Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:28:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  (Đọc 72326 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:48:33 pm »


Thế kỷ XIX

- Năm 1802: Vua Gia Long lên ngôi hoàng đế, lập triều đại Nguyễn

- Năm 1805: Vua Gia Long ra lệnh kiểm kê tình hình ruộng đất từ Nam ra Bắc để làm Bộ Địa bạ Gia Long (hoàn thành năm 1836 đời vua Minh Mạng).

- Năm 1815: Theo lệnh vua, Cai bạ Phạm Quang Ánh ra Hoàng Sa thăm dò thủy trình.

- Năm 1816: Thủy quân và đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình.

- Năm 1820: Jean Baptiste Chaigneau viết trong tờ trình về xứ Cochinchina rằng Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ của xứ Cochinchina.

- Năm 1821: Trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nói rõ ràng về Hoàng Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Nam).

- Năm 1833: Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ công chuẩn bị thuyền ra Hoàng Sa để dựng bia, lập miếu, trồng cây.

- Năm 1834: Vua Minh Mạng sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng 20 thủy thủ ra Hoàng Sa vẽ bản đồ đường biển.

- Năm 1835: Vua sai Phạm Văn Nguyên chở vật liệu ra xây miếu, dựng bia ở Hoàng Sa.

- Năm 1836: Vua cho chỉ thị cụ thể về vẽ bản đồ các đảo Hoàng Sa và đường biển đi tới các tỉnh ven bờ. Thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa xem xét đo đạc và cắm mốc để đánh dấu.

- Năm 1838: Giám mục Jean Louis Taberd công bố: An Nam đại quốc họa đồ trong đó có vẽ một phần Hoàng Sa với cái tên Cát Vàng nằm ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam như Cù Lao Ré, Cù Lao Thu, Cù Lao Chàm v.v.

- Năm 1842: Bài tựa cuốn “Hải lục” của Vương Bính Nam viết: “Vạn Lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam”.

- Năm 1844: Hoàng triều nhất thống tổng đồ và bản đồ tỉnh Quảng Đông đều không vẽ hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. (trong cuốn “Trung ngoại đại dư đồ thuyết”).

- Năm 1847: Theo lời tâu của Bộ công, vua Thiệu Trị đồng ý năm này không cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa như mọi năm vì bận nhiều công việc.

- Năm 1849: Trong bài “Địa lý đế quốc Cochinchina”, tiến sĩ Gutlaff có một đoạn dài nói về quần đảo Cát Vàng (tức Hoàng Sa).

- Năm 1850: Trong cuốn “Thế giới lịch sử và miêu tả về tất cả các dân tộc: Nhật Bản, Đông Dương, Xây-lan v.v…”, Dubois de Jancigny có đoạn nói người xứ Cochinchina đã chiếm hữu quần đảo Cát Vàng.

- Trong cuốn “Bức tranh xứ Cochinchin” E. Contenbert và L. de Roany nói xứ này có quần đảo Cát Vàng (năm 1862).

- Năm 1884: Việt Nam và Pháp ký Hiệp ước trong đó Việt Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.

Trong Công ước sơ bộ ký với Pháp tại Thiên Tân ngày 11 tháng 5 năm 1884. Trung Quốc cam kết tôn trọng các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế.

- Năm 1876: Trong cuốn “Việt sử cương giám khảo lược”, Nguyễn Thông có đoạn nói về quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

- Năm 1885: Ngày 26-2, Định ước chung Berlin nêu những điều kiện chiếm hữu những lãnh thổ mới ở châu Phi, trước hết là chiếm hữu thật sự.

- Năm 1894: Trong “Hoàng triều nhất thống dư đồ”, bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” không vẽ Tây Sa và Nam Sa. Lời giải thích nói rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu ở vĩ độ 18013’ Bắc.

- Năm 1895 - 1896: Anh phản đối Trung Quốc về việc dân Hải Nam đã lấy đồng trên hai tầu Bellona và Imezi Maru bị đắm ở Hoàng Sa, nhà cầm quyền Quảng Đông trả lời là Paracels không thuộc Trung Quốc, nên Trung Quốc không có trách nhiệm gì.

- Năm 1898: Hiệp ước Paris ký ngày 10-12-1898 vạch rõ biên giới phía tây Philippin là kinh tuyến 1180 Đông, không gồm một đảo nào của quần đảo Hoàng Sa.

- Năm 1899: toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị xây dựng một hải đăng tại đảo Hoàng Sa.

- Năm 1905; Trong “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, bản đồ đế quốc Đại Thanh và bản đồ của tỉnh Quảng Đông không vẽ Tây Sa và Nam Sa.

- Năm 1906: Trong cuốn “Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư” phần tổng luận ghi rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Nhai, ở vĩ tuyến 18013’ Bắc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:57:54 pm »


Thế kỷ XX

- Năm 1909: Ngày 6-6-1909 đô đốc Lý Chuẩn mang ba pháo hạm tới đảo Phú Lâm, bắn súng, kéo cờ đi qua một số đảo khác rồi rút về Quảng Châu.

- Năm 1921: ngày 30 tháng 3 năm 1921, nhà cầm quyền Quảng Đông công bố lệnh sáp nhập các đảo Tây Sa vào Nhai huyện thuộc Hải Nam.

- Năm 1920: Từ năm này, tầu của Hải quân Pháp tăng cường tuần tiễu vùng quần đảo Hoàng Sa để chống buôn lậu.

- Năm 1925: Viện Hải dương học Nha Trang phái tàu De Lanessan ra nghiên cứu vùng quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Triều đình Huế Thân Trọng Huề khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa từ trước đến nay vẫn thuộc Việt Nam, không có gì phải bàn bạc cả.

- Năm 1927: Tàu De Lannessan ra quần đảo Trường Sa nghiên cứu.

- Năm 1929: Phái đoàn Perrier-Rouville đề nghị xây 4 hải đăng ở bốn góc quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Bắc, đảo Linh Côn, đá Bombay).

- Trong bản báo cáo ngày 22-1-1929, Khâm sứ Trung kỳ Le Fol nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ lâu và nhắc lại tuyên bố của thượng thư Thân Trọng Huề.

- Năm 1930: Thông báo hạm La malicieuse ra Hoàng Sa.

- Năm 1931: Tàu L’INCONSTANT (tháng 3), pháo hạm Aviso (tháng 5-1932) ra Hoàng Sa.

- Năm 1931: ngày 4 tháng 12 năm 1931 và ngày 24-4-1932 Chính phủ Pháp phản đối Chính phủ Trung Quốc về việc nhà cầm quyền Quảng Đông có ý định cho đấu thầu việc khai thác phốt-phát trên quần đảo Paracels.

- Năm 1932: Chính phủ Pháp gửi công sứ quán Trung Quốc tại Paris một công hàm khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và đề nghị với Trung Quốc hoặc dàn xếp hữu nghị hoặc một giải pháp qua trọng tài.

Ngày 29-9-1932 công sứ quán Trung Quốc bác bỏ quan điểm của Pháp và khước từ việc đưa ra trọng tài.

- Năm 1933: Ngày 26-7-1933, Bộ Ngoại giao Pháp công bố thông tri về việc Pháp đã cho những đơn vị Hải quân chiếm hữu từ 13-4-1930 đến 22-4-1933 các đảo: Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ cận.

    + Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa.

    + Ngày 24-7-1933, Chính phủ Pháp thông báo cho Chính phủ Nhật việc Pháp chiếm hữu các đảo thuộc Trường Sa, Chính phủ Nhật phản đối việc chiếm hữu đó.

- Năm 1937:

    + Ngày 18-2, Bộ Ngoại giao Pháp gửi công hàm cho Sứ quán Trung Quốc đề nghị một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp qua Trọng tài. Phía Trung Quốc không hưởng ứng.

    + Tháng 10, kỹ sư J. Gauthier được cử ra Hoàng Sa nghiên cứu việc xây hải đăng, căn cứ thủy phi cơ và kế hoạch đưa lính Bảo an ra Hoàng Sa.

- Năm 1938:

    + Ngày 30-3-1938, Hoàng đế Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

    + Ngày 5-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévie lập một đơn vị đại lý hành chính tại Hoàng Sa.

    + Dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “CỘNG HÒA PHÁP-VƯƠNG QUỐC AN NAM - QUẦN ĐẢO HOÀNG SA 1816 - ĐẢO HOÀNG SA 1938”.

    + Xây dựng một hải đăng, hai trạm khí tượng tại đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm (sau được Tổ chức khí tượng thế giới đăng ký dưới số 48860, 48859) và một đài VTĐ tại đảo Hoàng Sa, một đài khác tại đảo Trường Sa.

    + Tháng 6, một đơn vị Bảo an ra Hoàng Sa.

- Năm 1939:

    + Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương chia quần đảo Hoàng Sa làm hai đơn vị đại lý hành chính.

    + Nhật Bản chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Tháng 9, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

- Năm 1943:

    + Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Anh - Trung (Roosevelt, Churchill, Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo, ra tuyên bố nói Nhật Bản sẽ rút khỏi Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không nói gì đến Paracels và Sparatly.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:00:17 pm »


- Năm 1945:

    + Hội nghị Postdam tán thành việc thi hành Tuyên bố Cairo và chia Đông Dương làm hai phần với vĩ tuyến 16 làm giới tuyến, giao cho Trung Hoa dân quốc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên.

    + Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.


- Năm 1946:

    + Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa dân quốc ký hiệp định Trùng Khánh, quy định Trung Quốc rút quân khỏi Bắc Việt Nam và nhường việc tiếp nhận sự đầu hàng quân Nhật cho quân Pháp.

    + Ngày 6-3-1946, Pháp ký Hiệp định sơ bộ với Việt Nam dân chủ cộng hòa và công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, quân đội, quốc hội, tài chính riêng và thành viên khối Liên hợp Pháp.

    + Từ 20 đến 27 tháng 5-1946, một tàu chiến Pháp ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa sau khi Nhật rút đi.

    + Ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc đó bằng việc xây dựng một trạm khí tượng tại Hoàng Sa.

    + Ngày 19-12-1946 cuộc chiến tranh Việt - Pháp bắt đầu.


- Năm 1947:

    + Ngày 7-1-1947, Nam Kinh công bố quân Quốc dân đảng chiếm Tây Sa, sự thật là chiếm đảo Phú Lâm.

    + Ngày 17-1-1947, pháo hạm Tonkinois của Pháp ra Hoàng Sa yêu cầu quân Tưởng rút khỏi Phú Lâm nhưng họ khước từ. Quân Pháp lên đóng trên đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 4-7-1947, Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị với Trung Quốc hoặc bàn bạc hữu nghị hoặc đưa vấn đề ra tòa án Trọng tài. Trung Quốc khước từ và vì bị thua trên lục địa đã phải rút quân khỏi Phú Lâm.


- Năm 1949:

    + Tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, chánh văn phòng Hoàng đế Bảo Đại, tuyên bố tại Sài Gòn khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 17-5-1949, Tổng thống Quirino tuyên bố quần đảo Hoàng Sa phải thuộc Philippin, thừa nhận các trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (trạm Phú Lâm 48859, trạm Hoàng Sa 48860, trạm Ba Bình 489189).

    + Ngày 8-3, Pháp và Chính phủ Bảo Đại ký Hiệp định trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại.

    + Ngày 1 tháng 10, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.


- Năm 1950:

    + 14-10, Chính phủ Pháp chính thức trao lại chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


- Năm 1951:

    + Tháng 9, Tại Hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô đề nghị trao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng đề nghị đó bị bác bỏ (48 phiếu trên 51). Ngày 7-9, Thủ tướng Trần Văn Hữu đại biểu Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, không ai phản đối. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký trong đó ghi Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Paracels và quần đảo Spratly, không nói gì đến việc trao trả hai quần đảo đó cho Trung Quốc.


- Năm 1952:

Trong hòa ước Nhật Bản và Trung Hoa dân quốc cũng chỉ ghi là Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Đài Loan, Bành Hồ cũng như đối với Paracels và Spratly. Cũng không nói gì đến việc trao trả Tây Sa và Nam Sa cho Trung Quốc.


- Năm 1954:

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam, nhưng nước Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc, chính quyền miền Nam quản lý miền Nam, trong khi chờ tái thống nhất đất nước.


- Năm 1956:

    + Tháng 4, Pháp rút quân khỏi Đông Dương kể cả ở Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn kịp thay thế quân Pháp tại phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, không ra kịp phần phía Đông cho nên phần này bị quân đội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm mất.

    + Ngày 8-6, Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

    + Ngày 22-8, một đơn vị hải quân Việt Nam ra quần đảo Trường Sa.


- Năm 1958:

    + Ngày 4-9-1958, chính phủ CHNDTH ra tuyên bố quy định hải phận Trung Quốc rộng 12 hải lý.

    + Ngày 14-9, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai ủng hộ việc Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và nói sẽ chỉ thị cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam tôn trọng hải phận 12 hải lý đó.


- Năm 1959:

    + Đêm 20 rạng 21-2, một số “ngư dân có vũ trang” Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa nhưng bị quân Việt Nam chặn đánh. 82 “ngư dân” bị bắt, 5 thuyền đánh cá “có vũ trang” bị bắt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:02:26 pm »


- Năm 1960:

    + Ngày 24-4, chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này xã Định Hải, huyện Hòa Vang.


- Năm 1965:

    + Ngày 24-4, Tổng thống Mỹ ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kế cận rộng khoảng 100 hải lý từ bờ biển Việt Nam trở ra là khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ.

    + Ngày 9-5, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố phản đối việc quy định đó, trong đó có câu xâm phạm “vùng biển Tây Sa của Trung Quốc”.


- Năm 1969:

    + Xã Định Hải nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

    + Ngày 6-6-1969, thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam.


- Năm 1971:

    + Đại sứ Malaysia hỏi Bộ ngoại giao Sài Gòn, nói đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ nước Cộng hòa SonghratiMeade. Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời đảo Trường Sa là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    + Philippin đòi Đài Loan rút khỏi Itu Aba và cho quân đóng các đảo Vĩnh Viễn, Song Tử Đông, Loại Ta và Thị Tứ.

    + Ngày 13-7, Tại Hội nghị ASPAC, ngoại trưởng Sài Gòn Trần Văn Lắm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


- Năm 1972:

Tống thống Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai ký thông báo chung Thượng Hải.


- Năm 1973:

    + Ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, quân Mỹ rút khỏi Việt Nam.

    + Ký Định ước Paris về Việt Nam ngày 2-3-1973 giữa các bên tham gia Hiệp định Paris và một số nước khác trong đó có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

    + Ngày 6-9, Chính quyền Sài Gòn nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.


- Năm 1974:

    + Ngày 11-1, Bắc Kinh tuyên bố phản khảng chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Trường Sa vào Phước Hải.

    + Ngày 20-1, máy bay Trung Quốc ném bom xuống ba đạo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.

    + Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động xâm lược của quân Trung Quốc.

    + Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi công hàm thông báo hành động xâm lược của quân Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Chủ tịch HĐBA và Tổng thư ký Liên HQ, chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình ở Trường Sa cho các bên ký kết Định ước Paris và các nước khác trên thế giới.

    + Ngày 18-1, Đài Loan gửi công hàm cho Sài Gòn đòi chủ quyền đối với 4 quần đảo trong Biển Đông. Ngày 29-1, Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời Đài Loan, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Ngày 2-1, Phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTCHMN ra tuyên bố 3 điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

    + Qua trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Arthur Hummel, Mỹ cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.

    + Ngày 1-2, Sài Gòn đưa quân tăng cường quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cho hành động đó là khiêu khích đối với họ.

    + Ngày 5-2, Philippin phản đối Sài Gòn đưa lực lượng ra 5 đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila, Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    + Ngày 30-3, Đại biểu Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tế Viễn Đông họp ở Colombo.

    + Ngày 2-7, Đại biểu Sài Gòn tại Hội nghị Luật biển, họp tại Caracas, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:10:54 pm »


- Năm 1975:

    + Ngày 14-2, Bộ Ngoại giao Sài Gòn công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Từ 13-4 đến 28-4, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang đang bị quân đội Sài Gòn đóng giữ.

    + Ngày 30-4, Chính phủ Sài Gòn tan rã, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

    + Ngày 9-9, Đại biểu CPCMLT tại Hội nghị khí tượng thế giới họp tại Colombo yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 10-9, Bắc Kinh gửi công hàm cho VNDCCH khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

    + Ngày 24-9, Trong cuộc gặp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu, Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc vấn đề Tây Sa và Nam Sa.


- Tháng 7-1976, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời.


- Năm 1978:

    + Philippin chiếm thêm đảo Panata trong quần đảo Trường Sa, nâng tổng số đảo họ chiếm lên 7 đảo.

    + Tống thống Philippin ký sắc lệnh 11-6-1978 coi hầu hết quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin, gọi là Kalayaan.

    + Tháng 3, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa.


- Năm 1977:

    + Ngày 12 tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

    + Tháng 9, khi đi thăm Philippin và tháng 10 khi đi thăm Malaysia, thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ý với Tổng thống Ferdinand Marcos và thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hòa bình.


- Năm 1979:

    + Ngày 17-2, Trung Quốc cho 60 vạn quân xâm lược lãnh thổ thuộc 6 tỉnh Bắc Việt Nam để cho Việt Nam một “bài học”.

    + Ngày 15-3, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố sách trắng về vấn đề biên giới Việt - Trung trong đó có đoạn tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

    + Ngày 26-4, bắt đầu các cuộc thương lượng Việt Trung cấp thứ trưởng ngoại giao về quan hệ giữa hai nước.

    + Ngày 3-7, hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 “vùng nguy hiểm” trên cả vùng trời Hoàng Sa, buộc các nước muốn đi qua phải xin phép Trung Quốc.

    + Ngày 30-7, Trung Quốc công bố một tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 7-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh.

    + Trung Quốc buộc các nước có máy bay dân sự qua khu vực Hoàng Sa phải tuân theo các quy định của Trung Quốc.

    + Ngày 8-9, Bộ ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    + Ngày 28-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippin sáp nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippin.

    + Ngày 21-12, Malaysia xuất bản bản đồ về lãnh hải Malaysia và ranh giới thềm lục địa Malaysia có chỗ vi phạm lòng biển Trường Sa của Việt Nam.


- Năm 1980:

    + Ngày 30-1, Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây sa và Nam Sa. Ngày 5-2 Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30-1-1980.

    + Ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia, phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa.

    + Ngày 8-5, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malaysia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định An Bang là của Việt Nam.

    + Tháng 6, Tại Hội nghị khí tượng khu vực Châu Á II họp tại Giơ-ne-vơ, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ.

    + Ngày 13-6, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM.

    + Philippin chiếm đóng đảo Condor trong quần đảo Trường Sa. Ngày 26-7, ngày 11-8 Việt Nam gửi công hàm phản đối.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:14:14 pm »


- Năm 1981:

    + Tháng 12, Tổng cục Bưu điện Việt Nam điện cho Chủ tịch Ủy ban đăng ký tần số tại Gíơ-ne-vơ phản đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    + Tháng 12, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.


- Năm 1982:

    + Tháng 10, Tại Hội nghị toàn quyền của UIT, Đại biểu Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được chia năm 1978 tại Giơ-ne-vơ.

    + Ngày 12-11, chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

    + Ngày 9-12, thành lập huyện Trường Sa. Ngày 28-12 huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

    + Ngày 4-12, thành lập huyện Hoàng Sa thuộc Quảng Nam Đà Nẵng.


- Năm 1983:

    + Tháng 1, Hội nghị Hàng không khu vực Châu Á Thái Bình Dương họp tại Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội, nhưng Hội nghị quyết định duy trì nguyên trạng.

    + Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến đồng ý sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa, Trường Sa tại Hội nghị sắp tới.


- Năm 1984:

    + Từ 4 đến 16-4, Đoàn đại biểu Quốc hội CHXHCN Việt Nam và đoàn đại biểu tỉnh Phú Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Vũ Văn Trác đi khảo sát nghề cá tại huyện Trường Sa.

    + Tại Hội nghị Tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế (INTELSAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

    + Ngày 25-4, Ủy ban địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông trong đó có tên các quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 6-5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên này.

    + Ngày 21-5, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippin không coi quần đảo Kalayaan (tức Trường Sa) là bộ phận lãnh thổ Philippin.

    + Trước sự phản đối liên tiếp của phía Việt Nam, ông Wiin Nielson Tổng thư ký OMM đã trả lời phía Việt Nam: ... “Các tên gọi được dùng trong công bố này và việc trình bày các số liệu ở trong đó không ràng buộc đối với thư ký OMM về bất cứ việc đưa ra quan điểm nào có liên quan đến quy chế pháp lý của các nước, các lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực hay các hoạt động của họ, cũng không ràng buộc về việc vạch ra các đường biên giới hay giới hạn của các nước”.

    + Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa.

    + Ngày 1-6, quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thành lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Việt Nam phản đối việc sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào địa phận Hải Nam.


- Năm 1985:

    + Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.


- Năm 1986:

    + Ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung quốc cùng Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị sát Tây Sa.

    + Tháng 12, Malaysia chiếm đóng các đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa.


- Năm 1987:

    + Tháng 5, Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.

    + Từ 16-5 đến 6-6, Hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Trường Sa.

    + Ngày 2-8, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết lập tỉnh Hải Nam.
   
    + Tháng 10, Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự tại Tây Thái Bình Dương và Nam Biển Đông.

    + Ngày 10-11, Hải quân Trung Quốc lên đảo Luisa (1130-60Cool.


- Năm 1988:

    + Từ giữa tháng 2, nhiều tàu chiến của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Trường Sa, khiêu khích lực lượng Việt Nam, gây ra cuộc xung đột lớn ngày 14-3 bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, làm mất tích 74 quân nhân Việt Nam, ngăn cản phía Việt Nam cứu hộ những người bị thương. Tính đến ngày 6-4, Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga-ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc-ma, Đá Subi.

Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 17, 23, 26 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các đá đã chiếm được và khước từ thương lượng.

    + Ngày 14-4, Bộ Ngoại giao CHXHCVN phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị quyết ngày 13-4-1988 thành lập tỉnh Hải Nam).

    + Ngày 25-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố văn kiện về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và nhắc lại đề nghị thương lượng hòa bình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:18:54 pm »


- Năm 1989:

    + Ngày 3-1, Trung Quốc đặt bia chủ quyền trên các bãi họ chiếm được trong năm 1988: Vĩnh Thụ, Xích Qua, Hoang Dương, Nam Huân, Chử Bích, Đông Môn.

    + Ngày 14-8, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm kinh tế Khoa học - Dịch vụ trên vùng bãi ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tân, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam. Có tọa độ 7-8030’ Bắc, 1090-112020’ Đông.

    + Ngày 28-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án Việt Nam xâm phạm trái phép một số đảo và cù lao tại bãi Vạn An và bãi Vạn Nhã “thuộc quần đảo Nam Sa”.

    + Ngày 2-10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ luận điệu nói trên của Trung Quốc và khẳng định một lần nữa việc xây dựng Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ là trên các bãi ngầm trong thềm lục địa Việt Nam.


- Năm 1990:

    + Ngày 9-3, Trung Quốc kết thúc đợt khảo sát khoa học ở quần đảo Trường Sa bắt đầu từ ba năm trước.

    + Ngày 18-3, nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến đánh cá ở Trường Sa.

    + Ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

    + Ngày 28-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục gửi công hàm cho sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.

    + Ngày 1-12 trong cuộc đi thăm Philippin, thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề này (vấn đề quần đảo Trường Sa) với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này, tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.


- Năm 1991:

    + Ngày 1-2, Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi ngầm mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa.
    + Ngày 25-5, Trung Quốc công bố kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường Sa kể từ 1984.

    + Ngày 4-7, tại Hội thảo không chính thức về giải quyết các tranh chấp trên vùng biển Nam Hải tại Rua Lumpur, Trung Quốc có cử đoàn cán bộ tham gia. Người pháp ngôn Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế không phải là Trung Quốc đã thay đổi lập trường và nói: Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước liên quan thảo luận con đường và phương pháp cùng khai thác.

    + Ngày 10-11-1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ký tại Bắc Kinh thông cáo chung về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.


- Năm 1992:

    + Ngày 25-2, Quốc hội Trung Quốc công bố Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc gồm bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư.

    + Ngày 8-5, Công ty Dầu lửa Hải Dương quốc gia Trung Quốc ký với công ty Crestone (Mỹ), cho phép công ty này thăm dò khai thác một lô 25.255 km2 trong khu vực Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc 21.

    + Ngày 16-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm và ra tuyên bố lên án việc ký kết trên vì đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

    + Ngày 21-5, Đài Loan thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải từ bờ biển của mình. Đạo luật này bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Điếu Ngư.

    + Ngày 24-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, phản đối hành động của Đài Loan.

    + Ngày 6-7, Trung Quốc xây mốc chủ quyền trên bãi Đá Lạc (Nam đá Gaven 2 hải lý).

    + Ngày 9-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bãi Đá Lạc cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    + Ngày 1-10, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố: Tôi hy đọng sẽ sớm gác lại vấn đề chủ quyền quần đảo Nam Sa sang một bên để cùng các nước khai thác quần đảo này.

    + Ngày 12-10, Cuộc đàm phán Việt - Trung về biên giới và lãnh thổ bắt đầu tại Bắc Kinh. Hai bên trao đổi quan điểm về biên giới trên đất liền.

    + Ngày 14-10, Đài Loan (Phủ tổng thống) ra tuyên bố Đài Loan có quyền tiến hành các cuộc tuần tra trên biển và trên không xung quanh hòn đảo chính trong quần đảo Nam Sa.

    + Ngày 28-11, Theo tin Kyodo đưa từ Hồng Kông, chủ tịch Dương Thượng Côn đã đọc diễn văn bí mật: “Không thể nói tình hình đã ổn định. Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhưng không thể nói có chuyện nhà cầm quyền Việt Nam đơn giản từ bỏ việc đòi hỏi chủ quyền. Tuy nhiên, hiện nay hải quân Trung Quốc chưa có khả năng bảo vệ Nam Sa”.

    + Ngày 4-12-1992, trong chuyến đi thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Bằng đã cùng Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thỏa thuận hai nước sẽ bàn bạc giải quyết các vấn đề tranh chấp về biên giới, lãnh thổ bao gồm cả đất liền và biển.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 05:12:17 pm »


TÌNH HÌNH HAI QUẦN ĐẢO ĐẾN ĐẦU NĂM 1994



I - Quần đảo Hoàng Sa/Paracels
(Trung Quốc gọi là Tây Sa)

Diện tích các đảo, bãi: 10 km2 trong một vùng biển 15.000 km2, hoàn toàn bị Trung Quốc kiểm soát sau hai đợt đánh chiếm: năm 1956 (phần phía Đông) và năm 1974 (phần phía Tây).

CÁC ĐẢO, BÃI CHÍNH

Tên Việt Nam    Tên Anh       Tên Trung Quốc

Nhóm Đông       Amphitrite       Tuyên đúc quần tiêu Xuandequn

Cồn Cát Tây       West sand       Tây Sa Châu (Xishazhou)
Đảo Cây       Tree island       Triệu Thuật Đảo (Shaoshu dao)
Đảo Bắc       North island       Bắc Đảo (Bei dao)
Đảo Trung       Midle island       Trung Đảo (Zhong doa)
Cồn Cát Nam       South sand       Nam Sa Châu (Nanshazhou)
Đảo Phú Lâm       Woody islanđ       Vĩnh Hưng Đảo (Yongxing)
Đảo Linh Côn       Lincolnisland       Đông Đảo (Dong dao)
Đảo Nam       South island       Nam Đảo (Nan dao)


Nhóm Tây       Crescent       Vĩnh nhạc quần tiêu (Yongjo sundao)

Đá Bắc       North Reef       Bắc Tiêu (Beijiao)
Đảo Hoàng Sa    Pattle island       San Hô Đảo (Shanhu dao)
Đảo Hữu Nhật    Robert island       Cam Tuyền Đảo (Canquan dao)
Đảo Quang Ảnh    Money island       Kim Ngân đảo (Jin vin dao)
Đảo Duy Mộng    Drummond island    Tấn Khanh Đảo (Jinqing dao)
Đảo Quang Hòa    Dun can island    Thám Hàng Đảo ( Chenhang dao)
Đảo Tri Tôn       Triton island       Trung Kiên Đảo (Zhongjian dao)
Bãi Gò Nô       Dido bank       Tậy Độ Thán (Xidu tan)
Bãi Thủy Tề       Neptuna bank
Bãi Quảng Nghĩa    Jehangire bank    Trạm Hàm Thán ( Zhanhan tan )
Bãi Châu Nhai    Bremen bank       Tây Mỹ Tây Thán (Ximei tan)
Đá Bông Bay       Bombay Reef       Lãng Hoa Tiêu (Langhua jiao)
Đá Chim Yến       Vuladdore Reef    Ngọc Trác Tiêu (Juzhuoi jiao)
Đá Lồi       Discovery Reef    Hoa Quang Tiêu (Huaguang jiao)
Đá Bạch Quy       Passu keh       Bàn Thạch Du (Panshi yu)



II - Quần đảo Trường Sa/Pratly
(Trung Quốc gọi là Nam Sa)

Tổng diện tích các đảo, bãi: 10 km2 trong một vùng biển 160.000 km2. Việt Nam có chủ quyền từ lâu đời. Các nước khác bắt đầu kiểm soát một số đảo từ năm 1956 (Đài Loan), những năm 70 (Philipipines), hoặc từ những năm 80 (Malaysia, Trung Quốc),

DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT:

Tên Việt Nam    Tên Anh          Tên Trung Quốc

Đá Lát          Ladd Reef          Nhật Tích Tiêu (Riji jiao)
Đảo Trường Sa    Spratly island          Nam Uy Đảo (Nanwei dao)
Đá Tây       West London Reef       Trung Tiêu (Zheng jiao)
Đá Giữa       Central London Reef       Trung Tiêu (Zheng Jiao)
Đá Đông       East London Reef       Đông Tiêu (Dong jiao)
Đảo An Bang       Amboyna Cay       An Ba Sa Cháu (Anbo shazhou)
Thuyền Chài       Barque Canada Reef       Bách Tiêu (Bai jiao)
Đá Phan Vinh       Pearson Reef          Tất Sinh Tiêu (Bisheng jiao)
Bãi Tốc Gan       Alison reef          Lợi Sinh Tiêu (Lisheng jiao)
Đả Núi Le       Cornwallls south reef      Nam Hoa Tiêu (Nanhua jiao)
Đá Tiên Nữ       Tennent Reef          Thiên Lam Tiêu (Tianlan jiao)
Đá Lớn       Great Discovery Reef       Đại Hiện Tiêu (Daxiem jiao)
Đá Len Đao       Landsdowne Reef       (Qiong jiao)
Đá Hi Gen
Đảo Sinh Tồn       Sin cowe island       Cảnh Hùng Đảo (Jinhong dao)
Đá Gri San
Đảo Nam Yết       Nam yit island       Hồng Hữu Đảo (Hongxiu dao)
Đảo Sơn Ca       Sanh cay          Đồn Khiêm Sa Châu (Dunqian shazhe)
Đá Núi Thị       Petley Reef          Bá Lan Tiêu (Bolan jiao)
Đảo Song Tử Tây    South west cay       Nam Tử Đảo (Nanzi dao)
Đá Nam       South Reef          Nam Tiêu (Nan jiao)


DO TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT.

Tên Việt Nam    Tên Anh       Tên Trung Quốc

Đá chữ Thập       Fiery Cross Reef    Vĩnh Thử Tiêu (Yonshu jiao)
Đá Châu Viên       Cuarteron Reef    Hoa Dương Tiêu (Huayang jiao)
Đá Gạc Ma       Johnson Reef       Xích Qua Tiêu (Chigua Jiao)
Đá Hugơ       Hughes Reef
Đá Gaven       Gaven Reef       Hoa Dương Tiêu (Huayang jiao)
Đá Én Đất       Eldad Reef       An Đạt Tiêu (Anda Jiao)
Đá Su-bi       Subi Reef       Chử Bí Tiêu (Zhử bí tiêu)
Đá Lạc                Đông Môn Tiêu (Dongmen jiao)


DO PHILIPPINES KIỂM SOÁT

Tên Việt Nam    Tên Anh       Tên Philippin.

Đảo Song Tử Đông    Northeast Cay       Parola
Đảo Dừa (Bến Lạc)    West York Island    Likas
Đảo Thị Tứ       Thitu island       Pagasa
Đảo Bình Nguyên    Flat island       Patag
Đảo Vĩnh Viễn    Nansham island    Lawak
Đảo Công Đo       CommodoreReef    Rizal
Cồn San Hô Lan Can    Lamkian Cay       Panata
Đảo Loại Ta       Loaita island       Kota


DO MALAYSIA KIỂM SOÁT

Tên Việt Nam    Tên Anh       Tên Malaysia

Đá Kỳ Vân       Mariveles Reef    Terumbu Mantanani
Đá Kiệu Ngựa    Ardasier Reef       Terumbu Ubi
Đá Hoa Lau       Swallow Reef       Terumbu (Layang Layang).


DO ĐÀI LOAN KIỂM SOÁT

Tên Việt Nam    Tên Anh       Tên Trung Quốc

Đảo Ba Bình       Itu Aba island       Taiping dao (Thái Bình)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 05:26:05 pm »


THƯ MỤC CHỌN LỌC

- Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo trong Hồng Đức bản đồ.
- Giáp ngọ niên bình nam dô  trong Hồng Đức bản đồ.
- Phủ biên tạp lục  của Lê Quý Đôn.
- Lịch triều hiến chương loại chí  của Phan Huy Chú.
- Đại Nam thực lục tiền biên  của Quốc sử quán.
- Đại Nam thực lục chính biên  của Quốc sử quán.
- Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.
- Việt sử cương giám khảo lược  của Nguyễn Thông.
- Đại Nam nhất thống chí  của Quốc sử quán.
- Quốc triều chính biên toát yếu  của Quốc sử quán.
- Đại Nam toàn đồ.
- Đại Nam dư địa toàn đồ  trong Thiên nam tứ chí lộ đồ thư.
- Bản quốc dư đồ  (soạn dưới thời thuộc Pháp)
- An Nam đại quốc họa đồ  của giám mục Jean Louis Taberd (1838).
- Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa  1975 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cộng hòa (Sài Gòn).
- Hoàng Sa lãnh thổ Việt Nam cộng hòa, 1974 của Bộ Dân vận và Chiêu hồi Việt Nam cộng hòa
- Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 1979, của Vụ Thông tin và báo chí Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sự thật về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa trong ba mươi năm qua, 1979, của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, 1979, của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam, 1981, của Bộ Ngoại giao cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và luật pháp quốc tế, 1988, của Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quần đảo Hoàng Sa và trận hải chiến lịch sử ngày 19-1-1974, 1974, của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa Sài Gòn.
- Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam  của Nguyễn Khắc Kham, 1974, trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa - Tập san Sử địa số 29, Sài Gòn, 1975.
- Quần đảo Hoàng Sa  của Hoàng Xuân Hãn trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa - Tập san Sử địa số 29, Sài Gòn, 1975.
- Những tư liệu Tây phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa  của Thái Văn Kiểm trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn.
- Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  của Hãn Nguyên trong Tập san Sử địa số 29, 1975, (Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa) Sài Gòn.
- Thử khảo sát về Hoàng Sa  của Sơn Hồng Đức trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn.
- Phương diện địa danh học của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  của Võ Long Tê, trong Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn (Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa).
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam  của Vũ Phi Hoàng, trong Nội san Hải quân số tháng 5/1979.
- Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam, của Văn Trọng, 1979, Hà Nội.
- Vài nét về quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa  của Phạm Đình Trọng trong Nội san Hải quân, 1979, Hải Phòng
- Vài nét về thềm lục địa[/i], của Nguyễn Xuân Yêm, trong Nhân dân, số ra ngày 28-1-1979.
- Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam  của Tôn Thất Dương Ky, trong Đại đoàn kết, số 40, ngày 13-11-1979.
- Hoàng Sa, quần đảo san hô, trong Khoa học và đời sống, Hà Nội, số 4/1980.
- Sự kiện Hoàng Sa và quá trình chiếm đóng Hoàng Sa của bành trướng Trung Quốc, trong Nội san Hải quân, Hải Phòng, số 5/1980.
- Một phát triển kỳ quặc của Bắc Kinh: Hoàng Sa không phải là Hoàng Sa  của Trung Trực trong Nhân dân, Hà Nội, ngày 30-1-1982.
- Hoàng Sa - Trường Sa  của Nguyễn Q. Thắng, 1988, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Les iles Paracels et Spratly  (Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) của Thái Văn Kiềm, trong Việt Nam dhier et dáujourdh-ui. Sai gon, 1956.
- Láffaire des iles Paracels et Spratly devant le droit international (Vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước luật pháp quốc tế) của Lê Thanh Khê, 1971, Institut international détudes et de Recherches diplomatiques. (thèse de doctorat).
- Les archipels de Hoàng Sa et de Trường sa selon les aciens ouvrages vietnamiens dhistoire et de géographie  của Võ Long Tê, 1974 - Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh niên Việt Nam cộng hòa, 1974 Saigon.
- Le différend des iles Paracels et Spratly - Ses problèmes juridiques  của Từ Đặng Minh Thu 1976 - Université de droit, d’ economie et de sciences sociales de Paris.
- Eacta et Accurata Delineatio cum Orarum Maritimarum  (Bản đồ Biển Đông) của Van Langren vẽ năm 1595, trong đó vẽ đảo Hoàng Sa (ile Parcel) và bờ biển đối diện của xứ Đàng Trong với cái tên bờ biển Hoàng Sa (Costa de Pracel).
- Notes sur l’Asie của Bá tước d’Estaing  trong Tập san của Hội Nghiên cứu Đông Dương (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises) Saigon 1924.
- Note on the Geography of Cochinchina  của Jean Louis Taberd trong The Journal of the Asiatic Society of Bengal tháng 9/1837, Calcutta.
- Geography of the Cochinchinese Empire  của Gutzlaff trong The Journal of the Geographical Society  of London, 1849.
- L’ Univers. Histoirêet Description de tous les peuples: Japon, Indochine, Ceylan, etc  của Dubois de Jancigny M.A. Paris 3 Firmin Didot Frères Editeurs, 1850.
- Tableau de la Cochinchine  của Cortambert E. và Rosny Léon Paris - Armand le Chevalier xuất bản, 1862.
- Etude sur un portulan annamite du XVè siècle  của Dumoutier M.G. trong Địa lý lịch sử và miêu tả (Bulletin de Géographie Historique d’ descriptive) - Số 2/1896 Paris.
- Le Mémoire sur la Cochinchine de Jean Baptiste Chaigneau  của Salles A. trong Bulletin des Amis du Vieux Huê  số 3 tháng 4 - tháng 6/1923.
- Formes des récifs coralliens et le régime des Eformes vents alternés  của Krempf, giám đốc Viện Hải Dương học Đông Dương, 1926.
- A propos des iles Paracels  của Lapicque P.A. nhà xuất bản Extrême-Asie Saigon, 1929.
- Laquestion des iles Paracels - Lesdroitsde l’ Ánnam sur les iles Paracels et les devoirs du Gouvernement protecteur  của Cucherousset Henri trong báo L’ Eveil économique de l’ Indochine, Hanoi, 1929.
- Les iles Paracels et la sécurité de 1’ Indochine
- L’ Indochine aux Paracels  của Cucherousset Henri trong báo L’ Eveil économique de 1’Indochine, 1930.
- La question des Paracels  của Cucherousset Henri trong báo L’Eveil economique de 1’ Indochine, 1933.
- Les paracels infiniment petits de notre domaine colonial  của Sauvaire Jourdan trong tạp chí La Nature Paris, 1/11/1933.
- Iles et récifs de coraux de la Mer de Chine  của Chevey P. trong Bulletin de la Société des Etudes indochinoises, Saigon 12/1934.
- Mission d- Octobre 1937 aux Paracels (báo cáo của kỹ sư Gauthier J.) Tài liệu lưu trữ Bộ ngoại giao CHXHCNVN.
- Tuyên cáo Cairo, 26-11-1943.
- Tuyên ngôn Postdam, 17-7/2-8/1945.
- Các thỏa thuận tại Hội nghị Yalta  (11-3-1945)
- Hòa ước San Francisco, 8-9-1951.
- Hòa ước gìữa Nhật Bản và Trung Hoa dân quốc, 26-4-1952.
- La Chine, la France, les Philippines, le Vietnam  của Charles Rousseau trong Revue générale de droit international public. Số tháng 7, tháng 9 năm 1972.
- Le conflit des iles Paracels et le problème de la souveraineté sur les iles inhabitées  của Jean Pierre Ferrier trong Annuaire francais de Droit international.
- Tuyên bố ngày 15-8-1951 về dự thảo Hòa ước với Nhật Bản  của Ngoại trưởng Chu Ân Lai.
- Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 4-9-1958, quy định lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý.
- Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp  của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 25-2-1992.
- Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
- Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên  của Hàn Chấn Hoa, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1988.
- Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Sa  của Phan Thạch Anh trong tạp chí Window (Hongkong). Les frontières maritimes de la Chine  của Jian Zhou (luận án tiến sĩ) - Paric 1/1991.
- Báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, các tuần báo, tạp chí khác ở Hà Nội, Sài Gòn v.v...




CHÚ THÍCH

Các trích dẫn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều lấy từ văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Bộ đó.
Các trích dẫn của nhóm Hàn Chấn Hoa đều lấy từ cuốn Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên  xuất bản tại Bắc Kinh năm 1988.

Các trích dẫn của Phan Thạch Anh đều lấy từ bài Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đáo Nam Sa  đăng trên tạp chí WINDOW (Hồng Kông), sồ ra ngày 3-9-1993.

Một  Trung Quốc bằng 500 mét.

Một canh  Trung Quốc bằng 2 giờ 24 phút, người Trung Quốc thường cho rằng đi một canh tương đương 60 lý (30 km).

Một trượng  Việt Nam bằng 4 mét.

Một thước Việt Nam bằng 40 centimét.

Một tấc Việt Nam bằng 4 centimét.



Hết!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 05:32:09 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM