Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Odessa Tổ chức những cựu thành viên SS của Hitler  (Đọc 18210 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2018, 08:08:45 pm »

       
        Brandt cau mày :

        «Bạn nhớ dùm tôi điều này nhé. Chúng tôi rất bận. Bạn biết có bao nhiêu người tên Marx tại Hamburg này thôi không ? Độ vài trăm tên, nhưng chỉ mới thấy liệt kê trong niên giám điện thoại thôi. Chúng tôi có thể bỏ ra hàng tuần,
hàng tháng để tìm tên Marx của Tauber sao ?»

        « Bạn có thể cho tôi chừng ấy thôi ?» Miller hòi.

        « Chừng ấy thôi, vì tôi chỉ biết có chừng ấy. Nếu bạn muốn tìm ra Marx, mời bạn tự tiện !»

        « Cám ơn ông Thanh Tra. Rồi tôi sẽ tìm ra Marx cho ông lác mắt luôn.» Miller nói.

        Hai người bắt tay nhau. Brandt bước xuống xe vô nhà.

        Sáng hôm sau Miller đi viếng ngôi nhà Tauber đã sống những ngày còn lại trong đời. Một người đàn ông hơn bốn mươi tuổi mở cửa tiếp Miller.

        « Chào bác ! Chắc bác là chủ căn phố này ?»

        Người đàn ông nhìn Miller từ trên xuống dưới, khẽ gật đầu. Người tên này hôi như cú.

        « Cách đây vài hôm có người tự tử trong phòng thuê của bác ?» Miller hỏi.

        «Chú em là «cớm» hả ?»

        « Không ! Tôi chỉ lả một anh phóng viên thôi.» Miller nói xong chìa thẻ hành sự ra cho người này xem.

        « Tôi không có gì mới lạ để cho chú em biết cả !»

        Miller dúi một tờ giấy bạc mười Đức Kim vô tay hẳn và không thấy hắn phản đối.

        « Tôi chỉ muốn nhìn sơ qua căn phòng của cụ già ấy. được không ?)>

        « Tôi cho người khác thuê rồi !»

        « Đồ đạc của Tauber bác cất đâu rồi ?»

        « Đàng sau hè. Không còn gì có thể dùng được !»

        Mớ đồ đạc còn lại của người quá cố được chất đống cạnh hàng rào, gồm có một chiếc máy đánh chữ cũ, hai đôi giày, một lô quần áo cũ rách, một chồng sách và một chiếc khăn trắng mà Miller nghi có liên hệ gì đó với tôn giáo của lão. Chàng lục lội hết mọi thứ, những không tìm ra dấu vết gì liên hệ đến Marx cả.

        « Bấy nhiêu đây thôi sao ?»

        « Chi chừng này thôi» người chủ phố đáp.

        « Bác có người nào mướn phòng tên Marx không ?»

        « Không !»

        « Bác quen biết ai tên Marx không ?»

        « Khỏng biết !»

        « Bác thấy lão Tauber có bạn bè nào đến thăm không ?»

        « Tôi không được biết ! Hình như hẳn sống cô độc. Đi đi về về vào những giờ bất thường. Chắc hắn ta «mát» quá, nhưng hắn được lắm. Trả tiền phòng đều đặn, đúng ngày, và không bao giờ gây rắc rối cho ai cả.»

        « Có bao giờ bác gặp lão Tauber với một người nào khác không ?»

        « Không bao giờ. Lão hình như không có bạn bè. Không làm cho ai ngạc nhiên cả. Cả ngày chỉ nói lẩm bẩm cho một mình mình nghe. Đúng là tên già điên»

        Miller rời khỏi căn phố, đi bộ dọc bên đường, hỏi thăm dân chúng hai bên lề. Một số người nhớ rõ đã thấy Taưber đi đi về về, nhưng luôn luôn lão đi một mình.

        Trong ba ngày liên tiếp, Miller lần mò khắp khu phố, hỏi han người bán sữa, bà chủ tiệm chạp phô, lão mập bán thịt, cô chủ quán rượu, và hình như Miller đã chất vấn hầu hết mọi khuôn mặt « có thẩm quyền » trong khu xóm, nhưng không ai cho chàng một tin tức nào mới mẻ về Tauber và Marx cả.

        Vào chiều hôm thứ tư, chàng bắt gặp một đám trẻ nhỏ đang chơi banh trước khu đất trống gần nhà kho.

        « Ông nói sao ? Lão già Do Thái đó hả ? Solly khùng ?» Đứa bé «xếp» bọn trẻ trả lời Miller. Đám còn lại bao quanh chàng phóng viên.

        « Đúng rồi ! Solly khùng !»

        « Ông già Solly đó điên !» Một đứa bé trong đám lên tiếng. «Lão thường đi như thế này !» Và hắn bắt chước dáng đi thất tha thất thểu của Tauber, làm cả đám cười vang lên.
       
        « Có em nào thấy Solly đi với một người nào khác không ?» Miller hỏi. «Hoặc thấy lão nói chuyện với ai không ? Một người đàn ông nào đó ?»

        « Ông muốn biết chi vậy ?» Đứa xếp hỏi chàng, đầy nghi ngờ.

        Hắn nói thêm : «Bọn cháu đâu có làm gì hại Solly đâu ?»

        Miller búng đồng tiền năm Mark lên xuống lòng bàn tay. Tám cặp mắt nhìn đồng tiền một cách thèm thuồng. Tám chiếc đầu lắc nhẹ. Miller thất vọng ngoảnh mặt bước đi.

        « Ông ơi!»

        Chàng ngừng chân lại. Đứa bé nhất chạy về phía chàng.

        « Có lần cháu thấy Solly với một người đàn ông. Họ nói chuyện với nhau lâu lắm. Họ vừa ngồi vừa nói chuyện».

        « Ngồi đâu ?».

        « Gần mé sông. Chỗ có đám cỏ cao. Họ ngồi trên ghế đá.»

        « Người đàn ông già hay trẻ ?».

        « Già lắm. Tóc bạc nhiều lắm. »

        Miller búng đồng tiền cho đứa bé chụp, không mấy tin lời nó, nhưng vẫn đi về hướng mé sông. Hai bên bờ đều có hơn mười chiếc ghế đá nhưng không có ai ngồi cả. Vào mùa hè sẽ có rất nhiều người ra ngồi tạt đó, dọc theo bờ sông Elbe, ngắm nhìn những chiếc tàu lớn ra vô hải cảng, nhưng vào tháng 11 này không có một ai hết.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2018, 02:52:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2018, 02:53:07 am »


        Lúc còn nhỏ, Peter đã trở về thành phố đổ nát Hamburg này sau khi tỵ nạn chiến tranh tại một nông trại ở thôn quê, và Peter Miller đã lớn lên giữa đống gạch vụn của thành phố này. Nơi chàng thường lui tới để nô đùa cho thỏa thích là khu Altona. Trí óc chàng quay về Tauber. Làm sao lão ta có thể gặp và quen Marx được ? Miller biết có điều gì thiếu sót trong sự suy diễn của mình, nhưng không tài nào khám phá ra được. Cho đến khi trở lại xe và cho xe ngừng lại một trạm để đổ xăng, câu giải đáp mới đến với chàng. Anh công nhân ứừng bơm xăng vô xe chàng cho chàng biết xăng Super đã lên giá. Anh ta đi vô trong để thối tiền để chàng ngối lại trong xe mọt minh. Mắt chàng không rời khỏi chiếc bóp đang cầm trong tay.

        Tiền ! Tiền ! Tauber đào đâu ra tiền ? Lão ta không làm việc. Lão từ chối không nhận một khoản trợ cấp bù trừ nào của Chánh phủ, nhưng vẫn có tiền để trả tiền thuê phòng, một cách đều đặn, và còn dư chút đỉnh để ăn uống nữa. Vậy chắc chắn Tauber phải có tiền hưu bổng hàng tháng, hoặc được hưởng tiền trợ cấp tàn phế không chừng ?

        Miller vội đút tiền thối vô túi và đánh xe đến ngay Ty Bưu Điện Altona. Chàng đi ngay đến quày đề chữ HƯU LIỀM.

        « Bà cho tôi biết ngày nào phát hưu không ? » Chàng hỏi một bà đứng tuồi ngồi sau quày.

        « Ngày chót của mỗi tháng. »

        « Nếu vậy thì tháng này nhằm ngày thứ bảy ? ))

        « Không. Ngoại trừ Thử Bảy và Chúa Nhật. Tiền hưu: sẽ được phát vào ngày thứ sáu trước đó một ngày, và tháng này sẽ là ngày thứ sáu tới »;

        « Phế nhân cũng lãnh tiền vào ngày này nữa sao ? »

        « Bất cứ ai có tiền hưu bổng hay trợ cấp phế nhân cũng đều lãnh tiền vào ngày chót trong tháng cả ! »

        « Lãnh tại quày này ? »

        « Phải, nếu cư trú tại Altona » Ngươi đàn bà, đáp.

        « Bà bắt đầu phát từ lúc mấy giờ ? »

        « Từ lúc Ty bắt đầu mở cửa cho đến hết giờ làm việc.»

        « Cám ơn bà nhiều lắm. »

        Sáng thứ sáu, Miller trở lại Ty Bưu điện Altona, đứng quan sát đoàn người già yếu, tàn tật, nối đuôi nhau trước quày Hưu Bổng. Chàng đứng dựa tường đối diện đoàn người để có thế điểm mặt từng người. Phần đông đều bạc đầu, nhưng vì trời lạnh nên ai cũng đều đội nón. Trước mười một giờ sáng, một người đàn ông với mớ tóc bạc như những cụm bông gòn rời khỏi Ty Bưu Điện. Tới cửa, lão đứng lại, đếm tiền một cách thận trọng, đút tiền vô túi áo bành tô, liếc nhìn quanh quất như đang muốn tìm kiếm ai. Sau đôi ba phút không thấy ai đến, lão ngoảnh mặt bước đi. Đến ngã tư đường, lão quay lưng nhìn lại phía sau. Không thấy ai theo mình, lão rẽ sang đường Museum, đi bộ về phía bờ sông. Miller rời Ty Bưu Điện đi theo sau lưng lão.

        Lão già mất hơn hai mươi phút để đi quảng đường sáu trăm thước đến Elbe Chaussee. Lão bang qua đám cỏ, tiến đến ngồi xuống một chiếc ghè đá.

        Từ phía sau lưng lão, Miller đi tới.

        « Cụ Marx ? »

        Ngưòi đàn ông với mớ tóc bạc quay người lại, không lộ vẻ ngạc nhiên, hầu như thường bị người lạ mặt nhận diện.

        « Phải », lão đáp thật trịnh trọng. « Tôi là Marx đây!»

        « Tên cháu là Miller. »

        Cụ Marx gục đầu xuống suy nghĩ.

        « Thưa cụ đợi cụ Tauber ? »

        « Phải ! » Cụ Marx đáp nhỏ.

        « Xin phép cụ cho cháu ngồi ».

        « Cậu cứ tự tiện ! »

        Miller ngồi xuống ghế đá, cạnh cụ già. Hai người già trẻ cung hướng mắt nhìn ra sông Elbe. Một chiếc tàu hàng khổng lồ đang tiến vô Hải cảng.

        « Cháu e rằng cụ Tauber đã qua đời ! » Miller nói, phá tan bầu không khí im lặng..

        Cụ già không rời mắt khỏi chiếc tàu hàng Kota Maru. Lão không để lộ lòng thương tiếc hay ngạc nhiên. Hình như cụ Marx quá chai đá rồi.

        Miller tóm tắt cho cụ Marx biết qua vể trường hợp cái chết của Tauber.

        « Cháu thầy cụ không mấy ngạc nhiên trước tin cụ Tauber tự tử ! »

        « Chuyện này tôi đã đoán biết từ lâu rồi ! Tội nghiệp ! Tauber quả là một người bất hạnh ! » CụMarx đáp.

        « Cụ Tauber có để lại một tập nhật ký, cụ biềt không ?» ! « Có. Tauber có nói qua cho tôi nghe. »

        « Cụ được đọc cuốn nhật ký này cíiưa ? »

        « Chưa. Tauber không chịu để cho ai đọc hết. Nhưng hắn thường nhắc nhở đến nó mỗi khi gặp tôi ».

        « Cháu được đọc qua nó, và cụ Tauber đã tả lại khoảng thời gian cụ ta bị giam cầm tại Riga. »

        « Tôi biết ! Tauber có nói qua là đã ở Riga ».

        « Thưa, cụ cũng từng ở Riga sao ? »
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:41:01 pm »


        Cọ già Marx quay qua nhìn Miller với cặp mắt sâu buồn.

        « Không. Tôi ở Dachau ! »

        « Thưa cụ, cháu cần cụ giúp cho một việc này. Trong tập nhật ký, cụ Tauber có nhắc đến một người, một cựu Đại úy SS tên Eduard Roschmann. Cụ Tauber có nhắc nhở đến tên này với cụ bao giờ không ?» .

        « Ồ, có chứ ! Hẳn có nói qua về Rosehmann cho tôi biết. Roschmann là lẽ sống của Tauber vì Tauber luôn luôn nuôi hy vọng sẽ có ngày lôi Roschmann ra toà án.»

        « Thưa cụ đó chính là những gì cụ Tauber đã viết trong nhật ký. Cháu là một phóng viên, và rất mong tìm hiểu thêm về Roschmann để đem hắn ra tòa. Cụ hiểu ý cháu không ? »

        «Vâng, tôi hiểu.»

        «Nhưng nếu Roschmann giờ đây không còn nữa thì hết chuyện. Cụ Tauber có cho cụ biết Roschmann còn sống hay chết rồi không ?»

        Cụ Marx im lặng trong giây lát.

        «Đại Úy Roschmann còn sống » Cụ già tóc bạc trả lời cộc lốc.

        «Hiện hắn đang tự do, không ai dám đụng đến hắn cả !»

        Miller nghiêng người qua cụ già Marx.

        «Thưa cụ, sao cụ biết được hắn còn sống ?»

        «Vì Tauber đã thấy hắn !»

        «Hồi tháng 4 năm 1945 ? Cụ Tauber có nhắc đến sự kiện gặp lại hẳn vào tháng đó trong nhật ký »

        Cạ Marx lắc đầu !

        «Không phải. Tauber mới thấy hắn hồi tháng trước đây »

        Miller không tin lời cụ Marx, cứ nhìn chăm chăm vô mắt cụ ta.

        «Tháng trước đây ? Cụ Tauber có nói gặp lại Roschmann trong trường hợp nào không ?» Miller hỏi.

        Cụ Marx cau mày cố nhớ lại.

        «Có. Tauber có lẽ ưa rảo bộ qua khắp các đường phố cho đến khuya, vì cụ ta mắc bệnh khó ngủ. Đêm đó, cụ Tauber đang đi bộ ngang qua Đại Hí Viện trên đường trở về nhà. Một đám người ăn mặc sang trọng từ nhà hát bước ra đường. Bọn họ thuộc thiểu số triệu phú. Hàng dãy tắc xi đậu trước cửa nhà hát, và Tauber nhìn rõ Roschmann bước lên một chiếc tắc xi trong số đó.»

        «Roschmann ở trong đám triệu phú đó ?»

        «Phải. Roschmann lên xe tắc xi cùng với hai người khác, ăn mặc thật sang trọng.»

        «Chuyện này hết sức quan trọng. Có thật cụ Tauber đã không nhìn lầm người khác không ?»

        «Tauber quả quyết với tôi là đúng Roschmann, chớ không ai khác !»

          «Nhưng đã hơn mười chín năm cụ Tauber chưa nhìn

        thấy Roschmann, và thế nào hẳn lại không thay đổi ? Dựa vào đâu mà cụ Tauber có thể quả quyết với cụ ?»

        «Tauber nói với tôi là đã thấy Roschmann cười.»

        «Roschmann làm sao ?»

        «Hẳn cười. Roschmann cười »

        «Sự kiện này quan hệ lắm sao ? »

        Cụ Marx gật gù.

        «Tauber cho biết là hễ ai thấy Roschmann cười rồi thì khó quên lắm. Tauber không tài nào mô tả được nụ cười của Ròschmann, nhưng khẳng định sẽ nhận ra nụ cười của hắn trong vô số những nụ cười khác.»

        «Thưa cụ tin điều này không ?»

         «Dĩ nhiên là tôi tin.»

        «Cháu cứ tin như vậy đi ! Mà cụ Tauber có nhớ số xe chiếc xe tắc xi chở Roschmann không ?»

        «Lúc đó cụ Tauber bấn loạn lên, nên không biết phải làm gì »

        «Vậy thì xui quá ! Nếu biết được số xe này thì tiện biết mấy ! Cụ Tauber cho cụ biết chuyện này hối nào vậy ?» Miller hồi.

        «Tháng trước đây, sau khi lãnh hưu xong, cũng ngay tại chiếc ghế đá này !»

        Miller đứng lên, cau mày.

        «Thưa cụ cũng biết là sẽ không ai tin câu chuyên này hết chứ ?»

        Cụ Marx ngẩng đầu lên nhìn Miller.

        «Biết. Tauber cũng biết vậy, và đó chính là lý do cụ ta tự kết thúc đời minh !»

        Tối hôm đó, Peter Milter đến thăm mẹ như thường lệ. Và như mọi khi mẹ chàng cứ lo lắng xem đứa con trai độc nhất của bà có ăn đủ no không. Mẹ Miller, dáng người mập mạp, phúc hậu, ngoài sáu mươi. Bà không thể nào hiểu được, vào tuổi của bà, tại sao đứa con độc nhất lại có thể chọn một nghề bạc bẽo như nghề phóng viên nầy.

        Tối hôm đó, bà hỏi Miller đang làm những công việc gì. Chàng nói vắn tắt cho mẹ chàng biết qua câu chuyện của Tauber, nhấn mạnh đến ý định của chàng là sẽ đi tìm cho bằng được tên Roschmann. Mẹ chàng hết sức phật lòng.

        Miller nhắm mắt, cố nuốt cho trôi đĩa đồ ăn, không muốn để ý đến những lời trách móc và khuyên răn của bà mẹ,

        «Cả ngày chạy đôn chạy đáo soi mói hành động của bọn sát nhân chưa làm hài lòng con sao ?» Mẹ chàng nói. «Và bây giờ còn muồn xí mõm vô bọn Nazi nữa sao ?» Mẹ chàng nói tiếp: «Má không biết ba con sẽ nghĩ sao nếu còn sống !»

        Một ý nghĩ thoáng qua đầu chàng.

        «Thưa má !»

        «Gì đó con ?»

        «Trong đệ nhị thế chiến — những chuyện mà bọn SS đã làm... trong những trại tập trung... Má có bao giờ nghi ngờ hay nghĩ rằng những chuyện đó có thật không?».

        Sau một thoáng im lặng mẹ chàng nói :

        «Kinh khùng lắm! Sau chiến tranh quân đội Anh bắt má và nhiều người khác phải xem qua những đoạn phim mô tả những hành động ghê gớm của bọn SS. Thôi, má không muốn nghĩ đến những chuyện này nữa !»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:56:56 pm »


        Dứt lời, mẹ chàng bỏ xuống bếp. Peter đứng phóc dậy theo sau mẹ.

        «Má còn nhớ năm 1950, khi con vừa được mười sáu tuổi và con được sang Paris nghỉ hè với một nhóm bạn học không ?»

        « Có. Má còn nhớ !»

        « Chúng con được đưa đi viếng nhà thờ Sacré Coeur. Lúc đó có một buổi lễ cầu hồn cho một ông tên Jean Moulin. Tan buổi lễ, một số người bước ra khỏi nhà thờ và lúc đó con đang đứng trò chuyện với mấy đứa bạn bằng tiếng Đức. Một người trong đám họ tiến về phía con và nhổ nước miếng vô mặt con. Con nhớ đã kể lại cho má nghe rồi. Má còn nhớ lúc đó má nói gì với con không ?»

        Bà Miller cau mày.

        « Má đã nói là người Pháp như vậy đó. Bọn họ man rợ lắm.»

        « Đúng vậy. Má không bao giờ ưa họ cả.»

        « Má biết mình đã làm gì Jean Moulin không ? Mình đã làm gì cho hắn trước khi thủ tiêu hắn không ? Con không biết, ba không biết, má cũng không biết, nhưng dân Đức, hay nói đúng hơn bọn Gestapo, mà dưới mắt người ngoại quốc đều như nhau cả, dư biết !»1

        I. Đọc «Gestapo», sắp xuất bàn.

        « Thôi đủ rồi, má không muốn nghe nữa !»

        « Ngay bây giờ con không thể nào cho má biết được. Má biết tại sao con bị nhổ nước miếng vô mặt không ? Không phải con là một tên tay sai của bọn Gestapo, mà chỉ vì con là một công dân Đức.»

        « Và con phải hãnh diện về điều này !»

        « Dĩ nhiên con rất hãnh diện được làm một công dân Đức, nhưng điều đó không có nghĩa là con phải hãnh diện về những tên Nazi, bọn SS, hay Gestapo !»

        « Ờ, có ai hãnh diện về bọn này đâu con !» Mẹ Miller nói.

        Bà Miller không mấy hài lòng khi phải cãi vã với con. Bà không thèm nói thêm lời nào nữa, bỏ ra phòng khách. Miller lẽo đẽo theo sau mẹ.

        « Xin má hiểu cho con. Trước khi chưa đọc cuốn nhật ký của ông già Tauber, con bán tín bán nghi những điều người ta nói về bọn Nazi. Nhưng bây giờ thì khác. Con đã bắt đầu sáng mắt ra, do đó con phải tìm cho bằng được con Ác Quỷ Roschmann. Công lý phải được tôn trọng !»

        Mẹ Miller ngồi xuống «đi văng», mắt rướm lệ.

        « Thôi đi con. Đừng đi bới móc dĩ vãng lên, không lợi lộc gì. Nên quên hết mọi việc này đi con, cho má nhờ !» Miller đứng đối diện lò sưởi, trên tường phía trên có treo một chiếc đồng hồ và di ảnh của cha chàng, trong bộ quân phục Đại úy Lục Quân Wehrmacht, nụ cười thoáng buồn trên môi. Bức hình được chụp lúc cha chàng về nhà nghỉ phép trước khi tiếp tục ra mặt trận.

        Sau hơn mười chín năm. Peter Miller vẫn còn nhớ rõ từng nét mặt của cha. Bây giờ dứng trước di ảnh cha, ôn lại những kỷ niệm, Peter không khỏi buồn tủi khi người mẹ cử lải nhải bên tai, nài nỉ chàng bỏ qua vụ Roschmann.

        Peter nhớ lại một tối nọ, cha chàng hớn hở về nhà báo tin cho mẹ chàng biết là cha chàng đã đầu quân vô quân đội. Peter nhớ lại lúc đó mẹ chàng khóc lóc như thế nào, làm chàng thắc mắc tự hỏi tại sao đàn bà lại có thể ngu ngốc đến độ phải khóc trước một biến cố vui vẻ như vậy. Peter nhớ lại một ngày nọ vào năm 1944 khi chàng vừa lên mười. Một sĩ quan Lục Quân Wehrmacht đến nhà báo tin cho mẹ chàng biết rằng người chồng yêu quý của bà đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc tại mặt trận miền Đông1.

        « Vã lại, vào thời buổi này ít ai thèm chú ý đến những vụ như Roschmann ai được báo chí phanh phui ra, nhất là khi báo chí cho đăng tải những chuyện gớm ghiếc do bọn SS đã làm. Không ai cám ơn con đâu, dù cho con có lôi cổ hẳn ra trước tòa đi nữa. Quá trễ rồi. Con nghe lời má, bỏ qua vụ này đi con. Má van con...» Bà Miller van nài chàng, nước mắt ràn rụa.

        Peter nhớ rất rõ cột báo với một vạch đen, ngày nào cũng như ngày nấy, nhưng cùng cột báo này đề ngày 14 tháng 10 có ghi hàng chữ : chết vì Quốc Trưởng và Tổ Quốc, Miller, Erwin, Đại úy, ngày 11 tháng 10 tại Ostland. »

        Chỉ bấy nhiêu thôi. Không cho biết chết tại đâu, lý do làm sao. Chỉ có một cái tên trong số hàng trăm hàng ngàn cái tên khác chất đầy cột báo, ngày này qua ngày khác, tháng, này qua tháng nọ, cho đến khi chánh quyền không cho phép đăng nữa, vì sợ làm tổn thương đến tinh thần cán binh. « Con còn phải nghĩ đến linh hồn của ba nữa ! Con tưởng ba con sẽ hài lòng khi đứa con trai duy nhất của ông đi lục lọi, tìm tòi những chuyện không đâu để tạo một xì căng đan mới về tội ác chiến tranh ? Chắc ba con sẽ hài lòng lắm ! » Mẹ chàng nói. Miller xích lại gần mẹ, đặt hai tay lên vai người, nhìn xuống cặp mắt buồn thảm của mẹ. Chàng cúi gập người xuống hôn nhẹ lên trán mẹ.

---------------
        I. Đọc «Hitier và mặt trận miền Đông», đang in.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:30:14 pm »


        « Má nói đúng ! Nếu ba còn sống thì chắc chuyện con làm sẽ làm cho ba hài lòng ! »

        Miller chia tay mẹ, ra xe lái thẳng về Hamburg. Cơn giận của chàng đã bắt đầu nguôi dần.

        Đối với những aỉ đã từng gặp Hans Hoffman, đều đồng ý rằng hắn thuộc « tip » chịu chơi. Ngoài tứ tuần, khuôn mặt dễ nhìn, tóc uốn dợn sóng, quần áo bảnh bao đặt tại tiệm may danh tiếng Savile Row, cà vạt toàn của Cardin, tất cả những điểm này tạo cho Hans Hoffman dáng dấp phong lưu mà chỉ có tiền mới có thể làm được. Nếu bề ngoài là yếu tố duy nhất để thành công trên đường đời, Hoffman sẽ không bao giờ trở nên một trong những chủ báo giàu và có thế lực nhất Tây Đức. Lập nghiệp sau thế chiến thứ hai với một chiếc máy in quay tay, chuyên sản xuất mẫu ấn phẩm cho Quân Đội Hoàng Gia Anh, vào năm 1949, Hoffman tung ra thị trường tuần báo bằng hình ảnh đầu tiên. Công thức của tuần báo hắn thật giản dị : đặt hàng tựa thật lớn và thật kêu, và chú thích câu chuyện toàn bằng hình ảnh. Và hẳn đã thành công. Tám tuần báo do hắn sáng lập, từ loại tình ái lẩm cẩm đển những tuần báo kinh tế tài chánh thật giá trị, đã giúp hắn trở thành tỷ phú. Nhưng tờ Spiegel, tuần báo thời sự quốc tế, vẫn là công trình mà hắn ưa thích nhất, chăm sóc đến nhiều nhất.

        Tiền đã đem lại cho hắn một trang trại lớn tại Othmarshen, một biệt thự trên núi, một biệt thự khác sát bờ biển, một chiếc Rolls Royce và một chiếc Ferrari. Hoffman cũng mua được một bà vợ trẻ đẹp, cho hắn hai đứa con ngoan mà hẳn ít khi gặp mặt.

        Vào chiều ngày thứ tư, sau khi đã đọc phớt qua vài trang trong tập nhật ký của Salomon Tauber, Hans Hoffman dựa người ra ghế bành, liếc nhìn chàng phóng viên trẻ Miller ngồi đối diện hắn.

        « Được rồi, tôi đọc chừng đó cũng đoán ra nội dung của tập nhật ký. Anh muốn gì ? » Hoffman hất hàm hỏi Miller.

        « Theo tôi thì đây là một tập tài liệu sáng giá. » Miller đáp. « Có một người tên Roschmann được nhắc tới nhiều trong đó Eduard Roschmann, cựu Đại úy SS, giết hơn 80.000 người. Tôi tin rằng hắn đang sống phây phây tại Đức, và tôi muốn tìm ra hẳn. »

        « Làm sao anh biết hắn còn sống ? »

        Miller lập lại những gì cụ Marx đã cho chàng biết. Hoffman trề môi.« Chứng cớ yếu xìu. »

        «Đúng. Nhưng đáng cho chúng ta chú ý đến. Tôi đã khai thác nhiều vụ dựa trên những chứng cớ còn yếu hơn vụ này nhiều ! »

        Hoffman gượng cười, nhớ lại biệt tài của Miller là moi móc rất hay những câu chuyện làm rúng động báo giới Tây Đức. Hoffmann rất thích đăng những loại chuyện của Miller, vì những chuyên của anh chàng phóng viên trẻ này làm tăng số báo phát hành không ít !

        « Ví thử tên này — tên gì quên mất rồi ! Rochmann, đúng không ? Roschmann, ví thử hắn đang có tên trong danh sách tầm nã và Cảnh sát chịu bó tay không tìm ra hắn được, thì một mình anh làm được gì ? »

        « Cảnh sát có thật đi lùng hắn không ? » Miller hỏi móc họng. Hoffman lắc đầu :

        « Họ có bổn phận phải làm, vì chúng ta đây đều đóng thuế để trả lương cho bọn hộ kia mà ! »

        « Tôi nghĩ sẽ không làm hại một ai nếu thử bỏ công ra tìm xem hẳn còn sống hay chết, bị bắt giữ lần nào chưa ! Nếu có thì chuyên gì xảy ra sau đó, chừng đó thôi!»

        « Anh muốn tôi đóng vai trò gì trong ý định của anh ?» Hoffman hỏi.

        « Tài trợ phí tổn cho tôi đi điều tra, và dành cho tôi cột chánh trên tờ Spiegel ! Nếu tôi tìm không ra đấu mối nào thì hai ta xí xóa. »

        Hoffman nhích người trong ghế bành, đưa mắt nhìn qua cửa sổ.

        « Tôi thấy anh đã quyết định đi hơi xa, ra khỏi sở trường của anh. Tại sao bỗng nhiên anh lại chú ý đến Roschmann ? ». Miller suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời tên chủ báo. Thử bàn một đề tài phóng sự cho tên chủ báo loại cá mập như Hoffman không phải là chuyện dễ.

        « Đây là đề tài cho một thiên phóng sự liên hệ không nhiều thì ít đến cả nhân loại. Nếu Spiegel có thể phăng ra manh mối người được cảnh sát tìm kiếm trong gần hai mươi năm không ra, thì danh tiếng của từ báo này còn lên cao hơn nữa ! Đây là câu chuyện mà ai ai cũng muốn đọc qua cho biết! »

        Hoffmann nói, không thèm nhìn Miller :

        « Anh lầm to. Và vì vậy nên tôi không tài trợ và cũng không dành cho anh một cột nào trên bờ Spiegel. Theo tôi thì không ma nào thèm đọc chuyện này !»

        « Xin ông xét lại vấn đề ! Những người mà Roschmann giết đâu phải là dân Nga hay Ba Lan. Họ đều là người Đức — tôi xin nói lại, Do Thái gốc Đức, nhưng trước sau gì họ cũng vẫn là người Đức, vì sanh sống tại nước này quá lâu rồi. Tại sao độc giả không muốn biết đến chuyện họ bị tàn sát ? »
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:43:55 pm »


        Hoffman xoay người lại, chống hai tay lên bàn, nhìn thằng vô mặt Miller nói :

        « Miller ! Tôi phải thành thật công nhận anh là một phóng viên giỏi. Tôi rất thích đường lối phóng sự của anh. Tôi có thể nhấc điên thoại nầy lên và sẽ có ngay bốn năm chục anh phóng viên ào đến và sẽ viết những gì tôi bảo họ viết. Họ như vậy đó Họ khác anh ở điểm không biết tìm chuyện và khía cạnh độc đáo của câu chuyện như anh. Ưu điểm này là lý do tại sao tôi rất trọng dụng anh và sẽ tiếp tục trọng dụng anh. Nhưng riêng về câu chuyện Roschmann thì không thể được ! »

        « Tại sao không được ? »

        « Nghe cho kỹ đây, anh phóng viên trẻ. Tôi sẽ dạy cho anh một bài học sơ đẳng về báo chí. Báo chí phải luôn luôn viết về những chuyện xấu hóa ra tốt, và tìm môi trường để tiêu thụ câu chuyện của mình. Anh có thể làm phần đầu tiên, tôi thì lo phần thứ hai. Đó là lý do tại sao tôi ngồi ở bàn này và anh ngồi nơi ghế «kẻ xin xỏ». Anh cho rằng chuyện của Roschmann là chuyện ai ai cũng trông đợi để đọc, chỉ vì những nạn nhân tại Riga là người Đức —  xin nói lại, Do Thái gốc Đức. Tôi nói cho anh biết đó mới là lý do không ma nào thèm đọc. Chuyện này sẽ là chuyện cuối cùng mà họ sẽ đọc, và cho đến khi xứ này có được luật bắt buộc phải mua sách vở để đọc, đọc giả sẽ chỉ tìm mua và đọc những gì họ thích mà thôi. Và tôi đây sẽ cung cấp cho đọc giả những gì họ thích đọc.»

        « Nhưng tại sao ông không cho họ đọc về Roschmann ?»

        « Anh vẫn chưa hiểu sao ? Để tôi nói rõ hơn cho anh nhét vô đầu. Trước thế chiến thứ hai, hầu hết người Đức nào cũng đều quen với một người Do Thái nào đó. Trước khi Hitler làm ung thối tất cả mọi chuyện, không ai nghĩ đến việc thù ghét dân Do Thái tại Đức cả. Chúng ta, những người Đức, chúng ta đổi xử với thiểu số dân Do Thái trong nước tốt hơn bất cứ dân tộc nào khác tại Âu Châu, kể cả Pháp lẫn Anh, và hơn gấp triệu lần bọn Ba Lan và Nga Sô. Nhưng Hitler đã làm hỏng tất cả. Hắn tuyên truyền, tại Do Thái mới xảy ra thế chiến thứ nhất, gây ra không biết bao nhiêu là cảnh thất nghiệp, nghèo đói, trong khi bất cứ một công dân Đức nào chính gốc cũng biết qua một người Do Thái nào đó : ông chủ Do Thái, rất tốt bụng, nhân công cần cù. Thiểu số họ rất lễ độ, tuân theo luật lệ răm rắp. Họ không hại một ai, trong khi Hitler tung tin cho rằng phải đổ lên đầu họ mọi khó khăn mà họ đã gây ra cho dân tộc Đức. Rồi những đoàn xe đến đón họ đi, dân chúng bàng hoàng không ai nói năng gì được. Họ không buồn phản đối, và lần hồi họ đâm ra tin theo luận điệu xuyên tạc của Quốc Trường. Dân chúng thì ở đâu cũng vậy, nhất là khi dân chúng lại quá dễ tin như dân Đức. Chúng ta là một dân tộc rất biết vâng lòi. Đó là sức mạnh lớn lao nhất mà cũng là yếu điểm lớn nhất của chúng ta. Đặc tính này giúp dân tộc chúng ta biến «Phép lạ kinh tế» thành sự thật, trong lúc dân Anh kêu la vì đình công bãi thị, và nó cũng hại chúng ta đi theo một tên như Hitler xuống đám mồ tập thể.

        Trong nhiều năm dài, dân chúng không ai hỏi han đến số phận của những người Do Thái trước thế chiến. Họ chấp nhận dự kiện thiểu số này đã bỗng dưng biến mất mà không thắc mắc gì. Họ đã được đọc những gì xảy đến cho những người Do Thái vô danh quê quán tại Warsaw, Lublin, Bialystok, những người Do Thái không tên gốc Ba Lan và Nga Sô, những bài tường thuật những vụ án tội phạm chiến tranh, và họ đã nôn mửa rồi, và bây giờ anh lại muốn mô tả, chi tiết hóa những gì đã xảy đến cho những người bạn láng giềng Do Thái của họ nữa sao ?» Hoffman vỗ nhẹ lên bìa tập nhật ký nói tiếp :

        « Anh tưởng đọc giả Đức muốn đọc những gì đã xảy đến cho những người Do Thái bạn họ, những người chào hỏi họ mỗi buổi sáng, được từng đoàn xe chở đến trại tập trung Riga cho tên Roschmann làm tình làm tội, trong khi họ đứng nhìn một cách dửng dưng và bất lực ?»

        Thuyết xong chàng phỏng viên trẻ, Hoffman ngã người ra ghế, với tay rút điếu xì gà tự một chiếc hộp bằng bạc và mồi nó bằng một hộp quẹt máy hiệu SS Dupont. Miller ngồi ngẩn người ra, cố nuốt bài học mà «lão tiền bối» vừa giảng cho chàng nghe.

        « Ồng nói đúng ý tôi !»

        Hoffman gằn giọng : «Có thể một phần thôi !»

        « Nhưng tôi vẫn cứ muốn tìm cho ra tên khốn nạn Roschmann mới thôi !»

        « Kệ nó, Miller. Không ai nhớ đến công lao anh đâu».

        « Phản ứng của dư luận không phải là lý do duy nhất ông từ chối tôi. Còn một lý do nào khác, phải không ?»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2018, 01:13:25 am »


        Hoffman trợn mắt nhìn Miller qua khói thuốc xì gà.

        « Phải».

        «Thời buổi này mà một người như Hoffman phải sợ bọn chúng sao ?» Miller hỏi.

        Hoffman lắc đầu :

        « Tôi không sợ thằng chó nào hết. Tôi không muốn sanh chuyện.»

        « Sanh chuyện lôi thôi như thế nào ?»

        « Anh nghe nói đến người nào tên Hans Habe chưa ?» Hoffman hỏi,

        « Văn sĩ Habe hả ? Có ! Chuyên gì can hệ tới hắn ?»

        Habe từng làm chủ nhiệm một tạp chí lớn tại Munich, vào những năm 50. Một tạp chí rất hay — lúc đó hắn vừa là chủ nhiệm vừa là một phóng viên lành nghề, cỡ anh vậy, Tạp chí đó có tên là Echo of the Week, Habe căm thù bọn Nazi, nên viết một loạt bài vạch mặt chỉ tên cả một tập đoàn bọn quỷ này đang sanh sống tại Munich »

        « Việc gì đã xảy đến cho Habe ?»

        « Không có gì quan trọng. Bản thân hắn thì không hề hấn gì. Một hôm hắn nhận được nhiều thơ hơn mọi khi. Hơn phân nửa số thơ là thơ của những nhà quảng cáo xin rút lại những trang quảng cáo đăng thường lệ trên tờ Echo of the Week; Một thơ khác do Ngân hàng Habe gởi đến mời hắn đến gặp mặt. Vị Tổng Giám Đốc ngân hàng thông báo cho hắn là ông ta rút lại số tiền ứng trước ký quỹ cho tờ tạp chí của hắn. Một tuần lễ sau hắn sập tiệm. Bây giờ hắn chuyên viết tiểu thuyết ! Hẳn đã dứt khoát giã từ nghiệp báo»

        « Thấy gương Habe trước mắt, rồi những chủ báo khác vãi đái ra quần hết sao ?»

        Hoffman lôi điếu xì gà đang ngậm trong miệng ra, trợn mắt nhìn Miller nói lớn tiếng :

        « Tôi không ưa cách nói xiêng nói xỏ của «chú em đâu, liệu mà giữ mồm lại ! Tôi cũng đã từng ghét bọn chó đẻ Nazi và đến giờ phút này tôi vẫn còn thù chúng. Nói cho bạn rõ, tôi chỉ lo cho độc giả của tôi thôi, và tôi biết chắc họ sẽ không thích đọc về Roschmann».

        « Xin lỗi ông, tôi hơi lỡ lòi. Nhưng tôi nhất quyết rồi.»

        « Anh bạn phóng viên nóng nảy ơi ! Nếu tôi chưa quá rành về anh, thì tôi sẽ nghĩ ngay đến chuyện gì bí ẩn đàng sau vụ Roschmann này ! Chuyện có liên hệ đến cá nhân anh không chừng. Đừng bao giờ để cho cá nhân lung lạc báo chí ! Lời tường thuật của anh sẽ không được khách quan. Anh nhất quyết rồi hả ? Chịu bỏ tiền, tốn công ra lắm chuyện này ?»

        « Tôi còn một ít tiền dành dụm được và hiện nay không biết làm gì hơn !» Miller nói xong đứng dậy sửa soạn ra về.

        « Chúc anh gặp nhiều may mắn». Hoffman nói, đứng lên, đi vòng quanh bàn làm việc.

        « Tôi có thể làm điều này giúp anh. Ngày nào Roschmann bị thộp cổ và bị Cảnh Sát Tây Đức tống vô khám, thì ngày đó tôi sẽ dành cho anh đặc quyền khai thác câu chuyện trên tờ Spiegel. Lúc đó tin tức anh viết ra sẽ trở thành tin thời sự rồi. Nếu không in chuyện của anh trên tờ Spiegel được, tôi cũng sẽ bỏ tiền túi ra mua những bài của anh về đọc chơi ! Anh thông cảm. Tôi chỉ có thể làm được chừng đó thôi. À, còn một điểm này tôi lưu ý anh. Khi đi săn Roschmann, anh đừng mượn tiếng tờ Spiegel nghe !»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2018, 12:35:43 pm »

        
CHƯƠNG V

        Sáng thứ tư là thời gian trong tuần năm vị lãnh đạo hệ thống Tình Báo Israel gặp nhau để duyệt xét và đúc kết tình hình trình Hội Đồng Nội Các.

        Trong khi tại một số quốc gia khác, những cơ quan Tình Báo thường tìm cách chèn ép nhau, nghi kỵ lẫn nhau, Israel may mắn hơn không có tệ trạng này.

        Tại Liên Sô, KGB căm thù GRU. Tại Hoa Kỳ FBI không đời nào chịu hợp tác với CIA. Cơ quan mật vụ Anh Quốc ví ngành đặc biệt của Scotland Yard như một đám múa rối. Còn SDECE của Pháp chứa toàn những tên lưu manh, ma cạo, buôn lậu, đến độ người ta tự hỏi Cơ Quan Tình Báo này của Pháp có phải là một công cụ của Chánh phủ hay của « Thế Giới Đen. »

        Israel lại khác hẳn. Mỗi tuần một lần, năm vị lãnh đạo năm ngành tình báo gặp nhau để trò chuyện một cách thân mật, và không bao giờ họ đi bươi móc những khuyết điểm của nhau. Trong những buổi họp này, cà phê, bánh ngọt, nước trà được dọn ra, những ai hiện diện gọi nhau bằng tên một cách thân thiện, bầu không khí trong phòng họp thật cởi mở, và nhiều việc được giải quyết một cách mau chóng; thay vì phải chuyển qua hệ thống hành chánh phức tạp.

        Đại Tướng Meir Amit, Tổng Kiểm Soát Viên Mossad tức ủy Ban Phối Họp Tình Báo Quốc Gia, kiêm Chủ tịch năm ngành tình báo của Do Thái đang trên đường đi đến buổi họp thường lệ này vào ngày 4 tháng 12». Qua khung cửa kiếng của chiếc xe Hoa Kỳ bóng loáng, bầu trời Tel Aviv đang dần sáng. Nhưng Tướng Amit không để ý mấy đến khung cảnh đầy màu sắc này. Ông ta đang lo âu. Tướng Amit luôn luôn lo âu.

        Nguyên nhân của sự lo âu là một mẩu tin nhỏ mà Đại Tưởng vừa nhận được vào lúc tờ mờ sáng. Một vài diễn biến mới mẻ được bổ túc thêm vô hồ sơ càng lúc càng nhiều, và những diễn biến này có tầm mức hết sức quan trọng vì liên hệ đến những hỏa tiễn tại Helwan.

        Khuôn mặt lạnh như tiền của vị Đại Tướng bốn mươi bốn tuổi không bao giờ để lộ một thoáng ưu tư nào. Chiếc xe chở ông chạy vòng quanh công trường Zina, rẽ ra ngoại ô. Tướng Amit ngã lưng ra chiếc nệm êm ái, ôn lại quá trình của những hỏa tiễn đang được chế tạo ở vùng ngoại ô Cairo, đã làm thiệt mạng không biết bao nhiêu công dân Do Thái, và đã làm cho vị tiền nhiệm của ông, Tướng Isaar Hard, bay chức Tổng Kiểm Soát Viên Mossad.

        Năm 1961, trước khi hai hỏa tiễn của Nasser được đem ra trình diễn cho công chúng xem, Mossad đã biết qua sự hiện hữu của chúng. Từ lúc bản tin đầu tiên được đánh đi từ Ai Cập, Mossad đã đặt Xưởng 333 trong tình trạng thường xuyên theo dõi.

        Mossad cũng biết rõ công cuộc tuyển mộ khóa học gia Đức sang Ai Cập làm việc do Odessa chủ trương. Đây là một biến cố hết sức quan trọng, và trở nên cực kỳ nghiêm trọng vào đầu mùa Xuân năm 1962.

        Tháng 5 năm đó, Heinz Krug, tồn trùm tuyển mộ, đến Vienna để tiếp xúc với nhà Vật Lý học Áo, Tiến sĩ Otto Yoklek. Thay vì nhập bọn với các đồng nghiệp sang Ai Cập, Yoklek tìm cách liên lạc với Israel. Những điều Yoklek thông báo cho Tel Aviv thật kinh khủng. Yoklek tiết lộ cho nhân viên của Mossad được gởi đến Vienna, rằng Ai Cập dự tính nhồi hàng trăm ký siêu vi khuẩn dịch hạch và bạch kim nhiệt bức vô đầu nổ. Tin tức do Yoklek tiết lộ quan trọng đến độ vị Tổng Kiểm Soát viên Mossad đương thời, Đại Tướng Isaar Harel, phải thân hành sang. Vienna để tìm hiểu thêm. Tướng Harel là người đã hộ tống Eichmann từ Buenos Aires về Tel Aviv. Harel tin chắc rằng những tin tức do Yoklek tiết lộ rất chính xác, vì những tin tức này phù hợp với nguồn tin cho rằng Chánh Phủ Cairo đã đặt mua nơi một hãng tại Zurich một số lượng bạch kim có nhiễm phóng xạ gấp 25 lần nhu cầu thực sự cần thiết. Trở về Tel Aviv, Hurel vô yết kiến ngay Thủ Tướng Ben Gurion, khuyến cáo Ben Gurion cho phép thực hiện một chiến dịch trả đũa nhắm vô đám khoa học gia Đức đang cộng tác với Ai Cập, hoặc đang dự tính sang Cairô. Vị Thủ Tướng già đứng trước một tình thế thật khó khăn, nan giải. Một mặt, nhận biết mối nguy hại của những hỏa tiễn và đầu nổ của chúng, một mặt không thể chối bỏ giá trị của những chiến xa và súng nặng mà Đức đang chuyển qua Tel Aviv. Và nếu cho phép trả đũa đám khoa học gia Đức dự tuyển sang Ai Cập, ngay ngoài đường phố của Tây Đức, điều đó sẽ khiến cho Adenauer hùa theo thiểu số chống đối hiệp ước vũ khí. Ngay trong Chánh phủ Tel Aviv cũng có một sự rạn nứt, như trong Nội các Bonn, chỉ vì hiệp ước Waldorf này, Isaar Harel và Ngoại Trưởng Golda Meir đều đồng ý phải áp dụng chánh sách cứng rắn đối với đám khoa học gia Đức, trong khi Shimon Peres và vị Tư Lệnh Quân Lực Israel lo ngại sẽ mất những chiến cụ quý giá nếu chánh sách của Israel quá cứng rắn. Ben Gurion đứng giữa, không biết theo ai, bỏ ai. Ông đành phải chọn giải pháp đi hàng hai. Ông cho Harel hành động một cách kín đáo để làm thất vọng những ai dự tính cộng tác với Nasser. Nhưng tướng Harel căm thù Đức không đội trời chung, được dịp tung hoành, và đi ngược lại chủ trương của Thủ Tướng Ben Gurion.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2018, 12:41:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2018, 08:38:12 pm »

     
        Heinz Krug, tên trùm tuyển mộ, người của Odessa, mất tích vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Đêm hôm trước hắn dùng cơm với Tiến sĩ Kleinwachter, chuyên viên hỏa tiễn mà Krug định kết nạp, cùng với một người Ai Cập vô danh khác. Sáng hôm 11 chiếc xe hơi của Krug được tìm thấy bỏ hoang trước mặt nhà hắn ở ngoại ô Munich. Vợ hắn liền tố cáo chính Do Thái đã nhúng tay vô vụ nầy chớ không ai vô đó cả. Cảnh sát Munich không tìm ra đước một vết tích nào liên can đến Kug hay bọn bắt cóc hẳn cả. Thật ra Krug bị một nhóm người hành tung rất bí mật, do một tên Leon nào đó cầm đầu, nhận chìm xuống đáy hồ Starnberg.

        Chiến dịch trả đũa sau đó chuyển sang những khoa học gia hiện làm việc tại Ai Cập. Ngày 27 tháng 11, gói hàng được gởi bảo đảm từ Hamburg đến Cairo cho Giáo sư Wolfgang Pilz, cha đẻ của Hỏa Tiễn Véronique của Pháp. Bí thơ của Giáo sư Pilz, cô Hannelore Wenda mở gói hàng ra, và bị chất nổ giấu trong đó làm mù cả cặp mắt. Một ngày sau, một gói hàng khác xuất xứ cũng tại Hamburg đến Xưởng 333. Sau vụ Giáo sư Pilz, cơ quan an ninh Ai Cập đã bủa một màn lưới an ninh dày đặc, chận và kiểm soát mọi thơ từ bưu kiện. Một nhân viên an ninh Ai Cập mở gói hàng ra : Sau tiếng nổ long trời lở đất, năm người chết liền tại chỗ và mười một người khác bị thương nặng, Ngày 29 tháng 11, thêm một gói khác được gửi đến Xưởng này, nhưng không ai hề hấn gì.

        Bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 1963, nhân viên, của Hard một lần nữa chuyển hướng hoạt động sang Tây Đức. Tiến sĩ Kleinwachter, do dự không biết phải sang Ai Cập hay ở lại Tây Đức, đang lái xe từ phòng thí nghiêm Lorrach gần biên giới Thụy Sĩ trở về nhà. Bỗng một chiếc Mercedes đen từ đâu trờ tới, chận ngang dường. Kleinwachter chỉ còn kịp lao mình nằm sấp xuống sàn xe để tránh một tràng liên thanh bẳn vỡ tung kiếng xe trước. Sau đó chiếc xe Mercedes đen này, bị đánh cướp hai ngày trước khi xảy ra vụ mưu sát, được tìm thấy nằm lăn lóc trong một khu rừng.

        Trong hộp đựng bao tay có một tấm danh thiếp để tên Đại Tá Ali Samir. Sau khi tận lực điều tra, Cảnh Sát Tây Đức mới khám phá ra rằng Đại Tá Samir chính là trùm mật vụ của Ai Cập. Đám bộ hạ của Tướng Harel đã thuyết phục được Kleinwachter với mệt chút khôi hài đen.

        Sau vụ này chiến dịch, trả đũa của Israel trở thành đề tài số 1 của báo chí Tây Đức. Nhưng sau vụ Bẹn Gal, chiến dịch này mất hết ý nghĩa của nó, cũng như uy lực mà nó đã tạo dựng được qua những vụ trả đũa trước.

        Vào ngày 2 tháng 3 năm 1963, cô Heidi Gorke, trưởng nữ của Giáo sư Paul Gorke, một trong những vị đầu tiên khai sáng chương trình hỏa tiễn cho Nasser, nhận được một cú điện thoại tại nhà ở Friburg. Người gọi điện thoại để nghị gặp cô Heidi tại khách sạn Three Kings ở Basel, gần biên giới Thụy Sĩ. Heidi mật báo cho Cảnh sát Tây Đức, và cơ quan này thông báo cho đồng nghiệp Thụy Sĩ. Họ đặt một hệ thống thu thanh ngay trong phòng được dành cho cuộc họp mặt giữa Heidi và người gọi điện thoại. Trong buổi gặp gỡ, hai người đàn ông mang kiếng mạt khuyên cáo Heidi và người em phải thuyết phục cha họ rời Ai Cập càng sớm càng tốt, nếu muốn bảo toàn tính mạng cho cả gia đình. Bị theo sát về tận Zurich và bắt giữ vào đêm hôm đó, hai người đàn ông đeo kiềng mát được đem ra xét xử vào ngày 10 tháng 6 năm 1963 tại Basel. Đây là một vết nhơ của Israel trên chính trường quốc tế. Yosef Ben Gal, công dân Israel, là thủ lãnh của hai người này. Nhưng vụ án theo đà thuận lợi cho Israel. Giáo sư Yoklek được mời ra tòa với tư cách nhân chứng, và ông đã trưng ra những bằng cớ liên hệ đến những đầu đạn diệt chủng của Ai Cập, gây sững sờ cho cả phiên tòa. Họ nghị án và tha bổng cả tổ của Ben Gal.

        Nhưng khủng hoảng thật sự xảy đến cho Israel. Dù Thù Tướng Adenauer đã cam kết vói Ben Gurion là sẽ cố gắng ngăn chặn và chấm dứt nạn tuyền mộ khoa học gia Đức sang Ai Cập, Ben Gurion vẫn cảm thấy mất mặt vì vết nhơ

        Ben Gal. Vị Thủ Tướng Israel đổ hết tội lên đầu Tướng Isaar Harel, vì Tướng này đã quá «hăng say» trong nhiệm vụ, và vượt quá quyền hạn được cho phép, Harel phản ứng lại Ben Gurion bằng cách đệ đơn từ chức Tổng Kiểm Soát Viên Mossad, Ben Gurion chấp thuận ngay đơn từ chức của Tướng Harel, chứng minh cho nội các của ông thấy rằng không một ai thật sự tối cần thiết và không thể thay thế được, ngay cả vị trùm tình báo trong nước,
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2018, 08:39:06 pm »


        Đêm 23 tháng 6 năm 1963, Tướng Issar Harel trò chuyện thật lâu với người bạn thân, Tướng Meir Amit, lúc đó còn làm Chỉ Huy Trưởng Nhành Quân Báo, Tướng Amit nhớ lại nội dung câu chuyên rất rõ ràng, và khuôn mặt lúc đó của Tướng Harel, khuôn mặt chứa đựng sự tức giận, khuôn mặt của «Con Hỗ dữ», «Tôi cần cho bạn biết, bạn Meir thân mến của tôi, rằng kể từ giây phút này Israel không còn thực hiện một hành động trả đũa nào nữa hết ! Tôi đã đệ đơn từ chức và Ben Gurion đã chấp thuận, Tôi đã yêu cầu Nội các tín nhiệm bạn trong chức vụ Tổng Kiềm Soát Viên Mossad, và tôi tin chắc Nội các sẽ chấp thuận».

        Hội đồng Tổng Trưởng Israel chấp thuận lời yêu cầu của Tướng Harel và vào cuối tháng 6 năm 1963, Tướng Meir Amit tuyên thệ nhận chức Tổng Kiểm Soát Viên Mossad.

        Tuy nhiên ngày tàn của Ben Gurion cũng đã đến. Phe diều hâu trong nội các, do Levi Eshkol và Ngoại Trưởng Golda Meir cầm đầu, buộc Ben Gurion phải từ chức, và vào ngày 26 tháng 6 năm 1963, Le vi Eshkol được tín nhiệm trong ghế Thủ Tướng Israel. Ben Gurion đành nuốt giận trở về nông trại trong vùng Negev, vẫn còn được làm ủy viên trong Knesset tức Quốc Hội Israel. Mặc dù đã thanh trừng Ben Gurion, Levi Eshkol vẫn không phục hồi chức vụ cho Tướng Isaar Harel, vì cho rằng Meir Amit là một tướng lãnh chín chắn và «dễ bảo» hơn Tướng Harel, người đã trở thành «thần tượng» của dân tộc Do Thái. Chánh sách đối ngoại đo Ben Gurion để ra vẫn còn được tân Chánh phủ áp dụng. Lệnh ban cho Tướng Amit vẫn như cũ, nghĩa là tránh tạo thêm xì căng đan tương tự như vụ Ben Gal. Không biết hướng mục tiêu trả đũa vô đâu, Tướng Amit nhắm vô thiểu số khoa học gia tại Ai Cập.

        Những kiều bào Đức này sống thật thoải mái tại Meadi cách thủ đô Cairo chừng mười cây số, nằm bên bờ sông Nile. Meadi sẽ là một khu trú ngụ lý tưởng cho thiểu số này, nếu không bị nhân viên an ninh Ai Cập canh giữ như nhà lao. Để thấu đạt đến mục tiêu này, Tướng Meir Amit phải dùng đến nhân viên ưu tú nhất trong cụm tình báo Israel tại Ai Cập, Wolfgang Lutz, Hội trưởng Hội Kỵ Mã Cairo. Kể từ tháng 9 năm 1963, Lutz phải thật liều lĩnh để mong hoàn thành nhiệm vụ, và không tránh khỏi để lộ tung tích 16 tháng sau đó.

        Đối với thiểu số khoa học gia tại Cairo, chưa hoàn hồn sau vụ những bưu kiện gài chất nổ, mùa Thu năm 1963 biến thành mùa ác mộng. Ngay trong khu an toàn như Meadi họ vẫn nhận đều đều những lá thơ hăm dọa xuất xứ từ Cairo.

        Tiến sĩ Josef Eisig nhận được một bức thơ mô tả sinh hoạt hằng ngày của cả gia đình ông một cách thật chính xác. Bức thơ được kết luận bằng một lời khuyên cáo Tiến sĩ Eisig nên hồi hương. Những khoa học gia khác đều nhận được một bức thơ tương tự. Ngày 27 tháng 9 năm 1963, một bức thơ nổ tung vô mặt Tiến sĩ Kirmayer. Đối với một số khoa học gia, sự kiện này gây nên tình trạng tức nước vỡ bờ. Một số trong nhóm lũ lượt khăn gói hồi hương. Cuối tháng chín, Tiến sĩ Pilz rời Cairo trở về quê cha đất tổ cùng với cô Wenda, cộng sự viên đắc lực của ông. Và theo gương Tiến sĩ Pilz, hàng chục chuyên viên về vật lý không gian rời bỏ Ai Cập không mền tiếc, và Cơ Quan Moukhabarat nhìn họ ra đi một cách bất lực, không biết làm sao cầm chân họ lại.

        Vị Tướng ngồi trong chiếc xe Hoa Kỳ bóng loáng đang chạy qua đường phố Tel Aviv tin chắc rằng nhân viên của ông, tên thiên Nazi giả hiệu Lutz, là tác giả của những bức thơ quái ác gởi đến đám khoa học gia Đức. Ông cũng thừa biết không phải vì vậy mà chương trình chế tạo hỏa tiễn của Ai Cập phải bị trì trệ. Bản tin mời nhất chứng minh điều này : Viện Y Khoa Ai Cập vừa cô lập được một giống vi khuẩn dịch hạch cực mạnh, và ngân khoản dành cho chương trình nghiên cứu này được tăng gấp mười lần. Bản tin này còn nhận định thêm rằng, mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi kết quả của vụ án Ben Gal, Ai Cập vẫn quyết thi hành chương trình diệt chủng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM