Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:35:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 64147 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2014, 12:54:06 pm »

Xin tiên sinh Quangcan cho tôi nguồn của tài liẹu VNCH; và của báo cáo hành quân bằng Anh ngữ. Và nếu được, tác giả của tài liệu VNCH trích lời của trung tá Molinelli  đến từ đâu.
Tôi ngạc nhiên về liên hệ của "tướng Haig" và Pentagon trong đọan văn "bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dỏi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về phòng hành quân chiến cuộc, Pentagon do tướng Haig điều hành. Chiếc số 1 cháy rơi xuống tọa độ XD 565520 chiếc số 3 không cháy rơi XD 563523..." Tướng Haig và Ngũ Giác Đài? "Stationed satellite"? Tôi chưa biết điều này.
Giọng văn của tác giả VNCH giống của tác giả Trần Đỗ Cẩm.
Thân ái.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2014, 01:44:16 pm »

Vâng, xin gởi tiên sinh nkp nguồn tài liệu tôi tìm được trên mạng:
- của VNCH: http://khoa10tbt.net/pham-vy.htm hoặc một số trang khác nếu tìm qua  google;
- của Mỹ: Item Number: 8850508001 & 8850509001 - Report, U.S. Army - After Action Report for Lam Son 719, XXIV Corps, 30 January 1971 thru 06 April 1971 [Part 1 of 2] (111 pages) - Item Creation Date: 14 May 1971 (tôi đã chia sẻ tài liệu qua email tiên sinh đăng ký trên diễn đàn).

Trích dẫn
....Về LS719, cá nhân em có thấy tin tức tình báo đóng vai trò khá quan trọng. bên phòng thủ thông qua mạng lưới tình báo nắm rõ đường đi nước bước của bên tấn công trong khi bên tấn công không hề hay biết điều gì đang chờ mình. Nếu không có tin tình báo thì VNCH chưa chắc thắng nhưng rất có thể gây thiệt hại cho QGP nặng nề hơn rất nhiều. Một số hồi ký có nhắc tới việc điều động lực lực lượng chuẩn bị "đón" quân VNCH, hình như cũng có trên diễn đàn này.....

- Rất mong tiên sinh nkp cho biết/ cho ý kiến về việc tập hợp binh lực của QGP VN để đối phó với chiến dịch Lam Sơn 719 của VNCH + Mỹ.
- Không biết là tiên sinh fanlong74 đang nhắc đến hồi ký của ai?
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2014, 02:37:53 pm »

Tiên sinh Quangcan,
1. Tôi đã đọc tất cả nguồn tien sinh gởi.
2. Tài liệu tôi xử dụng đến từ MACV. Tác giả báo cáo của hai nguồn t/s gởi chưa có thẩm quyền đọc tài liệu MACV trong thời gian viết báo cáo. Báo cáo đề ngày 10 tháng 2 không có nghiã MACV nhận được cùng ngày sự cố xảy ra. Lý do tôi nói điều này, vì nguồn của báo cáo Anh ngữ t/s gởi thuộc lọai "tài liệu Kín/ Confidential", không phải lọai "Tài liệu Tối Mật/ Top-secret."  Liệt kê tài liệu lọai nào quan trọng trong sử liệu.   
Câu hỏi của tiên sinh sẽ được trả lời trong hai chương mà tiên sinh Altus đang sọan/ bỉnh bút. Tôi phải cảm ơn t/s Altus về thời gian bỏ ra bỉnh bút bai viet của tôi cho đúng qui tắc toà sọan của VMH -- rất tốn thời giờ. Vắn tắt ở đây, nguồn từ MACV cho biết họ "đọc" đươc truyền tin của các binh trạm, cho biết QĐND chưa biết chac chan họ sẽ bi tấn công ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, hay ở Hạ Lào cho đến ngày 2 tháng 2. Tài liệu từ QĐND cho biết các tiểu đoàn pháo binh QĐND đã được chỉ thị chấm tọa độ ở miền duyen hải QB-VL. Ngay ngày 2 tháng 2 (VNCH tấn công qua bien gioi ngày 7 tháng 2) btl B70 mới xác định đưọc mục tiêu của VNCh-Mỹ. Ngay thời gian đó, su đòan 308 mới chuẩn bị được 1 trung đoan tiến về vùnghành quân. Tình báo MACV ước lượng QGP chỉ có 4 trung đoàn và 2 binh trạm (tưong đương 6 trung đoàn), và QĐND cần ít nhất 14 ngày mới tăng viện thêm 2 trung đoàn. Nhưng chỉ 1 tuan sau, 2 trung đoan mới từ bắc đã có mặt, và các binh trạm 41-42 (nam sông Xe Pone), và 30-32 (lọai tổng binh trạm ở nam Bản Đông và nam Tchepone) đã được lệnh tác chiến. Theo những gì tôi đọc, tình báo của Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ (quan doàn yểm trợ cho Lam Son 719) là tình báo tệ và yếu. Gần như họ nhận được tin từ chiên truong 1, 2 ngày trễ hơn sự việcc đã xay ra. Bộ Tư Lệnh tiền phương của QĐ XXiV đóng ở Quảng Trị. Họ nhận báo cáo qua cấp sĩ quan đại tá ở Khe Sanh, và ra lệnh bằng điện thoại cho các sĩ quan tác chiến ở Bản Đông. ... Đây không phải là lối hành quân để thắng; không thể điều quân và chỉ thị bằng điện thoại. Tôi sẽ trở lại van dề này với sử liệu đầy đủ.
Tình Thân. NKP
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2014, 04:22:46 pm »

Với chiến dịch Lam Sơn 719, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau và phân tích đầy đủ cả; với các bài viết sau đây sẽ nêu một số quan điểm  dựa trên kiến thức hạn hẹp của cá nhân. Rất mong tiên sinh nkp cho ý kiến đóng góp.

...2. Tài liệu tôi xử dụng đến từ MACV. Tác giả báo cáo của hai nguồn t/s gởi chưa có thẩm quyền đọc tài liệu MACV trong thời gian viết báo cáo. Báo cáo đề ngày 10 tháng 2 không có nghiã MACV nhận được cùng ngày sự cố xảy ra. Lý do tôi nói điều này, vì nguồn của báo cáo Anh ngữ t/s gởi thuộc lọai "tài liệu Kín/ Confidential", không phải lọai "Tài liệu Tối Mật/ Top-secret."  Liệt kê tài liệu lọai nào quan trọng trong sử liệu....

Là một người nghiệp dư
nên với tài liệu phía Mỹ tôi ít có điều kiện được tiếp xúc, vì vậy, rất mong tiên sinh nkp cho thưởng lãm. Cảm ơn rất nhiều. Tuy vậy, tôi thấy rằng, việc đoàn trực thăng lọt vào khu vực phòng không đậm đặc sẽ dẫn đến việc có nhiều ý tưởng suy diễn.

.....Vắn tắt ở đây, nguồn từ MACV cho biết họ "đọc" đươc truyền tin của các binh trạm, cho biết QĐND chưa biết chac chan họ sẽ bi tấn công ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, hay ở Hạ Lào cho đến ngày 2 tháng 2. Tài liệu từ QĐND cho biết các tiểu đoàn pháo binh QĐND đã được chỉ thị chấm tọa độ ở miền duyen hải QB-VL. Ngay ngày 2 tháng 2 (VNCH tấn công qua bien gioi ngày 7 tháng 2) btl B70 mới xác định đưọc mục tiêu của VNCh-Mỹ. Ngay thời gian đó, su đòan 308 mới chuẩn bị được 1 trung đoan tiến về vùnghành quân. Tình báo MACV ước lượng QGP chỉ có 4 trung đoàn và 2 binh trạm (tưong đương 6 trung đoàn), và QĐND cần ít nhất 14 ngày mới tăng viện thêm 2 trung đoàn. Nhưng chỉ 1 tuan sau, 2 trung đoan mới từ bắc đã có mặt, và các binh trạm 41-42 (nam sông Xe Pone), và 30-32 (lọai tổng binh trạm ở nam Bản Đông và nam Tchepone) đã được lệnh tác chiến. Theo những gì tôi đọc, tình báo của Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ (quan doàn yểm trợ cho Lam Son 719) là tình báo tệ và yếu. Gần như họ nhận được tin từ chiên truong 1, 2 ngày trễ hơn sự việcc đã xay ra. Bộ Tư Lệnh tiền phương của QĐ XXiV đóng ở Quảng Trị. Họ nhận báo cáo qua cấp sĩ quan đại tá ở Khe Sanh, và ra lệnh bằng điện thoại cho các sĩ quan tác chiến ở Bản Đông. ... Đây không phải là lối hành quân để thắng; không thể điều quân và chỉ thị bằng điện thoại. Tôi sẽ trở lại van dề này với sử liệu đầy đủ....

Thưa tiên sinh!

Tôi đưa ra một số nhận định của mình từ phía QĐVN trong năm 1970 để nêu bật cái phức tạp và rối ren tại thời điểm 1971 nhằm làm rõ vị thế và ưu thế của cả hai phía. Tôi sẽ đi loạt bài của mình và cùng trao đổi với tiên sinh những vấn đề trong Lam Sơn 719/ chiến dịch đường 9 Nam Lào. Rất mong tiên sinh cứ tiếp tục đi tiếp vấn đề đã nêu với sử liệu nguồn đầy đủ, rõ ràng để đan xen tình huống, không gian và ý đồ các bên tại thời điểm.

Tôi cho rằng đã có một sự khích lệ đáng kể cho chiến dịch quân sự Lam Sơn 719 từ phía VNCH:
- Có thể nói, sau các đợt Mậu Thân 1968, QGP MN VN đã gặp vô vàn khó khăn từ phản ứng dây chuyền và các tổn thất nặng nề trong chiến dịch tổng tiến công. Một loạt các sư đoàn chủ lực, trung đoàn độc lập thuộc BTL Miền phải dần lui xa nội đô, quay về sát khu vực biên giới VN - K khi Mỹ + VNCH tiến hành các chiến dịch giải tỏa và càn quét. Việc mất chân, mất thế đứng gây tổn thất nghiêm trọng, kéo dài trong suốt giai đoạn 1969 - 1970 trên toàn mặt trận B1, B2, B3.

- Sự thật hiển nhiên ấy càng được thể hiện rõ khi QĐND VN đã bỏ "ý tưởng"/ "dự kiến kế hoạch" Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa vào đầu năm 1969 và đầu 1970 do không còn thấy thích hợp.  Wink.

- Tôi cho rằng, khi quyền chủ động với mọi ưu thế thuộc phía VNCH thì việc định hướng trọng điểm chiến dịch sẽ diễn ra ở đâu đã được cân nhắc kỹ. VNCH đã tiến hành một loạt "đòn gió":
   * Cuộc hành quân với quy mô trên 30 tiểu đoàn từ Tây Ninh và Lộc Ninh đánh lên Kông - pông Cham, Krache (Đông bắc Cam pu chia)

   * Cuộc hành quân quy mô  từ Tây Nguyên đánh ra hướng ngã ba biên giới (Vùng A tô pơ).

   * Chiến dịch Cù Kiệt 1970 tại Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng, Lào đầu năm 1970 và giai đoạn mở rộng, lấn chiếm củng cố suốt mùa mưa 1970 tại đó;
  
   * Trong khi đó, cùng với việc hô hào "Bắc tiến", "lấp sông Bến Hải", Mỹ + VNCH thường xuyên có hàng loạt động thái uy hiếp địa bàn QK 4;

- Sự khích lệ đáng kể có được khi thu được những thành công từ các hoạt động đánh phá, càn quét tại Cambodia trong năm 1970; VNCH sử dụng chiến thuật thiết xa vận đột kích nhanh dưới sự yểm trợ tối đa của không quân + pháo binh Mỹ khi hủy diệt các kho tàng, căn cứ và khu vực hậu cần của BTL Miền. Tại thời điểm đó, BTL Miền đã phải điều động gấp một loạt các sư đoàn chủ lực sang chiến trường K; tiến hành điều chỉnh lực lượng: một số các đơn vị cấp tiểu đoàn của F5, F7, F9 đã được chia/ tách và bổ sung thêm với đoàn tân binh từ bắc vào để bổ sung, củng cố cho E201, E203, E205, E207 và các đoàn hậu cần trên đất K nhằm bảo vệ địa bàn.

- Để tạo thế cho "cuộc chiến tranh bóp nghẹt", VNCH đã đóng đinh khu vực ngã ba biên giới khiến BTL B3 Tây Nguyên phải nhanh chóng điều động E28 sang chiến trường Atopo/ Attopeu từ giữa 1970.

Một phác đồ nhỏ mô tả tình huống:


Vậy, tại thời điểm 1970, vấn đề hình dung không gian tác chiến đã có nhưng trọng điểm suy luận cần mô tả xảy ra trong thực tiễn rằng: "phía VNCH sẽ đi đến đâu trong mùa khô 1971" là cả một Huh
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 02:10:58 pm »

Tiên sinh nkp nhờ gửi giùm thông tin:
Trích dẫn
"... tài liệu tối mật giữa các tư lệnh MACV. Trong tài liệu này, tư lệnh QĐ XIXV , trung tướng Sutherland thông báo với đại tướng Abrams, là QĐXXIV đã hết trực thăng để yểm trợ cho cuộc hành quân....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 04:31:36 pm »

....Vắn tắt ở đây, nguồn từ MACV cho biết họ "đọc" đươc truyền tin của các binh trạm, cho biết QĐND chưa biết chac chan họ sẽ bi tấn công ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, hay ở Hạ Lào cho đến ngày 2 tháng 2. Tài liệu từ QĐND cho biết các tiểu đoàn pháo binh QĐND đã được chỉ thị chấm tọa độ ở miền duyen hải QB-VL. Ngay ngày 2 tháng 2 (VNCH tấn công qua bien gioi ngày 7 tháng 2) btl B70 mới xác định đưọc mục tiêu của VNCh-Mỹ. Ngay thời gian đó, su đòan 308 mới chuẩn bị được 1 trung đoan tiến về vùnghành quân. Tình báo MACV ước lượng QGP chỉ có 4 trung đoàn và 2 binh trạm (tưong đương 6 trung đoàn), và QĐND cần ít nhất 14 ngày mới tăng viện thêm 2 trung đoàn. Nhưng chỉ 1 tuan sau, 2 trung đoan mới từ bắc đã có mặt, và các binh trạm 41-42 (nam sông Xe Pone), và 30-32 (lọai tổng binh trạm ở nam Bản Đông và nam Tchepone) đã được lệnh tác chiến....

xin tiếp tục theo mạnh của thế trận 1970 của QĐ VN nhằm chuẩn bị đối phó với hoạt động mùa khô 1971 của phía VNCH - chiến dịch Lam Sơn 719/ chiến dịch đường 9 Nam Lào:

Thưa tiên sinh nkp! tôi xin phép đi lệch trọng tâm một chút để mô tả một số hoạt động đã diễn ra trong năm 1970 nhưng ít người biết hoặc biết mà chưa hiểu rõ:

1.Tại chiến trường B1 năm 1970:
- Do gặp rất nhiều khó khăn về lực lượng, Quân khu 5 quyết định giải thể E22 F3/ trung đoàn 22 sư đoàn 3 Sao Vàng để đưa quân số về bổ sung cho E2, E12 và các tỉnh đội địa phương nhằm làm tốt hơn công tác địa bàn, bám dân gây dựng cơ sở, hỗ trợ phong trào du kích phát triển. BTL F3 biến thành "BTL tiền phương của Quân khu 5".

- tháng 7-1970, do gặp nhiều khó khăn về công tác đảm bảo hậu cần,  F2/sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) gồm E1/ trung đoàn 1 Ba Gia và E31/ trung đoàn 31 được lệnh chuyển ra bắc đường 9 ( Trung Lào). Ở đây, sư đoàn 2 đã nhận quân số hơn 1.000 lính và trang bị bổ sung, củng cố huấn luyện một thời gian ngắn với dự định đầu năm 1971 sẽ vào chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên.

- gần thời điểm với F2 thiếu, E141/ trung đoàn 141 thuộc mặt trận 4 Quảng Đà cũng được điều ra bắt đường 9.

Như vậy, nếu trước đây ở chiến trường B1/ P1 (các tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ), QĐ VN đã bố trí F3/ sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng ở Bình Định nam Quảng Ngãi; F2/ sư đoàn 2 ở Quảng Nam bắc Quảng Ngãi; E36A, E38, E141 lần lượt tăng cường cho mặt trận 44 Quảng Đà thì nay chỉ còn:
- E12 F3 trấn đèo Thượng Giang đường 19;
- E2 F3 giữ bắc Bình Định;
- E21 F2 vào Quảng Ngãi;
- E36A ở quảng nam và E38 gây áp lực tại mặt trận 4 Quảng Đà.
Xin lưu ý: quân số các đơn vị đều sụt giảm nghiêm trọng; cấp đại đội chỉ còn 30 -40 tay súng; hỏa lực thiếu; hậu cần rất khó khăn do toàn bộ các ranh, khẩu bị cắt đứt.

2. Tại chiến trường B3 Tây Nguyên :
Trích dẫn
...Để giảm bớt một phần khó khăn trước mắt về lương thực, từ mùa hè năm 1969 Chiến trường Tây Nguyên đưa hầu hết thương bệnh binh nặng, Trường Quân chính, Trường văn hoá dân tộc và Trường Quân y với tổng quân số khoảng 5.000 người ra miền Bắc tiếp tục điều trị, học tập; đồng thời giải thể 5 tiểu đoàn pháo xe kéo, 2 bệnh viện cánh Bắc và Nam, giảm nhẹ khối cơ quan, phục vụ xuống tối đa.....

Các lý do chính được giải thích trong năm 1969 -1970 ở cả chiến trường B1 và B3 đều là khó khăn về lương thực, đảm bảo hậu cần nhưng có phải vì thế mà QĐVN đã điều động một lực lượng lớn ra Bắc, ra đường 9 bắc Quảng Trị ngay trong năm 1970; bỏ mặc và gần như chấp nhận mất địa bàn đồng bằng Trung Trung Bộ.

3. Một điểm nhấn đáng chú ý là tại sao QUTW lại rút F2 thiếu, E141 và sự xuất hiện của F324/ sư đoàn bộ binh 324/ đoàn Ngự Bình (tháng 10/1970) ra đường 9 nam/ bắc Quảng Trị??? từ rất sớm, ngay từ khoảng giữa năm 1970??? tại sao lại là họ mà không phải là các đơn vị khác? tại sao rút nhiều như vậy và sẽ dẫn đến hậu quả/ nguy cơ mất địa bàn nghiêm trọng - thành quả của cả quá trình 1965 - 1969??? Một hành động phiêu lưu mạo hiểm hay nước cờ đã tính kỹ, chấp nhận được/ mất???
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Bảy, 2014, 04:38:54 pm gửi bởi quangcan » Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 04:55:31 pm »

Có câu này có lẽ không liên quan trực tiếp lắm tới LS719, nhưng tiện có bác nkp ở đây thì em xin phép hỏi luôn. Chúng ta biết là chiến dịch này là lần đầu tiên QDNDVN huy động xe tăng với quy mô lớn (gần 100 xe, mặc dù trực tiếp sử dụng thì không được mấy). Vậy trước đó từ 1959-1970 phía VNCH nhận định như thế nào về khả năng đối phương sẽ sử dụng xe tăng trên chiến trường và dự kiến phương án đối phó của họ ra sao? (tương tự với những khí tài khác như pháo tầm xa, không quân, tên lửa có điều khiển...)
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 10:01:40 pm »

xin lỗi bác quangcan vì sử dụng phần không chính xác của trí nhớ, 1 số sách/báo về ông Phạm Xuân Ẩn có nhắc tới việc điều quân chờ sẵn ở khu vực Nam Lào trên cơ sở tinh tình báo về LS 719. Còn hồi ký thì trên trang này có hồi ký của Trung tướng Nguyễn Huy Chương, nguyên chính ủy F2 vào thời điểm F2 ra Nam Lào. Có mô tả những khó khăn F2 khi tác chiến vào 1969-70 cũng như sự bất ngờ của ban chỉ huy sư đoàn khi nhận lênh ra Nam Lào
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19999.80.html
Đọc xong bức điện, chúng tôi cứ nghĩ rằng, do cơ yếu dịch nhầm. Bán tín bán nghi, tôi liền cho mời trưởng ban cơ yếu lên, bảo đồng chí phải dịch lại mật mã bằng chữ và ghi tọa độ trên bản đồ. Lần thứ hai, Bộ chỉ huy sư đoàn gồm bốn chúng tôi giở bản đồ tìm địa danh, vẫn đúng như lần trước: là hành quân ra đường 9 Nam Lào. Bộ chỉ huy sư đoàn triệu tập cuộc Thường vụ, phổ biến bức điện. Chúng tôi đọc lại bức điện một lần nữa, lòng vẫn nghi hoặc không hiểu vì sao địch ở miền Nam còn đầy rẫy, mà sư đoàn 2 Quân khu 5 lại điều ra đường 9 Nam Lào. Tôi và anh Hoàng Anh Tuấn, trực tiếp gọi điện thoại lên Quân khu xin gặp đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu, hỏi rõ về mật danh và tọa độ như vậy có đúng không. Vì sao sư đoàn phải di chuyển đi xa như vậy. Đồng chí Chu Huy Mân trả lời như sau: “Chấp hành đúng như bức điện, các đồng chí sư đoàn đã nhận lệnh của Quân khu, không hỏi thêm, không thắc mắc. Các đồng chí hãy nhớ: “Quân lệnh như sơn” nghiêm chỉnh chấp hành không hỏi lại. Một ngày gần đây tôi sẽ trực tiếp gặp sư đoàn tại địa điểm mới”.
.......
Ngày 10/6/1970, Bộ Tư lệnh sư đoàn 2 nhận được bức điện của Bộ Tư lệnh Quân khu. Nội dung bức điện như sau:
“Sư đoàn 2 kết thúc chiến dịch, cho bộ đội dứt chiến. Ngày 12/6/1970, khẩn trương rút các đơn vị về lại hậu cứ để nhận lệnh mới của Quân khu. Riêng trung đoàn 21 vẫn đứng nguyên vị trí và tiếp tục tác chiến ở chiến trường Quảng Ngãi. Khi trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia), trung đoàn 31 rút quân, mỗi đơn vị để lại một đài 15W có đủ cơ yếu, báo vụ thường xuyên phát điện 1 ngày 2 lần, vào trưa và chiều, còn các bộ phận về hậu cứ vẫn làm việc thường xuyên bằng vô tuyến với Quân khu, để địch không phát hiện sư đoàn ở đâu”.

Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 10:40:10 pm »

Có câu này có lẽ không liên quan trực tiếp lắm tới LS719, nhưng tiện có bác nkp ở đây thì em xin phép hỏi luôn. Chúng ta biết là chiến dịch này là lần đầu tiên QDNDVN huy động xe tăng với quy mô lớn (gần 100 xe, mặc dù trực tiếp sử dụng thì không được mấy). Vậy trước đó từ 1959-1970 phía VNCH nhận định như thế nào về khả năng đối phương sẽ sử dụng xe tăng trên chiến trường và dự kiến phương án đối phó của họ ra sao? (tương tự với những khí tài khác như pháo tầm xa, không quân, tên lửa có điều khiển...)

Tiên Sinh Chiangsang,
Tình báo của VNCH và HK (Hoa Kỳ) có nhiều báo cáo về vũ khí của QĐND. Nhưng biết họ sẽ xử dụng ỏ đâu, và thời điểm nào, thì rất khó đoán. Về xe tăng, sau khi QGP/QĐND triệt tiêu căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei đầu năm 1968, với sự hỗ trợ của 1 chi đoàn PT-79. Trọng phân lọai vũ khí của Mỹ, PT-76 chưa chánh thức được định nghĩa là một "xe tăng bọc thép." Đó chỉ là một bán-xe-tăng, thiêt vận xa, với khả năng lội nước tưong tự như M-113). Cho đến thời gian đó (1968), HK biết QĐND có ít nhất là hai trung đoàn tăng 34 và PT-56. Nhưng cho đến trận LS719 (Hành Quân Lam Sơn 719) thì phía VNCH/HK mới thật sự chứng kiến xe tăng của QĐND tấn công, đánh đồi và dùng xe tăng để phục kích xe tăng của VNCH (Xử dụng tăng để phục kích tăng, chỉ có thể áp dụng địa hình rừng ở Hạ Lạo. Một chiến thuật cho đến thời gian đó HK và VNCH mới kinh nghiệm.). Tài liệu cho thấy HK không ước lượng được sự có mặt của tăng ở LS719:  (a) báo cáo của các đơn vị trực thăng cần hỏa tiển chống tăng nhưng không có (Mãi đến năm 1972 HK mới đáp ứng nhu cầu này, vì họ không nghĩ/ chưa biết QĐND có nhiều tăng --- thêm lọai tăng mới như T-54 --- như vậy; (b) Sau khi căn cứ 31 của Nhẩy Dù bị thất thủ, Quân ĐOàn II mới xin yểm trợ mìn chống tăng (nghĩa là đến ngày 25 tháng 2 các căn cứ phòng thủ mới nhận được mìn; đồi 31 không có gài mìn chống tăng khi bị thất thủ.) [Nguồn của hai chi tiết  này đến từ điện văn của MACV; nhật ký hành quân của QĐ XXIV; và của đại úy pháo binh Nhẩy Dù Trương Duy Hy.). Hai chứng cớ trên cho thấy HK không ước lượng sự cómặt của tăng trong những tuần đầu của LS719.
   HK biết QĐND có đại bác 130mm; biết họ có đại bác phòng không 100mm có radar điều khiển. Nhưng họ chưa thấy cho đến Chiến Dịch Bắc Trị Thiên 1972. Một vài hồi ký, tài liệu cho thấy "ở nhà" không tin đối phương có đại bác 130mm, với tầm sát hại hơn 29 km. Vào tháng 10-1972, khi một AC-130 loại săn vận tải chuyển hàng trên đường HCM bị phòng không 130mm bắn rơi phía nam Bản Achoc (nam Đèo Phu La Nhích), thì MACV mới báo động. Họ ngưng các phi vụ AC-130 và B-52 ngang không phận đó, cho đến khi các ổ 130mm được giải quyết (130mm có tầm sát hại từ 26.000 đến 28.000 bộ; B-52 bay khoảng 30-32 ngàn bộ; cao độ bay của AC-130 thì quá dể cho 85mm và 100mm. (nguồn về phòng không 130mm đến từ MACV; Không Quân HK; chi tiết về hoả lực mới của QĐND trong năm 1972 thì chúng ta đã biết đến nhiều). HK phải biết QĐND có nhiều đơn vị cơ giới ở nam DMZ, vì họ đã thấy được ống dầu bắt qua sông Lam/ Hà Tỉnh. Số lượng săng dầu là dấu hiệu của các đơn vị tăng. Có được tin tình báo về vũ khí của đối phương là một chuyện; chuẩn bị để đối phó với lọai vũ khí đó chưa, lại là chuyện khác. Sử liệu cho thấy HK chưa có/ chưa xử dụng những biện pháp chống lại xe tăng cho đến khi Kontum bị bao vây và thất thủ --- hay là trong thời gian An Lộc bị vây hãm. Khi phát hiện được tên lửa địa không cá nhân SA-7 xuất hiện ở mặt trận, trực thăng của lục quan HK mới nhận được flare (trái sáng bắn ra để đánh lừa hướng tầm nhiệt của SA-7).
   HK biết QĐND có tăng nhưng không biết vị trí và sẽ xử dụng ở đâu; biết họ có 130mm và 152mm, nhưng đối phương sẽ xài trong truong hợp nào. ... Về sau, các chiến thuật gia Mỹ mới biết 130mm bắn từ xa, thì có thể đánh bại chiến thuật "Căn Cứ Hỏa Lực/ Firebase" mà người Mỹ đã thành công ở những địa bàn ngoài Hạ Lào. Kinh nghiệm cho thấy nhiều căn cứ hỏa lực của VNCH phải di tản vì không chịu nổi pháo binh tầm xa (ngay cả căn cứ ỡ trong địa pah20n VNCH, như căn cứ hỏ alực Ripcord ở Thừa Thiên, cũn gphải di tản vì chịu không nổi pháo). Chiến thuật mới của QĐND trong trận LS719 là: bao vây căn cứ hỏa lực; không cho yểm trợ bằng đường bộ; và dùng pháo tầm xa bắn liên tục vào căn cứ. Trong hai trận đánh lớn của năm 1971 và 1972, HK không dự kiến được những áp dụng của vũ khí mới mà họ đã biết đối phương có.
   Hy vọng tôi trả lời được phần nào câu hỏi của t/s. Sách về vũ khí của QĐND được Phòng 2 BTTM VNCH và MACV ấn hành vài ba năm 1 lần. Dĩ nhiên những cẩm nang vũ khí này đến từ cẩm nang vũ khí của khối NATO thâu thập về quân đội khối Đông Âu/ Varsovie.
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 10:42:21 pm »

Cảm động quá ... tinh thần Quansuvn.net đã sống lại Smiley
Đọc đã quá! Các bác tiếp tục thảo luận thế này thì chẳng lo trang nhà lụi tàn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM