Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:54:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 10 ngày cuối cùng của Hitler  (Đọc 12105 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2017, 09:25:12 pm »


        Thật là một trọng tội khi đặt những vũ khí giết người vào tay bọn trẻ này và đẩy chúng ra trước kẻ địch thập phần tinh nhuệ, thế nghĩa là đưa chúng tới cải chết hiển nhiên.

        Ngày 01 tháng 05, vào lúc quả nửa đêm, chúng tôi lên một chiếc ca nô đậu ở mũi đất của một hòn đảo nằm giữa hai nhánh sông Havel và Pichelsdorf Chúng tôi định tới Wannsee là một địa điểm nằm phía bên kia phòng tuyến Nga. Ở đỏ chắc hãy còn một toán quân chiến đấu Đức đang chống giữ. Tôi ngồi trước mũi thuyền với khẩu tiểu liên trên tay sẵn sàng nhả đạn, phía sau tôi Weiss và Bernd đang ra sức chèo nhanh. Lúc đầu thì chúng tôi bơi thuyền giữa dòng sông, nhưng khi đến ngang đền vua Wilhelm thì chúng tôi chợt thấy một hàng thuyền Nga. Chúng tôi vội vàng chèo sát vào bờ phía tây, len lỏi dưới những tàng cây rậm rạp để ra ngoài sông. Đêm lạnh buốt và trời đầy sao. Đến gần Kladow thì chúng tôi bơi sát bờ đến nỗi nghe rõ mồn một tiếng nói chuyện của bọn lính Nga, tiếng máy xe rồ và nhưng tiếng động tương tự khác. Chúng tôi vượt qua cù lao Sclnvanenwerder vào lúc 2 giờ 45 khuya. Trong mấy biệt thự đèn đuốc còn sáng choang. Những giọng cười điệu hát còn váng dội đến tận tai chủng tôi. Khi trở ra khỏi đảo, thuyền chúng tôi gặp phải cơn giỏ mạnh từ phía Wannsee thổi tới. Thuyền quá khẳm nên suýt bị vô nước và chìm lĩm. Khi những tia sáng đầu tiên vừa ló dạng ở phương Đông, chúng tôi cập bờ, bên bán đảo Wannsee, gần nơi đóng quàn của Sư đoàn thứ 20 tinh binh. Vừa trèo lên, chúng tôi chợt lạnh xương sống khi thấy mấy khẩu đại bác chống chiến xa đang chĩa về phía xuồng chúng tôi. Hú hồn, đây là lính Đức !

        Toán chiến đấu ở đây đang chuẩn bị rút lui vào đêm mùng một rạng sáng mồng hai tháng năm. Họ định bỏ vị trí này để trở về với đám tàn binh của Binh đoàn Wenck ở phía Nam Potsdam. Thấy chúng tôi họ mừng rỡ vô cùng và đón tiếp thật là nồng nhiệt. Ba vị sĩ quan Johannmeier, Zander và Lorenz đã rời khỏi hầm núp ở Dinh Tể Tướng trước chúng tôi. Họ đã định dùng ca-nô để đi ngang Gatow, sau đó sẽ rẽ về hướng Tây. Chúng tôi định sẽ gặp nhau ở sư đoàn.

        Chúng tôi cũng biết trước việc chọc thủng phòng tuyến địch hiền nhiên sẽ rước lấy thất bại. Quân Đửc chạm phải một hàng rào chiến xa đang bố trí trước chiếc cầu bắt ngang con kinh Petit Wannsee. Hàng trăm người, lớp chết, lớp bị thương, đã ngã gục trên chiếc cầu bị phá hủy hết phân nửa này. Chỉ có vài người vượt qua khỏi cầu và thành lập một vị trí chiến đấu ở đầu cầu. Nhưng ngay đêm đó, quân Nga liền mở cuộc phản công và trận chiến kết thúc bằng một cuộc tàn sát khủng khiếp. Bên của chúng tôi không còn được mấy người thoảt chết. Weiss đã bị bắt. Khi đã hoàn toàn thảm bại, Bernd và tôi liền trốn vào rừng thông rậm rạp. Sảng ngày 02 tháng 05, chúng tôi cởi bỏ bộ quân phục, và kiếm hai bộ đồ thường dản cũ mèm, rách tả tơi mặc vào. Chúng tôi phải dùng tay để đào hố ẩn núp và chúng tôi trốn tránh cho tới đêm hôm sau. Suốt ngày, quân Nga đã lục soát khắp các khu rừng, nhưng họ vẫn không thấy chúng tôi.

        Đến ngày 03 tháng 05, chúng tôi hay tin mặt trận Bá-linh đã kết thúc và Hitler cũng không còn. Thế là bây giờ chúng tôi được giải thoát khỏi cái sứ mạng mà từ lúc đầu, chúng tôi đã thấy là hoài công vô ích. Chúng tôi liền lên đường, hướng về phía Tây Nam. Mục tiêu trước tiên của chúng tôi là vượt qua sông Elbe để đến thành phố Wittenberg. Chúng tôi định đi ngang qua Teltow và trại huấn luyện quân sự cũ ở Juterbog vì cho rằng người Nga chắc phải chọn những vị trí quan trọng để đóng quân chứ đâu có lựa chi khu trại hoang phế nầy. Nhìn thấy những toán công nhân ngoại quốc đang lũ lượt kẻo đi trên các đường phổ, chúng tôi có ý định giả ra làm những người thợ Pháp ở Luxembourg. chúng tôi cũng nói tiếng Pháp khả sỏi đẽ đóng vai trò nầy.

        Mặt trời đã lên khả cao và chúng tôi cung đã đi qua một ngôi làng bỏ hoang gần Juterbog một cách dễ dàng. Thình lình một chiếc cam nhông Nga, từ một khúc quanh, đỗ ra và đậu ngay trước mặt chúng tôi. Trong nháy mắt, mười hai tên lính và một người đội trưởng nhảy xuống vây quanh chúng tôi với mấy khẩu tiểu liên trên tay lăm le đe dọa. Họ cho chúng tôi là linh Đức. Chúng tôi phải làm ra vẻ phẫn nộ, vừa nói vừa khua tay múa chân ra dẫu để cải chính là mình không có liên hệ gì với những tên "germanski" cả. Nhưng chúng tôi không thuyết phục cho họ tin được vì sau một lúc do dự, họ quyết đinh lục soát cẩn thận hai thường dân Pháp nầy. Họ khám phá ra nào là đồng hồ quân đội, nào là nhẫn, nào là địa bàn, nào là sô cô la, nào là diêm quẹt và tai hại hơn nữa là cố cả mấy tấm địa đồ của Bộ Tổng tham mưu. Những chứng cớ đã rành rành, viên đội trưởng vừa quơ quơ mấy tấm địa đồ và địa bàn lên, vừa hét vào mặt chúng tôi : "Lính Đức !". ông ta ra lịnh cho chúng tôi phải ngồi xuống tức khắc. Chúng tôi tưởng họ sẽ khảo tra hành hạ chúng tôi dữ lắm, nhưng họ không làm gì chúng tôi cả. Viên đội trường lại còn bảo chúng tôi mang giày vô trở lại, Nhưng vừa mang vô xong thì một tên lính lại bảo lột ra, còn mấy tên lính khác thì tranh giành nhau chí choé những chiến lợi phẩm. Cuộc giành giựt lan tràn nhanh chóng, và may mắn cho chúng tôi, viên đội trưởng cũng tham dự nốt. Dường như họ quên bẵng chúng tôi đi. Một người lính Nga lớn tuồi, nét mặt vui vẻ và khả ái, tiến về phía chúng tôi và ra dấu bảo chúng tôi trốn đi. Chúng tôi liền phóng mình chạy nhanh hết tốc lực và biến dạng sau khúc quanh đầu tiên, mặc dầu chân không giày chỉ còn dinh lại có đôi vớ mà thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2017, 09:25:42 pm »


        Hôm sau, chúng tôi đến eo đất ở gần Trebbin và ngủ một đêm trong căn chòi của thợ săn. Khoảng một giờ khuya bỗng có tiếng động làm chúng tôi giựt mình tỉnh dậy. Ánh đèn sáng chói làm lỏa mắt chúng tôi, tuy vậy chúng tôi cũng nhận thấy khả rõ là mấy khẩu súng đang chĩa vào chúng tôi. Lại cũng bọn Nga đi tuần tiễu nữa. Nhưng lần nầy, tin chắc rằng không còn món đồ ác ôn nào để tố cáo mình nữa, chúng tôi đã đóng vai trò những người thợ Pháp một cách hoàn hảo đến nỗi bọn Nga tin ngay, họ chỉ hỏi vài câu qua loa rồi bỏ đi.

        Trưa hôm ấy, chúng tôi lại chạm trán một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Bernd và tôi đang chống tay lên thành lan can của con đường nhỏ dành cho người đi bộ trên xa lộ. Hai đứa trao đối ý kiến của mình là những người cựu chiến binh, và bàn về những đoàn lính Nga đang diễn hành trước mặt. Họ sắp hàng đôi và đi về hướng Tàv, đoàn quàn kéo dài tưởng như không bao giờ dứt. Chúng tôi mải mê nói chuyện nên không nghe tiếng xe cam nhông vừa đậu lại đàng sau chúng tôi. Một sĩ quan Nga đứng trên xe, với tay vỗ nhẹ vai tôi và hỏi thăm đường. Anh ta nói tiếng Đửc không rành. Còn tôi, tôi chỉ đường cho anh ta bằng cái thứ tiếng Đức còn tệ hơn nữa, tôi bỏ dấu như giọng người Pháp. Chiếc xe lại rồ máy chạy, chúng tôi thở ra nhẹ nhổm. Nhưng mà, chúng tôi bỗng kinh ngạc nhận thấy : phía sau xe, ngồi xen lẫn giữa mươi người tù binh Đức là Trung tá Weiss. chúng tôi đã mất hẳn liên lạc với anh từ khi thất thủ ở đầu cầu gần Wannsee.

        Ngày sau đỏ, khi đến trụ cây số có ghi "Wittenberg : 18 cây số", chúng tôi rẽ qua một con đường và lọt ngay vào một trạm kiểm soát của người Đức mà chúng tôi đã vô ý không nhìn thấy. Lần nầy thì chúng tôi, hai người thợ Pháp, bị đưa đi nhập bọn với sáu, bảy mươi người Pháp, Hòa Lan và Bỉ. Họ chở chúng tôi đến một trại tạm trú của công nhân ngoại quốc được thiết lập cách đó tám cây số. Định mệnh thật là trớ trêu vì người nào khai mình là ngưòi Đức thì lại được trả tự do. Còn chúng tôi thì phải ở lại trại và sắp có những chiếc cam-nhông Mỹ đến chở chúng về phía Tây. Chúng tồi thích đi đường sông hơn, vì nếu không có gì trở ngại, thì chỉ hai mươi bốn giờ sau là tới Wittenberg. Trong mấy ngày kế tiếp, ngày nào chúng tôi cũng én vượt qua sông Elbe, nhưng không thành công. Người ta đã bắt đầu quấy rầy tôi và tôi cảm thấy không còn chút nghị lực tôi hoàn toàn suy nhược rồi. Một buổi chiều kia, tình cờ chúng tôi được đưa đến một căn trại của Nga, gồm có những mái nhà lụp xụp, gần Oranienburg. Ở đó, chúng tôi vẫn còn là những người khách bất đắc dĩ của người Nga và chúng tôi vẫn không từ bỏ ý định vượt qua sông. Lần nầy chúng tôi sắp thành công, nhưng vì nước chảy siết quá mà tôi lại yếu sức. Nhưng sau rốt, trưa ngày 11 thảng 5, chúng tôi cũng đã lội được qua bên kia sông, về phía Bắc Raguhn. Lên đến bờ, hoàn toàn kiệt sức, chúng tôi buông mình rơi xuống thảm có xanh rì. chúng tôi qua được khu vực của Mỹ rồi !

        Năm giờ sảng hôm sau, Bernd và tôi chia tay nhau mà lòng nặng trĩu u buồn. Anh ấy xuôi về Nam, theo hướng thành phố Leipzig ; còn tôi thì đi ngược lên phía Bắc, để đến hải cảng Lubeck. chúng tôi đã trở thành bạn thiết của nhau suốt trong mấy tuần lễ dài đầy biến cố. Chúng tôi vừa lật qua một trang sách không thể nào quên mặc dầu chứa đựng nhiều khủng khiếp của cuộc đời chúng tôi.

        Tôi vẫn còn tiếp tục độc hành trong suốt một tuần lễ tròn và vượt qua nhiều giai đoạn phiêu lưu, để sau cùng bình yên gặp lại vợ con tôi ngày 19 tháng 5 năm 1945.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2017, 09:26:32 pm »


        LỜI BẠT

        Vào mùa xuân năm 1946, nghĩa là một năm sau khi những biến cố xảy ra, tôi mới ôn lại tất cả những kỷ niệm cũ để viết nên quyển sách nhỏ nầy. Tôi viết lên với lòng nhiệt thành mong ước giúp đỡ một số đồng bào tôi, những người hãy còn đang tranh đấu để khám phá ra sự thật, để tìm cho mình một lối đi chắc chắn bảo đảm được tương lai, và tôi cung mong đóng góp một phần nhỏ vào lịch sử. Với niềm tin rằng tất cả chúng ta đều có quyền biết đúng sự thật, nên trong lần xuất bản mới này, tôi muốn đưa ra một vài điều để minh giải và bổ túc thêm. Những điều này tuy không quan trọng lắm, nhưng cũng khả cần thiết.

        Tôi đã lưu ý quý vị về những nỗ lực của Bộ Tổng tham mưu và đặc biệt của Guđerian trong suốt sáu tháng liền trước hai cuộc tấn công tháng ba ở vùng Poméranie, và ở Hung Gia Lợi, với mục đích triệt thoải khỏi Courlande và rút quân về nước. Tôi muốn trình bày thêm điều này :

        Mặc dầu bao nhiêu chứng cớ đã rõ ràng, Hitler vẫn một mực tin rằng: ngay bấy giờ, ở
Courlande, Đạo quân Miền Bắc gồm có các Binh đoàn XVI, XVIII và các đơn vị pháo binh duyên hải, có thể chận đứng được Hồng quân cũng như mở một mặt trận chánh thức về phía Nam. Còn lực lượng Hải quân nữa, với tài chỉ huy của Doenitz thì Guderian không nên đánh giả thấp họ quá. Trong khi phòng tuyến trên sông Vistule và ở vùng Dantzig không bị đe dọa trực tiếp, Hải quân vẫn giữ ý định giữ quân ở Courlande để bảo vệ các căn cử huấn luyện về tiềm thủy đỉnh đặt ở vịnh Dantzig.

        Vào một ngày cuối tháng giêng năm 1945, tại bộ Ngoại giao, Guderian đã hội đàm với Ribbentrop và thuyết phục ông nầy nên chấp nhận một cuộc đình chiến nhanh chóng. Ribbentrop liền thông báo tức khắc với Hitler ngay ngày hỏm đó. Thế là trong một phiên họp vào buổi tối, với một giọng nói trịnh trọng, Hitler nhắc lại "điều luật căn bản thứ nhất" mà ông đã ban hành năm 1939, lúc mới khởi đầu trận chiến. Ông gằn mạnh câu tuyên bổ : "Thật vậy, nếu vị Tổng tham mưu trưởng nói cho Bộ trưởng Ngoại giao biết tình hình mặt trận Miền Đông và yêu cầu ông nầy dùng quyền mình can thiệp để kết thúc bằng một cuộc đình chiến, thì ông ta phạm vào tội phản quốc".

        Khoảng hai tháng sau, khi cuộc tấn công vào miền Poméranie kể như thảm bại hiển nhiên rồi, Guderian liền hội kiến với Himmler ở Hohenlynchen để yêu cầu ông này từ bỏ chức vụ Tư lịnh đạo quân sông "Vistule". Ngay chiều hôm ấy, Hitler chấp thuận sự "ra đi" của Himmler.

        Vài ngày sau đó, nhằm ngày 21 tháng 3, trong khu vườn của Dinh Tể Tưởng, Guderian nói với Himmler nên đề xưởng việc đình chiến tức khắc trong những cuộc thương thuyết ngoại giao. Ông này từ chối vì cho rằng hãy còn quá sớm. Vậy mà chỉ ít lâu sau, ông ta liền cùng với Bá tước Bernađotte xúc tiến ngay vấn đề trên.

        Người ta cũng thông bảo với Hitler về cuộc gặp gỡ trong vườn Dinh Tể Tướng. Nên chiều hôm đó, nghĩa là cùng ngày 21 tháng 03, ông tuyên bố với Guderian rằng : ông nầy cần phải nghỉ phép để chữa trị bịnh đau tim. Nhưng Guderian không thể nào chấp hành ngay "ý muốn" của Hitler, vì người kế vị ông nầy là Tướng Krebs hãy còn chưa bình phục. Ông này bi thương ở đầu khi Tổng Hành Dinh bị oanh tạc ngày 15 tháng 03 trước đó. Phải chờ đến ngày 28 tháng 03 Guderian mới chính thức ra đi và ông "ra đi" trong một hoàn cảnh khả đau thương :

 
        Ngày đó, buối họp diễn ra ở trong hầm trú ẩn, Hitler đang bất mãn và bực tức vì Binh đoàn IX không giải vây được ở Kustrin. Ông buông lời khiển trách nặng nề vị chỉ huy trưởng đơn vị này là tướng Busse. Chiều hôm trước, Guderian đã trình bày và nhấn mạnh rằng quân sĩ, cũng như bộ tham mưu đã nỗ lực chiến đấu hết sức rồi. Vậy nếu còn quở trách họ nữa thì thật là một điều vô lý. Hitler đang thao thao kể lể tội trạng của Busse, thì Guderian xen vào ngắt lời. Ông lập lại những lời ông đã trình bày chiều hôm trước để mong xỏa bỏ mối hiềm khích giữa Hitler và Tướng Busse. Hitler phản ứng mạnh, ông yêu cầu tất cả những sĩ quan có mặt ra khỏi phòng họp, trừ Thống chế Keitel. Trước sự hiện diện của Keitel, ông lạnh lùng hạ lệnh : Guderian phải ra đi tức khắc, để nghỉ phép. Giọng ông hoàn toàn băng giá, không có một chút gì tỏ ra nhớ ơn Guderian đã dày công phục vụ cho ông. Guderian định đứng lên đi ngay, nhưng Hitler bắt buộc ông phải ở lại tham dự buổi hội cho đến phút chót. Bấy giờ Guderian mới từ giã Hitler, để không bao giờ còn gặp lại ông nữa.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM