Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:09:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229328 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #380 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:42 pm »


Bác vt738@yahoo.com thân mến . Không biết lúc các bác bố trí một trận địa pháo bắn thẳng ở sườn 812 , . Mục đích là khống chế cao điểm 772, hay là 233, A6a,A6b,...
Lúc tụi tôi nằm ở trạm phẫu sư 356 ( bình độ 600)
Thấy mỗi lần ta khai hỏa trận địa pháo ở sườn 812, là pháo TQ lại nã như mưa vào đó .
Không biết đó là trận địa thật hay chỉ là trận địa pháo giả - để nghi binh . Nhằm mục đích thu hút hỏa lực TQ .
    Bác nguyenhongduc thân mến ! Sườn 812,hay nói đúng ra là dải yên ngựa nối 2 mỏm 812 (Một bình độ của dãy 2000) và đỉnh 673,có chiều dài khoảng 3km.vị trí này đối diện với các bình độ của 1509 ,án ngữ khỏang cách từ đồn công an vũ trang (cũ),ra tới ngã 3 Thanh thủy và toàn bộ sườn tây của 1030,Pa hán ở bờ đông sông Lô.Một ví trí rất đắc địa trong quân sự phải không bác ?
   Năm 1980,ta tháo rời 2 khẩu cao xạ 37ly (Lúc đó chưa mở đường lên đỉnh cóc nghè),mục đích dùng để bắn phá các mục tiêu dưới mặt đất.Nhiệm vụ chuyển pháo giao cho tiểu đoàn 3 (E122),kết hợp với đơn vị có pháo.Sườn phía bắc yên ngựa còn bố trí 4 khẩu 14,5ly ,dùng trợ chiến cho các điểm cao phía trước.Trận địa này là nỗi sợ hãi khủng khiếp của quân TQ,trong các đợt chúng tấn công các cao điểm của ta.Tuy vậy chúng ta vẫn mắc phải căn bệnh kinh niên hồi đó là :Thiếu đạn
   Nhận thấy tầm quan trọng của trận địa này,đầu năm 84 ta bố trí thêm 6 khấu DKB trải dài trên tầng giữa của yên ngựa.Rút các hỏa lực 14,5ly sang Thanh hương (Đường vào Lao chải),nhằm bắn thẳng sang bờ đông sông lô,nhưng năm đó mùa mưa lại do đạn pháo quân TQ bắn sang bóc hết đất mặt,mưa lớn làm sạt lở nhiều dường pháo,thậm trí còn quấn cả một căn hầm làm 4 chiến sỹ hy sinh do thiên tai
   Để đối phó với trận địa pháo này,TQ dùng nhiều trận địa pháo luân phiên bắn áp chế hòng phá hoại trận địa.Đặc biệt là chúng thường xuyên dùng pháo phản lực cùng với pháo hạng nặng,bắn truy sát lính ta,
   Sau khi một đơn vị của 356 mở được con đường và thông xe,ý đồ của ta là dùng 2 xe tăng (Như 2 khẩu tự hành) lên phục trên dông này,để bắn phá các trận địa nằm sâu trong đất TQ,nếu bị phản pháo sẽ lùi lại,tránh đạn.Nhưng đáng tiếc là ý đồ mãi nằm lại ở ngã 3 Thanh thủy ,do chạy lạc đường,Sau ta thay 2 chiếc tăng bằng 2 khẩu 76,2ly do xe xích kéo lên
   Theo tôi,những năm chiến tranh biên giới Vị xuyên thì trận địa pháo này với vị trí như vậy ,nó bắn trợ chiến cho BB ta hiệu quả nhất
   Xin trả lời bác về trận địa hỗn hợp,trên dải yên ngựa 812 những năm biên giới như thế.Tuy nhiên nơi đây ,cũng rất nhiều cán bộ chiến sỹ ta phải nằm lại mãi mãi với vùng đất ác liệt này.Khi quân TQ tìm mọi cách để phá hủy trận địa mà chúng sợ hãi nhất
   Chào thân !
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #381 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:48:38 pm »



 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.
  Nhắc lại thắc mắc của bác Thăng:Trước kia chúng tôi còn đang ở trên Vị xuyên cũng hay đặt ra câu hỏi tương tự như vậy.Nhưng sau ngày 28/4/84 quân TQ chiếm cao điểm 1509 và các điểm phụ cận như 685,772.trong một cuộc họp quân chính chúng tôi được một cán bộ quân khu về cho biết rằng :Ý đồ của quân TQ là muốn giành các vị trí trên làm bàn đạp,sau dùng một lực lượng vừa đủ để đột kích Làng Ping qua ngả 812.
    Tại đây chúng chốt giữ,sau mở thông đoạn đường số 2 từ Thanh thủy ra chiếm hết phần đất mà E 122 đảm nhiệm (Đoạn Km 12).Từ vị trí cổ chai có lợi về địa hình này,chúng hỗ trợ để chiếm nốt sân bay Phong quang bên bờ đông sông Lô
    Như vậy, 4 huyện :Đồng văn,Mèo vạc,Yên minh,Quản bạ nằm ở phía cực bắc của Hà giang thì cần gì phải đánh nữa .Vì lên đó,con đường độc đạo 4C đã bị cắt đứt.Mục đích của kế hoạch này là :Quấn ta vào cách chơi của chúng,lôi kéo thêm lực lượng của ta vào nơi khó khăn này ,từ đó đưa ra mặc cả với ta về nhiều vấn đề khác.Nhưng kế hoạch  của chúng chưa thực hiên được ,thì đã bị chặn lại bởi các sư đoàn 356,316 lên ,đã đóng quân tràn ngập  nơi chúng định chiếm đóng

Khi tham chiến ở khu vực này,em chỉ nghĩ nó quyết đột phá chiếm bằng được khu vực ngã ba Thanh Thủy.Bằng chứng là chúng tấn công ta cả tháng 9 năm 1985,liên tục pháo kích và tấn công bằng bộ binh vào khu vực cô Ích,cây chuối.Nếu chúng chiếm được đây,các vị trí ta chiếm lĩnh phía nam 1509 hết đường lui và ta muốn lấy lại khu vực này cũng rát là khó khăn.
Từ cái nhìn của lính từ trên trời rơi xuống,không hiểu hết tình hình khu vực.Qua những ý kiến của bác vt738,em cũng thấy nó như vậy.Hôm trước em cũng lướt qua phần thắc mắc này của các bác rồi,bận quá nên không tham gia cãi nhau.. Grin với mấy bác ấy được,ngu gì mà nó chiếm Đồng Văn. Grin
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:54:22 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #382 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:47:16 am »




 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.
   Nhắc lại thắc mắc của bác Thăng:Trước kia chúng tôi còn đang ở trên Vị xuyên cũng hay đặt ra câu hỏi tương tự như vậy.Nhưng sau ngày 28/4/84 quân TQ chiếm cao điểm 1509 và các điểm phụ cận như 685,772.trong một cuộc họp quân chính chúng tôi được một cán bộ quân khu về cho biết rằng :Ý đồ của quân TQ là muốn giành các vị trí trên làm bàn đạp,sau dùng một lực lượng vừa đủ để đột kích Làng Ping qua ngả 812.
    Tại đây chúng chốt giữ,sau mở thông đoạn đường số 2 từ Thanh thủy ra chiếm hết phần đất mà E 122 đảm nhiệm (Đoạn Km 12).Từ vị trí cổ chai có lợi về địa hình này,chúng hỗ trợ để chiếm nốt sân bay Phong quang bên bờ đông sông Lô
    Như vậy, 4 huyện :Đồng văn,Mèo vạc,Yên minh,Quản bạ nằm ở phía cực bắc của Hà giang thì cần gì phải đánh nữa .Vì lên đó,con đường độc đạo 4C đã bị cắt đứt.Mục đích của kế hoạch này là :Quấn ta vào cách chơi của chúng,lôi kéo thêm lực lượng của ta vào nơi khó khăn này ,từ đó đưa ra mặc cả với ta về nhiều vấn đề khác.Nhưng kế hoạch  của chúng chưa thực hiên được ,thì đã bị chặn lại bởi các sư đoàn 356,316 lên ,đã đóng quân tràn ngập  nơi chúng định chiếm đóng

Khi tham chiến ở khu vực này,em chỉ nghĩ nó quyết đột phá chiếm bằng được khu vực ngã ba Thanh Thủy.Bằng chứng là chúng tấn công ta cả tháng 9 năm 1985,liên tục pháo kích và tấn công bằng bộ binh vào khu vực cô Ích,cây chuối.Nếu chúng chiếm được đây,các vị trí ta chiếm lĩnh phía nam 1509 hết đường lui và ta muốn lấy lại khu vực này cũng rát là khó khăn.
Từ cái nhìn của lính từ trên trời rơi xuống,không hiểu hết tình hình khu vực.Qua những ý kiến của bác vt738,em cũng thấy nó như vậy.Hôm trước em cũng lướt qua phần thắc mắc này của các bác rồi,bận quá nên không tham gia cãi nhau.. Grin với mấy bác ấy được,ngu gì mà nó chiếm Đồng Văn. Grin
theo cháu thì Đồng văn là cao nguyên đá(gọi sơn nguyên có vẻ chính xác hơn) không co giá trị chiến lược để mặc cả với ta.
thông thường vào dịp lễ lạc bên nó và quốc khánh bên ta,bọn chúng có bắn truyền đơn sang báo sẽ ngừng bắn với ta không các bác
dear bac pháo binh.trận địa tại 812 ta xài pháo cở nòng bao nhiêu ạh?


Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #383 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:50 pm »


....theo cháu thì Đồng văn là cao nguyên đá(gọi sơn nguyên có vẻ chính xác hơn) không co giá trị chiến lược để mặc cả với ta...

theo tôi, đánh giá thế hơi phiến diện. Tất nhiên là chọc thủng ngã ba Thanh Thủy là đột kích nhanh chóng được xuống thị xã Hà Giang, cắt đứt đường 4C và tỏa đi các hướng nhanh chóng; kiểu như một nhát dao cắt đôi, đâm xuyên tim vậy. Tuy nhiên, phần cao nguyên Đồng Văn cũng có cái giá trị riêng của nó  Grin
Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #384 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:24:08 pm »

   Bác quangcan nói chính xác ! Quân đội ta đóng quân trên bất cứ một vùng đất nào của đất nước ,đều với mục đích giữ gìn và bảo vệ  không để mất đi bất cứ một tấc đất nào của tổ quốc .Chính vì vậy ,đúng như bác nói "Phần cao nguyên Đồng văn cũng có giá trị riêng của nó"
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #385 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:09:07 pm »

Một chút những gì của 1984 và những giá trị riêng của cao nguyên Đồng Văn:


Trích dẫn
...Từ tháng 4 năm 1984, các cuộc xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc mang tính cục bộ, đây là những hoạt động tác chiến nằm trong những biện pháp của cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện của đối phương đối với đất nước ta. Họ tiến hành nhiều thủ đoạn phá hoại, nhưng từ năm 1984 trở đi các hoạt động tác chiến đã phát triển lên tới mức độ cao, mà tập trung vào hướng Hà Tuyên. Thực tế cho thấy đánh vào Hà Tuyên họ hy vọng đạt được các mục tiêu là: Gây sức ép về mặt quân sự, tạo tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc nhằm thu hút lực lượng ta, đánh vào tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta. Đồng thời hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các hoạt động phá hoại khác của họ trong nội địa ta, gây cho ta ngày càng hao tổn, thiệt hại, khó khăn và suy yếu.

Trước những hành động của đối phương, về phía ta Bộ tư lệnh Quân khu chỉ đạo khẩn trương, tập trung mọi mặt cho các đơn vị phòng ngự ở những hướng, những khu vực trọng yếu, tổ chức lại các đơn vị dân quân tự vệ ở các xã biên giới, duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban tác chiến, sẵn sàng chiến đấu ở các cấp từ cơ sở đến quân khu 24/24 giờ. Các lực lượng phòng ngự tại trận địa duy trì chế độ tuần tra, canh gác, cảnh giới. Quân khu, quân đoàn, các sư đoàn phải thường xuyên tổ chức kiểm tra về sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền.

Từ năm 1981 trở đi, chấp hành lệnh sẵn sàng chiến đấu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân khu đã tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các đơn vị, xác định các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đưa nội dung vào chương trình huấn luyện hàng năm, đồng thời tổ chức hệ thống thông tin, thông báo báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp từ quán khu tới cơ sở, duy trì ngày càng chặt chẽ và có nền nếp.

Qua thực tế chiến đấu tháng 2 năm 1979, cùng với những khảo sát, nghiên cứu cụ thể xác định lại quyết tâm tác chiến phòng thủ của từng cấp, quyết tâm tác chiến phòng thủ của quân khu đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê chuẩn ngày 2 tháng 5 năm 1979.

Đánh giá về đối phương, Quân khu dự kiến có thể diễn ra ba tình huống. Đến đầu năm 1981, căn cứ vào diễn biến thực tế trên tuyến biên giới Quân khu nhận định bổ sung về khả năng tiến công của đối phương là họ có thể tiến công lấn chiếm huyện, liên huyện, xoá những điểm lõm biên giới, chiếm giữ một khu vực hoặc vị trí nào đó sau đó dựng ngọn cờ tay sai chống phá ta.

Từ nhận định đánh giá trên, Quân khu xác định tư tưởng chỉ đạo là quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng chiến lược "Tiến công để làm chủ, làm chủ để tiến công". Tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, tập trung mọi khả năng, trí tuệ của quân và dân trên địa bàn, đồng thời tranh thủ mọi sự chi viện của trên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn của chiến tranh nhân dân, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trong thời gian ngắn nhất bảo đảm giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đánh thắng đối phương ngay từ những trận đầu, trên tuyến đầu, bảo vệ vững chắc biên giới và lãnh thổ quốc gia.

Các tuyến chiến đấu được Quân khu xác định như sau: Tuyến 1 gồm các huyện biên giới và thị xã Hà Giang. Tuyến 2 gồm Ngô Khê, Bảo Yên, Văn Bàn, Than Uyên, Bắc thị xã Lai Châu. Tuyến 3 Hàm Yên, Lục Yên, Tuần Giáo, thị xã Sơn La.

Các hướng được xác định là: Hướng phòng thủ chủ yếu: Lào Cai, Yên Bái; hướng phòng thủ quan trọng 1: Hà Giang, Tuyên Quang; hướng phòng thủ quan trọng 2: Phong Thổ - Lai Châu.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #386 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:24:54 pm »

Có bác nào biết tiếng Nga, ngày xưa theo chuyên gia Liên Xô khôngGrin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #387 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:25:42 pm »

hay nhìn cái này dễ dàng hơn chăngGrin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #388 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:29:34 pm »

ái chà, nhiều "khách" quá, em xin Tiếp tục về cái gọi là giá trị riêng của Đồng Văn,  Grin

Trích dẫn
...Căn cứ vào những ý định trên, việc triển khai, bố trí lực lượng của quân khu trên các hướng chiến dịch như sau: ở hướng chủ yếu (Lào Cai, Yên Bái) gồm có các lực lượng vũ trang của tỉnh Hoàng Liên Sơn, và Quân đoàn 6 (sau gọi là Quân đoàn 29), sau này được tăng cường thêm Sư đoàn bộ binh 356 từ Nghệ Tĩnh ra. Tiền duyên phòng ngự của các sư đoàn thê đội 1 sát biên giới với chiều sâu từ 10 đến 15km. Hai sư đoàn cơ động bố trí phía sau (tuyến 2) là Sư đoàn 316 ở bắc Bảo Yên, Sư đoàn 356 ở Xuân Giao, Tằng Loỏng -nam Bến Đền.

Ở hướng Hà Tuyên gồm có lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tuyên cùng với Sư đoàn 313 bố trí ở tuyến 1, tiền duyên phòng ngự của Sư đoàn 313 và các tiểu đoàn, trung đoàn địa phương Hà Tuyên bố trí sát biên giới, có một số điểm nằm trên đường biên giới. Ở tuyến 2 là Sư đoàn 314 đứng chân ở khu vực Bắc Quang.

Hướng Lai Châu gồm có lực lượng vũ trang tỉnh Lai Châu và Sư đoàn 326 bố trí trên tuyến 1, tiền duyên phòng ngự của Sư đoàn 326 cùng các tiểu đoàn, trung đoàn địa phương Lai Châu từ sát biên giới.

Hệ thống trận địa, Quân khu tập trung chỉ đạo xây dựng như sau; Tuyến 1 (trận địa phòng ngự của các sư đoàn bộ binh thê đội 1), trong đó có cả các trung đoàn và tiểu đoàn bộ đội địa phương, phòng ngự sát biên giới phải được xây dựng công sự trận địa vững chắc, những khu vực cụm điểm tựa, điểm tựa then chốt xây dựng công sự lâu bền bằng thanh lắp bê tông, dần dần từng bước xây dựng thành nguyên khối. Tính đến thời điểm năm 1983 công sự trận địa của các sư đoàn thê đội 1 (sư đoàn 345, Sư đoàn 313, Sư đoàn 355, Sư đoàn 326) có từ 50 đến 60% công trình bằng bê tông. Công sự trận địa của các trung đoàn, tiểu đoàn địa phương phòng ngự sát biên có từ 40 đến 50% bằng bê tông, tập trung ở một số vị trí như: Thượng Phùng, Xín Cái (Mèo Vạc); 1911 (Đồng Văn); 1250 (Yên Minh), 722, 1509, Lao Chải (Vị Xuyên). Trận địa của tiểu đoàn 1 Bắc Hà, Tiểu đoàn 3 Mường Khương, Tiểu đoàn 2 Bát Xát, Tiểu đoàn 5 Phong Thổ.

Trong các khu vực trận địa phòng ngự của trung đoàn, các cụm điểm tựa của bộ đội chủ lực và cả địa phương đều có chiến hào, giao thông hào liên kết với nhau và nối với phía sau. Các điểm tựa sát biên giới có rào kẽm gai từ 2 đến 3 lớp, đồng thời có bố trí các bãi mìn vật cản xen kẽ.

Về tổ chức chỉ huy, chấp hành chỉ thị của Bộ, Quân khu tổ chức hệ thống chỉ huy thống nhất. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh Hà Tuyên (cơ bản là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên, có thành phần của chỉ huy Sư đoàn 313), chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tuyên và Sư đoàn 313. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh Lai Châu (cơ bản là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu, có thành phần của chỉ huy Sư đoàn 326), chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang trên hướng Lai Châu. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất trên hướng Hoàng Liên Sơn khi xảy ra tác chiến, cơ bản do Bộ tư lệnh Quân đoàn 29 có thành phần của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn tham gia, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng vũ trang trên hướng Hoàng Liên Sơn.
Logged

pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #389 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:30:05 pm »

Để mở chiến dịch M...đánh chiếm 685 ngày 18/11/85 mặt trận giao nhiệm vụ cho PB 168 sử dụng pháo cP152 bắn phá hoại 300, 400, cp5 của e457 bắn phá hoại đồi cây khô, đồi chuối, dùng các loại cối bắn các khu vực khác. Bắn liên tục cả ngày cả đêm,Nhằm ghi binh ta sẽ đánh 300,400. 5h35 thì dùng tất các loại bắn theo theo kế hoạch được phân công. Chưa chiến dịch nào ta lại bắn chuẩn bị dài ngày và với mật độ cao như vậy. Ta cũng quyết tâm đánh chiếm 685 vì chiếm được 685 sẽ khống chế được 300, 400. Lúc đó 2 điểm cao này sẽ kẹp ở giữa. do không biết được ý định này của ta nên ta đã làm chủ được 685. Nhưng vì lí do gì dó ta không giữ được, không hiểu lí do gì mỏm 300,400 bị bắn phá như thế sao ta vẫn ko đánh chiếm được 2 điểm cao này?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM