Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:04:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến trường K - Hướng Sư đoàn 7 Bộ Binh (Mũi chính diện... PP - Phần 4)  (Đọc 387597 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #240 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:20:39 am »

...Chúng tôi đã đi như vậy đến chiều tối thì dừng lại nghỉ qua đêm giữa những cánh rừng khá rậm , ai có võng thì mắc võng , ai không có thì tự tìm chỗ nghỉ ngơi theo đội hình B C của mình , chỉ cần trải tấm nylon đi mưa ra là có chỗ ngủ mùa khô không cần quá bận tâm chỗ nằm xong muỗi rừng thì nhiều không thể không mắc màn , những cái màn trắng phốp được mắc lên khá lộ liễu , rất nhiều lần tôi đã thắc mắc tự hỏi mình , sao họ không nhuộm cái màn màu xanh hay màu khác đi khi phát cho lính chiến mà lại phát cái màn trắng thế này , chẳng lẽ ai đó không hiểu rằng như thế là quá bất lợi cho người lính hay sao ? Thế rồi lính truyền nhau cái kinh nghiệm khi có thể kiếm lấy quả mồng tơi tím đã chín , thật nhiều vào với mực xanh cửu long đun sôi với nước rồi nhúng màn vào mà luộc sẽ được cái màu xanh tím chẳng giống ai xong khá bền màu , thôi thì đành thế vậy lính mà méo mó có hơn không còn hiện tại phải chấp nhận dùng màn trắng cái đã...

Lâu ngày rồi, ném cho lão BY này cục đá này:
Lão BY nói đúng, có màn trắng mà chỉ khi mới phát thôi, sau 3 tháng huấn luyện nó đã chuyển màu đục nhờ nhờ rồi? nhưng sau vài tháng do lính ở bẩn lắm, thử hỏi có bao giờ giặt màn không, mấy năm trong lính giặt màn được mấy lần? rồi thì tác chiến liên miên, bụi trần hành quân, ở bẩn, nên màn thành màu cháo lòng hết, đen bẩn ám khói thuốc, khói bếp sưởi, muội thuốc, cứ gọi là màu thâm, đen thui Grin làm sao mà trắng nữa nhỉ, mắc lên trong đêm tối cũng khó thấy, khỏi lo Grin
Thứ nữa, bản tính là cần nhanh để ngủ, hành quân đi rừng tác chiến ít lính nào mắc màn lắm, cứ thế mà đắp mà quấn lên người, kín mặt mũi mà ngủ, còn tên nào siêng hơn thì cũng mắc màn, khi ngủ co chân lên là đầu gối chạm đỉnh màn rồi, cần quái gì mắc cao nhỉ? cái màn thấp lè tè sát đất 40-50 phân, thấp lẫn vào cây cỏ.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #241 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 01:37:32 pm »

 Hì ..hì ! Cứ tưởng lão hungnt _E1F2 ném cục đá cỡ nào ? Hóa ra chỉ là cục ...sạn . Grin
 Lính mà ở sạch mới là chuyện lạ , phải gọi là bẩn như hủi , cái gì cũng bẩn cùng rách nát , đồ tốt mà vào tay lính cũng thành đồ vứt đi và cái màn trắng thì không hơn cái rẻ lau bao nhiêu . Grin
 Mời bác Hungnt thử lấy cái màn trắng thuộc loại đen nhất mà mắc trong đêm tối xem nào , nó cũng trắng lắm đấy , với nhiều cái màn cùng một lúc treo lên cũng đủ cho cán bộ C lúc đó thấy hết hồn , địch nó mà tập kích lúc lính đang ngủ thì có lẽ phải gọi là ...đại họa  Grin .
 Lính F7 cũng giống như lính F2 thôi , khi mắc võng dùng màn sợi coton cá nhân chuyển thành màn chữ A treo trên võng , mùa mưa cũng phải buộc vào cọc phụ như võng thì ngủ mới yên , nếu không đang ngon giấc giọt nước nó rơi đánh tóp vào mặt hay ướt lưng thì khó ngủ lắm , tăng buộc trùm lên võng căng về 4 góc giữa cũng phải buộc vì sợ gió thổi lật mất tăng , ba lô phải chặt thêm 3 4 cọc ngắn đóng xuống đất rồi đặt ba lô lên trên bao xe vắt trên ba lô lấy vải mưa trùm lại dựa khẩu súng ngay cạnh nếu có sự cố là tác chiến được ngay , lính thì nhiều người ăn ở luộn thuộm lắm , kính thưa các loại kính cứ ấn nhét vào ba lô hết , vo viên mà ấn mà đút nó vào chẳng chịu xếp cho gọn gàng ngăn lắp , lúc nào cũng nhàu nhĩ bẩn thỉu hôi hám chứ BY thì luôn là gọ gàng ngăn lắp sạch sẽ nhất trong điều kiện có thể , cũng nhờ cái tính cẩn thận đó mà còn ngồi đây gõ máy tâm sự với anh em QSVN được đấy nếu không chắc cũng bốc mộ được gần 30 năm rồi  Grin .
  BY luôn gấp võng tăng nylon đi mưa , gấp màn và tấm đắp , thu dây cuộn lại cẩn thận , quần áo giặt xong phơi khô là gấp thẳng xếp lớp trong ba lô , đồ nặng như gạo , đạn cho xuống dưới các thứ khác xếp lên trên nên mỗi khi lấy đồ dùng rất thuận tiện quần áo luôn như mới được là ủi không bầy hầy như người khác đâu .
 Nói chung về nội vụ thì BY thuộc loại ngon trong Quân đội  Grin Grin Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #242 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 03:11:23 pm »

Hì ..hì ! Cứ tưởng lão hungnt _E1F2 ném cục đá cỡ nào ? Hóa ra chỉ là cục ...sạn . Grin
 Lính mà ở sạch mới là chuyện lạ , phải gọi là bẩn như hủi , cái gì cũng bẩn cùng rách nát , đồ tốt mà vào tay lính cũng thành đồ vứt đi và cái màn trắng thì không hơn cái rẻ lau bao nhiêu . Grin
 Mời bác Hungnt thử lấy cái màn trắng thuộc loại đen nhất mà mắc trong đêm tối xem nào , nó cũng trắng lắm đấy , với nhiều cái màn cùng một lúc treo lên cũng đủ cho cán bộ C lúc đó thấy hết hồn , địch nó mà tập kích lúc lính đang ngủ thì có lẽ phải gọi là ...đại họa  Grin .
 Lính F7 cũng giống như lính F2 thôi , khi mắc võng dùng màn sợi coton cá nhân chuyển thành màn chữ A treo trên võng , mùa mưa cũng phải buộc vào cọc phụ như võng thì ngủ mới yên , nếu không đang ngon giấc giọt nước nó rơi đánh tóp vào mặt hay ướt lưng thì khó ngủ lắm , tăng buộc trùm lên võng căng về 4 góc giữa cũng phải buộc vì sợ gió thổi lật mất tăng , ba lô phải chặt thêm 3 4 cọc ngắn đóng xuống đất rồi đặt ba lô lên trên bao xe vắt trên ba lô lấy vải mưa trùm lại dựa khẩu súng ngay cạnh nếu có sự cố là tác chiến được ngay , lính thì nhiều người ăn ở luộn thuộm lắm , kính thưa các loại kính cứ ấn nhét vào ba lô hết , vo viên mà ấn mà đút nó vào chẳng chịu xếp cho gọn gàng ngăn lắp , lúc nào cũng nhàu nhĩ bẩn thỉu hôi hám chứ BY thì luôn là gọ gàng ngăn lắp sạch sẽ nhất trong điều kiện có thể , cũng nhờ cái tính cẩn thận đó mà còn ngồi đây gõ máy tâm sự với anh em QSVN được đấy nếu không chắc cũng bốc mộ được gần 30 năm rồi  Grin .
  BY luôn gấp võng tăng nylon đi mưa , gấp màn và tấm đắp , thu dây cuộn lại cẩn thận , quần áo giặt xong phơi khô là gấp thẳng xếp lớp trong ba lô , đồ nặng như gạo , đạn cho xuống dưới các thứ khác xếp lên trên nên mỗi khi lấy đồ dùng rất thuận tiện quần áo luôn như mới được là ủi không bầy hầy như người khác đâu .
 Nói chung về nội vụ thì BY thuộc loại ngon trong Quân đội  Grin Grin Grin
Nghe các bác nói về chuyện luồn rừng, rồi chuyện căng mắc võng... mà nhớ quá.
 Ngày ở đơn vị huấn luyện được phát quân trang nhưng làm gì có tăng võng, bi đông. Hỏi TĂNG là gì chắc chắn nhiều người không biết. Trong thời gian ở quân ngũ, chưa bao giờ tôi được kí vào sổ quân trang lĩnh ba thứ đó . Thế thì lấy ở đâu ra. Xin thưa, tự cải thiện băng nhiều cách trong đó có cả chuyện lấy trộm để tự trang bị cho mình.
Võng: Tuyến bờ đê, bộ đội hy sinh đưa về tuyến sau kìn kìn. Có một lần, một đồng đội của đơn vị nào đó bị thương rất nặng, anh em khiêng bằng một chiếc võng bạt, máu me đen kịt. Người thương binh chắc là bị hy sinh trong lúc vận chuyển, khi đến vị trí tập kết, anh em cởi võng vứt đi và chuyển liệt sĩ lên oto. Tôi nhanh tay vớ lấy và làm theo đúng hướng dẫn của mấy bác lính cũ: " Đái ngay vào rồi giặt đi dùng tốt". Tôi huy động mấy anh em bĩnh vào đó để cho máu tan định bụng sẽ giặt nhưng hành quân liên miên nên không giặt được tống đại vào ba lô. Thôi thì các mùi đặc trưng đó quyện vào hết các đồ trong ba lô nhưng chẳng ai quan tâm, mình thì có cái nằm là quá tốt. Sau này, chiếc võng của tôi không nhớ có giặt lần nào không, chỉ nhớ nó loang lổ như đồ rằn ri và nó được dùng để bọc xác đồng đội tôi rồi.
BI ĐÔNG: đầu tiên khi ở Tây Ninh, dùng ống đựng nước thốt nốt thay cho bi đông, sau đó dùng ống đựng liều phóng B40, b41 rồi " đá trộm" được một chiếc bi đông trên một chiếc xe của tỉnh đội đậu xe ven đường.
Tăng: không nhớ nữa rồi.
Ở sạch mới là chuyện lạ. Cũng không bao giờ tính đến chuyện đem nhuộm màn. Hành quân nặng, tính toán để quẳng từng cái phong bì thư đi. Chăn Nam Định và màn vứt đi ngay từ ngày đầu vào chiến dịch. Sau này thu được cái màn bọc võng chiến lợi phẩm  vừa nhẹ dùng làm mền, dùng làm màn đều ngon cả.
Duy nhất về Mondolkiri có đem mấy cái áo may ô cháo lòng nhuốm bùn cho đỡ trắng nhưng ban đêm nhìn vẫn thấy sáng nên cũng kinh lắm.
Như bác BY nói, không phải cán bộ đại đội nhìn thấy cảnh bộ đội mắc võng, mắc màn trắng rừng mà kinh đâu, anh em lính lác như tụi mình cũng kinh lắm, kinh nhất là bị tập kích. Đêm băng rừng dừng chân nghỉ ngơi, vật vờ thấy màn võng giữa rừng thì quá bằng gọi địch tới, mà mấy thằng Pốt nó tinh chuyện này lắm các bác còn lạ gì. Đơn vị em không cho mắc theo kiểu này vì chỉ lo bị quẳng lựu đạn, ập oành vài trái B, vài loạt đạn là lại có dăm bác ra đi. Thằng chết rồi cũng khổ, thằng sống còn khổ hơn vì phải mang vác nhau đi.
Tôi còn nhớ, mùa mưa năm 79 hành quân chuyển địa điểm. Cái áo mưa màu trứng sáo được cấp phát em vứt đi vì sợ khi hành quân, người và ba lô lù lù một đống di động. Áo mưa trắng qua khe thước ngắm thì quá "chuẩn" phải không các bác. Em chấp nhận ướt vì sợ ngồi lên nóc tủ
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2010, 03:45:38 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
4102thuongsy
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 155


« Trả lời #243 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 03:29:05 pm »

                            . Anh đồng đội đá cái bi đông của ông anh em ở tĩnh đôi rồi . cho xin lại đi . cái vụ xin nước tiểu anh em để tẩy máu . ở chiến trường chưa vận dụng được . cách đây vài năm có lần công an nhờ cấp cứu tai nan giao thông ở Bình thuận . cái võng của em toàn máu . bỏ thỉ tiếc vì chôm của trường quân chính tỉnh lúc động viên quân dự bị ( võng , dây xịn đổi đồ bỏ . bán đầy ở chợ ) em cho vào cái xô và nước tiểu vào hiệu quả . nhưng anh em và tạp vụ la trời . ông bỏ đi tôi cho ông tiền sắm cái mới . Kỷ niệm mà !.
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #244 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 04:40:30 pm »

                            . Anh đồng đội đá cái bi đông của ông anh em ở tĩnh đôi rồi . cho xin lại đi . cái vụ xin nước tiểu anh em để tẩy máu . ở chiến trường chưa vận dụng được . cách đây vài năm có lần công an nhờ cấp cứu tai nan giao thông ở Bình thuận . cái võng của em toàn máu . bỏ thỉ tiếc vì chôm của trường quân chính tỉnh lúc động viên quân dự bị ( võng , dây xịn đổi đồ bỏ . bán đầy ở chợ ) em cho vào cái xô và nước tiểu vào hiệu quả . nhưng anh em và tạp vụ la trời . ông bỏ đi tôi cho ông tiền sắm cái mới . Kỷ niệm mà !.
Chiếc bi đông nhựa sứt sẹo " đá " được cái nắp bị nứt suốt ngày nước rỉ ra, của đáng tội theo mình được ít ngày thì cũng bị đồng đội " đá lại ". Không biết có phải anh của 4102 " đá " không  Huh Khi đánh vào quân khu 203, chiến lợi phẩm thôi rồi. Đàu tiên, một chiếc bi đông tàu sáng xanh nguyên đai nguyên kiện kèm theo cả vỏ đựng và ca (gọi là Anggo hay hăng go gì đó) phát âm đau mồm lắm, lính quy định nói với nhau gọi nó là cái L.bò mộc mạc dễ hiểu. Cũng ở khu vực này, vào một nhà lục lọi tôi kiếm được một bi đông inox chính hiệu US, bây giờ chỉ còn lại mỗi cái ca cho mẹ múc nước ( Cụ cũng thích lắm nên mấy lần đòi mà mẹ không nghe).
Lại nói chuyện ở quân khu 203,  tiểu đoàn trưởng cưỡi 67 đi đôn đốc, kiểm tra các đại đội, sau đó bị sư đoàn sạc cho một trận. Khu nhà chúng tôi ở, máy khâu con bướm còn bọc giấy nến mới long lanh, cả kho luôn. Anh em kê làm bếp đun. Dừa đốn xuống lấy nước nấu chè, đường thốt nốt, đậu xanh, đậu phộng cho vào nấu. Lúc nấu xong không ăn được vì toàn mùi xà phòng ...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #245 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 07:22:45 pm »

hehe cái ông BY này đúng là khác người hay dân Hà thành chính gốc có thói quen vệ sinh tốt ? lính thằng nào mà chẳng bầy hầy , ở dơ , nhất là lúc đang đi tác chiến , sống đó chết đó thì mất thì giờ để sạch sẽ gọn gàng làm gì ? Bọn em được lệnh nghỉ thì bạ đâu ngủ đó thậm chí cũng chẳng thèm mắc võng , mệt quá cứ lăn ra đất bất tỉnh nhơn sự luôn . Có lần trời mưa rả rít vừa đói lạnh vừa mất ngủ vì hành quân cả ngày lẫn đêm , có lệnh nghỉ tại chổ là té xuống đống phân trâu bò to đùng ngủ ngon lành , lúc đó chỉ thấy nó êm và ấm làm sao , sướng ! sáng dậy thấy từ đầu đến chân toàn phân , may mà không chìm vào sâu trong đống phân vì có cái ba lô phía sau lưng kê lên chứ không dám chết ngạc lắm . Đống phân trâu bò này nó hay lắm , mưa ướt bên ngoài nhưng bên trong nó vẫn ấm , hơi nóng bên trong gặp khí lạnh bên ngoài tạo thành khói nghi ngút .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #246 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 07:50:56 pm »

hehe cái ông BY này đúng là khác người hay dân Hà thành chính gốc có thói quen vệ sinh tốt ? lính thằng nào mà chẳng bầy hầy , ở dơ , nhất là lúc đang đi tác chiến , sống đó chết đó thì mất thì giờ để sạch sẽ gọn gàng làm gì ? Bọn em được lệnh nghỉ thì bạ đâu ngủ đó thậm chí cũng chẳng thèm mắc võng , mệt quá cứ lăn ra đất bất tỉnh nhơn sự luôn . Có lần trời mưa rả rít vừa đói lạnh vừa mất ngủ vì hành quân cả ngày lẫn đêm , có lệnh nghỉ tại chổ là té xuống đống phân trâu bò to đùng ngủ ngon lành , lúc đó chỉ thấy nó êm và ấm làm sao , sướng ! sáng dậy thấy từ đầu đến chân toàn phân , may mà không chìm vào sâu trong đống phân vì có cái ba lô phía sau lưng kê lên chứ không dám chết ngạc lắm . Đống phân trâu bò này nó hay lắm , mưa ướt bên ngoài nhưng bên trong nó vẫn ấm , hơi nóng bên trong gặp khí lạnh bên ngoài tạo thành khói nghi ngút .
Chỗ chú Haanh này chắc không có kro-mum hử? Đâu phải lính Hà Thành mới biết vệ sinh, sạch sẽ mà chỉ tại chỗ Haanh chây lười đấy thôi. Lại còn nằm chung với đống phân tươi quả thật lười nhác hết biết Wink  Chị em K nghe được sẽ cười cho đấy lấy mặt mũi đâu đi tán người ta. Ở dơ một mình thì chịu chứ đừng vơ đũa cả nắm nhé Grin Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #247 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 08:31:19 pm »

@KTH : hé hé , một tháng hành quân tác chiến liên tục , lết còn không muốn nổi lấy gì lên mà cò mum mế mai  Grin  Bác không nhớ Hải đao hôm trước nói bọn em sau này đánh nhau cực khổ  như thế nào à  Grin
Chị em K hả ? lính mình cũng sĩ diện lắm . Mùa khô phải ra giếng hứng từng ca nước từ 4 giờ sáng , thằng anh nuôi một hôm ngủ quên  không có nước nấu cơm sáng nên hắn bèn ngồi chờ các cô gái gánh nước từ giếng về ngang hắn khạt nước bọt vào 2 thùng nước . Cô kia gớm quá vất luôn thế là hắn gánh về nấu cơm cho anh em ăn . Chờ mọi người ăn xong hắn mới tủm tỉm kể lại câu chuyện và co giò chạy mất tiêu .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #248 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 08:31:58 pm »

chú haanh kể chuyện không biết có hài hước lên không nhưng cháu đọc ko nhịn được cười  Grin, cuộc sống người lính trong chiến tranh thật nhiều sắc thái chú haanh nhi?
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #249 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 08:57:17 pm »

chú haanh kể chuyện không biết có hài hước lên không nhưng cháu đọc ko nhịn được cười  Grin, cuộc sống người lính trong chiến tranh thật nhiều sắc thái chú haanh nhi?
hehe , chuyện thật 100 % , là HOA của lính đấy bạn ạ  Grin Nếu cứ đánh nhau căng thẳng suốt , lúc nào cũng lên gân thì thần kinh ai chịu nổi ? Người lính phải biết tự sướng để giảm áp lực cho bản thân . Ngủ trên đống phân kinh quá phải không ? không ! lúc đó sướng lắm , vua chúa còn thua mình vì đâu có được hưởng cái sự sướng đó đâu  Grin Giống như bác D què D25 F5 nhớ lại chuyện ngày xưa ở nhà ga PoiPet đói vàng mắt kiệt sức ngồi dưới gốc me tây chờ chim mổ me rơi vào miệng ăn và kết luận lúc đó mình sướng hơn vua  Grin
Dũng tây mặc độc có cái xì líp khoác ak bơi sang sông bên kia đất Thái hái mấy trái táo về cho D què ăn khi bác này bị sốt rét thèm chua . Hái xong mới phát hiện thân mình trụi lũi nên có sáng kiến nhét tất cả táo vào quần xì líp bơi về bờ bên này . Ba mươi năm sau D què mới biết được bí mật này  Grin
hehe , những trò tếu táo của lính  đáng yêu , đáng nhớ làm sao .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM