Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229201 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #500 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 06:56:09 pm »

Lên tăng cường cho mặt trận HG còn có f 411, nhưng f này chỉ cử cán bộ thôi ko có quân. Còn f 308 cử lên là ít nhất. Chắc chỉ mang tính chất nghiên cứu là chính để điều chỉnh phương án chiến đấu. Hồi đó bộ biên chế cho tất cả các f loại Đ 30 này rồi mỗi f một d, khi dP của f 308 định đổi pháo cho f 313 nhưng f ko nhất trí, vì đời của họ thấp hơn. Loại này cấu tạo nguyên bản như bác Vt đưa lên làm gì có cải tiến? Họ Đ này là kiểu lai tạo 2 dòng họ pháo là: Pháo Lựu và Pháo nòng dài, chúng bắn cả góc bắn thấp ( Như 130, Đ 74, 85.. ) và bắn cả góc bắn cao như Lựu và cối. Đặc biệt nó bắn được 360 độ mà các loại pháo khác không có được tính năng này.Loại này phù hợp trong chiến tranh hiện đại. chống đổ bộ đường ko, vu hồi, chống tăng...Loại xe kéo là xe U RAN.
Bác tailieson chắc dP của bác nằm cùng với dP của 308 trên đường đi lao chải, chứ hoàng su phì ta làm gì có đơn vị pháo nào?
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #501 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 10:27:02 pm »

từ yta262
Trích dẫn
Việc xác định lại tọa độ trận địa của bac khanhhuyen có nhiều ý nghĩa ngoài việc ôn các trận đánh năm xưa, nó có thể giúp các bác muốn thăm lại chiến trường xưa, cứ cắp nách tấm bản đồ này về Thanh Thủy dò đường lên Nam Cát rồi lên đỉnh 1200. Ngoài ra khi biết đúng tọa độ cũng có lợi cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, khi tìm ra xương cốt ở vùng này thì nếu nằm phía nào của đội hình thì các bác có thể đoán được

Không có cơ hội đâu bác,trong một điểm nhỏ."bác cứ cho rằng 1100 là con trâu mộng và cái điểm tựa của anh em chốt,nó tựa như cái u ở trên lưng con trâu." mà lượng pháo,cối rót xuống hàng ngày,hàng giờ đến đất ở đấy cũng có màu sám đen sâu hàng mét,khác với phần đất nguyên mẫu từ lưng chừng 1050 là vàng nhạt xen lẫn rễ cây dầy,khó đào.Thì ở cái phần sống trâu nhỏ nhoi ấy,đất sục lên nát vụn thì chẳng còn cái gì còn tồn tại nguyên vẹn từ độ sâu 1 mét trở lên "đấy là nói một cách khiêm tốn để mọi người còn dám tin,thực tế thì hơn thế".Đấy là mới nói ở phần chóp của sống trâu,phần phía dưới thấp hơn là nơi đón nhận của 95% đến 98% của đạn pháo và 60% đến 70% cối lớn và 99,9% cối 160 và 40 đến 50% cối nhỏ từ 60 đến cối 100.Mà phần nhiều,những thân hình không còn vận động được nữa,thì hòa tan cùng với đất,ngay cả mấy xác bỏ lại ở 1100 27 năm về trước ta cũng vần ra ngoài hào.Sức đâu mà khuân với vác,sống chung với máu thịt trộn lẫn đắng khét của thuốc súng,nó quá đỗi bình thường.

Trích dẫn
chốt của bác khanhhuyen cùng đồng đội đang ghì xiết chốt chặn, nơi đây rất gần đỉnh 1509, chỉ cách non 1 cây số thôi, địch có thể dùng pháo bắn thẳng thì công sự nào cũng bật nắp đó bác, vậy mà đơn vị bác quá tài, không bị bung chốt!
   Những năm chiến tranh biên giới ở mặt trận Vị xuyên,việc công binh bố trí mìn để hỗ trợ cho phòng ngự là rất cần thiết.Mìn các loại:Giẫm nổ,vướng nổ được gài dày đặc bao quanh điểm tựa.Những tưởng nó sẽ mãi là mảnh đất chết,nhưng không :Cả một dải đất từ 1509 trở xuống người ta dễ dàng đi vào các bãi mìn,kể từ sau các đợt bắn pháo ác liệt của cả 2 bên.Trong đó lẫn với đất đá , cây que nát vụn còn có cả vỏ mìn bị đạn pháo phá hủy
    Nói lên điều này để minh chứng rằng :Có nhiều liệt sỹ gia đình nhận được giấy bảo tử,con em mình không thể tìm thấy xác.Đó là một thực tế,mà nhiều bác cựu Hà giang đều biết
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #502 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:10:13 am »

............Thì ..vi..vi..oành, tôi tối tăm mặt mũi rồi ko biết gì nữa. khi mơ màng loáng thoáng tiếng et: Đưa ngay xuống ̣93. ..........

Bác sướng quá đấy,chỗ em mà như thế này thì cứ 1 ngày đi vài lượt về viện 93,quân không đủ thay.Bản thân em,sau khi bị quả tên lửa đối đất bắn trúng cửa hầm san phẳng lớp cây gỗ dầy cả mét,rất may là kho vũ khí không bị kích nổ.Máu và nước nhờn phọt ra từ tai trái đặc sền sệt cứ tưng tức bên trong,loạng choạng về được hầm chỉ huy C mắt lờ đờ nhưng vẫn thấy rõ thân hình nhỏ thó của đại phó Nguyễn Hữu Đô cun cút đi qua cầu vật cản về phía sau,không một lời từ biệt.
Đấy,nó bắn nhiều tới mức mà người chỉ luôn luôn nằm giữa hầm mà sợ quá còn cáo lui như Đô C phó của đơn vị em,nghĩ cũng buồn biết làm sao được.Nếu bác Đô có mò lên mạng thì đừng buồn nhé,tôi hiểu tâm trạng của thằng có vợ ở quê lúc đó chứ.Nhưng liệu cứ như vậy có giống như lính C 2 bị ở tổ phục không ? Trung úy cừ thì cãi nhau với bác vì vụ này,và tôi là người đang viết chuyện đây chắc bác biết rõ là ai,quá khứ có sao tôi muốn viết thật lại như vậy và mong  mọi người nên hiểu rằng mỗi con người sẽ tương ứng với từng công việc,đừng cố rất dở cho mình và mọi người.Tôi chỉ muốn tâm sự thế thôi,chiến tranh qua rồi tất cả đã về với đời thường cơm nhà ai nấy ăn,vui vẻ khỏe mạnh là được.
Đó là lần thứ 3 bị pháo bắn ù tai,vì chúng chỉ nổ quanh quanh từ 1 đến gần 2 mét "chỉ tính loại pháo cối lớn",lần thứ 4 pháo khoan nổ cách đầu hơn 1 mét,đúng cửa hầm có nắp của chỉ huy C ở 1100.Lúc đó em nằm ở hầm phía trên,giữa hầm trên và hầm dưới thông nhau bằng hào ngầm sâu dưới đất.Mở mắt ra thấy ánh sáng mờ mờ phía trên đầu,cả đoạn hào có nắp sụp xuống hở ra một khoảng không.Thằng Hùng liên lạc mò lên sờ vào chân dật dật rồi quay lui,nó nói không thấy anh động đậy gì.Hù....hù...nó tránh nói tưởi anh tèo rồi,cũng không hiểu mình bị sức ép hay ngủ nữa khi tỉnh người rất mệt ể oải vô cùng.hôm đó hầm dưới cũng dính 1 quả pháo khoan ngang sườn mái,cũng may không ai bận gì.Anh em nói lại,có một hầm gần đó bị sập chúng nó phải lôi người ra và cõng nhau dưới mưa pháo khoan về hầm gần nhất dưới sự hỗ trợ của thằng đẩy đít vì lầy quá,lầy trong khi trời không mưa.Bình thường tôi thường lao quanh trận địa sau mỗi loạt đạn bắn vào 1100,nhưng do quả pháo nổ nên ngủ kỹ quá và về sau thì tối và đúng hơn là người mềm oặt không còn sức lết nữa.
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  Grin.nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.
Năm 1985 bác cũng nằm ở Thanh thủy đúng chưa,thỉnh thoảng trời trong vào tầm đầu giờ chiều,ta thường hay bắn loại tăng tốc vào sâu đất địch.Mỗi khi quả đạn bay qua bầu trời Thanh Thủy thường vi..u....vi..u...u...uuu rồi oành quả đạn vút đi khoảng gần phút sau nghe nổ sâu phía bên kia bên giới tiếng trầm nặng uỳnh vọng về.Đó là pháo gì thế bác pháo.?
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #503 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:57:44 am »

Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  Grin. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. Grin
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 01:05:09 am gửi bởi longtrec » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #504 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 07:37:55 am »

Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #505 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 07:51:34 am »

Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.

Cám ơn các bác VT, pb, KH ... và các bác cựu HG đã cho anh em tôi, những cựu lính QĐ 3 đóng ở Bắc Thái từ 79 - 83, tình hình chiến sự ác liệt, rất chân thực, đầy đủ dưới con mắt của những người trong cuộc từ những năm 84 trở đi. Tôi rất muốn biết tình hình HG những năm 79 -84 nhưng thông tin ít quá, các bác nào gắn bó với giai đoạn đó có thể cung cấp thông tin cho anh em được không? Cám ơn các bác thật nhiều và chúc các bác khỏe tay viết để cung cấp không chỉ cho anh em chúng tôi - những đồng đội của các bác thời ấy - mà cả cho các thế hệ sau biết rõ cha anh chúng đã đổ xương máu giữ gìn từng mỏm đất, núi đá nơi vùng biên ải phía Bắc ra sao! Kính các bác! 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #506 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 08:47:25 am »

Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.

Cám ơn các bác VT, pb, KH ... và các bác cựu HG đã cho anh em tôi, những cựu lính QĐ 3 đóng ở Bắc Thái từ 79 - 83, tình hình chiến sự ác liệt, rất chân thực, đầy đủ dưới con mắt của những người trong cuộc từ những năm 84 trở đi. Tôi rất muốn biết tình hình HG những năm 79 -84 nhưng thông tin ít quá, các bác nào gắn bó với giai đoạn đó có thể cung cấp thông tin cho anh em được không? Cám ơn các bác thật nhiều và chúc các bác khỏe tay viết để cung cấp không chỉ cho anh em chúng tôi - những đồng đội của các bác thời ấy - mà cả cho các thế hệ sau biết rõ cha anh chúng đã đổ xương máu giữ gìn từng mỏm đất, núi đá nơi vùng biên ải phía Bắc ra sao! Kính các bác! 

Từ ngày có topic nói về cuộc chiến ở Hà Giang, yta262 mới biết tình hình thực sự sau 1979 ra sao. Trước đây yta262 ngỡ rằng TQ dàn quân áp lực nhè nhẹ dọc biên giới phía Bắc để gây sức ép và kéo căng đội hình quân ta từ BGPB sang Lào và CPC, để làm VN chảy máu từ từ. Không ngờ lại đánh nhau lớn như vậy. Vậy mà quân ta vẫn trụ được. Cả báo và đài lúc đó không nói gì về những trận đánh sau 1979 này. Hồi ở CPC cũng chẳng nghe các thủ trưởng đơn vị nhắc tới. Đến khi về làm dân rồi, từ 1982 cho mãi tận sau này, yta262 cũng không nghe đâu nhắc tới chiến tranh BGPB sau năm 1979. Có lẽ mình thờ ơ quá chăng. Khi báo chí đăng tin ta rút quân khỏi CPC thì cũng không nhắc gì tới tình hình bớt căng thẳng ở biên giới phía Bắc, gần như chả có gì đáng bàn ở BGPB cả. Làm như chả có gì ầm ĩ ở BGPB sau 1979. Nói chung, cả nước hầu như không ai biết cuộc chiến ở Hà Giang, không biết đến những chiến công thầm lặng của những người lính QĐNDVN phía Bắc ngày đó. Nếu không có diễn đàn VMH này, yta262 sẽ mãi mãi lờ mờ về BGPB, mãi mãi không biết những gian khổ hy sinh của đồng đội đang chiến đấu từng ngày với địch ở BGPB!

Mình chảy máu từ từ, TQ cũng thiệt hại không ít người và của. Nói cho cùng, chiến tranh chả có lợi lộc gì cho cả 2 nước tham chiến, kẻ hưởng lợi cuối cùng, các bác đã biết là ai rồi. Không biết những chiến lược gia hàng đầu ở Trung Nam Hải có thấy điều này không?
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #507 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 09:58:57 am »

Bác thanh63! f31 QĐ bác cũng đã đóng góp nhiều công sức, máu xương cho mặt trận này rồi chứ. Có dBB còn biên chế thẳng cho f 313 cơ mà,lần vào thay phiên cho f 313 tháng 12/ 85 các bác sơ suất để mất H3 sườn 685, là bài học kinh nghiệm cho các đợt thay phiên sau. f31 có nhiều cách Phòng ngự và cách đánh hay, với địa hình đó ko thể mang cả c,d, e dàn quân tấn công lên được, rút kinh nghiệm 12/7/84 rồi, với LL đông chỉ làm mồi cho pháo nó xay làm giò thôi. Cuộc chiến này vừa ác liệt, vừa giai dẳng kéo dài trong nhiều năm, báo chí , đài phát thanh hồi đó cũng dăng và đưa tin. Nhiều đoàn dân, chính đảng cũng lên thăm và úy lạo chiến sĩ giữ chốt. Các địa danh 1100, đồi đài, A 6, 4 hầm, H3 đã để lại dấu ấn ko bao giờ quên đối với những ai đã từng ở đây và trên mặt trận này.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #508 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:15:21 am »

Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  Grin. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. Grin
thưa bác ccb.trong quân đội cấm uống rượu bia mà,sao các bác vẫn đem rượu lên chốt hay vậy?
phải công nhận pháo nó bắn nhiều như thế mà các bác vẫn còn ở đây,lên VMH cũng đủ biết các bác bản lĩnh và cao số thế nào,hèn chi Đặng Lão không nuốt nổi vị Xuyên.
Logged
quansuvn
Trung tá
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #509 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:12:02 pm »

Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  Grin. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. Grin
thưa bác ccb.trong quân đội cấm uống rượu bia mà,sao các bác vẫn đem rượu lên chốt hay vậy?
phải công nhận pháo nó bắn nhiều như thế mà các bác vẫn còn ở đây,lên VMH cũng đủ biết các bác bản lĩnh và cao số thế nào,hèn chi Đặng Lão không nuốt nổi vị Xuyên.
Nhắc lỗi chính tả lần thứ 3!
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM