéo tay, cái gì cũng làm được. Đợt trước cháu ở cùng 2 thằng nữa 1 nhà mà cũng bị biến thành thợ hớt tóc bất đắc dĩ. May mà chưa thằng nào phải đội mũ sau khi cắt. Cái gì cũng tự thân vận động hết, ở tập thể kiểu kiểu như lính vậy. Nhưng cũng vui lắm
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #423 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 05:22:52 pm »

 Chuyện tổ chức xây dựng doanh trại của đơn vị cũng đã hòm hòm thì anh Tập lên E bộ viết báo cáo cũng vừa về lại đơn vị , trong cái buổi sáng ấy khi nắng vừa lên một ông lù lù khoác ba lô từ hướng hồ nước đi lên thoáng thấy bóng tôi anh ấy gọi ầm lên , mừng quá anh em gặp nhau sau gần cả tháng trời , anh mang về bao nhiêu là tin mới mẻ mà lâu nay chúng tôi không được biết và trong đó có tin C2 không được phong tặng danh hiệu Anh hùng lần thứ 2 , vậy thì chuyện cá nhân Anh hùng trong đội hình C2 cũng mất theo luôn , nguyên nhân chắc chắn không phải do chúng tôi và cũng không phải do cấp C D chỉ huy lìu tìu này .
 Lâu nay đội hình C2 do 1 mình anh Phượng chèo lái nay anh Tập về thêm người chung tay cùng xây dựng đơn vị ổn định khiến anh Phượng đỡ vất vả hơn , rồi những lần liên tục về D họp bao giờ anh cũng lôi tôi theo , đường xa gần 3km cách D bộ đi đường có anh có em , bảo vệ nhau trên đường và cũng đỡ buồn hơn có người mà chuyện trò tâm sự , anh em tôi cũng dần dần thân nhau hơn , hiểu về hoàn cảnh gia đình cùng tên tuổi nhau hơn , nhiều chuyện tâm sự ngoài lề chỉ riêng anh em tôi biết , anh Phượng cũng chẳng ngần ngại nói rõ tại sao đi đâu cũng muốn lôi tôi theo , anh không muốn tôi ở đơn vị khi anh không có nhà , đỡ phải làm ba cái chuyện vớ vẩn bởi thằng liên lạc đại đội nó có việc của nó , khi nào nhàn dỗi ra thì kệ để nó tự giác muốn làm gì thì làm  , đúng ý tôi vì tôi cũng lười hơn nữa có anh đỡ đầu rồi có lý do để lười làm việc , đi theo anh cũng là một cách để tôi trốn việc , lên D bộ anh vào họp còn tôi la cà hết B trực thuộc này đến B khác , hết trên D bộ thì về C5 mắc võng nằm tán phét với mấy thằng bạn bên đó .
 Lúc này đơn vị có nhiều thay đổi , trước đây trong chiến đấu bộ phận thông tin hữu tuyến vẫn hoạt động cùng đội hình D bình thường nhưng nay do đội hình đóng quân xa nhau nên thiếu dây hữu tuyến , dây cũ cũng nát bét do bị pháo bắn hay địch cắt nhiều lần nên không còn dùng được nữa , các anh thông tin đã cắt bỏ những đoạn nát quá đi vứt bỏ lung tung cả nên thiếu dây , lính hữu tuyến nghĩ ra trò tách đôi dây hữu tuyến dùng 1 sợi còn 1 đầu dây đóng cọc âm dùng tạm nhưng không thể nghe được , chập chờn vô cùng nên đã chờ trên cấp cho dây mới .
 Một  hôm tôi thấy ai đó đang giải dây thông tin hữu tuyến về gần hướng C bộ , thấy dáng quen quen mà chưa nhớ là ai thì đúng lúc anh đó ngẩng mắt lên , ôi hóa anh An lính bắn tỉa của trung đoàn người mà ngày còn nằm chốt ở Nam Chóp vài ngày lại lên chốt hướng hầm của tôi nằm bắn tỉa , gặp nhau mừng quá , tôi hơi ngạc nhiên hỏi anh An :
- Ơ ! Sao anh lại phải đi giải dây thông tin hữu tuyến thế này ?
- Ừ ! Thì tao trước là lính thông tin hữu tuyến của D7 này mà .
 Thì ra vậy , anh An và anh Quế đều là lính của D7 chúng tôi cả , riêng anh Quế là lính của C2 cũ , nay súng Dragunov đã được chuyển ra BGPB còn người thì sau một thời gian nằm trên E bộ bây giờ trả về lại đơn vị cũ , anh An về hữu tuyến và nhận công tác về phối thuộc cho C2 còn anh Quế cũng sẽ về C2 trong nay mai hiện đang nằm chơi cùng anh em khác trên D bộ mấy ngày nữa sẽ về . Hôm nay dây thông tin đã được cấp phát mới nên giải dây xuống hướng C2 trước vì C2 ở xa đội hình D bộ nhất , tạm thời cứ giải dây dưới đất đã mai kia chặt cọc chôn buộc lên cao sau , C2 chúng tôi chấm dứt những ngày phải đi lại chỉ vì những việc bé tý ti giữa C và D .
 Khoảng 2 ngày sau thì người của C2 cũ lũ lượt về đơn vị lại , anh Quế bắn tỉa của E về C2 công tác thì đã rõ thêm số anh em bị thương nhẹ trận 12.12.1978 , vài anh em bị thương trận cửa mở đường 10 Donxo và thêm vài thằng bị thương bên ngã tư đường tàu nay vết thương đã lành hẳn trở lại đơn vị tiếp tục công tác , qua họ chúng tôi biết thêm nhiều thông tin của anh em khác hiện vẫn đang nằm viện chưa về được , một số được đưa về D32 của sư đoàn tại Lai Khê Sông bé ăn dưỡng nằm chờ chế độ , khổ nhất là trường hợp anh Xuyên lính 1976 Hà Sơn Bình , bị thương trận 12.12 vào viện rồi ra trại ăn dưỡng chờ về đơn vị , do điều kiện trại ăn dưỡng quá khó khăn đến nước đun sôi cũng chẳng có nên đã tự kiếm củi đun nước uống bị rắn độc cắn nếu không được cấp cứu kịp thời chắc chết rồi , nay tự nhiên tay bị cắt mất mấy ngón , anh nguyên là B phó đầu tiên của tôi người dân tộc Mường huyện Tân lạc HSB . Đúng là vô duyên hết sức lính đánh nhau chán chẳng sao tý chết vì ấm nước sôi ngay ở nơi hòa bình nhất và nếu có chết vì chuyện này chắc còn bị kỷ luật thêm vì tội vô kỷ luật dám đi đun nước sôi ở trại ăn dưỡng sư đoàn .
 Một điều nữa khiến lính C2 chúng tôi bức xúc ồn ào to nhỏ với nhau , thêm 3 4 gương mặt nữa già già hơn chúng tôi nhiều , lạ hoắc lạ hơ , nhiều người hỏi tôi : mấy lão này là ai đấy ? Chịu , từ ngày tôi về C2 có nhìn thấy mấy cái bản mặt này đâu , lúc đó đối với anh em trong C2 còn lại tôi cũng là loại trung trung tuổi tồn tại trong C rồi , hỏi mấy ông lính cũ thì mấy anh cho biết :
 - Thằng thấp thấp râu quai nón người hơi đậm kia là thằng Hát , thằng đậm đậm người mồm loe là thằng Chỉnh , thằng cao cao với cái mũ lưỡi trai dài ngoằng kia là thằng Ánh , cả 3 thằng đều Thái bình lính 1975 , thằng Hát bị thương từ giữa năm ngoái đi viện E rồi mất hút , thằng Chỉnh bỏ đơn vị đi cũng từ dịp đó cùng thằng Hát , còn thắng Ánh thì khi đơn vị có lệnh đánh giải vây cho F341 thì nó trốn không đi ở lại xóm Lò hơn 1 năm nay rồi . Chắc nay thấy GP xong rồi chúng nó tưởng ngon ăn nên trở về đơn vị đây .
 Lính tráng chúng tôi nghe xong cái tiểu sử của các đàn anh này là thấy chán luôn các đàn anh , lúc bom cày đạn xới người thiếu tùm lum cả , bòn nhặt từng thằng lính mà đánh mà giữ lấy thân mình thì mấy thằng này bỏ trốn hết cả , chúng biết đi tìm chốn bình yên cho riêng mình vứt lại anh em sống chết mặc bay chẳng tình khỏi nghĩa gì dáo chọi , nay nơi đây có chút bình yên chắc chúng tưởng có ăn nên lại mò về muốn chia phần đây . Ngay mấy lão đồng hương Thái bình ở các C khác cũng thấy không chấp nhận được hành động của mấy thằng cha này những lúc dầu sôi lửa bỏng đã qua , thử hỏi làm sao cho những thằng lính mới bọn tôi còn sót lại tôn trọng cho được , đàn anh phải là chỗ dựa chỗ cho đàn em vịn vào mà đứng lên chứ đàn anh bỏ chạy lúc khó khăn nhất thì loại đàn anh đó chỉ để đàn em nó coi thường mà thôi .
 Chúng tôi lại mất thêm vài buổi tối ngồi họp để rồi ra quyết định có nên nhận hay không mấy ông đàn anh loại này , cuộc tổng sỉ vả không tiếc lời của tất cả mọi người rồi cũng phải nhận , nhận vì chúng tôi đang thiếu người , nhận vì cái câu nói muôn thủa là đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại , nhận vì chút tình đồng đội , nhận để mong rằng rồi đây sẽ chung tay gánh vác chuyện đơn vị chuyện nhiệm vụ chiến đấu . Mà nữa 2 lão từng là cán bộ B cơ đấy chỉ có lão Ánh là lính từ đầu tới cuối , mấy cái bản mặt này lại tiếp tục công tác như bình thường .
 Thế rồi một chuyện buồn cười không thể tả hết , ai đó chắc cấp tướng gì đó ngoài bộ vào thị sát chiến trường K , chủ trương có hay không cũng không biết hay cũng chỉ là do suy nghĩ của cá nhân ông ấy nên đã nói ra , đại loại thế này :
- Hiện nay trong nước rất khó khăn về lương thực thực phẩm cung cấp cho chiến trường . Bởi vậy những người lính chúng ta bên này vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất tự túc lấy lương thực góp phần làm giảm đi gánh nặng cho QD cho nhà nước .
 Thế rồi mệnh lệnh từ trên xuống dập khuôn đúng như vậy , phải tăng gia sản xuất tự túc lương thực , tự cung tự cấp , vừa chiến đấu vừa sản xuất , 2 nhiệm vụ song song bên nào cũng quan trọng cả ..vv và ..vv
 Thế là liên hệ với chính quyền xã , xin đất xin ruộng , mượn cày mượn bò của dân với chủ trương mỗi C 2ha ruộng , giống má mang từ VN qua , phải khẩn trương cho kịp thời vụ mùa mưa đến rồi , cũng ngâm thóc 3 sôi 2 lạnh cũng cày bừa như ai , mấy ông Thái bình quê hương 5 tấn hăng hái xuống đồng cày bừa gieo xạ , hình ảnh lính khoác AK sau lưng bì bõm dưới ruộng cày bừa , đầu ruộng giá súng mấy ụ lính tráng nhổ cỏ làm đồng , cũng từng đoàn cán bộ D E xuống kiểm tra giám sát công việc hàng ngày của đồng áng , rồi gieo mạ vịt trời bay về hàng đàn ăn thóc giống thế là lại phải cử ông Quế bắn tỉa hàng ngày đi canh ruộng đuổi vịt trời , anh này hay lắm bắn rất chính xác bữa nào cũng mang về ít nhất là 3 con vịt trời , sáng sớm vịt bay một vòng rồi hạ xuống đám ruộng anh Quế ngắm bòm 1 phát ăn xiên táo 2 con là chuyện thường , chúng bay lên vài tiếng sau lại hạ uống ăn tiếp , lại bắn lại bay lên , trưa có thằng mang cơm cho anh Quế ra tận ruộng rồi mang vịt về , chiều lại thế cho đến tối mịt , có hôm anh Quế kể có phát đạn bắn xiên táo tới 3 con vịt trời liền vậy mà chúng vẫn xuống ăn thóc gieo xạ , thịt vịt trời khoảng 8 lạng con to độ 1kg /con là cùng , thịt chắc ăn ngọt thịt nhưng hơi rai , nấu cháo vịt thì ngon , trong D7 lúc đó món thịt vịt trời thì gần như ai cũng biết , có hôm trời mưa hơi lạnh anh Quế mang về cả chục con vịt trời người ướt như chuột lột sau cả ngày dầm mưa bắn vịt phải mang xuống chia cho các B cùng vặt lông mà ăn với nhau , ăn nhiều quá cũng ngán món này .
 Thế rồi mạ cũng lên cao đến ngày nhổ mạ cấy lúa , ruộng cày ải đổ tro đầy ruộng rồi , cấy thôi , lính chổng mông cấy lúa , tôi cũng đi cấy lúa cùng anh em , nhiều người cứ động viên trêu chọc nhau cho vui : Làm đi cho biết nay mai về cày cấy trên đường nhựa nhà mày .
 Tôi cấy lúa lần đầu cắm cây mạ xuống lúc rút tay lên thì cây mạ nó nổi phềnh lên theo tay , cúi xuống một lúc thấy mỏi nhừ hết cả lưng nhiều người sinh cáu bẩn chửi bới vu vơ vặc sang cả thằng Pôn Pốt lẫn QD mình .
- Tôi là lính , nuôi nổi tôi để đi đánh nhau thì nuôi , nếu không nuôi nổi thì để tôi về nhà với bố mẹ tôi có rau ăn rau có cháo ăn cháo chứ bắt tôi vừa đánh nhau vừa cấy lúa thế này à ?
 Thôi thì lính nói , lính kêu ca phàn nàn đủ thứ chuyện , vừa tức vừa buồn cười chúng nó , ngay tôi đây cũng ngán ngẩm chuyện cày cấy này , ấy là tôi cũng có mấy khi phải ra đồng đâu , thích thì ra vừa làm vừa chơi cho vui chứ chẳng ai bắt ép được tôi làm , nếu có trông chờ vào tôi chuyện cày cấy này có mà Tết sang năm cũng chẳng có gạo mà ăn .
  Thế rồi cũng xong lúa cũng lên cây hàng ngày xanh tốt , bây giờ giao ban hàng ngày có thêm bộ phận tăng gia sản xuất do mấy ông Thái bình tụt tạt kia phụ trách , báo cáo lúa ra sao ? sâu bệnh thế nào cần làm thêm cái gì từ nay đến khi gặt hái ? Ôi rồi trăm thứ chuyện nghìn thứ việc của chuyện cày cấy thu hoạch lúa má , đã có người lên kế hoạch xát gạo thế nào đập lúa ra sao phơi phóng giống má cho vụ tới , nghe nói cấp trên chỉ cung cấp thêm cho chúng tôi 3 tháng lương thực nữa thôi là cắt , có thì ăn không có thì nhịn , nhịn nhưng vẫn phải đi đánh nhau . Các bố cứ làm như chúng tôi là máy chứ không phải con người , máy thì nó cũng phải có xăng dầu điện đóm năng lượng mới vận hành được chứ ?
 Thế rồi đánh đùng một phát , ông nào đó cũng trên bộ quốc phòng qua thị sát mặt trận , sau khi biết chuyện lính tăng gia tự túc lương thực thì nói  ( lính chúng tôi đương nghe kể lại ):
- Chúng ta là những người lính Tình nguyện làm nhiệm vụ Quốc tế , đói no chúng ta chịu , QD sẽ cung cấp đủ gạo , lương thực thực phẩm để cho binh sỹ chiến đấu vì nhiệm vụ cao cả này . Nay chúng ta làm vậy khác nào chúng ta sang đây chiếm đất của dân K , niềm tin ở những người lính Cách mạng trong con mắt dân K thế nào đây ? ..vv
 Thế là lại một buổi mời đại diện dân K ở địa phương vào đơn vị bàn giao lại ruộng cùng hoa màu trên đó coi như chúng ta làm giúp họ , dân K vui vẻ nhận lại ruộng đồng của mình còn lính chúng tôi tý nữa trở thành nông dân trên chiến trường Campuchia .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #424 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 06:06:57 pm »

Mấy cái vụ c2, c3, E209 anh hùng 1, 2 lần này bác binhyen1960 cứ để em tra trong biên niên sử QD4 cho nhé! Em tin là nguười ta không thêm mà cũng chẳng bớt danh hiệu xịn nhất đó đâu!  Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #425 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 07:37:19 pm »

@BY : hehe hồi đó mấy anh cất nhà có tôn lợp là ngon quá rồi , bọn em sau này 1 cây đinh cọng kẽm cũng không có mà vẫn phải cất nhà , cất xong ở chưa nóng đít lại phai đi nơi khác , đúng là nước sông công lính  Grin À mà cái đất pha cát vàng ấy làm nhà đẹp lắm đấy , em không biết lính mình làm thế nào nhưng vách rất mịn như tô hồ nếu thời đó có sơn nước sơn lên luôn không cần trát mát tít  Grin
Lính mà cho ở không thế nào cũng sinh chuyện em đang chờ nghe bác kể đây  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #426 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 08:16:12 pm »

Bác BY và Haanh ạ! Đời lính ở đâu cũng thế buông súng ra là làm đủ thứ việc. Dừng chân ở đâu là phải làm nhà, tăng gia sản xuất là phải cầy, phải cuốc, rồi lấy phân ( Quí nhất của người sau đến của trâu bò). Cái chuyện cắt gianh, làm nhà em chẳng nhớ mình cắt bao nhiêu lần, dựng bao nhiêu cái nhà nữa. Rồi đóng gạch, nung vôi ôi việc gì lính cũng làm được mặc dù lúc nhập ngũ chưa từng nhìn thấy. Nhưng em nhớ như in là mình đã tham gia mở bao nhiêu con đường lên các điểm cao để kéo pháo lên chiếm lĩnh trận địa, tạo thế bất ngờ chi viện cho BB ( em dính 3 lần). Còn việc vác những thanh bê tông 90kg lên các điểm cao làm hầm thì lính BGPB thằng nào cũng từng dính.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #427 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 09:13:52 pm »

Lão binhyen có hình cứ C2 chuyến về thăm vừa rồi sao không đưa ra minh hoạ cái...mảnh ruộng của chiến sĩ C2 D7 tay súng tay cày! Cheesy
Lính QĐ chính quy có khác! chẳng như lính QK lúc đầu nhà trống nhiều cứ ở thoải mái dựng lán trại gì cho mệt, dân về ở nhiều thì kéo nhau...ra chùa ở! Cheesy rồi dân ổn định rồi có nhu cầu lễ lạt, ở chùa cũng kỳ thì lại kéo nhau ra nhà dân ở! Grin
He...chắc cũng tuỳ cấp chỉ huy thôi nhỉ? cũng như cũng ông tướng này nói khó khăn thì phải... tự túc cày cấy, ông khác nói vậy là... chiếm đất dân K à!  Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #428 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 12:29:23 am »




 Vâng ! BY mời các bác xem cái cánh đồng 5 tấn của C2 D7 vế bên phải con đường chỗ có vệt sáng đi vào đến đầu phum , cái hồ nước ăn ngay bên nhà đại đội và khoảng sân cũ cùng nền nhà C bộ C2 D7 30 năm về trước . Cảnh vật hôm nay đã thay đổi rất nhiều rồi nhưng nơi đây vẫn lưu giữ nhiều kỷ niệm của chúng tôi những năm tháng đó .
 Mùa mưa trên con đường đất mỗi khi mưa rơi ếch nhiều lắm , chúng tôi vác hàng bao tải đi bắt ếch , dùng một cái vợt đứng từ xa úp vào đôi ếch đang ôm nhau tình tự trên đường dưới trời mưa , nhiều ếch quá con nhỏ vứt chỉ lấy con to , hồ nước cũng nhiều cá nhưng không dám lội xuống bắt vì còn để nước ăn , mỗi khi mưa xuống cá rô và cá lóc bơi ngược lên chỉ việc đùng cái màn chặn lại bắt .
 Cuộc sống lính khổ cực nhưng đôi khi cũng vui vô cùng , mỗi khi nghĩ lại những kỷ niệm cũ BY cứ tủm tỉm cười một mình , có lẽ mình KHÙNG thật chứ chẳng phải đùa đâu . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #429 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 12:57:01 am »

 Em hơi lạc đề tý: Bác BY còn nhớ cách làm thịt con ếch không?
 Suýt quên: Vịt giời mà ăn phải đạn bắn tỉa thì các bác mang về không phải vặt lông. Trúng đạn nó tung lên như...xác pháo!
( Hu hu...em con nhà nông chánh hiệu, bác Mao hay lấy giai cấp này làm nòng cốt lắm)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM