Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:12:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi, kẹo lạc... (Phần 8)  (Đọc 254573 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2011, 06:00:47 pm »

Thế các bác có ai chưa từng ném rác, khạc nhổ ngoài đường? những hành động này, người Việt gần như ai cũng có, nên dẹp thì hơi khó, có khi em lại tiêu cực cho rằng đây là bản chất Undecided
Người Tàu có tật hay khạc nhổ bừa bãi, từ cấp cao nhất chủ tịch nước cho tới người dân thường. Tui có đọc 1 bài viết về quan hệ giữa Tàu lục địa và Tàu Singapore. 1 lần đoàn cán bộ cấp cao TQ đến thăm Singapore, CQ Singapore biết cái tật của mấy chú này nên phải để sẵn mấy cái ống nhổ ở gần chỗ ngồi của khách cho tiện dụng.
Chính xác là như vậy, cho nên hồi thế vận hội tổ chức ở Trung Quốc, chính phủ nước này kêu gọi dân chúng không khạc nhổ bừa bãi, nhưng hình như sau đó cũng không khác mấy. Ở Việt Nam, điên nhất là một tên chạy honda khạc đàm phun ra phía sau, người chạy sau lãnh đủ. He he một lần tôi phải bỏ chạy vì bị một lão già dí đánh, can tội phàn nàn vì lão khạc đàm trúng tôi.
Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #71 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 03:21:18 pm »

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/463626/Nua-the-ky-%E2%80%9Cgiu%E2%80%9D-cot-moc-bien-cuong.html

Không ai biết chính xác Hồ Mút giữ gìn cột mốc biên giới N11 (Việt - Lào) trên đỉnh núi Giăng Màn từ ngày nào, kể cả bản thân ông cũng vậy. Chỉ biết Hồ Mút đã gắn bó với cột mốc này 50 mùa rẫy rồi, từ khi tóc còn xanh, nay ông đã sang tuổi 73.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #72 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 06:17:01 pm »

Có những con người thầm lặng mà khi họ chết đi non sông nước Việt này sẽ khắc ghi tên họ vào vĩnh cữu.

Nhưng đáng buồn hơn, là có nhiều hơn những kẻ mà hằng ngày báo chí tốn cả tấn giấy mực để viết, để ghi nhưng khi chúng chết đi tên tuổi của chúng chỉ còn là một hạt bụi của quá khứ. Thế mà có cả triệu người thần tượng và hâm mộ bọn chúng mới hay chứ. Hahahaha.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #73 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 07:00:29 pm »

Núi Giăng Màn ở sâu trong nội địa VN - theo bản đồ 64 tỉnh thành in năm 2007.
Ở ngay biên giới vùng đó thì núi cao nhất chỉ có hơn 2000 mét một tí!




(QBĐT) - Trong tháng 8 năm 2011, các đơn vị tham gia cắm mốc đã hoàn thành 4 cột mốc số hiệu 518,519, 520 và 521 trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào đoạn giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn (Lào).

Mốc 521 sau khi hoàn thành thì tương tự như mốc 528 (Quảng Bình) này:
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2011, 09:57:01 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #74 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 08:25:23 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.120
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #75 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2011, 09:14:28 pm »

Một câu chuyện thật xúc động, nhưng cái lạ lại không nằm trong câu chuyện!

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu


Câu chuyện ở đây: http://dantri.com.vn/c25/s25-535063/bai-van-la-cua-hoc-tro-ngheo-gay-soc-voi-giao-vien-truong-ams.htm
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Tr kỹ thuật
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 12:24:26 am »

Thế này là thế nào hả các bác Huh?


Campuchia ủng hộ lập trường TQ

Ông Hor Namhong đã có cuộc họp với Thứ trưởng TQ Lưu Chấn Dân

Campuchia khẳng định ủng hộ chủ trương đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các nước liên quan để 'giải quyết tranh chấp Biển Đông'.

Tân Hoa Xã trích lời Ngoại trưởng Hor Namhong nói hồi cuối tuần rằng "tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết giữa Trung Quốc với từng nước liên quan theo đúng tinh thần Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và bản hướng dẫn thực hiện được đưa ra mới

   Phát biểu trên của ngoại trưởng Campuchia được đưa ra trong cuộc gặp giữa ông và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tại Phnom Penh.

Ông Lưu vừa thăm Campuchia trong hai ngày 05/11-06/11.

Sau cuộc gặp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong nói với các phóng viên: "Cả hau bên đều thống nhất rằng vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết riêng giữa Trung Quốc và các nước liên quan".

Campuchia là quốc gia không có liên quan tới tranh chấp Biển Đông và cũng không có hải phận ở Biển Đông. Tuy nhiên với tư cách thành viên Asean, vốn chú trọng tinh thần đồng thuận trong khối, Phnom Penh có tiếng nói nhất định trong các vấn đề của Asean.

Điều đáng chú ý là, trong khi quan hệ với Trung Quốc ngày càng nồng ấm, đồng thời hợp tác kinh tế-quốc phòng song phương được đẩy mạnh, Campuchia cũng bắt đầu quay sang ủng hộ Trung Quốc trong nhiều chủ đề, thậm chí cho dù chúng có thể gây tranh cãi trong nội bộ Asean.

Bắc Kinh đã không ít lần cảnh báo về điều mà họ gọi là 'các nước láng giềng tập hợp để đối chọi lại với Trung Quốc'.
Tăng cường tin tưởng lẫn nhau

Người phát ngôn Koy Kuong thuật lại với các phóng viên rằng ông Hor Namhong đã nói với ông Lưu Chấn Dân là các bên liên quan cần 'xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau nhằm giải quyết tranh chấp theo tinh thần hòa bình, hữu nghị và các bên cùng có lợi.

Hồi tháng Bảy, Trung Quốc và Asean đã thống nhất với nhau một bản hướng dẫn thực hiện DOC mà các bên đạt được từ 2002.

Bản hướng dẫn này bao gồm các nguyên tắc để hướng dẫn thực hiện DOC cũng như quy trình hợp tác trong tương lai.

Các bên tranh chấp tại Biển Đông nói đang hướng tới việc soạn thảo một Bộ Quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn để phòng ngừa xung đột. Tuy nhiên, đây là quá trình khó khăn và lâu dài.

Trung Quốc luôn khẳng định chỉ đàm phán song phương với các quốc gia liên quan.

Việt Nam mới đây nói ủng hộ giải quyết tranh chấp 'song phương nếu chỉ liên quan tới hai quốc gia nhưng đa phương nếu có các bên khác liên quan'.

Ông Lưu Chấn Dân cho báo chí Trung Quốc hay rằng chuyến thăm của ông tới Phnom Penh là để tăng cường ủng hộ của Trung Quốc cho Campuchia trong nhiều lĩnh vực.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về hội nghị Đông Á sắp tổ chức tại Bali, Indonesia vào giữa tháng. Tại đây, chủ đề Biển Đông nằm trong các đề tài sẽ được mang ra thảo luận.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 07:21:40 am »

Thế này là thế nào hả các bác Huh?
Campuchia ủng hộ lập trường TQ
Ông Hor Namhong đã có cuộc họp với Thứ trưởng TQ Lưu Chấn Dân
Campuchia khẳng định ủng hộ chủ trương đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các nước liên quan để 'giải quyết tranh chấp Biển Đông'.
Tân Hoa Xã trích lời Ngoại trưởng Hor Namhong nói hồi cuối tuần rằng "tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết giữa Trung Quốc với từng nước liên quan theo đúng tinh thần Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và bản hướng dẫn thực hiện được đưa ra mới

Theo tôi:

1. Tân Hoa xã đưa tin cái gì lợi cho họ. Không biết mức độ tin cậy của bản tin này được bao nhiêu phần trăm, họ có cắt xén câu chữ trong cửa miệng của người ta không?

2. Bạn ăn (viện trợ) của chú Ba rồi ngọng Embarrassed
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 09:14:32 am »

 Những người lính dù đang trong quân ngũ hay đã xuất ngũ vẫn là những người lính : http://dantri.com.vn/c36/s36-535610/dai-loan-cac-thuy-thu-nguoi-viet-da-cuu-tau-khoi-hai-tac.htm
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 10:01:47 am »

Những người lính dù đang trong quân ngũ hay đã xuất ngũ vẫn là những người lính : http://dantri.com.vn/c36/s36-535610/dai-loan-cac-thuy-thu-nguoi-viet-da-cuu-tau-khoi-hai-tac.htm
Bà Buôn Cải cũng dây máu ăn phân
Trích dẫn
Thông tấn xã Đài Loan, CNA, trích dẫn lời chủ tàu cho biết năm thuyền viên người Việt vốn là cựu chiến binh đã bất ngờ phản công buộc bọn hải tặc phải nhảy xuống nước đào thoát.
Ngoài năm thuyền viên người Việt, thủy thủ đoàn gồm có chín người Trung Quốc, tám người Philippines, và sáu người Indonesia.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111107_viet_somalia.shtml
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM