Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:16:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG _Ký ức và tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 22  (Đọc 196133 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #160 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2015, 02:22:30 pm »

Chào trịnhvanhuong1964- bác luôn nghĩ cho người khác đặc biệt là những cựu chiến binh đã qua cuộc chiến- thật cảm ơn bác 


Em mời tất cả các bác nghe bài hát này để cùng nhớ về mùa xuân đơn vị nhé


http://vietmusic.vn/nghe/2790/Mua-xuan-la-kho_Tuan-Vu.html
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #161 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2015, 04:25:25 pm »

  Nếu như mọi chúng ta đang đón mùa xuân về trong thanh bình và hạnh phúc,thì ở đâu đó nhiều phận người kém may mắn do hậu quả của chiến tranh,trên vùng đất cha ông mà họ đang sinh sống.Vùng đất mà không chỉ hàng ngàn người lính chúng ta đã ngã xuống,mà hậu chiến tranh còn có cả những thường dân...

                         Chuyện đối mặt tử thần ở vùng đất bom đạn miền biên giới

Xã biên giới Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên - Hà Giang) hơn 30 năm sau chiến tranh, những người đi sơ tán đã hồi hương, cây cối cũng đã xanh tốt trở lại. Người dân Thanh Thủy có câu “đốt lửa và đào đất thì bỏ đi xa xa”- vì đốt lửa mìn cũng nổ mà đào đất mìn cũng nổ. Câu nói ấy đã chứng tỏ sự nguy hiểm và khốc liệt của một vùng đất sau chiến tranh - nơi mà mìn và đạn pháo còn dày đặc, vương vãi khắp những nẻo đường rừng hoang thẳm, khắp nương rẫy, khe suối, trên cả… cành cây.

Những câu chuyện thảm khốc và đau lòng đã xảy ra. Bom đạn đã không bỏ sót ai, từ những người lính thời bình đến những người dân thường vô danh tiểu tốt, gây nên một nỗi căm thù lớn - căm thù bom đạn, chiến tranh. Họ đã sống “đối mặt với tử thần” như thế nào để rồi trở thành những minh chứng bằng xương bằng thịt về nỗi đau hiện tại của một vùng đất thời hậu chiến?

Cụt chân, cụt tay, tự sát do mìn
ột buổi sáng nắng gắt làm những ngọn núi xanh ruộm lên màu vàng rực, mặt đất lóng lánh như dát vàng. Cán bộ biên phòng Kim Văn Năm cùng mấy anh cán bộ xã Thanh Thủy đi xe máy cà tàng, vượt những cung đường cao, gồ ghề, hẹp như lòng bàn tay, một bên là vách núi cao đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, đưa tôi đến từng ngôi nhà cheo leo ở bản Nậm Ngặt (xã Thanh Thủy).

Hai bố con anh Triệu Văn Nguyên, người bị què cụt, người thì 14 tuổi mà chưa chịu lớn.

Vén những lùm cây dại lòa xòa trước mặt, anh Năm giới thiệu: “Bước vài bước nữa là đất của Trung Quốc rồi. Trên này, bà con sống tình cảm lắm. Mỗi ngôi nhà ở một ngọn núi như thế đấy. Bản này 100% bà con là người Dao”. Anh Bùi Trung Thu - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Thủy - vứt bỏ chiếc xe bị rò rỉ xăng giữa đường, leo bộ như sơn dương lên đỉnh núi, cười: “Vừa đong đầy bình xăng hôm qua, mà hôm nay nó đã hết rồi”.

Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là ngôi nhà sàn sơ sài của anh Triệu Văn Nguyên (SN 1980). Đứa con trai cả 13 tuổi Triệu Văn Bền của anh đang lăn lê ở cầu thang, mặt mũi lem luốc, chân tay lụt cụt dò dẫm từng bậc. Cậu bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh “không chịu lớn”, da nhăn nheo, chỉ cao độ nửa mét và nặng khoảng hai chục cân. “Cháu không nói được, mới tập đi được 2 năm nay, cũng mới biết tự xúc cơm ăn và đi vệ sinh. Nhà tôi được 2 đứa con trai nữa, một đứa 10 tuổi đi chăn trâu, 1 đứa nhỏ theo mẹ đi hái chè” - anh Nguyên vừa lắp cái chân giả “tự chế” bằng gỗ và dép tổ ong vào chân, vừa tâm sự.


Vỏ một quả mìn được dùng làm đồ chơi trẻ con trong nhà của ông Hòn.

Một buổi sáng tháng 8 năm 2008, anh Nguyên lên rừng lấy gỗ về làm nhà. Chưa kịp chặt cây gỗ nào, cái chân của anh đã vĩnh viễn mất đi khi anh dẫm trúng mìn 652A. Vừa lau mặt cho đứa con trai tàn tật, anh Nguyên vừa kể: “Còn nhiều mìn lắm. Cả cái rông (sườn núi) này toàn là mìn thôi.

Cả bãi sắn bây giờ cũng có mìn, một số ruộng cũng có mìn. Thỉnh thoảng mình đi cày xới làm ngô là mìn màu xanh bằng cái đít chén này vẫn cứ chồi lên đấy. Hôm qua thằng cu lớn đi chăn trâu còn nhặt cái lựu đạn về, tôi sợ quá đem vứt đi luôn. Nó không có kíp nhưng mà vẫn còn thuốc đấy. Nó nhặt về bảo ối bố ơi, sắt đấy. Mình bảo sắt cái gì mà sắt, rồi ném xuống dưới khe luôn. Từ ngày bị thương là một miếng sắt bé cũng không cho con nhặt về. Không thích xem đâu!”.

Anh Nguyên lê cái chân giả loẹt quẹt, dẫn chúng tôi đến nhà bố vợ là ông Bồn Văn Hòn (SN 1969) ở bên kia sườn núi. Ở tuổi 45, ông Hòn khỏe mạnh và vâm váp, nhưng ông lại bị cụt cả hai chân. Thủ phạm cũng là mìn. Năm 2000 cụt một cái, năm 2004 cụt nốt cái nữa trên rông 685.


Ông Bồn Văn Hòn cụt cả hai chân do mìn, ông căm ghét mìn, bom đạn đến xương tủy.

Nghe anh con rể gọi điện, ông Hòn đang ở trên núi chăn dê cũng vội vã chống nạng vừa đi vừa “lăn” về nhà. Cái chân bị cụt ngắn hơn thì lủng lẳng, cái chân cụt dài hơn một chút thì được lắp chân giả, tạo nên cái thế “kiềng ba chân” giúp ông có thể di chuyển được. Lúc theo đàn dê lên núi thì ông vừa đi vừa nhẩn nha, chậm rãi được, nhưng lúc xuống núi thì ông phải đi nhanh hơn. Đi mãi thành quen, ông Hòn xuống núi nhanh đến mức mà người ta tưởng tượng là ông vo tròn mình lại rồi… lăn xuống.

Ông Hòn căm thù bom mìn đến nỗi thành thói quen. Anh Nguyên kể: “Hôm trước bố nhặt được cả quả H12 để ở nhà. Rồi còn cả quả đạn to bằng cái phích này để ở góc nhà, ông bảo không cho thằng nào mang đi. Còn thuốc đầy, kíp vẫn còn nguyên mà. Ông đi đến đâu hủy mìn đến đấy. Lúc ông chăn dê, ông toàn nhặt cái loại pháo nửa to bằng cái ấm đấy, thấy quả nào nhặt về quả đấy. Đêm hôm ông mới cho vào hố đá, dồn vào đấy, nhóm lửa lên trên.

 


 Đại úy Thọ với cái chân cụt lủn, nhưng vẫn lạc quan: “Đeo chân giả vào, nhiều người không nhận ra là bị cụt đâu nhé”.

Ông về đắp chăn ngủ, hôm sau là nổ hết rồi. Tiếng nổ to lắm, nghe được mà! Đợi hôm sau “chết hết lửa” ông mới ra xem”. Ông Hòn xuề xòa giải thích bằng giọng nói lơ lớ của người Dao: “Có biết làm thế nào khác đâu, chỉ có đốt bỏ nó đi thì nó mới không làm hại người dân được nữa. Tôi không muốn người khác bị cụt như mình đâu. Khổ lắm. Khổ suốt đời đấy”. Làm mãi thành thói quen, mỗi lần “đốt” mìn theo kiểu thủ công xong, ông Hòn cũng cẩn thận kiểm tra lại đám “tử thần” trong hốc đá rồi đến nhặt các vỏ đạn pháo về nhà, cái thì làm ống đựng đóm hút thuốc, cái thì mang đóng cọc buộc trâu, cái đựng thức ăn cho gà, cái thì vứt lăn lóc cho trẻ con chơi.

Quanh ngôi nhà sàn lộng gió tứ phía của ông Hòn đếm được biết bao nhiêu là vỏ đạn, vỏ mìn như thế. Ông Hòn phải tự tay đem chôn đôi chân của mình xuống đất rừng, nên ông quyết không “đội trời chung” với kẻ thù hủy diệt ấy. Mặc dù, cách làm của ông Hòn thủ công và nguy hiểm đến… rợn tóc gáy.


 Anh Kim dùng hai mẩu tay rất ngắn còn lại để uống nước.

Ông Bồn Văn Giàng là bố vợ của ông Bồn Văn Hòn. Ông Giàng có 4 cô con gái và 2 người con trai. Hai người con trai của ông đều là nạn nhân thê thảm của những vụ nổ mìn kinh hãi nhất. “Con trai cả của ông Giàng đi lấy cây lợp nhà trên rừng, nó nhìn thấy quả đạn không biết nên cầm lên xem, lúc đặt xuống đất thì nổ. Sợ lắm. Thân thể nó tung toé hết ra, không thành người nữa mà” - anh Nguyên kể.

Khiếp sợ và đau đớn, người ta chỉ còn biết lần theo bãi máu, đi nhặt vét từng đống thịt, nắm xương tàn của anh mang về chôn cho linh hồn đỡ tủi thân. Còn đứa con trai út của ông Giàng bị mìn nổ cướp đi một bên chân, chịu cảnh què quặt suốt đời.

Câu chuyện của nhà một anh Giàng khác ở Nậm Ngặt cũng đau đớn và thê thảm không kém. Anh ta bị cụt một chân do đi rừng vấp phải mìn, sau khi khỏe lại, anh vẫn cố gắng đeo chân giả, lên nương, đi rừng làm việc như những người khỏe mạnh. Nhưng trớ trêu thay, hôm ấy anh ta tiếp tục giẫm phải mìn, cụt nốt cái chân lành. Đau đớn, quằn quại với cái chân cụt ròng ròng máu đỏ, anh bới đất, vơ tiếp một quả lựu đạn, tự mình giật chốt lựu đạn để tự sát.

“Vì nghĩ là cụt hai chân thì làm được cái gì nữa, rồi nghĩ đến cảnh vợ và đàn con thơ nheo nhóc sẽ phải chăm sóc một người tàn phế hoàn toàn như mình nên mới dại dột như thế đấy” - anh Thu - PCT xã - thở dài. Cái chết của những người thân khiến bà con Nậm Ngặt vô cùng đau lòng. Họ trở nên căm thù bom đạn, căm thù những quả mìn độc ác, căm thù chiến tranh và lũ giặc cướp làng, cướp nước gieo đau thương khắp nơi. Nỗi căm hờn bom đạn ấy thấu vào tận xương tủy.


Anh Nguyễn Văn Kim với đôi tay cụt lủn vui vẻ nhận quà của báo Lao Động.

Anh Nguyễn Văn Kim (SN 1972, người Tày, thôn Thanh Sơn) bị mìn cướp đi cùng lúc đôi tay bàn tay quý giá. Đúng là “khó hai bàn tay”, anh Kim cực kỳ vất vả, khổ sở trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc vệ sinh cá nhân giúp anh cho đến những việc nặng nhọc trong nhà, đều do một tay vợ anh đảm nhận. Nhiều lúc anh vẫn trách mình vô dụng. Anh dùng hai mẩu xương tay cụt lủn, nhấc chén chè lên miệng nhấp vài ngụm rồi đặt xuống khá thành thạo, lúc ăn cơm anh cũng sử dụng chiếc thìa được thiết kế đặc biệt để tự xúc cơm ăn.

 Anh Kim kể: “Ngày trước lên đi nhặt đồng, phát nương, thấy cái kíp to bằng ngón chân cái, dài hai đốt ngón tay, cầm lên lắc lắc là nó nổ luôn. Từ ngày cụt tay có làm được gì đâu, mỗi chăn trâu thôi, nhưng trâu cũng chả buộc được. Khó khăn các kiểu luôn!”.

Ở Thanh Thủy, chuyện trâu bò khi chăn thả ngoài rừng giẫm phải mìn mà nổ banh xác vẫn xảy ra như cơm bữa. Vì mìn, vì bom đạn, nhiều người đã chết, ông Hòn bị cụt hai chân, có 2 người bị cụt cả hai tay, có người mù cả hai mắt, còn những người cụt một chân như anh Nguyên hay như con trai ông Giàng ở Nậm Ngặt thì “đếm không xuể” nữa. Cứ ra đường, đi một lúc là gặp được họ. Người thì tập tễnh đi chăn thả cả đàn trâu với mõ gỗ, mõ sắt khua ầm ĩ, người vác cày ra ruộng, người lại ngồi ở hiên nhà ngẩn ngơ sờ nắn cái chân cụt đang đau tấy…

Chủ tịch xã Thanh Thủy - anh Lý Xuân Lìn - tổng kết: “Dù bộ đội rà phá nhiều nhưng bom mìn vẫn còn nhiều lắm. Hàng chục người dân ở Thanh Thủy bị tàn tật, cụt chân, cụt tay, mù mắt… vì trong lúc lao động, đi rừng giẫm phải mìn. Mấy năm trước, tỉ lệ bị chết và bị thương do mìn là rất cao”. Anh Thu - PCT - tiếp lời: “Phải có đến khoảng 50 người tàn tật do bom mìn rồi. Chiến tranh kết thúc rồi, nhưng mà nỗi đau vẫn còn dai dẳng lắm”.

Những người đi tìm lại màu xanh vùng biên cương

Rời xã biên giới Thanh Thủy, vừa trở về thành phố Hà Giang, tôi đã nhận được điện thoại của nhà báo Phương Hoa (Báo Hà Giang) - giọng cô vẫn suồng sã, chan chát rất dễ mến: “mày vừa đi biên giới gặp những người bị mìn nổ tàn tật ở Thanh Thủy rồi chứ gì? Giờ đi với tao đến gặp một người tàn tật nữa nhé. Gã công binh này đặc biệt lắm. Bạn thân của tao đấy. Đi nhé!”.

Đại úy Nguyễn Xuân Thọ (SN 1965) từng là Trung đội trưởng trung đội 7 - Đại đội 4 chuyên rà phá bom mìn ở khu vực biên giới Thanh Thủy. Anh kể, những người lính công binh hàng ngày tắm suối, ăn rừng ở lán, đi rà phá, “làm sạch” từng bãi mìn để mở đường thông sang cửa khẩu, xây dựng những cầy cầu đã bị chiến tranh phá hoại, rà phá mìn ở các điểm cho dân sơ tán trở về định cư, định canh đảm bảo cuộc sống. Có khi đang gỡ mìn, cành cây rụng xuống trúng một quả mìn vào khu vực mình chưa rà phá cũng khiến các chiến sĩ bị thương.

Đại úy Thọ kể: “Các chiến sĩ hy sinh và bị thương những năm 1993 - 1994 đấy, vì những năm đó chưa rút được kinh nghiệm. Lúc đầu được học cách rà phá trong trường nhưng so với thực tế lại không đúng với trên Thanh Thủy. Dùng máy dò kim loại, sau đó, đại tá trưởng phòng công binh quân khu nghĩ ra cách là làm theo kiểu thủ công, dùng cái thuốn để dò, dùng xẻng hót dần đất ra.

Năm 1992, người hy sinh đầu tiên khi rà phá bom mìn ở Thanh Thủy là đồng chí đại úy Nguyễn Công Trương - Đại đội trưởng đại đội 4 tiểu đoàn 26. Đại đội anh Trương lên rà mìn trước. Dân hôm đấy đốt lửa, vào mùa khô hanh, lửa cháy rộng, đạn pháo nổ, mảnh sắt bắn vào anh ấy, xuyên qua tim. Trong những năm “làm mìn”, chúng tôi đã mất 5 đồng chí” - đại úy Thọ rớt nước mắt.

Bản thân đại úy Thọ cũng bị cụt một chân khi đang làm nhiệm vụ trên biên giới. Ngày 10.6.2002, anh Thọ cùng các chiến sĩ rà phá mìn tại điểm 688. Lúc quay trở lại thì anh Thọ giẫm trúng mìn: “Có hai đồng chí A trưởng bên cạnh mình. Lúc nhìn xuống cái chân thì đã thấy mìn nó xoáy một bãi bằng cái miệng chậu kia. Chân đen sì, xơ xác như cây chuối ấy, xước lên tận trên gối này. Bàn chân vẫn còn nhưng nó đã tướp hết thịt ra rồi. Tôi bình tĩnh ngồi bó chân, xong rồi gọi cậu y tá garo thì cậu ấy đã tót đi gọi “xe cấp cứu”.

“Xe cấp cứu” là cái võng 2 người khiêng, khiêng bộ gần 4 tiếng đồng hồ từ đỉnh núi mới xuống đến lán. Xuống đến lán, vừa sốc vừa đói, tôi vẫn còn kịp xin các đồng chí một bát sữa để uống rồi mới đi bệnh viện. Mìn, đạn nhiều vô kể, mỗi người rà 1 buổi sớm phải được 60 - 70 quả. Nhưng đi “làm mìn” cũng có cái hay. Trung đội có 22 người. Sáng sớm đi, trưa đi làm về đến lán biết là mình sống. Chiều đi làm lại im re. Tối đi về không ai thương vong gì là vui lắm, lại ầm ĩ, nhảy xuống suối, cán bộ chiến sĩ tắm cùng nhau”.

Rời nhà đại úy Thọ, hình ảnh cái chân cụt lủn và nụ cười hiền hậu, vui tính cứ đọng lại mãi trong tôi. Khâm phục những người lính thời bình không quản ngại nguy hiểm và hy sinh để trả lại màu xanh cho xứ sở, tôi lại nhớ về những người dân bình thường, nghèo khó, có khi què cụt do bom đạn thời hậu chiến nhưng vẫn kiên trì bám trụ mảnh đất vùng biên khắc khổ mà tôi vừa rời đi - mảnh đất dày đặc bom mìn và đạn pháo. Họ là những con người đau khổ nhưng anh dũng đến kỳ lạ. Họ khiến cho nỗi nhớ về Nậm Ngặt heo hút, về biên giới Thanh Thủy xa xôi cứ lớn dần, lớn dần trong tôi.


                                                                                               GIANG THÙY LINH
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #162 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2015, 08:28:42 pm »

  Chào các bác,qua bài báo trên các bác thấy môi trường đất đai,rừng núi khu vực bắc Vị xuyên ô nhiễm mìn,đạn dược và các vật liệu nổ khác đến mức nào.Kể từ năm 80,qua các tin tức tình báo và công tác trinh sát,ta biết được quân Trung quốc đang di chuyển một khối lượng vũ khí,khí tài cùng nhiều quân số thuộc các quân khu,quân đoàn tập trung về biên giới đối diện với Vị xuyên...

  Để đối phó,chúng ta tăng cường xây dựng tuyến phòng ngự tại bắc suối Thanh thủy bên hướng tây và khu vực Minh tân bên hướng đông.Trong 3 năm (80-83),các đơn vị bộ binh,vận tải đã chuyển hàng ngàn tấn mìn các loại phục vụ xây dựng các bãi mìn chống bộ binh trên các chốt tiền tiêu và mìn chống xe tăng,xe vận tải trên đoạn quốc lộ 2 từ cầu Thanh thủy vào cửa khẩu.

  Ngoài 4 đại đội công binh thuộc tiểu đoàn trực thuộc,mỗi trung đoàn BB còn có 1 đại đội CB đảm bảo xây dựng tuyến phòng thủ,theo 2 hướng đông-tây của mặt trận.Các loại mìn được bố trí ở đây chủ yếu là mìn dẫm nổ K-58 vỏ nhựa,mìn vướng nổ POM-Z2 vỏ gang,mìn kích nổ DH 8-10 và mìn chống tăng T-72.Sau này được bổ xung thêm 1 số mìn nhãn hiệu Mỹ như:M-14,M16A2 hoặc M2A1 chống BB.Chưa kể,quân TQ trên các điểm chiếm đóng,chúng cũng tổ chức gài mìn phòng ngự,ngăn cản quân ta tấn công bằng các loại mìn mới như :M-652A và B

 Tháng 4 năm 84,quân TQ đánh chiếm 1 số điểm chốt.Trên tiền duyên còn nhiều hầm chứa mìn chưa triển khai gài trên mặt đất,ngoài ra rất nhiều các loại đạn dược trong các hầm chứa dự trữ hoặc vương vãi trên trận địa,mặt đất.Các loại vật liệu nổ này,ngày nay vẫn còn nguyên nguy hiểm với con người.Chưa kể còn rất nhiều các đầu đạn pháo,đạn hỏa tiễn,ngòi liều...v/v nằm khắp chiến trường với mật độ dày đặc chưa được xử lý,thu hồi làm sao không là mối đe dọa,đối với người dân ? là một người lính công binh,tôi hiểu rõ điều đó !
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #163 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2015, 09:22:20 pm »

Không ngờ nhìn bề ngoài cuộc sống của người dân biên giới Vỵ xuyên thanh bình là vậy nhưng sự nguy hiểm thì vẫn luôn rình rập . Ngày nằm hầm trên 685 rất nhiều những quả đạn từ hai phía bắt tới không nổ nằm lăn lóc xung quanh hầm nên tôi cũng có thể tưởng tượng được sự đe dọa của các vật liệu nổ này đối với người dân hiện nay như thế nào. Chúng ta phải có cách nào đi chứ, đừng để cho người dân nào phải chịu đau thương nữa mà họ phải được sống bình yên nơi quê hương của họ. Đề nghị nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với họ, có thể trả lương cho họ như một chiến sĩ bảo vệ chủ quyền đất nước
Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #164 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2015, 04:33:07 pm »

                           kính chào toàn thể các bác.
        -Đấu năm mới em kính chúc toàn thể các bác,sang năm mới mạnh khỏe, an khang thịnh vượng mọi việc như ý và hạnh phúc.
 Hôm nay cách đây 36 năm ngày 23/2/1979 tại Lao Chải -vị xuyên-Hà Tuyên,đã ghi vào trang sử vẻ vang của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc Tổ Quốc,D3- E122 đã tổ chức trận đánh vào cao điểm 1800 và dãy 1785,mà quân QT đã chiếm đóng trái phép ngày 17/2/79,sau khi điều nghiên chuẩn bị lên phương án tác chiến,bộ binh áp sát mục tiêu khoảng từ 150m đến 200m,pháo binh bắn dọn đường,chuyển làn thì bộ binh xông lên,đến 7g sáng mọi việc phải kết thúc,đúng 4g 30 phút khẩu đội cối 120ly đặt ở Nậm Lầu khai hỏa mở màn cho trận đánh,và trận đánh không được như ý muốn đã kéo dài đến tận 11g,2 khẩu 12ly7 đã phải bắn chi viện cho đến viên đạn cuối cùng,và phải dùng đến lòng phụ để bắn,và máu của người chiến sỹ đã thấm xuống mảnh đất biên cương của Tổ quốc,Lao Chải ơi một thời oanh liệt.
   Kính chào toàn thể các bác.
Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #165 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2015, 05:09:35 pm »

  - kính chào toàn thể các bác.
 Em vẫn đọc bài viết của tất cả các bác,nhất là bài của bác Thai60.rất thật và thực tế của thời kỳ đó,bến Nứa nơi em hay phải xếp hàng mua vé xe khách,mỗi lần nghỉ hè hoặc nghỉ tết,trong bài viết của bác Thai60 có những chi tiết sự thật,và chua sót ai bảo bác không ở nhà ăn tết,mà vì anh em mò lên để nhận được câu phủ đầu tức đến nghẹn cổ,bác làm em nhớ đến anh Dương đen anh bị thương lần thứ nhất phải đi viện,vết thương chưa khỏi anh đã xung phong quay lại Lao Chải để đánh phục thù,vừa thò mặt lên 1558B đã bị ngay câu phủ đầu của bác y tá,đ..thằng điên kia băng vẫn còn quấn trên đầu,sao không biến về nhà mò vào đây làm đéo gì,để ông lại phải thay băng cho mày ông có thất nghiệp đâu,chửi thế nhưng lại lao đến ôm lấy nhau các bác ạ,thời kỳ ở trong đó cón có cái lệ khi tổ chiến đấu cơ động đi phục gặp địch nổ súng.nghe tiếng nổ chăng biết sống chết thể nào nhưng anh nuôi cắt cơm luôn,vận vào chuyện của bác Thai60 ai bảo bác mò lên,nếu không thì tiêu chuẩn của bác đã có người dùng  hộ rồi,nói cho vui thôi bác ạ, nó là kỷ niêm chăng thể nào quyên em bị lôi cuấn và hòa mình  vào câu chuyện của bác hay lắm,mong bác tiếp tục để anh em nhớ lại của một thời kỳ đã qua.
    kính chúc cá bác mọi sự tốt lành
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #166 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2015, 07:18:34 pm »

Chào các bác, nghe bác Mìn kể lại, và đăng tải bài viết của phóng viên về mìn,đạn pháo và hậu quả thật của nó trên chiến trường  Hg năm xưa, làm tôi nhụt hết cả ý chí các bác ạ. Chả là hồi ấy, mặc dù cũng được học cách dò gỡ mìn sơ sơ rồi, nhưng mỗi khi tôi phải nhận và làm nhiệm vụ " Đặc biệt" ngoài mong muốn. Khi nhận nhiệm vụ xong, người giao nhiệm vụ cho tôi  bao giờ cũng hỏi: Đ/C có đề đạt gì không? khi nhận nhiệm vụ xong kiểu gì tôi cũng đề nghị: Nhiệm vụ cấp trên giao cho tôi, tôi hoàn toàn nhất trí, nhưng xin cấp trên cho tôi xin TS, ĐC dẫn đường, những Đ/C đi cùng tôi đến chỗ ấy là những đồng chí phải có kinh nghiệm dò gỡ mìn. Tôi sợ mìn lắm các bác ạ, ngoài mỗi " mìn" rơi thôi Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2015, 07:49:42 pm gửi bởi pb47vp » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #167 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2015, 11:20:43 pm »


                                                  Chào các bác

     Mấy hôm nay tôi ngồi nghĩ lại chuyện xưa và nay ,cộng thêm hôm nay xem ty vi chương trình tiếng gọi quê hương ,ngày trở về tôi mới thấy ngày xưa con người ta sống về lý tưởng là chính trong
     chương trình nói đến 3 kỹ sư đầu tiên về nước có kỹ sư trần đại nghĩa về nước năm 1946 rời bỏ thủ đô hoa lệ pa ri từ  bỏ cuộc sống sung sướng theo bác hồ về nước chấp nhận cuộc sống kham
     khổ vì cuộc kháng chiến của dân tộc
     Còn ngày nay thì sao ? lớp trẻ bây giờ tìm đủ mọi cách mọi kiểu để đi du học và rồi định cư ở nước ngoài , đợt nọ truyền hình có đề cập đến vấn đề ( đường lên đỉnh olimpia ) thành đường đến định
     cư ootssalia  trong khi nhà nước và các tỏ chức tài trợ cho đi học rồi không về nước
     Nhiều khi tôi nói chuyện thời chiến tranh biên giới thì mọi người lại gạt đi họ chỉ thích nói chuyện gì có nhiều tiền là họ thích họ bảo tôi ( đúng là quân của ông giáp nên toàn nói chuyện kiểu ông giáp  )
     rồi đến đợt giàn khoan hd 981 xâm phạm biển đông thì họ nói  .việc đó không phải việc của ông , việc đó đã có nhà nước lo ,vì vậy đôi khi tôi cũng suy nghĩ lại , xem lại lịch sử việt nam và cũng vỡ ra
     được nhiều điều (  từ thời vua an dương vương cho đến ngày nay khi đất nước lâm nguy  cả nước toàn dân đứng lên đánh giặc .khi đất nước hòa bình thì vua quan ăn chơi trác táng dẫn đến mất
     nước ,lịch sử cứ lặp đi lặp lại bao nhiêu lần )
     còn ngày nay ,đất nước đang trên đà phát triển cũng là mảnh đất màu mỡ cho đại đa số các quan kiếm trác chủ yếu là các quan tỉnh ,huyện và xã cao hơn còn có các bộ ngành có thể nói là nạn tham
     nhũng đang lan tràn khắp nơi .đảng và nhà nước đã phải cho đây là một căn bệnh ung thư chưa có loại thuốc nào chữa được
     Còn ngoài đời dân thường thì sao ? họ vì cuộc sống sẵn sàng quên đi tình làng nghĩa xóm dẵm đạp lên nhau mà sống thậm chí họ nghĩ rằng có tiền là có tất cả họ lúc nào cũng khoe khoang lắm tiền
     nhiều của không cần biết đến thời cuộc
     Liệu lịch sử việt nam có lặp lại lần nữa không ,hay là đời con cháu chúng ta lại phải một lần nữa cầm súng đứng lên chống giặc

                                        Tâm sự cùng các bác đôi điều để chúng ta cùng suy ngẫm
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #168 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2015, 06:00:17 pm »

Em chào các bác và bác Phó Cối !


Năm sớm mà bác đã vĩ mô quá.thôi kệ bác ạ,nhức đầu lắm .anh em mình cuối cùng cũng có chút ít được biết đến, vậy là cũng được an ủi ít nhiều.em thấy,chính bác cứ kể lại chuyện đụng trâu,bó giò xào hồi tết trong quân ngũ lại hay bác ạ.vụ bánh chưng bác giải thích đổi gạo nghe cũng có lý.chứ vụ đụng trâu và ăn tết đến sáu ngày mới hết thịt thì thật ra các bác vẫn tươm quá.đúng là có mưa song đôi lúc cũng chẳng đều.mấy ngày tết,em lại ngắm mấy bức ảnh bác như c7 đưa lên rất hay.nó thân thương quá.nhìn ruộng lúa mới cấy thẳng hàng trong tiết đông,em nghĩ,nó cũng từa tựa như thân phận người nông dân quê em,thời nào cũng vậy.Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo dai mỗi hạt đắng cay muôn phần .
Logged
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #169 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2015, 07:37:07 pm »

Chào các bác ccb,chào bác  phó  cối em thích những  bài viết của  bác tưa. Giống em, chào bạn mai anh,ccb là một,thành phần rất quan trọng trong cuộc chống tham nhũng  sao lai không động đến,những người,có tài cử đi học ở nước ngoài ,họ là giáo sư.tiến khi học soong,laịphuc vụ cho các,nước tiên tiến ,lương cao hơn việt nam hàng chục lần vì nước mình còn mgèo,không,đáp ứng các vị ấy,theo em những vị ếy cũng,là phản quốc,có tài,thì làm giàu tại đất nước  quên hương  mình ,ai. Sản sinh ra những con ngưới ấy,mà mang chất sám đi làm giàu cho đất nước khác,,không hiểu sao em gét loại người ấy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM