Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:04:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến trường K - Hướng Sư đoàn 7 Bộ Binh (Mũi chính diện... PP - Phần 4)  (Đọc 388164 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #310 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 11:03:51 pm »

 Mai kia em hỏi lại anh Tích, anh Khiêm cựu E141(các anh hay nói là trung đoàn 38? Hay 34 ấy nhỉ), xem vòng trong trận Âm leng nó xảy ra như thế nào?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #311 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 11:19:52 pm »

 Giang k.17 nói đúng rồi đấy , vậy là chúng ta lại có thêm tư liệu về lính E141 , trong đội hình F7 các E bộ binh còn có thêm tên nữa . 141 = 38 . 165 = 34 . 209 = 42 .
 Nếu muốn biết rõ trận đánh giải phóng Âm leeng diễn ra như thế nào thì phải hỏi mấy lão ở E 141 là biết chính xác nhất , ngay E 141 cũng có một thời gian xây dựng cứ tại đó , xong không hiểu lý do gì mà họ rút ra , E209 cũng có thời gian bị đẩy vào xây dựng cứ tại núi Kim ry , sau đó rút về chỗ cũ , may không phải ở trong đó chứ nếu ở đó lâu lính mình đến chết hết vì sốt rét mất . Khu vực đó theo dân nói lại :
 Thời Sihanouk hội chữ thập đỏ quốc tế của LHQ khuyến cáo , vùng đó bệnh sốt rét rất nặng , nghiêm cấm dân sinh sống tại đó .
 Bởi vậy sau này chúng ta vào đó chùa chiền làng mạc từ xa xưa đổ nát không một bóng người chỉ có lính Pốt hoặc con tóp VN quần nhau trong đó .
 Lính Pốt ở đó thì đã đành , nhưng lính ta cũng ra vào vùng đó như đi chợ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #312 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 07:47:55 am »

Bác BY đang mô tả trận đi càn Âm leng à? Nếu đúng thì 3 cựu lão họ Trần của D7, D9-E209 không tham gia trận này vì bị sốt rét xình xịch, đi viện hết, sau cái đợt tải gạo cho F339 ấy.

Em dự đoán nhé Grin

TRận này cỡ tháng 3 - tháng 4 năm 1979 thôi bác, chưa đến đoạn đi tải gạo cho F339 đâu!
-TVK D9-E209: Hồi ấy tao bị sốt rét, phải nằm viện "đê tê 5", không biết về trận Âm leng.
-TVB C1-D7-E209: Sau 7/1/1979 anh phải coi tù trong Nông pênh, tháng 5/1979 mới trở lại trung đoàn, không tham gia trận Âm leng trước đó.
-TVD C3-D7: Đúng rồi, đánh Âm leng xong mới đi tải gạo cho 339, anh có đi, chỉ nhớ mình vác B41.
Gửi cụ BY: Lúc tối lão B, em và ông K ngồi "hội thảo về chiến trường K" cấp ngõ, có gọi vào di động cho huynh, nhưng huynh không nghe máy, gọi cho đồng nghiệp 2w của ông K thì:Ờ, ừ...thường thôi...(nghe qua điện thoại cũng ngửi thấy mùi Vodka, nên em cũng vâng dạ rối rit rồi tắt máy).
 Sau tải gạo, cả 3 lão cựu kia đều bị sốt rét, đi viện hết.
 Cảm ơn RX nhé, mấy lão cựu tỉnh ra rồi đấy!

Giang hỏi luôn mấy lão K, D, B (nhớ hỏi trước khi uống nhé), là đi đánh trận cấp D như d7, có trinh sát d7 hay trinh sát e209 phối thuộc dẫn đường không nhé (có trinh sát đi cùng hướng c1, c2 hay c3 của d7?) vì nếu như bác BY nói thì ....lạ quá.

Chúng tôi hành quân thêm khoảng 2 ngày nữa , suốt dọc đường đi không hề gặp địch hay dân K chạy loạn vào rừng , rừng núi sâu thẳm , ở đây cây cối thưa hơn nhiều cây cối không quá to , vẫn gặp những con đường cũ cỏ cây mọc đầy trên đường đi vết bánh xe bò đã cũ hằn sâu xuống đường , chắc trên những con đường đất này lâu rồi không có người đi lại . Đội hình D7 chúng tôi không bám theo con đường mà luồn vào rừng để đi theo bản đồ , từ mục tiêu này sang mục tiêu khác , không gặp địch không có những trận đánh khiến anh em chán nản , hành quân vào chỗ không người khiến anh em chủ quan khinh địch đội hình dệu dã , tôi cũng chẳng buồn nhòm ngó cái bản đồ của anh Hồng nữa , thỉnh thoảng vẫn thấy anh Hồng lôi tấm bản đồ ra hý hoáy chấm chấm vẽ vẽ có vẻ say mê lắm , lúc nào cũng đội hình C2 đi đầu bởi vậy người chỉ huy dẫn dắt lính D7 lúc này đi đúng mục tiêu đã định hay không là anh Hồng chứ không phải anh Phước D trưởng , anh Phước thì quá tin tưởng ở khả năng sử dụng bản đồ địa bàn của anh Hồng , người lính trinh sát cũ từ thời đánh Mỹ còn sót lại mà còn sử dụng sai bản đồ địa bàn rồi dắt lính đi tầm bậy thì có mà loạn .
 
 Chúng tôi tiếp tục hành quân .
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 07:54:33 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #313 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 08:13:16 am »

Đúng như Rồng xanh đã nhận định , thời gian này khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4.1979 , chính xác ngày tháng thì không còn nhớ , thời điểm này ta mới giải phóng Âm leeng xong , khi đó đơn vị BY chưa vào đánh Âm leeng mà chỉ là lực lượng dự bị vòng ngoài của QD4 , F9 cùng E141 của F7 phối thuộc đánh và giải phóng xong thì đơn vị của BY nhận lệnh càn quét địch cho đến biên giới Thái lan rồi quay ra .



Dạ, em cũng dự theo như lịch hành quân của cụ Trung sỹ nhứt thôi Grin Cụ TS1 cuối năm mới đi tải gạo.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #314 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:30:24 am »

 Bác Hungnt_E1F2 !
 Không cần hỏi mấy lão họ Trần nhớ nhớ quên quên đó đâu . Grin
 Trinh sát cấp D thì lúc nào cũng có , họ luôn đi cùng đội hình đi đầu của D7 và họ theo c2 suốt đi đầu chiến dịch đến cuối , lúc đầu họ còn đi trước 2 300m và thường khi luồn sâu đêm thì họ mới đi trước còn ban ngày nhất là khi địch chẳng thấy đâu thì họ chẳng cần đi phía trước nữa , trinh sát D lúc này gần như thừa , D trưởng cũng nhàn hơn khi có anh Hồng cầm bản đồ địa bàn dẫn dắt đội hình D phía trước . Sau này cũng vậy thôi nhất là thời gian càn quét trong Âm leeng - Kim ry lại càng không cần trinh sát , đội hình càn theo từng ô trên bản đồ lính thuộc từng gốc cây hòn đá thì cho trinh sát D đi ăn dưỡng hết cho khỏe  Grin
 Còn trinh sát C21 thì họ trinh sát theo kiểu gì thì BY xin chịu , chẳng mấy khi gặp họ trên đường hành quân , tất nhiên họ không thể nhàn dỗi mà ngồi chơi trong khi bộ binh hành quân tác chiến rồi , nhiệm vụ của họ như thế nào trong mỗi chiến dịch , mỗi trận đánh thì BY không biết .
 Trong mỗi bài viết của BY về ký ức một thời chỉ nói được một phần góc nhìn của người lính mà mình trực tiếp nhìn được bằng mắt thường hoặc nghe được bằng tai của người trực tiếp ra mệnh lệnh lúc đó , chứ về chiến lược chiến thuật của cấp cao hơn tiểu đoàn thì BY không biết , cả đời lính của BY không bước chân ra khỏi D7 ( trừ lúc đi viện ) bác Hungnt ạ . Cheesy Cheesy Cheesy

 Rồng xanh !
 Theo như hồi ký của lão TS1 mà BY nhớ là F9 vào tải gạo cho F339 vào thời điểm tháng 11.1980 trong khi F7 vào tải gạo sau ngày 7.1.1980 mấy ngày , về thời gian thì F7 vào tải gạo trước khoảng 10 tháng .
 Điều đó cũng đúng thôi nếu theo thông tin quán nước vỉa hè của lính lúc đó :
 F trưởng F339 sau khi chuyển qua đội hình QD4 đã nói lên những khó khăn vất vả của lính F339 bên hướng Leck rồi đề nghị được những đơn vị khác tải gạo cho lính F339 có lương thực ăn chứ tình hình đường xá đi lại mất quá nhiều thời gian công sức của lính cho chuyện vận chuyển gạo và chỉ làm mồi cho Pốt nó xơi khi đi lại trên đường , F trưởng tuyên bố :
- Nếu có đủ gạo cho lính F339 ăn đủ trong 1 năm tôi bảo đảm F339 sẽ quét sạch Pốt ở khu vực này .
 Chắc sau khi F7 vào tải đủ gạo ăn trong 1 năm tình hình địch có đỡ nhiều tại đó , lính F339 chuyên tâm vào đánh địch không phải lo chuyện tải gạo nữa , nhưng địch vẫn còn nên F9 mới phải vào tải gạo .
 Trong đó địch không nhiều nhưng mìn nhiều lắm , lính D7 chúng tôi hy sinh mất mấy người tại đây , chiến thuật để tiêu diệt địch ở đây cũng hoàn toàn khác , mỗi chiến trường mỗi địa hình đều phải có những cách đánh khác nhau cho phù hợp , không thể mang cái rất hiệu quả ở hướng kia áp dụng qua hướng này được . Thằng Pốt nó cũng tanh tưởi lắm .
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:58:22 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #315 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:56:21 am »

.. Còn trinh sát C21 thì họ trinh sát theo kiểu gì thì BY xin chịu , chẳng mấy khi gặp họ trên đường hành quân , tất nhiên họ không thể nhàn dỗi mà ngồi chơi trong khi bộ binh hành quân tác chiến rồi , nhiệm vụ của họ như thế nào trong mỗi chiến dịch , mỗi trận đánh thì BY không biết .
 
Mình ở C Hỏa lực thuộc E bộ nên có biết tình hình về C21 nhiều hơn BY. Các trận càn từ cấp D trở lên đều có mặt ae trinh sát C21 phối thuộc. Có thể BY không nhận ra, nhiều ae khác ở Dbb cũng vậy, do vì tiểu đội trinh sát phối thuộc xong trở về E, không ở lại. Phần nữa họ không đi chết ca với cùng 1D nên khó quen mặt trừ chiến dịch choảng nhiều ngày. Còn nơi trú quân thì trinh sát được an dưỡng, chẳng phải tuần tra như bọn hỏa lực đâu (bù trừ mà)
Cái này bác Hai ruộng rành hơn mình vì 2R từng ở trinh sát Grin
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #316 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 06:11:01 pm »

Giang k.17 nói đúng rồi đấy , vậy là chúng ta lại có thêm tư liệu về lính E141 , trong đội hình F7 các E bộ binh còn có thêm tên nữa . 141 = 38 . 165 = 34 . 209 = 42 .
 Nếu muốn biết rõ trận đánh giải phóng Âm leeng diễn ra như thế nào thì phải hỏi mấy lão ở E 141 là biết chính xác nhất , ngay E 141 cũng có một thời gian xây dựng cứ tại đó , xong không hiểu lý do gì mà họ rút ra , E209 cũng có thời gian bị đẩy vào xây dựng cứ tại núi Kim ry , sau đó rút về chỗ cũ , may không phải ở trong đó chứ nếu ở đó lâu lính mình đến chết hết vì sốt rét mất . Khu vực đó theo dân nói lại :
 Thời Sihanouk hội chữ thập đỏ quốc tế của LHQ khuyến cáo , vùng đó bệnh sốt rét rất nặng , nghiêm cấm dân sinh sống tại đó .
 Bởi vậy sau này chúng ta vào đó chùa chiền làng mạc từ xa xưa đổ nát không một bóng người chỉ có lính Pốt hoặc con tóp VN quần nhau trong đó .
 Lính Pốt ở đó thì đã đành , nhưng lính ta cũng ra vào vùng đó như đi chợ .
            ÂM LENG 3/1979(PK lính 78, đơn vị C3-D11-E38, tức E141-F7-QD4):

 Trung đoàn 38 của tôi đi trước, sư 9 đi sau, hành quân tiến đánh  Âm leng. Hình như có cả F5-QK7, QK9 tham gia. Chẳng có gì đặc biệt, Pốt chạy dài, chạy trước khi mình nhìn thấy, chúng chỉ dám tập kích vớ vẩn, gài mìn.  Bọn tôi đóng quân ngoài phum, súng vẫn nổ, nhưng chỉ với gà, trâu, bò..., có thằng Pốt nào đâu mà bắn, có lẽ nó nghe danh F7 nên lặn không sủi tăm, chúng tôi cũng xoàng xĩnh thôi, thuộc dạng "có tiếng-nhưng không có miếng". Ví dụ khi tiến vào Nông pênh theo QL1, bọn tôi đi chính giữa, chúng nó chạy dạt sang 2 bên chống cự, chỉ khổ cho 2 bên cánh thôi, đánh nhau vỡ đầu, hóa ra thằng chính giữa sướng nhất.
  Lữ đoàn 71(không rõ tiểu đoàn nào)-QD4 đóng ở trong phum, khi chúng tôi đang di chuyển lên Kông...(em không nhớ là Chư pư hay Chư năng nữa), thì nghe rõ tiếng pháo 37 hạ nòng, nổ choang choác. Lệnh trên bắt quay lại, hóa ra bọn 71 bị tập kích, pháo thủ phải đánh nhau như bộ binh. Chúng tôi tới nơi thì sự việc đã xong. Đó là cái đáng nhớ nhất trong khoảng 5 tháng chốt trong Âm leng.
 Cũng trong thời gian đó, nghe tin tại ga tàu hỏa có trận giao tranh khá ác liệt, nhưng không biết của đơn vị nào?
 Chúng tôi chốt ở Âm leng khoảng 4-5 tháng, sau đó rút, nhường chỗ cho lính Quân khu(hình như F339) vào thay, làm công tác xây dựng chính quyền, giữ đất. Bọn này sau đó mới gian khổ.
 
  Âm leng! Nhớ nhất, nhớ mãi là muỗi.
 
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:01:12 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #317 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:25:37 pm »


 Tải gạo cho F339 ra rồi thì quân số 100% sốt rét , lúc đó thì đến voi cũng phải gục , C1 và C3 sốt ác tính chết mất vài người , C2 may mắn không bị ai xong sức chiến đấu kiệt quệ một thời gian dài , khắp đơn vị trong doanh trại tiếng rên ư ử như kéo bễ , vài thằng khi lên cơn ác tính phát điên chửi bới ỏm tỏi nhảy múa lung tung tụt quần xé áo , anh em cùng y tá đè xuống quất cho 1 mũi ký ninh vào mông sáng hôm sau cái mặt thằng đó đen như đít nồi dơ tay bóc từng mảng da mặt , thế rồi bệnh sốt rét cũng bị đẩy lùi dần lính có ăn có uống lại khỏe lại tiếp tục đi đánh nhau , xong về lại sốt tiếp , lại xình xịch sốt từng cơn lại nằm rên như chó ốm với nhau cả lũ rồi lại khỏe , lại đi .
 Sau khi tải gạo cho 339, C1 sốt rét la liệt, tôi và thằng G(quê Hà đông) được chuyển gấp lên viện của trung đoàn, khi tỉnh dậy thì nghe tin nó đã chết, tôi thiếp đi. Tỉnh dậy lại thấy quạt trần quay ve vè trên đầu, hóa ra là Viện 4 Sài gòn.    
  Giai đoạn đó, C1 hầu như không có lính nội thành HN.
  Sau khoảng 4 tháng điều trị, tôi trở về cứ, tại Lai khê-Bến cát ăn dưỡng. Cuối 1980 thì về quê, tôi ra quân trong trường hợp cá biệt.
             (TVB cựu lính 73, B3-C1-D7-E209-F7)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:14:13 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #318 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 03:26:16 pm »

 Giang K.17 à ! Đã bảo cái lão TVB rượu ít thôi để còn nhớ  Grin , để cái đầu nó còn chút tỉnh táo mà nhớ chứ nhớ thế à ?  Grin
 Giang dở cái trang 31 tới cái ảnh thứ 4 cho lão TVB xem rồi hỏi lão có nhận ra ai đấy không ?
 Nó là thằng Nam liên lạc của C1 D7 E209 đấy , nó là liên lạc C1 từ ngày đầu về đơn vị ở Nam Chóp , nó là thằng liên lạc từ đời C trưởng Hiền rồi qua năm 1981 lên hậu cần D7 cho tới ngày về .
 Nó lính HN 100% , khi huấn luyện tại E584 nó cùng B2 với BY và hiện nhà cũng gần nhau .
 Nếu lão TVB mà không nhận ra thằng Nam thì thời kỳ đó lão cũng không ở đơn vị , là B trưởng mà chẳng biết liên lạc đại đội là thằng nào thì đó là chuyện lạ quá .
 Cuối 1980 trại ăn dưỡng D32 hay 31 gì đó của F7 ở Lai khê giải tán lâu rồi chỉ còn căn cứ cũ tại đó .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #319 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:53:38 pm »

Giang K.17 à ! Đã bảo cái lão TVB rượu ít thôi để còn nhớ  Grin , để cái đầu nó còn chút tỉnh táo mà nhớ chứ nhớ thế à ?  Grin
 Giang dở cái trang 31 tới cái ảnh thứ 4 cho lão TVB xem rồi hỏi lão có nhận ra ai đấy không ?
 Nó là thằng Nam liên lạc của C1 D7 E209 đấy , nó là liên lạc C1 từ ngày đầu về đơn vị ở Nam Chóp , nó là thằng liên lạc từ đời C trưởng Hiền rồi qua năm 1981 lên hậu cần D7 cho tới ngày về .
 Nó lính HN 100% , khi huấn luyện tại E584 nó cùng B2 với BY và hiện nhà cũng gần nhau .
 Nếu lão TVB mà không nhận ra thằng Nam thì thời kỳ đó lão cũng không ở đơn vị , là B trưởng mà chẳng biết liên lạc đại đội là thằng nào thì đó là chuyện lạ quá .
 Cuối 1980 trại ăn dưỡng D32 hay 31 gì đó của F7 ở Lai khê giải tán lâu rồi chỉ còn căn cứ cũ tại đó .
Quả thực chiều tối hôm nay mấy anh cũng có tý "giấm" từ đám cỗ trong làng, không khí khá mát mẻ sau 1 trận mưa rào, em vớ ngay cái láp tốp của 1 thanh niên gần đó, mở luôn QSVN.
-TVB(linh1973, F7): Nhìn mặt anh không thể nhớ nổi, ba muơi mấy năm rồi còn gì? Cậu ấy là liên lạc của C1 hả, nhớ rồi "rửa mặt thì lâu, gội đầu thì chóng", nhưng nó quê Hải dương cơ mà?
-TVH(lính1975, F9): Thằng TVB rượu vào hay quên lắm, chấp gì, Btr mà quên liên lạc C, chuyện lạ.
-TVB: Bác ấy, bác đánh đấm như c...ấy, bác có nhớ trận...trận...
-Em: Đệ xin các huynh( 2 anh nữa cựu DKQN/983, đông sông Lô 1985 ngồi cười hô hố), chuyện của trận Chi phu ấy em nghe các bác cãi nhau nhiều lần, ủng hết cả tai rồi:
 Anh TVB vẫn hay trách anh TVH, pháo 105 chi viện quá kém, để cho bộ binh của E209 thương vong la liệt dưới ruộng lầy, không làm sao tiến lên được. Trận đó khoản ngày 26/6/1978
 Còn anh TVH thì lại trách đêm hôm ấy(sau khoảng 7 ngày, tính từ lúc giao chiến), bộ binh của F9 quá kém, để Pốt nó tập kích vào tận chân pháo, thương vong la liệt, chỉ tính người trong xã đã chết 2, thương 1, còn sót 2 anh TVH và Cầm chạy thục mạng lên...xe chở thương binh , tử sĩ về nước vào sáng hôm sau. Nên E42-F9 xảy ra chuyện  "pháo nhiều hơn xạ thủ", hôm sau làm gì còn ai mà bắn yểm trợ cho bộ binh. Anh ta còn chê lính bộ binh của TVB là "nhát, không chịu lên, các cụ ngày xưa làm gì có pháo yểm trợ mà vẫn thắng Pháp, Mỹ". Trận đó vào năm 1977. Anh TVH sau đó bị vệ binh bắt và bị "tống" sang Lữ 71-QD4, tiểu đoàn 86, pháo 37, cuối cùng bị thương nặng ở Công pông chư năng 7/1979 do mảnh DK75. Sau 7 năm đi lính, ra quân với chức thượng sĩ.

 Mấy lần định hỏi các bác trên QSVN, nhưng lính QD4 trên này chủ yếu nhập ngũ 6/1978 hoặc 8/1978, không thể tham gia trận Chi phu. Cũng xét theo thời gian thì không phù hợp lắm với thời điểm này của toppit. Tổ tam tam của bác lethaitho, trận này khoảng 6/1978 là hợp lý. Em vẫn mạo muội hỏi, bác nào biết, em xin cám ơn!
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM