Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:39:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 274731 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #800 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:14:31 pm »

Thực nghiệm và lý luận tha hồ chứng minh cho con người thấy rằng trong những điều kiện như cũ với một tính cách như cũ, nó sẽ hành động hệt như nó đã hành động trước đấy. Khi nào nó sắp làm một hành động lần thứ một nghìn trong những điều kiện như cũ với một tính cách như cũ (một hành động bao giờ cũng được đưa đến một kết quả như nhau), nó cũng vẫn cảm thấy một cách chắc chắn rằng nó có thể làm theo sở thích của mình như trước khỉ thực nghiệm. Bất kỳ người nào, người dã man cũng như nhà tư tưởng, du lý luận và thực nghiệm đã chứng minh cho họ một cách không thể chối cãi rằng không thể nào quan niệm có hai hành động khác nhau trong những điều kiện như nhau, họ vẫn cảm thấy không thể nào quan niệm được sự sống nếu không có cái quan niệm vô lý ấy. Vì quan niệm ấy vốn là thực chất của tự do. Họ vẫn cảm thấy rằng dù cho điều đó không thể thực hiện được, nó vẫn tón tại, bởi vì nếu không có cách quan niệm này về tự do thì không những họ không hiểu được cuộc sống mà thậm chí còn không thể sống được một khoảnh khắc.

Không thể sống được vì tất cả những khát vọng của con người, tất cả những động cơ thúc đẩy nó sống chẳng qua ià những khát vọng nhằm tăng thêm quyền tự do của nó. Giàu có hay nghèo khổ, vinh quang hay mai một, nắm quyền lực hay phải phục tùng, cường tráng hay yếu ớt, lành mạnh hay đau ốm, học thức hay ngu dốt, lao lực hay an nhàn, no nê hay đói khát, đạo đức hay tội lỗi, chẳng qua chỉ là những trình độ khác nhau của tự do.
     
Muốn hình dung một con người không có tự do chỉ có cách hình dung là con người ấy không còn sống nữa.
Nếu đối với lý chí, khái niệm tự do là một điều mâu thuẫn phi lý cũng như cho rằng có thể thực hiện hai hành động khác nhau trong những điều kiện như nhau, hay một hành động không có nguyên nhân, thì điều đó chỉ chứng mình rằng ý thức không phục tùng ý chí.
   
Chính cái nhận thức này về tự đo, một nhận thức không thể lay chuyển, không thể bác bỏ, không thể phục tùng kinh nghiệm và lý luận, đã được tất cả các tư tưởng gia thừa nhận và được mọi người cảm thấy, không trừ một ai, chính cái ý thức mà không có nó thì không thể nào quan niệm được con người, đã làm thành mặt kia của vấn đề.
     
Con người là một vật do đấng Thượng đế toàn năng toàn thiện toàn chí sáng tạo ra. Vậy tội lỗi là gì, một khi khái niệm tổi lỗi là xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do của hắn? Đó là vấn đề do thần học đặt ra. Hành động của con người phục tùng những quy luật chung, bất biến, được khoa thống kê học ghi lại, vậy trách nhiệm của con người trước xã hội là gì, một khi khái niệm này xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do của mình? Đó là vấn đề do pháp luật đặt ra.
   
Hành động của con người xuất phát từ tính chất bẩm sinh của nó và những động cơ đã tác động đến nó. Vậy thế nào là lương tâm, là ý thức về cái thiện, về cái ác, trong những hành động xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do? Đó là vấn đề do luân lý đặt ra.
   
Con người, nếu xét trong mối liên hệ với đời sống chung của nhân loại, phải phục tùng những những quy luật chi phối cuộc sống ấy. Nhưng cũng con người, nếu không kể đến mối liên hệ đó thì lại là tự do. Đời sống quá khữ của các dân tộc và của nhân loại cần phải được quan niệm như thế nào? Như là sản phẩm của hoạt động tự do hay là của hoạt động bị chi phối của con người? Đó là vấn đề do lịch sử đặt ra.
     
Mãi đến cái thời của trí thức phổ cập, cái thời đại đầy tự phụ của chúng ta, nhờ cái công cụ mạnh mẽ nhất của sự dốt nát là máy in, vấn đề tự do của ý chí mới bị đẩy lùi lại một địa hạt mà bản thân nó không thể nào tồn tại. Trong thời đại chúng ta ngày nay, phần lớn những con người gọi là tiên tiến chỉ là một đám người ngu dốt tưởng đâu rằng những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên là cách giải quyết toàn bộ vấn đề, tuy nó chỉ nghiên cứu một mặt của vấn đề mà thôi.
   
Không làm gì có linh hồn và không làm gì có tự do, bởi vì đời sống của con người được thể hiện bằng sự vận đọng của các cơ thịt mà sự vận động của các cơ thịt lại do hoạt động của hệ thần kinh chỉ huy. Không có linh hồn và không có tự do, bời vì ở một thời đại xa xưa nào không rõ, chúng ta đã từ loài khỉ mà ra. Họ nói, họ viết và họ in như vậy và không biết rằng trước đây hàng nghìn năm tất cả các tôn giáo, tất cả các tư lưởng gia, không những đã thừa nhận mà thậm chí không bao giờ phủ nhận quy luật về tính tất yếu mà ngày nay họ ra sức chứng minh một cách nhiệt tình bằng sinh lý học và động vật học so sánh. Họ không thấy rằng vai trò của các khoa học tự nhiên trong vấn đề này chỉ là công cụ để soi sáng một mặt của vấn đề mà thôi. Bởi vì, nếu đứng trên lập trường quan sát, nói rằng lý trí và ý chí là những chất bài tiết (sécrétions) của bộ óc, và con người, trong khi tuân theo quy luật chung, đã có thể phát triển từ một giống động vật hạ đẳng ở một thời kỳ nào chưa rõ thì đó là cắt nghĩa dưới một khía cạnh cái chân lý đã được tất cả các tôn giáo và tất cả các hệ thống triết học thừa nhận cách đây hàng ngàn năm: đó là chân lý nói rằng xét về quan điểm lý trí, con người phục tùng những quy luật của tính tất yếu. Nhưng điều đó vẫn không làm cho việc giải quyết vấn đề tiến lên một bước nào bởi vì vấn đề này còn có một mặt đối lập xây dựng trên ý thức về tự do.
     
Nếu con người phát tnển từ loài khỉ ở một thời kỳ nào chưa rõ, thì điều đó cũng có thể hiểu được như nói rằng nó do một nắm đất sinh ra ở một thời kỳ nhất định (trong trường hợp thứ nhất thì X là thời gian, trong trường hợp thứ hai thì X là nguồn gốc). Nhưng vấn đề lại là ở chỗ ý thức về tự do của con người kết hợp như thế nào với quy luật về tính tất yếu mà nó phục tùng, và vấn đề này không thể giải quyết bằng sinh lý học và động vật học so sánh, bởi vì trong con ếch, con thỏ và con khỉ, ta clủ có thể thấy hoạt động của thần kinh và bắp thịt trái lại trong con người ta thấy ngoài hoạt động của bắp thịt và thần kinh lại còn có cả ý thức nữa.
     
Các nhà khoa học tự nhiên và các tín đô của họ là những người tưởng đâu giải quyết đối với vấn đề này cũng như những anh thợ nề đã nhận được lệnh trát vữa một mặt tường của nhà thờ, nhân lúc người quản đốc vắng mặt, vì quá nhiệt tình, đã trát vữa vào những bậc cửa sổ, những tượng thánh, những dàn cột và những bức tường chưa xây xong rồi vui sướng vì thấy rằng theo quan điểm nghề nghiệp của họ mọi vật đều phẳng phiu và trơn láng.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #801 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:15:17 pm »

Phần XVII
Chương - 9

So với tất cả những ngành khác của trí thức đã từng tìm cách giải quyết vấn đề tự do và tất yếu, sử học có một ưu thế, đối với nó, vấn đề này không đề cập đến bản chất của ý chí con người mà chỉ đề cập đến cách biểu hiện ý chí ấy trong thời d vãng và trong điều kiện nhất định.
     
Trước vấn đề này, so với các khoa học khác, sử học ô vào địa vị một khoa học thực nghiệm trong khi các ngành khác đều là những ngành khoa học thuần tuý.
     
Đối tượng của lịch sử không phải là bản thân ý chí của con người mà là quan niệm của ta về nó.
     
Chính vì vậy cho nên, đối với sử học không phải như đối với thần học, lo-gich học và triết học, không có điều gì bí mật không thể giải quyết được khi nói đến tính thống nhất của tự do và tất yếu. Sử học nghiên cứu những biểu hiện của đời sống con người, trong đó tính thống nhấy, của hai mâu thuẫn này đã được thực hiện.
     
Trong cuộc sống thực tế, mỗi biến cố lịch sử, mỗi hành động của con người đều được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và chính xác không có chút gì mâu thuẫn, mặc dầu biến cố nào cũng dường như có một phần tự do và một phần tất yếu.
     
Để giải quyết vấn đề tự do và tất yếu kết hợp với nhau như thế nào và thực chất của hai khái niệm này là gì, tnết học lịch sử có thể và cần phải đi một con đường đối lập với con đường mà các khoa học đã đi. Nó không nên bắt đầu bằng cách định nghĩa những khái niệm về tự do và tất yếu, rồi đem gò những hiện tượng của cuộc sống vào những cách định nghĩa đó, trái lại sử học cần phải khảo sát một số lượng khổng lồ những hiện tượng thuộc phạm vi của nó và bao giờ cũng xuất hiện trong tình trạng lệ thuộc vào tự do và tất yếu rồi từ đó, rút ra cách định nghĩa hai khái niệm này.
     
Dù quan sát hoạt động của nhiều người hay của một người dưới khái cạnh nào, ta cũng không thể quan niệm cách nào khác hơn là xem nó như sản phẩm của ý chí tự do của con người và đồng thời là sản phẩm của những quy lụất tất yếu.
     
Dù nói đến vấn đề gì - sự di chuyển của các dân tộc và những cuộc xâm lăng của người man di, hay chính sách của Napoléon III hay một hành động của một con người nào đó cách đây một giờ đã dạo chơi theo hướng này chứ không phải theo hướng khác, ta cũng vẫn không thấy có chút gì mâu thuẫn. Phần tự do và phần tất yếu đã chi phối những hành động này, đối với ta, đều được quy định rõ ràng.

Thường thường tuỳ theo quan điểm của ta khi quan sát hiện tượng. Ta sẽ cho nó nặng nề về mặt tự do hay mặt tất yếu, nhưng bao giờ hành động của con người đối với ta cũng chỉ có thể chứa đựng một phần tự đo và một phần tất yếu chử không thể nào khác.
     
Trong mỗi hành động được khảo sát, ta đều thấy có một phần tự do và một phần tất yếu. Và bao giờ cũng vậy, trong bất kỳ hành động nào, ta càng thấy nó có nhiều tính tự do thì lại càng thấy có ít tính tất yếu và ngược lại ta thấy phần tất yếu nhiều thì phần tự do càng ít đi.

Quan hệ giữa tự do và tất yếu tăng hay giảm tuỳ theo quan điểm của người ta khi quan sát hành động, nhưng quan hệ này bao giờ cũng là một tỷ lệ nghịch.
     
Một người sắp chết đuối bám vào một người khác và kéo người ấy chết theo mình; một bà mẹ đói, mệt mỏi vì cho con bú, ăn trộm thức ăn; một người quen kỷ luật, đứng trong hàng ngũ tuân theo mệnh lệnh cấp trên giết một người khác không có khả năng tự vệ, và những người có vẻ nhẹ tội hơn, nghĩa là dưới mắt một người không biết họ đang ở trong những điều kiện như thế nào thì họ ít tự do hơn và phải phục tùng luật tất yếu nhiều hơn, trái lại dưới mắt một người không biết người kia sắp chết đuối, rằng bà mẹ kia đang đói lả, rằng người binh sĩ kia đang ở trong hàng ngũ v.v. thì họ lại có nhiều tự do hơn. Cũng đúng như vậy, một người cách đây hai mươi năm đã phạm tội giết người và từ đấy ở trong xã hội vẫn sống một cuộc đời phẳng lặng không hại đến ai, cũng có vẻ nhẹ tội hơn, dưới mát người xét xử hành động của anh ta sau hai mươi năm, hành động anh ta dường như tuân theo quy luật tất yếu nhiều hơn, trái lại hành động ấy có vẻ tự do hơn đóí với người xét xử nó mộ ngày sau khi nó xảy ra. Về những hành động của một người điên, một người say rượu hay một người bị kích động mạnh, vấn đề cũng như vậy được. Đối với người nào biết rõ trạng thái thần kinh của họ, thì hành động của họ có vẻ ít tự do hơn và lệ thuộc vào tất yếu nhiều hơn, nhưng đối với những người không biết điều đó thì hành động của họ lại có vẻ tự do nhiều hơn và ít tất yếu hơn. Trong tất cả những trường hợp này, khái niệm tự do tăng hay giảm, và khái niệm tất yếu cũng theo đó mà giảm hay tăng là tuỳ theo quan điểm của người xét xử hành động. Kết quả là tính tất yếu càng lớn thì tự do càng ít đi và ngược lại.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #802 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:15:57 pm »

Tất cả các trường hợp, không trừ một trường hợp nào, trong đó quan niệm của ta về tự do và tất yếu tăng hay giảm, đều chỉ căn cứ trên ba điều:
     
1. Quan hệ giữa con người đã hành động với thế giới bên ngoài.
     
2. Quan hệ giữa con người đó với thời gian.
     
3. Quan hệ giữa con người đó với những nguyên nhân đã gây nên hành động.
     
1. Căn cứ thứ nhất là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con người và thế giới bên ngoài, là một khái niệm rõ rệt đến một mức độ nào đấy về vị trí nhất định của mỗi người đối với tất cả những gì cùng tồn tại đồng thời với nó. Chính vì xuất phát từ căn cứ này cho nên hiển nhiên người sắp chết đuối là ít tự do hơn và phải phục tùng tất yếu nhiều hơn so với người đứng trên đất liền, và hành động của người sống liên hệ chặt chẽ với những người khác trong một khu vực dân cư đông đúc, hành động của một người gắn liền với gia đình, với công việc, với chức vụ mình hiển nhiên, là có vẻ ít tự do hơn và phục tùng tất yếu nhiều hơn so với hành động của một con người cô đơn và độc thân.
     
Nếu ta khảo sát con người một cách đơn độc ở ngoài những quan hệ của nó với ngoại cảnh, thì ta có cảm giác mỗi hành động của nó đều tự do. Nhưng nếu ta tìm thấy mối quan hệ nào đó giữa con người với ngoại cảnh, nếu ta nhìn thấy những mối liên hệ ràng buộc con người với bất kỳ cái gì, với một người đang nói chuyện với nó, với quyển sách nó đang đọc với công việc nó đang làm, thậm chí với không khí bao quanh nó và cả ánh sáng chiếu trên các vật nó đang nhìn thì ta sẽ thấy rằng mỗi điều kiện này đều ảnh hưởng đến nó và ít nhiều đều chỉ huy một mặt nào đấy trong hoạt động của nó. Và ta càng nhận thức được những ảnh hưởng này thì quan niệm của ta về quyền tự do của nó càng bớt đi, và ta cảng cảm thấy nó phục tùng sự tất yếu.
     
2. Căn cứ thứ hai là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con người với thế giới trong thời gian, là một khái niệm rõ rệt đến một mức nào đấy về vị trí của con người trong thời gian. Nếu xét theo quan điểm này thì sự sa ngã của con người đầu tiên (sự sa ngã đã mở đầu cho sự sinh sôi của nhân loại) rõ ràng có vẻ ít tự do hơn chế độ hôn nhân của con người ngày nay. Xét theo quan điểm này, đời sống và hoạt động của những con người sống trước tới hàng thế kỷ và gắn liền với tôi trong thời gian, đối với tôi không thể nào tự do như đời sống hiện nay mà tôi chưa biết hậu quả.

Phần tự do hay tất yếu mà tôi gán cho mỗi hành động là lệ thuộc vào khoảng cách thời gian dài hay ngắn từ khi hành động kết thúc đến khi người ta phê phán nó.

Nếu tôi xét mỗi hành động mà tôi vừa làm cách đây một phút trong những điều kiện hầu như đồng nhất với điều kiện bây giờ, thì hành động của tôi đối với tôi là dĩ nhiên là tự do. Nhưng nếu tôi phê phán hành động mà tôi đã làm cách đây một tháng, khi tôi ở trong những điều kiện khác, thì dù không muốn tôi cũng phải thú nhận rằng, nếu không có hành động này thì sẽ không xảy ra nhiều điều có ích, thú vị, thậm chí cần thiết. Nếu tôi hồi tưởng lại một hành độrng còn xa hơn, cách đây mười năm và hơn nữa, thì những hậu quả của nồ đối với tôi sẽ còn hiển nhiên hơn nữa, và tôi sẽ khó lòng hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có hành động ấy. Tôi càng đi xa hơn vào kỷ niệm hay vào những suy luận về tương lai - đằng nào cũng thế thôi - thì những kết luận của tôi về tính tự do của hành động lại càng trở nên đáng ngờ.

Trong lịch sử, ta cũng thấy mức độ chắc chắn của sự tham gia của ý chí tự do vào những công việc của con người tãng hay giảm theo cái cấp số ấy. Một biến cố vừa xảy ra, thì ta có cảm tưởng đó hiển nhiên là kết quả hành động của tất cả những con người mà ta được biết, nhưng hễ biến cố này xảy ra đã lâu thì ta chỉ thấy những hậu quả tất yếu của nó, chứ ngoài ra không còn thấy gì nữa. Và ta càng lùi về quá khứ mà khảo sát các biến cố thì nhtng biến cố này càng có vẻ ít tự do.
     
Cuộc chiến tranh Áo - Phổ đối với ta là hậu quả tất yếu của những hành động xảo quyệt của Bixmac v.v.
     
Những cuộc chiến tranh của Napoléon đối với ta hình như là sản phẩm của ý chí của một vài vị anh hùng tuy ở đây vấn đề đã ở chỗ đáng ngờ. Nhưng với thập tự quân thì ta đã thấy đó là một biến cố chiếm một vị trí nhất định, vá thiếu nó thì không thể nào hình dung nổi lịch sử cận đại châu Âu, tuy nhiên, các nhà biên niên sử viết về cuộc viễn chinh ấy đã nhận định đó là sản phẩm của ý chí một vài người. Còn khi nói đến sự di chuyển của các dân tộc, thì ngày nay không còn ai có ý nghĩ rằng sở dĩ thế giới châu Âu phục hưng là do sở thích của Attila(1). Ta càng lùi về quá khứ của lịch sử thì quyền tự do của những con người tham gia vào biến cố đáng ngờ và quy luật của tính tất yếu càng hiển nhiên.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #803 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:16:32 pm »

3. Căn cứ thứ ba là mức độ ta có thể nắm được mối liên hệ nhân quả vô tận, vốn là một yêu cầu tất yếu của lý trí, và ngoài cái chuỗi nhân quả vô tận này, mỗi hiện tượng mà ta hiểu được, và do đó mỗi hành động của con người, đều phải có một vị trí nhất định, đều phải là hậu quả của những hành động đã xảy ra và là nguyên nhân của những hành động kế tiếp nhau.
     
Trên cơ sở này ta thấy hành động của ta và của những người khác càng có vẻ ít tự do và ít lệ thuộc vào sự tất yếu nếu ta hiểu rõ hơn những quy luật sinh lý, tâm lý, lịch sử rút ra từ sự quan sát mà con người phải phục tùng, và nếu ta nghiên cứu một cách chính xác hơn nguyên nhân sinh lý, tâm lý hay lịch sử của hành động. Mặt khác hành động được quan sát càng đơn giản và tính cách, trí tuệ của con người hành động càng ít phức tạp, thì đối với người ấy càng ít tự do và càng lệ thuộc vào sự tất yếu.
     
Khi ta tuyệt nhiên không hiểu nguyên nhân của một hành động dù đấy là một tội ác, một việc thiện hay một hành động vô thưởng vô phạt về mặt đạo đức, thì ta sẽ thừa nhận rằng trong hành động này phần tự do chiếm ưu thế. Nếu đó là một tội ác thì trước hết ta yêu cầu phải trừng phạt, nếu đó là một việc thiện thì ta tán thưởng.

Còn trong trường hợp hành động vô thưởng vô phạt thì ta cho rằng ở đây có một tính cá biết độc đáo và tự do hơn cả. Nhưng chỉ cần biết một nguyên nhân trong vô số nguyên nhân, là ta sẽ thừa nhận một phần tất yếu nào đó và bớt đòi hỏi trừng phạt tội ác, ta sẽ thấy việc thiện bớt giá trị và hành động mà trước đây ta cho là độc đáo sẽ bớt tính tự do. Nếu một tên tội phạm vốn được nuôi dưỡng ở giữa những kẻ gian phi, thì tội ác của nó sẽ nhẹ bớt. Sự hy sinh của một người cha, hay một ớgười mẹ, một sự hy sinh có thể được báo đáp, đối với ta sẽ dễ hiểu hơn là tinh thần hy sinh không có lý do, cho nên ta thấy nó không đáng quý bằng và ít tự do hơn. Một người sáng lập tôn giáo, chính đáng, hoặc một nhà phát minh sẽ ít làm cho ta ngạc nhiên hơn khi chúng ta hiểu được hoạt động của họ đã được chuẩn bị như thế nào và do cái gì thúc đẩy.
     
Nếu ta có nhiều kinh nghiệm, nếu sự quan sát của ta luôn luôn hướng tới chỗ khám phá những quan hệ nhân quả trong những hành động của con người, thì ta càng liên hệ được một cách đúng đắn kết quả với nguyên nhân, và những hành động này đối với ta càng có vẻ tất yếu và càng bớt tự do. Nếu những hành động khảo sát lại đơn giản, và ta có một số lượng đồ sộ những hành động tương tự để quan sát thì quan niệm của ta về tính tất yếu của những hành động lủa sẽ càng rõ rệt hơn. Hành động bất chính của đứa con của một người cha bất chính, hành động xấu xa của một người đàn bà bị đẩy vào một môi trường xấu xa, việc một người nghiện rượu trở lại với cố tật của mình v.v. là những hành động mà ta càng hiểu rõ nguyên nhân thì lại càng thấy nó ít tự do. Nếu con người mà ta phân tích hành động lại ở một trình độ phát triển thấp nhất về trí tuệ, như một đứa trẻ, một người điên, một thằng ngốc, thì một khi đã biết những nguyên nhân của hành động và tính chất đơn giản của tính cách, trỉ tuệ ta sẽ thấy ở đây có một phần tất yếu rất lớn và một phần tự do rất nhỏ, đến nỗi một khi đã biết được nguyên nhân sẽ gây nên kết quả là chúng ta có thể đoárl trước được hành động.
     
Chính dựa trên ba căn cứ ấy mà trong tất cả các pháp luật đều có những trường hợp miễn tội và giảm tội. Trách nhiệm có vẻ lớn hay nhỏ là tuỳ ở chỗ người ta biết được ít hay nhiều về hoàn cảnh của người bị xét xử trong khi phạm tội, tuỳ khoảng thời gian từ lúc hành động đến lúc xét xử dài hay ngắn và tuỳ ở chỗ ta hiểu biết nhiều hay ít nguyên nhân của hành động.

==========================================================

Chú thích:

(1) Vua Hung nô, khét tiếng tàn ác đã đánh bại các vua chúa châu Âu và châu Á đem quân đến biên giới Pháp. Chết ở Hung năm 453.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #804 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:17:15 pm »

Phần XVII
Chương - 10

Như vậy, quan niệm của ta về vấn đề tự do và tất yếu giảm bớt hay tăng thêm tuỳ theo mức độ liên hệ giữa hành động với thế giới bên ngoài, tuỳ theo khoảng cách về thời gian và tuỳ theo mức độ lệ thuộc vào những nguyên nhân trong đó ta sẽ xét một hiện tượng của đời sống con người.
     
Cho nên nếu ta xét trường hợp của một người mà những mối liên liên hệ với thế giới bên ngoài đều được biết một cách rõ tệt nhất, khoảng cách về thời gian giữa lúc hành động xảy ra và lúc ta phê phán xa nhất, và những nguyên nhân của hành động ấy dễ hiểu nhất, thì ta có cảm tưởng là trong hành động này phần tất yếu sẽ tăng lên đến mức độ tối đa và phần tự do sẽ hạ xuống đến mức tối thiểu. Nhưng nếu ta xét một con người ít liên hệ nhất đến nhữgg điều kiện bên ngoài, nếu thời gian hành động của người ấy xảy ra gần hiện tại nhất và những nguyên nhân của hành động đền không thể hiểu được, thì ta sẽ thấy phần tất yếu hạ xuống mức tối thiểu và phần tự do tăng lên đến mức tối đa.
     
Nhưng trong cả hai trường hợp này, dù ta có thay đổi quan điểm đến đâu, dù ta xác định được mối liên hệ giữa con người với thể giới bên ngoài đến mức nào, hay dù chúng ta có hiểu rõ mối quan hệ này đến đâu, dù ta có thế tăng thêm hay rút ngắn thời gian, hiểu hay không hiểu những nguyên nhân, ta cũng sẽ không bao giờ quan niệm được một tình trạng tự do hoàn toàn, hay một tình trạng tất yếu hoàn toàn.
     
1. Dù ta có quan niệm của con người thế nào cũng chịu sự quy định của chính thân thể của nó và của ngoại cảnh. Tôi giơ cánh tay lên rồi buông nó xuống. Cử động của tôi có vẻ tự do, nhưng nếu tôi tự hỏi liệu tôi có thể giơ tay đủ mọi chiều hay không thì tôi sẽ thấy rằng tôi đã giơ tay theo chiều mà cử chỉ này gặp ít cản trở nhất, xét về phương tiện những sự vật chung quanh tôi cũng như về cách cấu tạo thân thể của tôi. Sở dĩ tôi chỉ chọn một chiều trong số tất cả các chiều có thể có thì đó là vì ở chiều này tôi gặp ít cản trở nhất. Muốn quan niệm con người tự do là phải quan niệm nó ở ngoài không gian và điều đó dĩ nhiên là không thể được.
     
2. Dù có thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi phê phân ta cũng sẽ không bao giờ đi đến khái niệm tự do trong thời gian. Bởi vì, nếu tôi xét một hành động xảy ra cách đây một giây thì tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng hành động này không phải tự đó bởi vì nó gắn liền với giây phút trong đó nó được thực hiện. Tôi có thể giơ tay lên được không? Tôi giơ nó lên, nhưng tôi tự hỏi: tôi có thể giơ nó lên trong giây lát vừa qua được không? Để tự làm cho mình tin chắc điều đó tôi không giơ cánh tay trong giây lát tiếp theo.
       
Nhưng tôi đã không giơ nó lên đúng ngay lúc mà tôi nêu ra vấn đề tự do. Thời gian đã qua và tôi không có cách nào giữ nó lại. Cánh tay mà lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí trong đó tôi đã thực hiện cử động ấy không phải là bầu không khí quanh tôi bây giờ và không phải là cánh tay tôi giơ đang nằm yên. Giây phút trong đó cử động trước kia đã được thực hiện bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm một cử động duy nhất, và bất kỳ cử động ấy là cở động gì, nó cũng chỉ có thể là một cử động duy nhất. Việc tôi không giơ cánh tay lên trong giây phút tiếp theo không hề chứng minh rằng tôi không thể giơ nó lên trong giây phút trước. Và bởi vì tôi chỉ có thể làm một cử động trong một giây phút nhất định, cho nên nó không thể nào là cử động khác. Muốn quan niệm cử động này tự do thì phải hình dung nó ở trong hiện tại, ở giới hạn giữa quá khứ và tương lai nghĩa là ở ngoài thời gian, và điều đó không thể nào có được.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #805 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:17:47 pm »

3. Sự khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của một hành động có tăng lên đến đâu nữa, ta cũng không bao giờ hình dung ra được một sự tự do tuyệt đối nghĩa là không có nguyên nhân.
Nguyên nhân của sự biểu hiện ý chí ở trong bất kỳ hành động nào của ta hay của người khác có khó hiểu đến đâu chăng nữa thì yêu cầu đầu tiên của lý trí chúng ta cũng vẫn là phải giả thiết và phải tìm cái nguyên nhân mà nếu không có nó thì người ta không thể quan niệm được bất kỳ hiện tượng nào. Tôi giơ cánh tay lên để làm một hành động độc lập đối với mọi nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện một hành động không có nguyên nhân lại là nguyên nhân của hành động đó.
     
Nhưng dù có giả định rằng có một con người hoàn toàn thoát ly khỏi mọi ảnh hưởng, dù có xét một hành động của con người đó ngay trong lúc nó được thực hiện, mà không gắn liền với một nguyên nhân nào, và thừa nhận một sự tất yếu vô cùng bé chỉ bằng con số không, ta cũng không bao giờ đi đến chỗ quan niệm được quyền tự do tuyệt đối của con người thoát ra khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài, ở ngoài thời gian và không liên quan đến một nguyên nhân nào cả thì không còn là con người nữa.
     
Cũng vậy, ta không thể nào hình dung được một hành động của con người xảy ra không có chút tự do nào và chỉ lệ thuộc vào luật tất yếu mà thôi.
     
1. Sự hiểu biết của ta về những điều kiện không gian trong đó một con người sống có tăng lên đến đâu đi nữa thì nó cũng không bao giờ hoàn toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này vô cùng lớn cũng như không gian là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều kiện, tất cả những ảnh hưởng tác động đến con người, cho nên khôngcó tất yếu hoàn toàn mà vẫn còn một phần tự do nào đó.
       
2. Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách từ khi một hiện tượng xảy ra cho đến khi ta phê phán nó, thì khoảng này bao giờ cũng có hạn, trong khi thời gian thì lại vô cùng, cho nên về mặt này cũng vẫn không bao giờ có tất yếu hoàn toàn.
     
3. Dù ta có hiểu rõ đến cái quan hệ nhân quả của một hành động ta cũng không bao giờ có thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì nó là vô tận, ta không bao giờ có thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối. Không những thế, mà ngay dù ta có thừa nhận một phần tự do cực nhỏ ngang bằng với số không và cho rằng trong những trường hợp như một người hấp hối, một cái bào thai, một thằng ngốc, hoàn toàn không có tự do, thì ta cũng sẽ do đó mà thủ tiêu ngay cả bản thân khái niệm về con người mà chúng ta đang khảo sát, bởi vì đã không có tự do thì cũng không còn là con người nữa. Cho nên không thể nào hình dung một hành động của con người chỉ phục tùng quy luật của tất yếu mà thôi, không còn chút tự do nào cả, cũng như không thể hình dung hành động ấy là hoàn toàn tự do.
     
Vậy thì muốn hình dung hành động của con người chỉ phục tùng quy luật tất yếu, không có tự do, ta phải giả thiết rằng mình biết được một số lượng vô tận những điều kiện trong không gian.

Một khoảng không gian vô tận và một chuỗi quan hệ nhân quả vô tận.

Để hình dung được con người hoàn toàn tự do, không phục tùng quy luật tất yếu ta phải hình dung nó một mình ở ngoài không gian, ngoài thời gian và không lệ thuộc vào những mối liên hệ nhân quá.

Trong trường hợp thứ nhất nếu có thể có tất yếu mà không có tự do, thì ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng bản thân sự tất yếu tức là đi đến một hình thức không có nội dung.
     
Trong trường hợp thứ hai, nếu có thể có tự do mà không có tất yếu thì ta sẽ đi đến tự do vô điều kiện, ở ngoài không gian, ngoài thời gian và ngoài sợi dây nhân quả, và chính nó vì nó vô điều kiện và không có gì hạn chế cho nên thứ tự do ấy sẽ không là cái gì hết hay sẽ chỉ là một nội dung không có hình thức.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #806 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:18:29 pm »

Tóm lại, ta sẽ đi đến hai cơ sở sau đây làm nên toàn bộ thế giới quan của con người: thực chất không thể hiểu được cuộc sống và những quy luật quy định cái thực chất ấy, Lý trí nói: 1. Không gian với tất cả những hình thái khiến cho nó có thẻ thấy được - tức là vật chất - là vô tận và không thể quan niệm một cách nào khác. 2. Thời gian là một sự vận động vĩnh viễn không giây phút nào ngừng và không thể quan niệm cách nào khác. 3. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả không thể có khởi điểm cũng không thể có kết thúc.
   
Ý thức nói:
     
1. Tôi chỉ tồn tại một mình và tất cả những cái gì tồn tại chẳng qua chỉ là tôi mà thôi, như vậy, tôi bao gồm cả không gian.
   
2. Tôi đo thời gian vận động bằng một giây phút im lìm của hiện tại trong đó tôi có ý thức rằng mình đang sống, như vậy, tôi ở ngoài thời gian, và
     
3. Tôi ở ngoài mọi nguyên nhân bởi vì tôi cảm thấy tôi là nguyên nhân của mọi hình thức biểu hiện sự sống của tôi.

Lý trí biểu hiện những quy luật của tất yếu. Ý thức biểu hiện bản chất của tự do.
     
Tự do không bị hạn chế là bản chất của sự sống ở trong ý thức của con người. Tất yếu không có nội dung là lý trí của con người với ba hình thức của nó.
     
Tự do là cái mà người ta khảo sát. Tất yếu là cái được khảo sát.
     
Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức.
     
Chỉ có bằng cách tách rời hai nguồn gốc nhận thức liên quan với nhau như nội dung và hình thức, người ta mới đi đến những khái niệm tách rời nhau, bài trừ nhau và không thể hiểu được là tự do và tất yếu Chỉ có cách kết hợp cả hai, ta mởí đi đến một khái niệm rõ rệt về sự sống của con người. Không có hai khái niệm này vốn kết hợp với nhau và quy định lẫn nhau cũng như nội dung và hình thức, thì không thể nào quan niệm được sự sống.
     
Tất cả những điều ta biết được về sự sống của con người chỉ là một quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu, nghĩa là giữa ý thức và những quy luật của lý trí.
     
Tất cả những điều ta biết được về thế giới tự nhiên ở bên ngoài chẳng qua chẳng qua chỉ là một quan hệ nào đó của những lực lượng cta tự nhiên với tính chất hay là quan hệ của bản chất sự sống với những quy luật.
     
Những lực lượng của cuộc sống tự nhiên đều ở ngoài ta và ở ngoài nhận thức của ta, và ta gọi nó là trọng lực, quán tính, điện lực, sinh lực v.v. Nhưng sức sống của con người thì ta ý thức được, và gọi nó là tự do.
     
Nhưng nếu lực hấp dẫn từ bản thân no không thể hiểu được mặc dầu ai cũng cảm thấy, và ta chỉ có thể hiểu được nó trong chừng mực ta hiểu được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ tri thức đầu tiên biết rằng vật thể nào cũng có lượng cho đến luật Newton), thì ta cũng chỉ hiểu được sức mạnh của tự do, tự bản thân nó vốn không thể hiểu được nhưng ai cũng nhận thấy, trong chừng mực ta biết được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ cái sự thực là người nào rồi cũng chết cho đến những quy luật kinh tế hay lịch sử phức tạp nhất).
   
Mọi hiểu biết đều chỉ là việc quy bản chất của sự sống về những quy luật của lý trí.
     
Tự do con người khác với bất cứ sữc mạnh nào khác ở chỗ con người có ý thức về sức mạnh này, nhưng đối với lý trí, thì nó không khác bất kỳ sức mạnh nào. Những sức mạnh như trọng lực, điện lực hay áp lực hoá học chỉ khác nhau ở chỗ có được lý trí xác định một cách khác nhau:
     
Cũng vậy, sức mạnh của sự tự do của con người đối với lý trí chỉ khác những sức mạnh khác của tự nhiên ở cái cách xác định mà lý trí dành cho nó. Tự do mà tách rời tất yếu, tức là không có những quy luật của lý trí quy định nó, thì không khác gì trọng lực, nhiệt lực hay sức phát triển của thảo mộc, đối với lý trí nó chỉ là một cảm giác khoảnh khắc, không thể xác định được của sự sống.
     
Và nếu bản chất không thể xác định được của sức mạnh làm cho các thiên thể di động, bản chất không thể xác định được của nhiệt lực, của điện lực hay của áp lực hoá học, của sự sống, là nội dung của thiên văn học, của vật lý học, củá hoá học, của thực vật học, của động vật học v.v, thì bản chất của sức mạnh của tự do cũng chính là nội dung của sở học. Nhưng đối tượng của môi khoa học là hình thức biểu hiện của cái bản chất này chỉ có thể là đối tượng của siêu hình học. Cũng vậy hình thức biểu hiện sức mạnh của tự do con người trong không gian, trong thời gian và sự lệ thuộc vào sợi dây nhân quả chính là đối tượng của sử học, còn bản thân tự do lại là đối tượng của siêu hình học.
   
Trong các khoa học thực nghiệm ta gọi cái mà ta biết được là những quy luật tất yếu, còn cái không thể biết được thì ta goi là sức sống. Sức sống chỉ biểu hiện của cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về bản chất sự sống.
     
Cũng vậy, trong sử học ta gọi cái gì biết được là quy luật của tất yếu cái gì chưa biết là tự do. Đối với sử học, tự do chỉ là biểu hiện cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về những quy luật của đời sống con người.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #807 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:19:16 pm »

Phần XVII
Chương - 11

Sử học nghiên cứu những biểu hiện của tự do của con người trong mội liên hệ với thế giới bên ngoài, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả, tức là xác định sự tự do này bằng những quy luật của lý trí, chính vì thế, sử học chỉ là một khoa học trong chừng mực tự do này bị những quy luật này quy định.

Đối với sử học, vấn đề thừa nhận quyền tự do của con người với tính cách một sức mạnh có thể ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử (tức là không lệ thuộc vào quy luật), cũng giống như vấn đề thừa nhận hiện tượng tự do vận động của những thiên thể đối với thiên văn học.

Thừa nhận vấn đề tức là loại trừ khả năng tồn tại của quy luật, tức là loại trừ mọi hiểu biết. Nếu quả có một vật có thể vận động tự do, dù chỉ là một mà thôi, thì những quy luật của Keple và của Newton sẽ không tồn tại nữa và sẽ không còn một khái niệm gì về sự vận động của các thiên thể. Nếu có một hành động tự do duy nhất của con người thì sẽ không còn một quy luật lịch sử nào và sẽ không có một khái niệm gì về những biến cố lịch sử. Đối với lịch sử ý chí của con người vận động theo những con đường mà một đầu mối mất hút vào một nơi nào huyền bí, còn đầu kia, tức là ý chí về tự do của con người trong hiện tại, thì di động trong không gian, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả.

Phạm vi sự vận động này càng mở rộng trước mắt ta, thì những quy luật của nó càng hiển nhiên. Phát hiện và giải thích những quy luật này là nhiệm vụ của sở học.

Nếu xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng của khoa học hiện nay, nếu đi theo con đường của nó mà tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng ở trong ý chí tự do của con người, thì không thể nào phát hiện được những quy luật này. Dù ta có hạn chế tự do của con người đến đâu, hễ ta thừa nhận nó là một sức mạnh không phục tùng các quy luật, thì không thể nào có sự tồn tại của quy luật nữa.

Chỉ trong chừng mực hạn chế tự do này đến cùng cực, nghĩa là chỉ xem nó như là một lượng lực cực bé, ta mới có thể tin rằng ta tuyệt đối không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không tìm nguyên nhân mà tự đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm những quy luật.

Việc đi tìm những quy luật đã bắt đầu từ lậu và những phương pháp tư tưởng mà sử học phải tiếp thu hình thành cùng một lúc với quá trình tự thủ tiêu của sở học cũ trong khi cứ phân tích ngày càng chí lý thêm mãi nguyên nhân của các hiện tượng.

Tất cả các khoa học của loài người đều đã đi theo con đường này.  Một khi đi đến cái vô cùng bé, toán học, khoa học chính xác nhất vứt bỏ phương pháp phân tích để dùng phương pháp mới là phương pháp tổng hợp những yếu tố vô cùng nhỏ chưa biết. Trong khi từ bỏ khái niệm nguyên nhân, toán học tìm một quy luật, tức là tìm những thuộc tính chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé chưa biết.

Các khoa học khác cũng theo con đường này, tuy dưới một hình thức khác. Khi Newton nêu lên công thức về lực hấp dẫn ông ta không nói rằng một mặt trời hay quả đất có thuộc tính hấp dẫn một vật khác ông ta nói mọi vật thể từ những vật lớn đến những vật nhỏ nhất đều có thuộc tính hấp dẫn nhau, tức là trong khi gạt bỏ vấn đề nguyên nhân vận động của các vật thể, ông ta đã đưa ra một thuộc tính chung cho tất cả các vật thể, từ những vật vô cùng lớn, đến những vật vô cùng bé. Các khoa học tự nhiên cũng làm như vậy: gạt bỏ nguyên nhân để đi tìm quy luật. Sử học cũng đi theo con đường ấy Nếu đối tượng của nó là nghiên cứu sự vận động của các dân tộc và của nhân loại chứ không phải lniêu tả những giai đoạn trong đời sống của một vài cá nhân, thì lló cán phải gạt bỏ khái niệm nguyên nhân để đi tìm những quy luật chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé, bằng nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #808 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 03:20:31 pm »

Phần XVII
Chương Kết

Ngay từ khi hệ thống của Copernic được phát hiện và chứng minh, chỉ riêng việc thừa nhận quả đất quay chứ không phải mặt trời quay đã thủ tiêu toàn bộ nền vũ trụ học của người cổ đại. Người ta có thể bác bỏ hệ thống này và giữ quan niệm cũ về sự vận động của các thiên thể, nhưng nếu không bác bỏ nó thì hình như không thể nào tiếp tục nghiên cứu "các thế giới" của Ptoleme. Tuy nhiên, ngay sau khi quy luật của Copernic được phát hiện, "các thế giới" của Ptoleme vẫn được tiếp tục được nghiên cứu trong một thời gian dài.
     
Từ khi có người nêu ra và chứng minh rằng một số người sinh và số tội ác đều do những quy luật toán học chi phối, rằng có những điều kiện địa lý và chính trị kinh tế quy định những hình thức chính phủ nhất định, rằng những quan hệ nhất định giữa cư dân và đất đai gây nên những sự vận động của dân tộc, thì từ đó những cơ sở cũ của sử học đã bị phá huỷ ngay trong bản chất của nó.
     
Người ta có thể bác bỏ những quy luật mới để duy trì quan hệ cũ về lịch sử, nhưng nếu chưa bác bỏ được những quy luật ấy thì hình như không thể tiếp tục nghiên cứu những biến cố lịch sử với tính cách sản phẩm của ý chí tự do của con người. Vì nếu một hình thức chính phủ nào đó của các dân tộc diễn ra là do những điều kiện địa lý, nhân chủng hay kinh tế nhất định, thì ý, chí của những người mà ta tưởng là đã thiết lập hình thức của chính phủ hay tạo nên sự vận động của các dân tộc không còn có thể coi là một nguyên nhân nữa.
   
Ấy thế mà khoa sử học cũ vẫn tiếp tục được nghiên cứu song song với những quy luật của thống kê học, của địa lý, của chính trị kinh tế học, của ngôn ngữ học so sánh, của địa chất học là những khoa học mâu thuẫn hẳn với những luận điểm của sử học.
     
Trong triết học tự nhiên giữa những quan điểm cũ và những quan điểm mới đã diễn ra một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go.
     
Thần học bảo vệ những quan điểm cũ và tố cáo những quan điểm mới là phá hoại sự thần khải. Nhưng đến khi chân lý thắng lợi, thần học lại được xây dựng lại vững vàng trên cơ sở mới.
     
Cuộc đấu tranh ngày nay giữa quan niệm cũ và quan niệm mới trong sử học cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go như vậy, và thần học vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm cũ và tố cáo quan điểm mới là thủ tiêu sự thần khải.
   
Trong trường hợp này cũng như trong trường hợp trên, cuộc đấu tranh làm cho cả hai bên đều say sưa mải mê và không nhìn thấy chân lý. Một bên thì sợ hãi và thương tiếc toà nhà đã được xây dựng từ bao nhiêu thế kỷ, một bên thì lại thiết tha muốn phá hoại.
     
Những kẻ phản đối những chân lý mới xuất hiện ở trong triết tự nhiên tưởng rằng nếu họ thừa nhận những chân lý này thì sẽ mất lòng tin vào Thượng đế, vào sự sáng tạo thế giới, vào thần ích của Joxue(2), con của Naum. Còn những người bảo vệ những quy luật của Copernic và của Newton, như Volter chẳng hạn, thì tưởng rằng những quy luật của thiên văn học tiêu huỷ tôn giáo, Volter sở dụng những quy luật về trọng lực làm vũ khí chống lại tôn giáo.
     
Ngày nay cũng vậy, người ta tưởng chừng như chỉ cần thừa nhận quy luật về tính tất yếu là những quan niệm về linh hồn, về điều thiện, điều ác, và tất cả những thể chế của nhà nước và của nhà thờ xây dựng trên quan niệm đó đều phải sụp đổ.
     
Ngày nay cũng vậy, những người bảo vệ về tính tất yếu đã dùng quy luật này làm một vũ khí chống lại tôn giáo như Volter làm trước kia, song cũng như định luật về tính tất yếu trong lịch sử, thực ra không những không thủ tiêu mà thậm chí còn củng cố cái cơ sở trên đó các thể chế của nhà nước và của nhà thờ được xây dựng.
     
Vấn đề đặt ra sử học ngày nay cũng hệt như vấn đề đặt ra cho thiên văn học trước kia, sự khác nhau về quan điểm chung quy là ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận một đơn vị tuyệt đối dùng làm thước đo chung cho những hiện tượng có thể thấy được. Trong thiên văn học đó là sự im lìm bất động của quả đất, trong sử học thì đó là sự độc lập của con người - tức là tự do của ý chí.
     
Đối với thiên văn học cái khó trong việc thừa nhận sự vận động của trái dất là ở chỗ cần phải vứt bỏ tri giác trực tiếp của ta về sự im lìm bất động của trái đất và sự vận động của các tinh tú. Đối với sử học cũng vậy, cái khó trong việc thừa nhận hiện tượng con người phục tùng những quy luật của không gian, thời gian và luật nhân quả là ở chỗ cần phải vứt bỏ cảm giác trực tiếp của mỗi chúng ta về sự độc lập của nhân cách mình. Trong thiên văn học cũng vậy, quan điểm mới nói "Quả nhiên ta không cảm giác được vận động của quả đất nhưng nếu ta cho rằng nó đứng yêu thì ra sẽ đi đến một kết luận phi lý, trái lại nếu thừa nhận sự vận động cũủ nó mà ta không cảm thấy, thì ta sẽ đi đến những quy luật". Quan điểm mới về lịch sử cũng nói như vậy: "Quả ta không cảm thấy mình lệ thuộc, nhưng nếu ta cho rằng mình tự đi thì ta sẽ đi đến chỗ phi lý, trái lại nếu ta thừa nhận rằng mình lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, vào thời gian và luật nhân quả thì ta đi đến những quy luật".
     
Trong trường hợp thứ nhất cần phải từ bỏ cái cảm giác về sự im lìm bất ộng trong không gian, và thừa nhận một sự vận động mà ta không cảm giác được. Trong trường hợp thứ hai cũng thế, ta cũng cần phải từ bỏ cái tự do mà ta ý thức được và thừa nhận một sự lệ thuộc mà ta không cảm thấy.

=======================================================

Chú thích:

(1) Copernic (1473 - 1543), nhà thiên văn học Ba Lan đã chứng minh mặt trời là trung tâm của thái dương hệ và quả đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời

(2) Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch trước khi trời tối.

                                         
HẾT
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM