Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 05:52:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mũi chính diện giải phóng Nông pênh phần 3 .  (Đọc 362597 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #250 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:26:10 pm »

Cháu đã tìm thấy video về lần rút quân đầu tiên của ta năm 82. Trong video có 1 sĩ quan của QD trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp khá chuẩn, hình như bác này mang quân hàm Thiếu tá. Bác ấy nói niềm vui khi được trở về nước và hoàn thành nhiệm vụ. Mời các chú các bác cùng xem, không biết có ai nhận ra người quen không.

Tựa đề: Cambodge-Départ des Bodois/ Bộ đội rút quân khỏi Cambodge.

http://www.ina.fr/histoire-et-conflits/autres-conflits/video/CAB8300789101/cambodge-le-depart-des-bodois.fr.html
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #251 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:05:57 pm »

hì hì chuyện này là mình nghe nói thôi không hiểu thực hư thế nào mới hỏi chú BY. Còn các topic khác thì mình cũng có đọc nhưng đúng là không để ý lắm, chỉ để ý Bùng Bình thôi. Hôm qua bất chợt nhớ ra nên mới hỏi chú BY vì đơn vị chú ý vào GP PP. Topic này thì cũng có nói nhưng rất sơ lược và ý của mình là lúc các chú CCB ra quân thì có mang được về VN không thôi vì khi đó tin đồn này rộ lên. Chắc cũng người có người không, nhưng khả năng mấy chú bên hậu cần với vận tải có là thật.
@ Binhyen1960 : Sông có khúc người có lúc chú ơi, hồi đấy chú không kiếm được thì bây giờ lại thảnh thơi không phải lo nghĩ chuyện kinh tế. Cháu cũng muốn khổ trước sướng sau như chú hì hì. Có vấn đề này mà cháu ngồi nghĩ mãi không ra là đội hình và vị trí của C2 lúc ở bên hồ và lúc vận động cứu C3 vì cháu ngồi thử vẽ lại sơ đồ bố trí của C2. Không thể tưởng tượng ra được, chắc dạo này đầu óc không thoải mái cho lắm. Hôm 22-12 cháu định tổ chức off chi nhánh QSVN ở bên này nhưng thủ trưởng KH bận mất rồi, tiếc quá, cả năm mới có 1-2 ngày nghỉ đúng dịp lễ
Để vẽ lại trận địa của D7 cũ theo trí tưởng tượng không khó lắm đâu VietPo'lut' ạ , bạn có thể bắt đầu thế này :
 - Trước hết hãy vẽ 2 ngọn núi Lovea , theo hàng dọc quả to nằm trên quả nhỏ nằm dưới liền nhau có một khe nhỏ ở giữa , quả núi to hình quả trứng , cách ra xa xuống phía dưới vuông góc với 2 quả núi đó là đường 51 cắt ngang , bên trái sẽ đi ra QL4 bên phải sẽ đi tới ngã 4 đường tàu , đi tiếp nữa sẽ tới thị trấn U Đông , cuối ngọn núi Lovea to là nơi C2 bị địch đánh vào tới C bộ và anh Quân quản lý bị thương tại đó , nó nằm bên trái phía cuối của ngọn núi cách chân núi khoảng 2 km , từ đó kéo thẳng một đường tới khi chạm đường 51 đó chính là con đường đất đỏ , trên đường này bạn sẽ đi qua D bộ D7 cũ cũng như chiếc cầu gỗ , C5 nằm phía sau D bộ D7 cũ và 1 B của C3 bị chặn đánh không rút kịp tại đó , tất nhiên con đường đất này có đoạn cong queo nhưng chúng ta tạm vẽ một đường thẳng cho dễ phân biệt và cái chùa trinh sát nằm bên trái đường này cao hơn D bộ cũ , cái khe giữa 2 quả núi Lovea là nơi lính D8 rút về đó và họ nằm lại đó phòng ngự , nhiệm vụ hay những gì diến ra bên D8 thì tôi không được biết , bạn lùi xuống theo con đường đất đỏ đến hết quả núi nhỏ Lovea rẽ sang trái qua bên trái con đường đất đỏ vào sâu khoảng 3 400m thì đó là trận địa của C2 bên cái hồ nước có cây xoài to và chính dưới gốc cây xoài là D bô D7 đứng chân .
 Vị trí C2 khi đó cách cây xoài và hồ nước nhỏ về bên trái nhưng nằm cao hơn bạn vẽ một hình chữ nhật đứng , cũng vẫn vế bên trái dọc theo cạnh trái là rừng cây và chốt C2 hàng dọc nằm tại đó ôm lấy D bộ hướng này , duy có B3 nằm tại góc vuông và căng ra trước mặt , ở giữa là cái khóm thốt nốt trơ vơ bên mép của bờ đập và đó là nơi duy nhất cho B3 tránh cái nắng mùa khô đất K , cối , anh nuôi nằm sau đội hình là điểm giữa của B1 và D bộ , phía sau D bộ có cả C5 hỏa lực nằm tại đó , C3 giữ bên ngoài giáp đường , C1 nằm chính giữa hướng lên phía trước song song với con đường đất đỏ .
 Theo mình nhớ lần trước bichuoi có gửi cho bản đồ của núi Lovea chụp bây giờ hình như trên goole thì nó không mấy thay đổi so với ngày xưa , mọi thứ rất rõ ràng kể cả cứ của C2 sau này cũng như cái phum Thơ mây gần cứ C2 cũng nằm trên con đường lên thẳng hồ nước phía trên cách khoảng 4 5 km , chính cái phum này là nơi khi chúng tôi luồn sâu bỏ Lovea vào đánh Âm leeng cũng đã hành quân ngang trong đêm , đêm đó chó sủa râm ran có vài người phụ nữ trong nhà thò đầu ra ngoài nói gì đó và khi biết đó không phải là lính Pốt thì họ im thin thít không dám cựa quậy nữa .
 Giá như có tấm bản đồ như của bichuoi thì chắc bạn hình dung dễ hơn .
 Chúc bạn vẽ được như đã hướng dẫn và hình dung ra trận đánh như tôi đã tả .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #252 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:46:33 pm »

Cháu đã tìm thấy video về lần rút quân đầu tiên của ta năm 82. Trong video có 1 sĩ quan của QD trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp khá chuẩn, hình như bác này mang quân hàm Thiếu tá. Bác ấy nói niềm vui khi được trở về nước và hoàn thành nhiệm vụ. Mời các chú các bác cùng xem, không biết có ai nhận ra người quen không.

Tựa đề: Cambodge-Départ des Bodois/ Bộ đội rút quân khỏi Cambodge.

http://www.ina.fr/histoire-et-conflits/autres-conflits/video/CAB8300789101/cambodge-le-depart-des-bodois.fr.html
Bác sĩ quan đấy nhìn phúc hậu quá, mà bác nói với niềm vui, cảm xúc dâng trào quá dù em chẳng hiểu bác ấy nói gì. Bác có thể dịch đoạn bác sĩ quan đấy trả lời phỏng vấn cho bọn em được không ạ. Em cám ơn
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #253 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 12:10:35 am »

 gữi bạn linh tinhnguyen: Sau khi khmer đỏ ( khmer rouges ) giải phónh phnom Pênh vào đầu năm 1975 . Hầu hết tàn quân Lon nol và gia đình họ đều bị Pốt sát hại chỉ còn một số ít đóng quân ở gần biên giới Thái là chạy sang ăn nhờ ờ đậu bên đất Thái mà thôi , có mấy lần quân Pốt còn đánh cã sang Thái . Lúc đó các đài phương tây thi nhau chưỡi Pốt . Đến khi quân VN ta đánh Pồt chỉ có một tuần  mà giải phóng PNom pênh , quân ta đã thọc sâu đến biên giới Thái , lúc nầy đài phương tây lại bênh vực Pốt chưỡi VN , các nước phương tây lại viện trợ cho Pốt . Còn trong đoạn phim tài liệu do phóng vên người Canada thực hiện có lẽ phỏng vấn và quay ở bên đất Thái khi tàn quân Pốt bị ta đánh bại , một nhóm lẽ tẻ chạy sang Thái bị lính lính Lôn Nol cướp tiền cướp vũ khí  ( đây chỉ là đám tàn quân lẽ và thường dân của Pốt thôi chứ gặp các đơn vị của Pốt thì còn lâu bọn nầy mới dám ăn hiếp ) . Sau nầy khoảng năm 81-82 đám nầy được các nước phương Tây chắp nối hợp tác với Pôn Pốt để đánh VN , nhưng mà bọn chúng cũng đánh với nhau hoài vì bất đồng quan điểm , bọn chúng khi vào sâu tận vùng núi Liếp , vẫn còn đánh nhau mà . Có lần đơn vị mình đóng quân ở phum Cà Tin , tự nhiên khoảng 8 giờ tối nghe súng nổ rền ở phía núi Liếp , thuộc địa bàn hoạt động của D7 mình , sau đó thông tin rà lại hết thì không có đại đội nào nổ súng cã . Như vậy thì chỉ có Pốt và sê ri ka đánh nhau thôi . Còn tính bóc phét đó là bản chất của quân ngụy Lon nôl rồi , đều là học trò của một thầy Mỹ mà thôi , còn lạ gì nữa .
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #254 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 12:27:15 am »

Tôi vừa  xem thước phim quay cảnh quân tình nguyện VN rút về.Súc động và tự hào lắm. Những chiến sỹ tình nguyện Vn.Dân K lưu luyến tiễn đưa họ,từng đoàn xe QS nối đuôi nhau qua phà,từng khuôn mặt đen nhẻm do nắng gió.Nhiều cặp môi thâm sì  sốt rét, do nằm rừng lâu ngày.Những đoàn xe QS,xe kéo pháo, với những trọng pháo 122ly,130ly.Rồi M113.v.v.Về tới Vn,Quân dân VN tổ chức đón họ.Khi tập hợp đứng thành đội hình,họ luống cuống không quen,họ là lính chiến chỉ quen đánh đấm đâu quen nghi thức.Ôi thương quá những tràng trai áo vải.Tôi và họ cùng sinh ra trong 1 thời đất nước khó khăn.Áo của họ và tôi năm xưa khi tập hợp lại là những mầu xanh sấu xí ,không phải là mầu xanh núi rừng.Trang phục tưởng như đội quân ô hợp,nhưng khi sung trận thì mọi lý trí đều trên đầu ngọn súng,chỉ 1 liềm tin chiến thắng.ÔI chiếc áo phil mỏng của người lính thập niên 80,thương lắm và tự hào lắm.
Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #255 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 02:22:55 am »

Bác bộ đội này nói rằng:
Từ Niếc Lương đến Phnompenh (khi chúng tôi đến - ND), chúng tôi đã gặp  hàng nghìn người dân Campuchia nhưng tôi đếm được chỉ có 24 người  đi dép. Chỉ 24 người thôi. Và  bây giờ (thời điểm hiện tại -ND) các ông có thể thấy tất cả mọi người với quần áo như thế này, đi dép thế này với những nụ cười và niềm vui.

PV: Còn ông, ông hài lòng với việc quay trở lại nhà chứ?
Trả lời: Tất nhiên rồi, hoàn toàn đúng. Bởi vì tôi rất yêu tổ quốc tôi.


Trích dẫn từ: inha link=topic=10778.msg174309#msg174309

Bác sĩ quan đấy nhìn phúc hậu quá, mà bác nói với niềm vui, cảm xúc dâng trào quá dù em chẳng hiểu bác ấy nói gì. Bác có thể dịch đoạn bác sĩ quan đấy trả lời phỏng vấn cho bọn em được không ạ. Em cám ơn
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #256 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 03:46:25 pm »

Mặc dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục lạc đề, sa đà vào thảo luận chính trị hiện tại trong box hồi ký. Nghiêm khắc nhắc nhở các thành viên, đặc biệt là VietPo`Lut´!

Các bài lạc đề sẽ được tách ra và chuyển xuống Quán nước. Tái phạm sẽ xóa bài, treo nick không có cảnh báo trước!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #257 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 11:26:37 pm »

hì hì Bá cáo TL em đã thành khẩn nhận lỗi rồi ạ , mong TL giơ cao đánh khẽ cho lính được nhờ.
Chú BY ơi : Bão tố qua rồi, sóng đã yên, biển đã lặng chú cho con thuyền hồi ức tiếp tục ra khơi thôi hehehehehehehe
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #258 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 12:32:41 am »

hì hì Bá cáo TL em đã thành khẩn nhận lỗi rồi ạ , mong TL giơ cao đánh khẽ cho lính được nhờ.
Chú BY ơi : Bão tố qua rồi, sóng đã yên, biển đã lặng chú cho con thuyền hồi ức tiếp tục ra khơi thôi hehehehehehehe



Bạn Viet à, biết lỗi đôi khi không cần nói mà tự mình rút kinh nghiệm mà người khác hiểu mình là được rồi, chứ đôi khi nói thì đâm ra phản cảm. Tuy rằng người Đức sống thực dụng, nhưng đôi khi, tùy vào hoàn cảnh mà sự thực dụng đó trở thành thừa. Đôi lời chia sẻ, bác TL xóa dùm bài này nhé.
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #259 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 12:45:43 am »

hè hè, bác LTN hiểu thật nghĩa của nó quá, em nói là vừa vui để giảm không khí căng thẳng vừa nhận ra mình biết lỗi luôn. Chứ thật ra lúc em viết bài và gửi xong mới phát hiện có cảnh báo của Daibangden
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM