Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:34:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo dòng "Những năm tháng Máu và Hoa"  (Đọc 286818 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #270 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 10:52:17 pm »





"Young KR Soldier" sao không mặc đồng phục nhỉ?
Logged
thanhngochn
Thành viên
*
Bài viết: 13


single but complicated


WWW
« Trả lời #271 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2009, 11:43:54 pm »



Video này tuy ngắn nhưng có tính khái khái quát cao hành động lũ quỷ khát máu Khơ me đỏ : cảnh chúng lùa dân khỏi các thành phố, giết người bằng bịt túi nhựa, cánh đồng chết, giết dân CPC  và trận mở màn máy bay ta trừng trị lũ khát máu:


Nguồn:
http://www.youtube.com/watch?v=hy3nmHH6Lho

PS: Các bác ơi, đây là loại máy bay gì vậy?
Trông máy bay tương bom, nã đạn vào lũ khốn mà sướng cả mắt!
Em tin rằng, thời gian sẽ trả lại tất cả các sự kiện về đúng ý nghĩa của nó, và sự thật khó có thể che đậy được. Những kẻ ủng hộ cho K đỏ chỉ xem những thước phim về cái thây ma chế độ diệt chủng ấy ...đã thấy nhục nhã rồi!


Video này là cắt ra từ cái phim Cánh Đồng Chết (The Killing fields) bác ạ. Cũng nhờ cuốn phim này và câu chuyện của Dith Pran (nhân vật có thật trong phim, tuy câu chuyện hơi khác một tí) mà thế giới đã có cái nhìn khác về cái gọi là chiến tranh xâm lược của Việt Nam đối với Cambodia.
Bản thân ngoài đời thật bác Dith Pran này được quân VN cứu sống và còn đề cử làm xã trưởng nhưng rồi vì sợ VN biết bác này đã từng làm việc cho Mỹ nên bác ta đào tẩu qua Thailand rồi đi tiếp qua Mỹ.
Bác này chết vì ung thư hồi đầu năm 2008, các báo có đưa tin.
Logged

"The object of war is not to die for your country but to make the other bastard die for his."
George S. Patton
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #272 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 12:04:28 am »


Nguồn:
http://www.youtube.com/watch?v=hy3nmHH6Lho

PS: Các bác ơi, đây là loại máy bay gì vậy?
Trông máy bay tương bom, nã đạn vào lũ khốn mà sướng cả mắt!
Em tin rằng, thời gian sẽ trả lại tất cả các sự kiện về đúng ý nghĩa của nó, và sự thật khó có thể che đậy được. Những kẻ ủng hộ cho K đỏ chỉ xem những thước phim về cái thây ma chế độ diệt chủng ấy ...đã thấy nhục nhã rồi!


Loại máy bay này đóng giả A-37, nhưng thực chất là phiên bản đời đầu của loại Soko G-2 của Nam Tư cũ. Máy bay giả, bom giả, người trúng bom ngã cũng giả!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
daulauxuongcheo
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #273 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 12:08:40 am »




Nguồn:
http://www.youtube.com/watch?v=hy3nmHH6Lho

PS: Các bác ơi, đây là loại máy bay gì vậy?



Em nghĩ đây là con T-33 đóng giả A-37
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #274 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 12:20:03 am »

Uh! Nhìn kỹ phần đuôi thì đúng là T-33. Đôi này chắc thuê của Thái.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #275 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 03:03:57 am »

Em đã đến Cam hồi 2007 tour do 4 đứa VN + 1 chú Aus tự tổ chức - Cảm giác khi vào trại S21 - nhà tù Tuel Sleng ở Phnompenh thật là kinh khủng - trong đoạn phim của bác Tuans có nhắc qua cái trại giết người ấy. Hơn 2 vạn con người giam ở đấy khi bộ đội VN giải phóng Phnompenh chỉ có hơn chục người sống sót - được bộ đội VN cứu - vậy mà ở Cam có hàng trăm nhà tù như thế. Sau khi thăm nhà tù này - bọn em quyết định không đi tour tới cánh đồng chết - cách trung tâm Phnompenh khoảng 15km nữa - quá kinh khủng & ám ảnh rồi. Quả thật cái bản đồ chết - trong nhà tù S21 bằng sọ người Cam đã đủ khái quát 1 giai đoạn lịch sử đầy chết chóc của Cam. Quả đúng như Hunxen nói - nếu không có VN liệu Campuchia còn lại bao nhiêu người.

Tụi bạn em không dám chụp hình trong S21 - nhưng em có chụp một số ảnh - trong cái triển lãm ảnh Ghost của một nhiếp ảnh gia nước ngoài ở ngay trong trại S21. (bên chủ đề ảnh của quansuvn em có post một cái ảnh em chụp lúc thăm Hoàng cung - tặng bác Trungsy1)

Hồi sinh viên năm 2003 em có nói chuyện với 1 đứa bạn trước khi nó được tụi Mỹ phỏng vấn về vấn đề quan hệ VN & Cam. Tóm lại là nói cho nó biết tất cả những gì về giai đoạn sau 1975 cho tới 9.1.1979 & tới 1989 mà em biết trong lịch sử - em là SV Bách Khoa K43 Hà Nội nhưng có cơ hội được đọc nhiều tài liệu lịch sử + tài liệu tham khảo vì bố + mẹ đều làm trong quân đội hơn 40 năm. Rất tiếc là không biết đứa bạn có nói hết được những gì em truyền thụ lại cho nó không - chỉ biết là hôm sau nó cảm ơn vì tụi phóng viên ngạc nhiên là sao nó biết nhiều thế. Ngay trên youtube cũng có quá trời hình ảnh xuyên tạc giai đoạn lịch sử ấy.

Quả thật từ khi em âm thầm đọc diễn đàn này - được học rất nhiều từ những trải nghiệm của các bác. Có những lúc cười phá lên một mình - làm nhiều người thắc mắc không hiểu cái diễn đàn ấy có gì mà nó thích đọc thế. Nhưng cũng nhiều khi ngồi chảy nước mắt vì những hy sinh + mất mát của cán bộ - chiến sỹ VN.

Cảm ơn các bác + các chú + các anh chị đã trải cảm xúc của mình trên diễn đàn.
Logged

Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #276 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 03:12:37 am »

Quả thật tới giờ em vẫn còn thắc mắc - tại sao lũ K.R ấy lại lưu trữ hết sức công phu hình ảnh  + hồ sơ những người đã bị chúng giết như thế. Trong bảo tàng diệt chủng S21 vẫn lưu giữ những hình ảnh ấy. Có quá nhiều hình ảnh để nói lên sự thật - vậy mà sự thật ấy hiện vẫn bị xuyên tạc trắng trợn.

Em thì không đồng ý với cách giáo dục lịch sử hiện nay - quá hời hợt - cho nên có thể nói thế hệ trẻ có quá ít người hiểu rõ lịch sử VN. Khi tiếp xúc với những thông tin kiểu xuyên tạc rất dễ bị ngộ độc... Em sẽ gửi diễn đàn bản dịch tài liệu giới thiệu về bảo tàng diệt chủng S21 ở Phnompenh
Logged

linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #277 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 07:15:48 am »

  Học sử có nhiều cách mà bạn ! Các bác CCB tham gia vào đây vô tư lắm , chỉ mong được ôn lại " 1 thời máu hoa " thôi mà . Các bài viết của các bác CCB đều chung 1 mục đích ôn lại những kỉ niệm của mình thôi ...
  Vì vậy bạn có thể giới thiệu các bạn của bạn vào đây tham khảo . Ở đây không chấm điểm , đọc xong các bạn có thể tự đưa ra những suy nghĩ , cảm nhận riêng của mình ...
  Chào bạn ! 
Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #278 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 07:38:10 am »

Trại giam Tuol Sleng (T.S)
Trong  tiếng Anh từ “Tuol Sleng” được biết tới là nơi chế độ Campuchia Dân chủ Democratic Kampuchea (DK) – hoặc được nhiều người biết đến hơn với cái tên chế độ Khơme Đỏ (Khmer Rouge), đã thiết lập một trại giam để giam cầm những người bị kết tội chống đối Angkar. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ Khmer bản thân từ “Tuol Sleng” đã bao hàm một ý nghĩa kinh hoàng. Chỉ có sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ là chế độ K.R đã dùng nơi này để làm trại giam.

Theo từ điển Khme ấn bản năm 1967 bởi Viện Phật giáo Khme, từ “Tuol” là một danh từ. Nó có nghĩa là vùng đất cao hơn xung quanh. Từ “Sleng” có thể vừa là danh từ hoặc tính từ. Khi dùng “Sleng” là tính từ, nó có nghĩa là “nuôi dưỡng tội lỗi”(supplying guilt - del aoy tos) hay “sinh chất độc” (bearing poison – del noam aoy mean toas) hoặc “kẻ thù của bệnh tật (enemy of disease – del chea sat-trov ning rok).
Khi dùng là danh từ - “Sleng” có nghĩa là hai loại cây chứa chất độc của xứ Khmer. Loại đầu tiên “Sleng Thom” hay “Big Sleng” có thân-, lá-, quả - lớn. Loại thứ hai “Sleng Vour” hay “Sleng Vine” có hình dạng như cây nho với trái  nhỏ. Cả hai loại đều rất độc. Bởi vậy cả hai cách dịch đều cho ta thấy nghĩa đen – một quả đồi bị đầu độc hay một nơi ở trên đồi cầm giữ những ai nuôi dưỡng hoặc sản sinh tội lỗi. (trong quan hệ với Angkar).

Theo những tài liệu được khám phá bởi Trung tâm Tư liệu Cambodia, trại S21 được thiết lập ở T.S vào tháng 5.1976.

S-21 hay T.S là cơ quan bí mật nhất của chế độ K.R. S-21 viết tắt từ “Security Office”. S-21 là cơ quan an ninh tối cao, được thiết kế đặc biệt để thẩm vấn và tiêu diệt các thành phần chống đối Angkar.
 
Vào năm 1962, S21 còn là một trường trung học có tên “Ponhea Yat”, được đặt tên theo tên người Tổ tiên Hoàng tộc của Vua Norodom Sihanouk (em tìm trên net có thể là Borommaracha II - Chao Ponhea Yat (1393 - 1463) vị vua cuối cùng của đế chế Khmer ). Dưới thời Lon Nol, một chế độ cộng hoà được chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn trong thập niên 1970, nó được đổi tên thành trường Trung học Toul Svay Prey. Đằng sau hàng rào của trường, là hai toà nhà gỗ mái tranh. Những toà nhà này được xây dựng trước 1970 làm trường học. Hiện nay tất cả chúng được gọi là “Tuol Sleng” và hình thành nên một phần của bảo tàng tội ác diệt chủng.

S21, nằm ở quận ngoại ô  Tuol Svay Prey, phía nam của Phnom Penh, chiếm một khu vực có diện tích 600x400m. Dưới thời chế độ K.R nó được bao bọc    bởi 2 lớp rào bằng tôn (chắc kiểu như mấy cái lô cốt ở giữa đường trong  TP. HCM bây giờ Grin), tất cả được che phủ dày đặc bởi dây thép gai có gắn điện, để ngăn cản mọi người chốn khỏi trại giam. Những ngôi nhà xung quanh bốn dãy nhà của trường học được dùng để làm các phòng hành chính,  thẩm vấn và tra tấn.

Những chi nhánh của S-21 còn nằm ở nhiều nơi khác.  Mội cái S-21 (kor) nằm ở tỉnh lỵ Ta Khmao – tỉnh Kandal phía nam của Phnompenh, một trại S-21 (khor) nằm ở Prey Sar (Một nhà tù từ thời thực dân) phía tây của Phnompenh, huyện  Dang Kor – tỉnh Kandal. Trại S-21 (khor) còn được biết đến dưới tên Văn phòng 24 và được dùng như trại tái huấn luyện không chỉ cho sư đoàn K.R 170 mà còn cho toàn thể nhân viên của S-21, những kẻ  tội phạm vị thành niên. S-21 (khor) còn chịu trách nhiệm sản xuất nông phẩm cho toàn bộ tổ hợp S-21.

Tất cả các phòng học của trường trung học T.S được cải biến thành các xà lim. Tất cả các cửa sổ bị bịt khung thép và chăng dây thép gai ngăn cản tù vượt ngục. Sàn các phòng học được chia thành từng ô 0,8x2m giam từng tù nhân. Các phòng của tầng trên cùng có kích thước 8x6m được dùng làm phòng giam tập thể. Các tầng ở giữa dùng giam phụ nữ.

Đầu tiên, các cuộc thẩm vấn diễn ra trong các toà nhà xung quanh trại giam. Tuy nhiên, do phụ nữ được đưa vào các phòng thẩm vấn thường bị hấp diêm bởi các thẩm vấn viên, trong năm 1978, giám đốc S-21, một cựu giáo viên tên Kang Kek Ieu có biệt danh là “tồng chí” Duch (gọi cho nó hội nhập theo lời bác Trâu già Tongue) quyết định chuyển dãy nhà B làm văn phòng thẩm vấn – cho tiện giám sát quá trình thẩm vấn.
S21 và các chi nhánh của nó nằm dưới sự quản lý của Ban chấp hành TW và Bộ trưởng bộ Quốc phòng K.R, “tồng chí” Son Sen biệt danh Khieu, người bổ nhiệm “tồng chí” Duch làm Chỉ huy hệ thống S-21. “Tồng chí” Duch này sinh ở Kang Kek Ieu – làng Cho Yok, huyện lỵ Chine Thbong của tỉnh Kampong Thom. Tay này là giáo viên dạy toán trước khi ra nhập K.R

Theo nhà nghiên cứu Cambodia David Chandler, cuối những năm 1950 tay Kang Kek Ieu giành học bổng trường Lycée Sisowath và được dạy chủ yếu về chuyên ngành toán: toán học ở tỉnh Kampong Thom với “tồng chí’ Mom Nay biệt danh Chan trước khi lên đường tới Pedagogique, nơi hắn bị thu hút bởi những sinh viên Trung quốc tới Cambodia để học tiếng Khmer. Tay KKI này cũng đã dạy toán ở Kampong Cham ngay trước khi bị bắt vì tội Cộng sản năm 1965. Sau khi được thả, dường như tay này trốn vào rừng mất tăm.

Ban nghiên cứu thảm hoạ diệt chủng thời CHND Campuchia (R.P.K) báo cáo năm 1983 rằng trong nỗ lực để bảo đảm an ninh và để quản lý toàn bộ hoạt động trong trại S-21 và các chi nhánh của nó, trong năm 1976 tụi K.R đã chia nhân viên ra làm 4 đơn vị chịu trách nhiệm cho S-21, S-21 (ka), S-21 (kor) và S-21 (khor). 4 đơn vị đó là:

A. Lao động bên trong      141 người
B. Nhân viên             1.148
C. Các đơn vị thẩm vấn       54
D. Nhân viên thường           1.377
Tổng quân số của Trại S-21 là 1.720. Hầu hết trong số “nhân viên thường” cũng đã qua huẩn luyện ở Prey Sar.

Trong mỗi đơn vị, lại gồm nhiều đơn vị nhỏ bao gồm toàn con nít - trai và gái tuổi từ 10 tới 15. Những đứa trẻ này được huấn luyện và tuyển chọn bởi chế độ K.R để làm công việc canh gác trại S-21. Hầu hết bọn chúng đều sinh ra bình thường trước khi trở thành quỷ dữ (nguyên văn – before growing increasingly evil). Bọn này cực kỳ tàn bạo và hỗn láo với những tù nhân và cả những người lớn tuổi của chúng.

Có 2 văn phòng quản lý. Một là phòng của Duch, phòng kia là văn phòng dùng thẩm vấn, lưu trữ và hành chính chung. Những người ốm hoặc bị thương được chữa trị bởi những phụ tá về y tế trong khu xà lim họ đặc trách. Việc chữa trị diễn ra 3 lần mỗi ngày. Không có dịch vụ bệnh viện bên trong trại giam. Những nhân viên y tế không được đào tạo – hầu hết là trẻ con.

Nạn nhân của trại giam được đưa tới từ mọi vùng của đất nước (Campuchia) và mọi tầng lớp xã hội. Họ gồm nhiều quốc tịch khác nhau, bao gồm Việtnam (cái này em thấy không phải ngẫu nhiên mà họ đưa lên đầu danh sách trong phần tóm lược này), Lào, Thái, Ấn độ, Pakistan, Anh, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và Úc, nhưng hầu hết là người Campuchia. Tù dân sự gồm công nhân, nông dân, kỹ sư, kỹ thuật viên, trí thức, giáo sư, giáo viên, sinh viên và thậm chí cả các bộ trưởng và các nhân viên ngoại giao. Hầu như toàn bộ gia đình các tù nhân – không chừa cả trẻ con sơ sinh đều được đưa vào đây  toàn bộ để tiêu diệt (exterminated).

Theo những báo cáo của K.R được tìm thấy ở trung tâm lưu trữ Tuol Sleng. Lượng tù nhân vào/ra đều được thống kê từ 1975 tới tháng 6.1978. Một số tài liệu đã biến mất. Một báo cáo ước tính số lượng tù nhân như sau:
1975      /   154 tù nhân
1976      /   2.250
1977      /   2.330
1978      /   5.765
Con số minh hoạ này, tổng cộng 10.499 người không bao gồm số lượng trẻ em bị chế độ K.R giết tại S-21. Con số được ước tính theo một báo cáo tương tự khoảng 2000 trẻ em.

Những báo cáo cho thấy trong năm 1977 và 1978, lượng tù nhân trong trại luôn được giữ trung bình từ 1.200 tới 1.500 người vào mọi thời điểm. Khoảng thời gian giam cầm trung bình từ 2 tới 4 tháng. Mặc dù một số tù chính trị bị giam cầm từ 6 tới 7 tháng.

Các tù nhân bị giam cầm trong những ô xà lim riêng biệt và bị cùm bằng những cái xiềng gắn vào tường hoặc sàn bêtông (Em thấy trong S-21 nó cải tại một phòng học như bình thường giống ở VN – được ngăn nhỏ thành những ô bằng gạch kích thước khoảng 1x2m, tường ngăn ô cao khoảng 2m). Những tù nhân trong những xà lim lớn thường bị cùm 1 hoặc cả 2 chân vào những thanh cùm bằng sắt dài hoặc ngắn. Một cái cùm sắt ngắn dài cỡ 0,8 tới 1 m được thiết kế để cùm 4 người. Một cái cùm dài 6m được dùng để cùm 20 tới 30 tù nhân. Tù nhân bị cùm ngược chiều để khi ngủ đầu họ nằm ngược hướng.

Trước khi các tù nhân bị giam cầm trong xà lim – họ được chụp ảnh và phải khai báo tiểu sử từ lúc còn thơ ấu tới thời điểm họ bị bắt giam. Họ bị lột sạch chỉ còn đồ lót. Mọi thứ đồ của họ đều bị tước đoạt. Tù nhân nằm ngủ trực tiếp trên sàn, không có chăn, chiếu, màn.
Mỗi sáng lúc 4h30 tất cả tù nhân đều phải cởi đồ lót tới mắt cá chân để cai ngục kiểm tra.  Sau đó họ buộc phải thực hiện vài bài tập thể dục chỉ với động tác nhấc tay chân lên và xuống trong vòng nửa giờ, mặc dù lúc này chân họ vẫn còn nằm trong cùm. Cai ngục kiểm tra tù nhân 4 lần mỗi ngày. Thỉnh thoảng đội thanh tra từ văn phòng an ninh thực hiện một cuộc kiểm tra đặc biệt với các tù nhân. Mỗi lần kiểm tra này tù nhân phải đặt tay sau lưng và cùng lúc đó nhấc chân lên để các cai ngục có thể kiểm tra cùm có bị lỏng hay không. Nếu lỏng, những cái cùm sẽ bị thay thế. Tù nhân đi vệ sinh vào những cái thùng sắt nhỏ và đi tiểu vào thùng nhựa trong từng ô xà lim. Họ buộc phải xin phép cai ngục nếu muốn được “giải buồn”, bằng không sẽ bị  trừng phạt 20 tới 60 roi. Trong mỗi ô xà lim, các qui tắc được dán trong những ô nhỏ trên bảng đen. Các qui tắc này được đọc như sau

1.   Mày phải đáp lại các yêu cầu của tao. Không được lờ nó đi.
2.   Đừng cố giấu sự thật bằng các lý do này hoặc khác. Mày bị nghiêm cấm tranh cãi với tao.
3.   Đừng có hành động ngu ngốc vì mày là người dám phá hoại cách mạng
4.   Mày phải trả lời lập tức mọi câu hỏi của tụi tao mà không lãng phí thời gian phản hồi.
5.   Đừng có nói với tao về cả sự đồi bại của mày hay về cách mạng.
6.   Khi bị đánh hay tra điện mày không được phép gào khóc.
7.   Không được làm gì. Ngồi yên và chờ lệnh của tao. Nếu không có lệnh, giữ trật tự.
8.   Không được viện dẫn về Kampuchea Krom để giấu sự ba hoa phản bội của mày.
9.   Nếu mày không tuân thủ những điều trên đây, mầy sẽ bị đánh bằng dây điện.
10.   Nếu mày không tuân thủ bất kỳ điều nào, mày sẽ bị đánh mười roi hoặc 5 lần sốc điện.

Tất cả tù nhân đều bị ép buộc tuân theo các qui tắc. Nếu làm điều gì, thậm chí trở mình để cố ngủ, đầu tiên phải được sự cho phép của cai ngục. Bất kỳ ai làm trái qui tắc đều bị đánh đập.

Tù nhân được tắm bằng cách xếp hàng vào trong phòng tập thể, tại đó một ống nước được luồn qua cửa sổ để phun nước vào họ trong thời gian ngắn. Tắm hạn chế, chỉ được 1 lần trong khoảng 2 hoặc 3 ngày, thỉng thoảng tới 15 ngày mới được tắm 1 lần. Điều kiện sống thiếu nước làm tù nhân bị mắc nhiều bệnh như các chứng bệnh về da và nhiều loại bệnh tật khác. Không có thuốc chữa trị.

Khi Tuol Sleng thành bảo tàng

Phục hồi sau sự sụp đổ của chế độ K.R. Toul Sleng – bảo tàng lịch sử về thảm hoạ diệt chủng dưới chế độ K.R, được mở cửa năm 1980 và đón khách tham quan. Hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đã tới thăm bảo tàng T.S. Việc tham quan được diễn ra qua 2 giai đoạn

Giai đoạn đầu: trong thập niên 80 hầu hết khách tham quan là dân địa phương, trong khi đa phần khách nước ngoài đến từ các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Liên Xô, Lào, Hungary, Ba Lan và các nước Đông Âu khác.

Giai đoạn hai: từ sau bầu cử năm 1993 và sự hình thành Vương quốc Cambodia, hầu hết khách tham quan T.S đến từ Đài Loan, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước tư bản khác. (Cái này chính xác em thấy đa phần khách du lịch Campuchia qua đường hàng không thuộc các quốc tịch này).

Mỗi ngày có khoảng 50 khách tới thăm viếng bảo tàng. Một khi tới thăm Cambodia du khách hiếm khi bỏ qua điểm  giáo dục kinh hoàng này (horrifying educational site)

Hiện tại bảo tàng T.S gặp nhiều thách thức.
1.Xây dựng hàng rào chu vi 600m xung quanh để bảo vệ và bảo quản các bằng chứng lịch sử. Một lý do khác xây dựng hàng rào để chống sự xâm lấn của các công trình xây dựng trái phép đang gia tăng trong khu vực này.
2.Bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các khối nhà. Nên chú ý rằng toàn bộ khu nhà bảo tàng và các khu nhà của trường trung học cũ Toul Svay Prey đã hơn 40 năm tuổi. Các cấu trúc sắt – mái ximăng của các toà nhà xuống cấp thủng lỗ chỗ làm nước mưa rỏ xuống sàn. Trần nhà ẩm nên bị sụp. Tường bị hư hại, sàn bong tróc gần như toàn bộ. Bảo tàng không nên duy trì nếu không được bảo dưỡng (cái này chắc tụi nó đang học VN khi đập Hoả Lò nên lobby trước). Bảo tàng cần sửa chữa khẩn cấp cũng như  bảo tồn mục tiêu giới thiệu hình mẫu và chi tiết về thời kỳ K.R
3. sắp xếp phòng tư liệu theo đúng kỹ thuật: Phòng tư liệu hiện tại quá đơn giản và không phù hợp lưu trữ các tài liệu vô giá đang bị phá huỷ tự nhiên bởi các loài gây hại và độ ẩm. T.S thậm chí còn không có cả thuốc diệt côn trùng. Giấy tờ đang bị ố vàng, các bản đánh máy hoặc viết tay đang dần nhoè tới mức không thể đọc được. Nếu lưu giữ không đúng cách, chúng không thể tồn tại trong các toà nhà của bảo tàng cho các thế hệ người Cambodia kế tiếp.

Trong hoàn cảnh ấy bảo tàng T.S đang tìm kiếm tài trợ để tái thiết nhằm đạt tiêu chuẩn như các bảo tàng lịch sử hiện tại trên thế giới. Từ 1979 tới 1989 một phần ngân sách quốc gia luôn được phân bổ cho bảo tàng T.S để sửa chữa và trưng bày. Tuy nhiên những năm gần đây – quĩ này đã bị cắt.

Bảo tàng T.S đang kêu gọi giúp đỡ duy trì sự tồn tại bảo tàng từ các tổ chức quốc tế và các cá nhân quan tâm việc chống và lên án tội ác với nhân loại, tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Trong nỗ lực bảo quản S-21 như một lời nhắc không chỉ về lịch sử cận đại của Cambodia mà còn là chứng tích về sự vô nhân đạo hiện đôi khi vẫn lấn át cuộc sống bình thường của nhân loại.
Logged

TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #279 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 07:48:57 am »

Mới tìm được nơi lưu trữ bộ phim từ tập 1 đến tập 5:

http://clip.vn/watch/Nhung-nam-thang-mau-va-hoa-Tap-1/WJtP,vn

Anh em nào có thời gian lên tải về và chuyển đổi thành tập tin .wmv (gốc là .mp4, không mấy thông dụng) để anh em ta dễ lưu trữ trong máy và xem lại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM