Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:20:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người lính Pháp  (Đọc 142056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:19:43 pm »

Đăngtơ Spêzô thuộc đại đội 4 của trung úy Buốcgiơ đang chiếm giữ Huy ghét 1. Anh còn lại một mình trong cả buổi sáng ngày 31 và cảm thấy "hơi nhẹ nhõm". Vào buổi chiều, anh được tăng cường một trung đội - 21 lê dương - chỉ huy bởi trung úy Huygơnanh, anh rất ngạc nhiên không thấy cối bắn đuổi theo:

Địa hình phủ một lớp bụi đỏ dày hơn 10 xăngtimét vì ở gần đường băng của sân bay và vì hạn hán. Huygơnanh nhớ lại, mỗi bước đi của chúng tôi làm bay lên một đám mây đỏ nhỏ và chúng tôi chiếm lĩnh một vị trí rất thông thoáng. Ở gần vị trí, Việt Minh tung ra một làn đạn ngăn chặn ở một cửa vào nhưng chúng tôi chạy qua và... không bị thiệt hại gì”.

Sinh năm 1929, Huygơnanh là học viên võ bị Xanh Xia "khóa Garigliano". Spêzô thì thâm niên hơn, thuộc khóa "Bahuýt mới". Điều bất ngờ đầu tiên đối với Huygơnanh, anh giữ điểm tựa đông nam, Spêzô lại ở điểm tựa tây nam. Không có súng máy, chẳng có súng cối, cũng không có rađiô, chỉ mình Spêzô có một đài thu thanh. Liên lạc bằng chạy chân như hồi 1914. Hai trung đội nhỏ "trong những đôi giày quá lớn đối với họ". Thấy những cánh tay giơ lên và lay động trong một cái hào của điểm tựa bắc nơi Thêlô đã bị giết Huygơnanh hỏi:

"Ở đó chúng ta liên lạc với ai?

- Ở đó Spêzô lạnh lùng trả lời, là Việt Minh
".

Biza để lại cho Spêzô thiếu úy Latan, được giao chuyển cho anh những mệnh lệnh và nhập vào bảo an đoàn. Huygơnanh có quá nhiều chỗ cho số quân của anh và người của anh ở cách nhau những khoảng cách lớn. Trung sĩ Gherơvít đảm nhiệm việc liên lạc và trung sĩ nhất Siavênatô chặn hướng tây bắc với một khẩu súng máy, còn hai lính lê dương thì tiếp đạn. Spêzô không tìm được đạn dược dự bị tại chỗ. Pháo hỏa chuẩn bị bắt đầu vào 19 giờ và sở chỉ huy của thiếu tá Clêmăngxông được thông báo bằng rađiô. Tiếp theo đó là cối hạng nặng bắn và khoảng 21 giờ, đã cảm thấy áp lực của một trận địa hỏa lực gần lô cốt bắc. Máy bay Đacôta đom đóm không đến điểm hẹn vì cuộc nhảy dù của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù đổ bộ phải bắt đầu vào ban đêm và Việt Minh đã thâm nhập vào các hào chiến đấu. Huygơnanh biết điều đó khi anh lính lê dương Haranh quay đầu lại phía anh và thét to lên giữa các tiếng nổ?

"Có những người Việt đến với chúng ta không?

- Không, bắn đi, viên sĩ quan kêu to, bất ngờ thấy bộ binh Việt Minh xuất hiện
” .

Họ đến bên trong các hào? Tại sao họ có thể bám chân trong cái mê cung mê lộ này". Trong đêm tối. Những tiếng nổ dữ dội tiếp theo nhau, theo đó là luồng ánh sáng lóe mắt và một sức đẩy mạnh mẽ. Đó là những quả lựu đạn chất dẻo. Là xạ thủ bắn trung liên, Guitđơ hết đạn và bị giết bên khẩu súng của mình. Trung sĩ nhất Siavênatô trút hết băng đạn cuối cùng rồi tránh được lựu đạn quẳng đến, nhảy vào hàng rào kẽm gai và chạy về Huy ghét 6. Những lính lê dương rời khỏi các hốc mở trong ngăn vách và đầu hàng. Cuộc phòng ngự đã thất bại, địch ở khắp nơi. "Lúc nhúc người”, Spêzô nói.

Phơrăngxoa Huygơnanh nghĩ rằng thế là hết. Anh chứng minh.

Cùng với trung sĩ Gherơuýt đã tham gia chiến dịch ở Nga trong quân đội Liên bang Đức và là người quả quyết, chúng tôi đã giải phóng các hào ở gần hai lần, rồi Gherơuýt đã bị giết và khẩu các bin Mỹ của tôi đã bị vỡ trong tay tôi vì một mảnh đạn. Chúng tôi bị dồn hãm... Chúng tôi không kịp đầu hàng nữa vì chúng tôi bị vây quanh mà không biết họ đến từ đâu Không có một hành động tàn bạo nào. Tôi buộc phải cởi giày ra buộc dây giày lại với nhau và đeo vào cổ như một cái vòng. Tay tôi bị trói lại sau lưng và chúng tôi đi chân không leo ngược đường hào tấn công. Những cái hốc được đào trong vách nơi người ta chạy các đường dây điện thoại. Lúc đầu, chúng tôi bước trên các xác chết và những người bị thương nằm trong vũng nước ở đáy hào”.

Ở vị trí tây nam do Spêzô trấn giữ, thiếu úy Latan bị tấn công bất ngờ trước khi chia tay với lính lê dương:

Khoảng một giờ sáng, có hàng chục Việt Minh tiến đến chỗ chúng tôi, trung úy Spêzô ra lệnh rút lui. Phong cảnh bị đạn pháo cối cày, các đường chữ chi trong hàng rào đã biến mất, một đống dây kẽm gai bùng nhùng thay thế chúng. Chúng tôi gồm gần một chục người với vài người bị thương cố gắng tiến sang một điểm tựa ở phía nam để được đón nhận, thật khó khăn khi muốn người ta nhận biết mình trong sương mù. Tôi đến bệnh xá vì người tôi đầy những vết đứt vết xước do bị vướng lúc vượt qua hàng rào kẽm gai. Sau khi tiêm phòng têtanốt, rửa các vết thương và dán băng, tôi nhập vào đại đội Biza”.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:20:44 pm »

Những tổn thất trong đêm ghi trong nhật ký của tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc: 3 người bị giết, 15 người bị thương và 33 người mất tích trong đó có trung úy Huygơnanh, những con số nêu lên rõ ràng sự yếu kém về quân số giao cho Spêzô.
 
Ngày 2-4, trung tá Lăng le, tin vào sự vững chắc tương đối của Êlian 2, gửi đại đội Biza đến lấy lại vị trí mà Spêzô bỏ. Ba xe tăng của trung đội Xanh hộ tống các lính dù người Việt đến Huy ghét 6 để dùng nó làm căn cứ xuất phát. Kế hoạch được điều khiển suôn sẻ và Huy ghét 7, hay nói đúng hơn là những tàn tích của nó đã được quân của Biza chiếm lại Khi Lăng le lấy lại điểm tựa - một đống đổ nát, ông được lệnh trở về. Trận đánh giữ Êlian 2 chưa kết thúc và thiếu thời gian cũng như phương tiện để xây dựng lại Huy ghét 7 và nhất là dể giữ vững nó.

Trong lúc lính lê dương của Spêzô giao chiến trận cuối cùng, các lính dù của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù đổ bộ rốt cuộc đã nhảy xuống, đại đội này tiếp theo đại đội kia, điều đó giải thích vì sao cuộc chiến đấu phòng ngự ở Huy ghét 7 không được máy bay đom đóm chiếu sáng. Quân số của đơn vị này lên tới 868 người trong đó 22 sĩ quan và 422 người Việt, tiểu đoàn Brêsinhắc là một đơn vị tăng viện quan trọng bắt đầu nhảy xuống trong đêm mồng 1 rạng ngày 2-4.

Cất cánh từ Bạch Mai lúc 21 giờ và tổ chức thành từng đội 12 người, đại đội 4 của đại úy Minô nhảy đầu tiên với ruột phân đội nhỏ pháo thủ. Không thành công, chỉ có bốn đội nhảy thành công. Đại úy Minô nhảy xuống mặt đất cùng với trung úy Xuybrêgít, thượng sĩ Rêbrôin và bốn mươi tư người. Hai lính dù bị thương và năm người khác bị trúng mảnh đạn pháo. Các phi công viện dẫn những điều kiện khí tượng, sự hoạt động dữ dội của pháo phòng không, những nhân tố ấy hỗn hợp lại, buộc nhiều máy bay phải quay về. Sẵn sàng để bay vào đêm sau, đại đội 3 của đại úy Sáclơ được lệnh báo động.

Trung úy Ruytơ, phó chỉ huy của đại úy Sáclơ, viết một bức thư cuối cùng cho Mácgơrít, vợ chưa cưới của anh:

"Một nửa đại đội 4, thậm chí chưa được một nửa, đã nhảy dù. Đêm nay là số còn lại của tiểu đoàn. Bọn anh chờ đợi bực bội và sốt ruột. Vừa xuống đến mặt đất, đồng đội đơn vị anh đã tham gia chiến đấu. Đó là một cuộc ẩu đả kinh khủng và khi bọn anh đến đã làm thay đổi diện mạo của trận đánh".

Nếu ngày 16-3 tiểu đoàn Biga có thể nhảy xuống các khu vực gần Isaben, thì giờ đây các chiến hào của Việt Minh đã quá gần. Còn lại đường băng hạ cánh nhưng không thể sử dụng toàn bộ, một nửa ở phía bắc đã ở dưới tầm hỏa lực. Đêm mồng 2-4, máy bay cất cánh sớm hơn, vào lúc 18 giờ 30, rồi cứ nửa giờ một lần. Mười hai lính dù người Việt không đến lúc xuất phát, được xem là vắng mặt, nhưng người ta còn nhiều việc khác phải làm hơn là đi tìm hiểu xem họ đào ngũ hay trốn tạm thời. Khu vực nhảy dù khoảng 500 mét, các tốp nhảy thu gọn lại 10 người một tốp, quân số lúc xuất phát là 84 người.
Cuộc nhảy suôn sẻ nhưng máy bay bị những trục trặc cơ khí, hai tốp nhảy thuộc trung đội trung sĩ nhất Ăngđrê Le trở về Hà Nội. Kết quả cụ thể: thêm 54 người nữa cho Điện Biên Phủ. Cần bao nhiêu ngày cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù đổ bộ để có mặt đầy đủ ở Điện Biên Phủ?

Lăng le giận điên người khi nghĩ rằng, sau ba lần hoãn nhảy dù, Brêsinhắc sẽ đổ xuống với nhịp độ 50 người mỗi đêm. Làm sao mà tưởng tượng được rằng cuộc nhảy dù của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù đổ bộ sẽ kéo dài trong 15 ngày? Không còn là một cuộc tăng viện nữa mà là một kiểu tiếp sức nhỏ giọt. Đêm thứ ba, 400 người ngồi vào các máy bay và cất cánh từ 19 giờ. Đầu tiên là cứ nửa giờ một chuyến, rồi sau là mười phút một lần.

Trên bầu trời Điện Biên Phủ, người ta nhanh chóng nhận thấy cuộc thả dù khi hoàn thành và ở sở chỉ huy của Lăng le, người ta giả thiết một nửa số máy bay sẽ phải quay trở về bởi vì các pháo thủ cao xạ đã hiểu rằng đây là một cuộc thả dù quan trọng và đã tăng cường hỏa lực. Lăng le bực tức, quyết định đốt một thùng phuy nhiên liệu trên một dải cát ở sông, ở tầm của phân khu trung tâm và ra lệnh cho người chỉ huy các máy bay Đacôta thả lính dù xuống mốc báo sẽ được ứng biến này. "Không được đúng điều lệnh lắm..." viên phi công phản ứng bước đầu và không muốn đưa ra những nhận xét khác.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #162 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:21:38 pm »

Quả vậy, cơn giận của Lăng le đã nổ ra và viên chỉ huy các máy bay Băng giơ thật may mắn là đang ở trên cao vào tối hôm đó. Lăng le tuyên bố với anh ta bằng một giọng không chứa đựng mâu thuẫn "rằng ông gánh toàn bộ trách nhiệm của kế hoạch này", thêm vài lời bình luận tự ông ta nghĩ ra, có thể được đánh giá là khó chịu. Người ta không chống lại một cơn bão và mọi người cúi đầu để gió bão đi qua; các phi công tuân theo chỉ huy của họ và thả quân dù xuống "mốc báo Lăng le".

Bay đêm trên một phong cảnh có đám cháy và hùng vĩ, Ruyte ghi chép. Gần đến lòng chảo, cơ bắp căng lên, tôi thấy chữ T bằng ánh sáng và những tia chớp ấn tượng. Chúng tôi bay một vòng và bắt đầu hạ độ cao xuống giữa các ngọn núi. Hốp! (...) Một cuộc nhảy đểu giả! Tôi thấy dây néo dù bị dỡ ra, kính văng lên không, da mặt bị bỏng, mặt đất đến gần, các loạt súng bắn, các quả đạn nặng, tiếng cà mèn, tôi lấy lại sức trong một cái hố rác có dây kẽm gai bao quanh, bị vướng dây dù, khẩu các bin, cái mũ, cái ba lô. Bên cạnh là một lô cốt, tua tủa ăngten rađiô. Một lúc sau, từ sở chỉ huy Lăng le, trung úy Roa cho tôi biết người ta có chủ ý thả chúng tôi lên các điểm tựa, chứ không phải trên đường. Những quả đạn cối rơi xuống... ở đại đội 4, thượng sĩ nhất Buliê phải chiến đấu bằng dao găm đề thoát thân”.

Một đêm tồi tệ! Với nhịp độ bảy phút thả một tốp, 304 người đã được tung ra trên bầu trời đen. Một phần tư quân số không nhảy hoặc bị mất, như tốp của trung sĩ Hoàng Văn Sơn, đại đội 4 vì thả trong thời gian "quá dài" đã biến mất ở vị trí Việt Minh. Không ai nghe nói về mười người đó nữa. Hai người khác, Cơpanh và trung sĩ Bác thét đã bị giết trong khi nhảy.
Việc nhảy xuống trong đêm bị xiên rạch bởi đạn vạch đường đã làm cho binh sĩ dù bất ngờ. Không có ủy ban đón tiếp khi đến mặt đất, tất cả mọi người ở trong hầm trú ẩn và quân dù rơi xuống bất cứ đâu, trong các đường hào, ở giữa hàng rào kẽm gai - thiếu tá Brêsinhắc đã có một cuộc "thăm viếng" đáng chú ý ở sở chỉ huy của Lăng le sau khi hạ xuống một hệ thống dây kẽm gai đã lấy của ông mất nửa cái quần và vào trại tù binh và tù nhân quân sự, một hạ sĩ quan nghĩ rằng mình đã rơi vào tay địch, một người khác lại tránh bị chết đuối một cách không đáng nên đã tắm luôn trên sông Nậm Rốm.

Trung úy Mác xen Clêđíc đã nhảy ngày 20-11 trong cuộc hành quân Hải li và khi anh trở lại cũng bằng con đường đó trong đêm ngày 3 rạng ngày 4-4, anh đã là đại úy từ ngày trước nhưng anh vẫn chưa hay, tin thăng cấp chưa đến với anh trước khi anh lên máy bay. Đại đội 2 của anh ta vững chắc và có 202 lính dù - quân số lý thuyết - một nửa là người Âu. Thực tế trừ những người không sẵn sàng và người ốm, chỉ có 160 người đã nhảy.

Khi đã xuống mặt đất, Clêđíc nhớ lại, tôi tập hợp người của tôi lại được sao hay vậy và khoảng 7 giờ sáng, chúng tôi đã đến vị trí của tiểu đoàn 8 xung kích. Trung đội người Nùng của thiếu úy Pốtchiê, chỉ có một trung sĩ và mười hai người. Chiếc Đacôta mà Pốtchiê bay đã quay trở về. Chắc là có sự cố về cơ khí. Các trung đội trưởng khác của tôi Sácđini, Coócđiê, Đéccua và Pâyrôbơ đều có mặt. Có lệnh cho chúng tôi đi về Êlian 2 và chúng tôi đã đến đó vào đầu buổi chiều”.

Đại đội 3 của dại úy Sáclơ đến tăng cường cho trung úy Philôdơ, thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh Angiêri tại Đôminíc 3, đại đội 4 của Minô bố trí ở Êlian 3 bên bờ sông. Cuộc thả dù "không được điều lệnh quy định" này đã làm nặng thêm bầu không khí đối địch giữa Lăng le và đại tá "Tô tô" Xơvanhắc, "ông chủ" lính dù ở Đông Dương. Xơvanhắc không hoan nghênh sáng kiến của người cấp dưới và ông sẽ leo lên các con ngựa lớn của ông khi người chỉ huy binh đoàn không vận số 2 đòi - chứ không phải thỉnh cầu "lòng khoan dung cao cả" của ông - phải thả dù ngay lập tức. Không có huấn luyện trước, những người tình nguyện được kêu gọi tham gia, từ tất cả các đơn vị ở Đông Dương, đã có đến hàng trăm.
Khi người ta báo cáo với ông rằng Lăng le thét lên với ai muốn nghe rằng "nhảy dù không khó hơn nhảy từ ô tô đang chạy". Xơvanhắc cho rằng ông trung tá nóng nảy này đã làm giảm giá trị của binh chủng đổ bộ đường không. Áp dụng cái "điều lệnh chết tiệt" ấy như Lăng le gọi nó, mỗi người tình nguyện, trước khi được thả dù phải nhảy sáu lần theo quy định của điều lệnh thì mới được quyền nhận bằng. Nhưng, Caxtơri và Lăng le có nhu cầu cấp thiết về chuyên gia pháo binh, xe tăng và thông tin và họ không quan tâm đến việc những người đó có bằng hay không. Hãy để họ nhảy, đó là tất cả những gì mà người ta yêu cầu họ. Chiến dịch ngày càng phải trả giá đắt và không cho phép chờ đợi những người tình nguyện theo một lớp huấn luyện nhảy dù trong một tuần.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #163 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:22:31 pm »

Lăng le nói oang oang trên rađiô "hãy đeo cho họ một cái dù vào lưng, giải thích cho họ cách vận hành, tay nắm dù bụng ở đâu; lợi ích như thế nào rồi nhét càng nhanh càng tốt vào một chiếc Đacôta bay đến Điện Biên Phủ". Nhưng, ông nhận xét trong báo cáo của ông, phải mất mười lăm ngày "thảo luận mệt lả rồi mới được phép thả dù những người không có bằng”.

"Những anh chàng kỹ thuật viên thiển cận này có tham vọng cấp bằng cho những người tình nguyện trước khi cho phép họ nhảy dù", ông nói trước khi thêm câu này mà người ta hay cho là cường điệu; "Tôi cảm thấy một ý định khá dứt khoát là kìm hãm mọi phương thức gửi tiếp viện".

Người nào đó ở Hà Nội đã nhầm đối thủ. Khi Lăng le yêu cầu gửi cho ông tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc của thiếu tá Liêdenphen thì người ta lại gợi ý với ông tiểu đoàn dù người Việt. Lăng le từ chối và cảnh báo Hà Nội: nếu người ta thả người Việt xuống cho ông, ông sẽ cho tước vũ khí của họ và cho họ quy chế cu li đắp đất. Ban chỉ huy lực lượng đổ bộ đường không nhượng bộ và dĩ nhiên tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc theo gót tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù nhưng vào một thời gian chưa xác định. Hai trăm mười hai người, là những người còn lại của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù, còn phải nhảy trong đêm 4 rạng ngày 5-4. Nhưng số mệnh đã định là tiểu đoàn Brêsinhắc sẽ gặp hàng ngàn trở ngại gây nguy cơ sớm làm hao mòn nó, hoặc làm cho GONO sử dụng nó vào chiến đấu trước khi nó có được đủ các phương tiện của mình. Đêm đó, quả thật, thời tiết xấu, mưa to và bão, một thời tiết đáng ghét buộc ba máy bay phải quay về. Còn Việt Minh thì lợi dụng đêm tối và mưa để thăm dò công sự phòng ngự của Huyghét 6 .

Đơn vị đồn trú Huy ghét 6 không phải là một tổ chức tạm bợ giống như tổ chức giao cho Spêzô để giữ Huy ghét 7 nhưng quân số của nó không phải vì thế mà dư thừa. Đại úy Đônađiơ - như Clêđíc, ông đã nhận được chiếc lon thứ ba ngày 2-4 - chỉ có một sĩ quan, trung úy Buxkê, trung đội học sinh sĩ quan của đại úy Phi líp được cử về tiểu đoàn Clêmăngxông, trung đội của trung úy Lơgrô được cử đến tăng viện cho Huy ghét 6 nhưng việc phòng ngự yếu kém hơn so với yêu cầu. Và để làm suy sụp tinh thần lính lê dương, Việt Minh đã bày ra trò hài hước. Trưa ngày 3 họ cho biết bằng rađiô họ sẽ có một cuộc ngưng chiến nửa giờ tính từ lúc truyền thông báo, để đối phương đến lấy nhiều người bị thương của Huy ghét 7. Vị trí của Spêzô có 33 người mất tích, anh ta có ý muốn chấp nhận. Trung úy Huygơnanh có thể ở trong số những người bị thương. Được phép của GONO, các trung sĩ nhất Cátdiane và Stécdinh mang cáng đến địa điểm mà Việt Minh đã chỉ dẫn.
Bốn cái cáng đang chờ họ, nằm trên cáng là bốn lính lê dương đã chết, mặt mũi đã biến dạng vì mảnh đạn đến mức không còn nhận biết đó là ai nữa. Tổ cáng thương trở về Huy ghét 6, trong con mắt đầy những hình ảnh chết chóc rùng rợn. Phải chăng Việt Minh muốn đùa? Bốn cái xác tàn phế đã truyền đạt một thông điệp: đó là điều đang chờ các anh.

Tối mồng 3, một tiểu đoàn Việt Minh chuyển sang tấn công đồn Đônađiơ, nhưng nói đúng hơn là một ý định đe dọa. Đại đội Đềmông của tiểu đoàn 8 xung kích và trung đội xe tăng đỏ của trung sĩ Nây được điều động đi phản kích và đến nửa đêm, máy bay Đacôta - đom đóm được yêu cầu tắt "các đèn nhỏ" của nó; Việt Minh đã rút và việc thả dù tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù sẽ tiếp tục. Trung úy Pencrêác, sĩ quan đội liên lạc và quan sát của đại úy Đônađiơ bị thương, phải sơ tán. Valăngtanh, quan sát viên của đội, đã bị giết.

Chủ nhật mồng 4, Clêmăngxông quyết định hoán vị đại đội 1 của trung úy Phơrăngxoa đang đóng ở Huy ghét 4 với Đônađiơ ở Huy ghét 6. Riêng trung đội Lơgrô vẫn ở tại chỗ. Dưới làn đạn pháo, cuộc thay quân kéo dài. Đến trưa, trung úy Bôxkê bị thương vì mảnh đạn và phải sơ tán. Hai lê dương bị giết và sáu bị thương. Biết rằng Đônađiơ không còn phó chỉ huy, Clêmăngxông liền cử trung úy Cudanh đến với anh. ông cũng cho Đônađiơ biết ông ta phải ở lại vị trí của mình đến sáng thứ hai và giữ quyền chỉ huy Huy ghét 6 suốt đêm. Phơrăngxoa đứng vững ở Huy ghét 4 tối chủ nhật cùng với các trung úy của mình, Rastuin và Mêríc. Buổi tối được đánh dấu bằng những loạt đạn pháo và cối hạng nặng của Việt Minh. Một cuộc pháo hỏa chuẩn bị rất ác liệt vào quân đồn trú và vị trí có thể bị nhanh chóng chiếm mất nếu Lăng le không có những biện pháp đề phòng. ông đang ở sở chỉ huy của Clêmăngxông tại Huy ghét 2 và bố trí một lực lượng chi viện để cứu Đônađiơ đang bị vây.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #164 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:24:12 pm »

Với cuộc hành quân đầu tiên của mình, thiếu úy Măngđrê Mănggien trên chiếc xe tăng Công ti sắp dẫn vào chiến đấu chiếc Đuômông của trung sĩ Busrê, chiếc xe tăng cuối cùng còn có thể điều động của trung đội Xanh (Chú thích: Bị bazôka bắn ở Êlian 2, chiếc Ba dây đã bị phá hủy, chiếc Muynhudơ phải vào xưởng sửa chữa.) và đầy lòng tự tin bình tĩnh, anh sẵn sàng yểm trợ đại đội Bayi của tiểu đoàn 8 xung kích. Hạ sĩ nhất Pompiđo của bảo an đoàn, cùng với tiểu dội của anh, bảo đảm việc bảo vệ gần các xe tăng. Vị trí chờ được xác định cách Huy ghét 3 hai bước nhưng địa điểm này độc hại vì trận địa của một đại đội pháo 105 ở gần đó và mỗi lần nó bắn thì Việt Minh lại trả lời bằng phản pháo. Quá nửa đêm, rađiô của đại úy Đônađiơ nổ lách tách: "Chúng xung phong” viên sĩ quan nói

Lăng le yêu cầu "Bruynô" (Biga) đảm nhiệm việc này. Trước hết với một trung đội xe tăng và một đại đội của tiểu đoàn 8 xung kích. Nếu chừng ấy không đủ, thì sẽ cho luôn tiểu đoàn Brêsinhắc.

Dưới ánh sáng khiêm tốn của máy bay Đacôta - đom đóm, xe tăng và lính dù của tiểu đoàn 8 xung kích chuyển động, chiếc Công ti dẫn đầu để làm một cụm hỏa lực chi viện ở sau lưng của đơn vị tấn công. Các xe tăng Schaffee được lệnh không lăn lên những tấm kim loại của con đường bị nghi ngờ là có gài mìn. Tầm nhìn của người lái bị hạn chế và vì đang đà đi nhanh, xe tăng đã chờm lên tấm kim loại. Một tiếng nổ vang lên, những người lính dù ngồi trên xe tăng, ở phía sau đã bị văng xuống mặt đất. Tin rằng nó vừa bị bắn bởi súng bazôka, Mănggien bình yên vô sự. Anh báo cáo cho đại úy Hécvuiét, ông đồng ý để anh ngồi vào xe tăng Đuômông và cử trung sĩ Nây cùng xe tăng Étlanhgien cố gắng kéo xe tăng Công ti bị tuột xích. Một thao tác tế nhị bởi vì từ khi chiếc xe tăng Ba dây bị phá hủy trên Êlian 2, binh sĩ ngại đối mặt với những tay súng bazôka gần như là tàng hình trong đêm tối. Nây đã thành công trong thao tác tế nhị này nhưng khi trở về, chiếc Công ti lại giẫm phải quả mìn thứ hai thế là bộ phận động bị hoàn toàn phá hủy.

Được xe tăng Đuômông, nấp vào góc hàng rào kẽm gai, chi viện, lính dù của trung úy Bayi bị những làn đạn bắn thẳng dán xuống mặt đất. Nhiều SKZ đã bắn vào xe tăng mà một chiếc dây xích đã bị cắt. Một thùng đựng khẩu phần buộc ở ngoài bị bốc cháy và trong đêm tối, những ngọn lửa làm cho địch tưởng rằng - Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin (nhầm) - xe tăng Schaffee bị trúng đạn đã bị phá hủy vì cháy. Mới ra trận lần đầu, Mănggien cho rằng mình đã gặp thuận lợi nhưng lại lo lắng vì vị trí biệt lập. Đại đội 1 của đại úy Via thuộc tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương ngoại quốc thứ 13 vào 2 giờ sáng được điều lên Huy ghét 6 nhưng quân số không được tăng cường nhiều, vì thế hành động vẫn còn hạn chế. Việt Minh gây sức ép mạnh và ngăn chặn tất cả các dường đi. Đại đội Bayi thậm chí không thể ra khỏi cái mương đào dọc dường băng. Lính dù của tiểu đoàn 8 gọi nó là "ống đặt dây cáp" và họ qua phần lớn đêm ở dó. Trung úy Đephơlin, phó chỉ huy của Bayi, nhớ lại "đã đi mò mẫm trong bóng tối giữa những làn đạn cối và súng tự động cho đến lúc "Vàng" đi vào trong hệ thống của tôi. "Vàng” là Bayi, đứng đầu đường băng, yêu cầu tôi đi qua trận địa và gặp ông".

Đephơlin đi qua đoạn đường với nhiều may mắn và nằm xuống bên cạnh Bayi đang dựa lưng vào một mô đất, đằng sau là cái mương thoát nước. Những tay súng thiện xạ sẽ bắn vào người nào ngẩng đầu lên và hai sĩ quan chuẩn bị hành động của họ. Đến khi trời sáng, việc quan sát sẽ dễ dàng hơn

Đephơlin:

Chúng tôi không rõ cái mương nước có bị gài mìn không nhưng cái thế đôi ngả này cũng giản đơn thôi: hoặc anh ở lại và làm những cái bia thịt hoàn hảo cho kẻ thù, hoặc anh nhảy rào trong mương với hy vọng rằng nó không bị gài mìn. Sự lựa chọn là hiển nhiên và người này tiếp theo người kia, binh sĩ của chúng tôi đều nhảy vào mương và may mắn thay, nó không bị gài mìn. Đến lượt chúng tôi, Bayi và tôi chuẩn bị nhảy. Việc diễn ra tốt đẹp với Bayi, còn tôi, như một con bướm đậu xuống một cái nút chai, tôi đứng như đóng đinh vào đất vì một loạt đạn quái ác trúng vào vai và làm gãy xương đùi. Trong tình trạng bị sốc, tôi như một cái máy tự băng bó chân của mình bằng cuộn băng cá nhân và vì không ai được sẽ trở thành cái bia khi trời đang sáng dần, tôi chọn cách giả chết để tránh một loạt đạn thứ hai có thể đưa tôi về chầu thượng đế”.

Một viên đạn đã bẻ gãy xương đùi bên phải của anh ở phía trên đầu gối, một viên khác làm anh bị thương ở cổ, gần động mạch cảnh, trước khi kết thúc cuộc nhảy trong vai rồi cư trú tại đó. Người của anh tưởng tượng ra một cuộc xung phong để cứu anh nhưng mỗi khi một cái đầu, thậm chí một cái mũ sắt nhô lên khỏi cái mương, thì một loạt đạn lại buộc nó phải thụt xuống. Cúi xuống, có lúc phải nằm xuống, lính dù của tiểu đoàn 8 đào một đường hào thẳng góc với cái mương rồi nhẹ nhàng lăn người bị thương xuống đó, trước khi Việt Minh phản ứng. Bi gô đi tìm một cái cáng cho Đephơlin nằm, sau khi đã tiêm cho anh một mũi moócphin. Trong hành trình đi đến trạm giải phẫu, cuộc hành trình được đánh dấu bằng những lời rủa của người khiêng cáng và tiếng rên rỉ của người bị thương, Đephơlin đã chịu "tất cả những nỗi đau khổ của cuộc sống". Tiếp đến là sự chờ đợi lâu trong một giao thông hào có mùi chết chóc, rồi đến cuộc giải phẫu trong những điều kiện mà người ta nghĩ là, sau hai mươi bốn giờ chờ đợi, do một y sĩ mệt mỏi thực hiện, và sự thức dậy "của cái chân nhét trong một vỏ bọc thạch cao, không khí buồn bã và kinh hoàng của một con vật bị thương, trên tôi, một khuôn mặt phụ nữ, một mùi súp nóng... Tôi chưa biết ông ta, Đephơlin viết, nhưng tôi mới làm quen với Giơnơvievơ Đờ Ga la".
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #165 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:25:32 pm »

Trận đánh chiếm Huy ghét 6 không chậm lại và khi được tin Bayi bị hỏa lực bộ binh chặn lại trước "rãnh lề đường", Biga điều động lính dù tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù. Đại đội 2 của đại úy Clêđíc được chỉ định nhưng trời đã tối và nó phải vượt qua một chặng đường dài dưới làn đạn và hàng ngàn vật cản. Tình huống đến với Clêđíc làm nhớ lại tình trạng của đoàn bảo an được báo động ngày 15-3 ở Êlian 4 để leo lên phía bắc và giải tỏa cho Gabrien. Nhưng con người ta khác nhau và bây giờ không phải là Pazít chỉ huy.

Clêđíc: "Đã bắt liên lạc bằng rađiô với "Bruynô" là người điều khiển việc này và không thả chúng ta ra đâu, và với Bayi, đã phản kích vào Huy ghét 6, trong con mương và không thoát ra được".

Clêđíc có biết ở Huy ghét tình hình là đáng thất vọng không" Một máy bay trinh sát Crikê bay trên đồn này vừa thông báo có một đường hào mới, đào trong đêm "ở phía bắc Huy ghét 6 và thâm nhập vào điểm tựa. Chiều dài: 200 mét. Hướng bắc nam".

Nếu một đường hào Việt Minh được đào dưới hàng rào kẽm gai, có nghĩa là bây giờ người ta đánh nhau bên trong hàng rào. Biết rằng Mengien có một mình với chiếc xe tăng Đuômông trên một trận địa mà SKZ có thể bắn vào nó bất cứ lúc nào, theo yêu cầu của "Bruynô”, Hécvuiét điều trung đội Đỏ của Nây gồm các xe tăng Étlanhgien, Pôsen và Xmôlensk đến tăng viện. Biga không áp đặt một đường đi nào cho Clêđíc phản kích: "Phải đi đến đấy, thế thôi!". Đại đội vượt qua cầu Bai lây và Clêđíc chỉ thị mục tiêu thứ nhất là Curtis Commando đang nổi rõ lên dưới ánh sáng của bom chiếu sáng của máy bay đom đóm.

Phải vượt bằng bước đi thể dục, chỉ một bước nhảy thôi, mọi người đều làm như vậy khi tôi ra lệnh. Sau đó phải lao vào Huy ghét 6 có thể định vị được dưới ánh sáng của các vụ nổ và tiếng ồn ghê người. Một đường hào của Việt Minh, thẳng góc với đường băng của sân bay và vài lô cốt yểm trợ, chắn đường của chúng tôi. Phải đến đấy! trung đội đi đầu của hạ sĩ Đéccua ném lựu đạn và lia tiểu liên vượt qua chướng ngại vật. Thật tuyệt vời, không thương vong, sự bất ngờ và tính gan dạ đã được đền bù. Chẳng bao lâu chúng tôi đã ở cuối đường băng và một lúc sau, chúng tôi chuyển sang thanh toán các ổ đề kháng trong Huy ghét 6, ở đây một nhúm lê dương mệt lả vẫn giữ vững”.

Đại úy Đônađiơ đã mất tích sau khi bị thương và trong đồn, người chết nằm chồng chéo lên nhau. Trung úy Lơgrô cùng một nhúm lê dương vẫn kháng cự và Clêđíc giải tỏa họ khỏi sự vây hãm đang ghì ép họ. Đã đến thời cơ? Lính dù đảm nhiệm lô cốt và vị trí chiến đấu nhìn vế hướng bắc; Sácđini chiếm lĩnh công sự trên sườn ở hướng mương thoát nước, Đeccua ở lại với Clêđíc và trung đội của trung sĩ nhất Coócđiê bảo vệ cửa mở về hướng điểm tựa trung tâm, ngăn cản Việt Minh khôi phục lại thế trận. Trong một lô cốt ở phía nam, trung úy Cudanh, từ Huy ghét 1 điều về vào chiều ngày 4, cảm thấy sức ép của Việt Minh đang giãn ra: "Đại úy Đônađiơ mất tích và đã đến lúc các lính dù của Clêđíc phải đến. Chúng tôi đã cố gắng hết sức rồi...”

"Bruynô" đã được thông báo về thắng lợi, Clêđíc yêu cầu ông cho pháo bắn gần nhất để giúp cho ông đẩy lùi Việt Minh vẫn bám trụ trong một phần của điểm tựa. Sácđini bị thương nhẹ, nhưng đã bắt liên lạc được với đại đội Bayi. Hai lính Nùng bị giết và những người khác bị thương đến gặp y tá trong lúc pháo binh dập nát các vị trí địch. Việt Minh còn một sự bột phát khi trời sáng và toan tính có một hành động mới, lần này ở sườn phía nam; nhưng Biga lôi ở trong túi ông ra một lọ thuốc thần và gọi Thômát, phó chỉ huy của anh ở tiểu đoàn 6 dù thuộc địa. Thômát điều đến Huy ghét 6 đại đội Lơ pa, cũng lao đến dữ dội như Clêđíc và phá vỡ sự kháng cự của địch mà thái độ hung hăng nay chỉ còn là một kỷ niệm. Thấy Lơ pa, trung úy Cudanh đã hiểu: "Chúng ta đã gỡ được khó khăn .

Trời đã sáng, tình hình nhìn đã rõ hơn, Clêđíc vẫn nói. Ngay khi pháo kích ngưng, tôi sẽ cho Đéccua ra xung phong và điểm tựa sẽ hoàn toàn được chiếm lại. Về phần anh, Coócđiê liên lạc với đại đội Bayi, tiến lên về hướng đông bắc. Việt Minh nản lòng, phá hàng rào kẽm gai bỏ chạy. Một cuộc pháo kích mới, hiệu chỉnh tốt, phá nát đơn vị chúng. Tôi chưa hề thấy một cuộc chém giết nào như vậy..”.

Trung sĩ Nây trúng đạn làm bị thương ở đầu khi đang ở trong tháp xe tăng Étlanhghen. Pharuin, người lái, lo lắng thấy anh chảy máu nhiều, đã đưa xe tăng về cứ điểm trung tâm để săn sóc Nây. Chiếc Đuômông rốt cuộc bị SKZ bắn vào xích nhưng được Xmôlensk yểm trợ, nó vẫn tự đi về được Từ tiểu đội bảo vệ của hạ sĩ nhất Pompiđo chỉ hai lính dù người Việt trở về đại đội Biza, những người khác đều chết.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #166 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:26:21 pm »

Trong lúc các tổ lái mừng rỡ đã rời khu vực Huy ghét 6 với những tổn thất nhẹ, số phận rủi ro lại ập đến họ. Trong gần hai giờ, pháo binh Việt Minh pháo kích ba làn. Rôgiê Mutông, Pôn Xết và Lui lơ Gôn, cả ba thuộc đại đội xe tăng đều bị giết bằng mảnh đạn. Tập đoàn cứ điểm là một mục tiêu thường xuyên của pháo binh địch. Không một hành động tấn công nào nhằm vào một đồn ở ngoại vi mà không đồng thời có pháo kích mạnh mẽ hơn vào cứ điểm trung tâm và vị trí pháo ở Isaben. Chỉ riêng cuộc tấn công vào Huy ghét trong đêm 4 rạng ngày 5-4, sáu khẩu 105 li của Pháp đã bị loại khỏi chiến đấu, một số bị loại hẳn.

Sương mù tan, máy bay xuất hiện, ném bom và tấn công các đơn vị Việt Minh đã bị tan rã đang rút lui, bổ sung cho hành động của pháo binh. Ở Huy ghét 6, Clêđíc cho sơ tán người bị thương và chôn cất người chết. Đại úy Đônađiơ (Chú thích: Sinh năm 1923 ở Đức, Giắc Đônađiơ tốt nghiệp ở Xanh Xia 1944. Được bổ dụng về tiểu đoàn 5 dù thuộc địa ở Angiêri, anh cưới Elizabét Viđan tháng 4-1948. Bốn tháng sau sang Đông Dương và được cử về tiểu đoàn 1 Thái, rồi một đơn vị Việt Nam. Về nước 1951, đi nhiệm kỳ hai tháng 9-1953. Được cử về tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc, phong đại úy ngày 2-4. Vợ ông hoạt động xã hội ở Ma rốc, vế hưu tại Marakếc, và mất năm 1977.), bị trọng thương, đã được tìm thấy trong buổi sáng nhưng ông không sống được và đã chết lúc 15 giờ. Phơrăngxoa được gọi đến sở chỉ huy của Clêmăngxông để nhận việc chỉ huy một đại đội hành quân của tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc. Sau một đêm duy nhất ở Huy ghét 6 - một đêm tuyệt vời - trung úy Cudanh trở lại đại đội Buốcgiơ ở Huy ghét 1. Đại úy Minô, thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù thay thế Clêđíc, bạn anh, lúc 14 giờ và nắm quyền chỉ huy Huy ghét 6 dưới quyền của Clêmăngxông, Clêđíc về Êlian 2 làm dự bị phản kích. Mỗi người tìm lại được chỗ của mình. 

Phiếu số 170 do GONO gửi về Hà Nội sơ kết tình hình tất cả các đơn vị bạn chiến đấu ở Huy ghét 6: 23 bị giết, trong đó 1 sĩ quan (Đônađiơ), 112 bị thương trong đó có 3 sĩ quan (Đephơlin, Minô, Sácđini) và 86 mất tích.

Huy ghét 6 được giao cho đại úy Minô cho đến ngày 9-4, ngày mà đại úy Phơrăngxoa được bố trí vào đồn của cố đại úy Đônađiơ. Việc phòng ngự được xem là quá mỏng, đại đội của đại úy Biza đến tăng cường cho nó vào ngày 10, Biza nắm quyền chỉ huy điểm tựa.

Đêm ngày 5 rạng ngày 6-4, các máy bay Băng giô tiếp tục thủ đoạn khó chịu của chúng trên lòng chảo và từ bầu trời đen, một cuộc nhảy dù lớn cuối cùng của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù thuộc địa: 177 người. Những người cuối cùng, tất cả 19 người sẽ nhảy vào đêm 7 rạng ngày 8-4. Từ ngày 6, Brêsinhắc đã thay thế tiểu đoàn dù ngoại quốc của Ghirô trên Êlian 2.

Sáng ngày 5-4, Lăng le sắp xếp lại ban tham mưu của ông và trao quyền chỉ huy cho những con người đã chắc chắn, thân cận của mình, từ đầu chiến dịch đã thể hiện họ là những chỉ huy chiến tranh thực sự. Lấy con sông làm trục đối chiếu, Lăng le chia trận địa thành hai phân khu ở bên này và bên kia sông Nậm Rốm: thiếu tá Va đơ chỉ huy tả ngạn, thiếu tá Voanô hữu ngạn với cứ điểm Giuvnông, các cứ điểm Clôđin và các Huy ghét; trung tá Lơmơniê là phó chỉ huy về phòng ngự và Biga vẫn là phó chỉ huy về chi viện mà thực tế ông đã đảm nhiệm từ cuộc đột kích ngày 28-3. Thiếu tá Đờ Xêganh - Pazít nhận chức danh tham mưu trưởng của đại tá Đờ Caxtơri.

Cắt rời khu vực điểm tựa trung tâm - các cuộc mở đường đã phải trả giá đắt - bị giam hãm ở Isaben, Lalăng chỉ liên lạc bằng rađiô với GONO trong lúc Việt Minh đã không mệt mỏi đào những đường hào mới luôn luôn gần hàng rào kẽm gai.
Ngày 6-4 binh sĩ chạy từ chỗ này sang chỗ khác, cả những người cảnh giới nấp sau lỗ châu mai, được chứng kiến một cảnh tượng mà họ không còn quen thuộc nữa: một máy bay cào cào từ trong mây bay ra đối đầu hướng gió, với ý muốn hạ cánh rõ ràng. Cái lưới sắt đã bị nhổ đi, các vật chướng ngại ngổn ngang đường băng, những hố đạn làm cho việc hạ cánh thật nguy hiểm. Phải có một lý do cấp thiết thì người phi công mới dám chấp nhận sự mạo hiểm đó. Máy bay từ Mường Sài đến, ở đó cơ đội quan sát hàng không. Theo yêu cầu của pháo binh, họ đến bay trên các mục tiêu tiềm ẩn và chụp ảnh. Các nhiệm vụ bay trên Điện Biên Phủ là rủi ro nhất vì pháo cao xạ có mặt ở khắp mọi nơi. Cả một nhóm trung úy Bécnông, Lapốtơrơ, La Metơri, Atxêlinô, Pê ria, Lơ Cozơ đóng ở Mường Sài, những người quan trắc này bay mỗi ngày ba hoặc bốn lần làm nhiệm vụ trinh sát. Pê ria đã bay buổi sáng và đầu buổi chiều là trung úy Đờ La Metơri, cùng với Ribie, viên hạ sĩ quan phi công đã cất cánh theo hướng Sơn La "Đã gần 15 giờ khi trung úy Pê ria (...) nghe trong radiô tiếng Ribie thông báo: "Tôi bị trúng đạn cao xạ; sĩ quan quan trắc bị thương nặng và một bình chứa xăng bị thủng, tôi yêu cầu cho tôi hạ cánh khẩn cấp ở Điện Biên Phủ" (Chú thích: Thư của trung úy Giắccơ Mê ri Đờ Benlơtông cùng khóa tốt nghiệp với Béctơrăng Đờ la Metơri, gửi cho vợ anh. Con gái của tướng Ruhiê, Suyzan đờ la Metơri đã mất người anh cả: thiếu úy Gustavơ Ruhiê, bị giết ngày 4-6-1947 tại Sơn La (B.VN).)
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #167 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:27:05 pm »

Ít khả năng là Ribie được phép của Torri đỏ và đạt được một chiến công mà anh thực lòng không cần đến, anh đưa máy bay cào cào xuống mặt đất vừa ngoắt ngéo tránh chướng ngại vật trong lúc đạn pháo đã quất vào đường băng. Ra khỏi ngăn lái, Ribie cố gắng lôi La Metơri ra khỏi ghế ngồi nhưng không kết quả; bị thương nặng viên sĩ quan đã bất tỉnh và không có phản ứng. Một quả đạn nổ cách vài mét sau máy bay; đã mất nhiên liệu, máy bay có thể nổ bất cứ lúc nào dưới một tác động và Ribie thôi không lôi người quan trắc của anh ra khỏi buồng lái nữa mà ba chân bốn cẳng chạy xa ra, những người khiêng cáng chạy đến máy bay cào cào cũng bắt chước anh.

Tấn bi kịch thắt nút trong vài phần mười của giây. Bị trúng một quả đạn, chiếc máy bay sụt xuống càng bánh của nó và nhiên liệu bốc cháy còn cái hình người nhỏ bé ngồi trên ghế máy bay đã biến mất trong lò lửa. Việt Minh ngừng bắn vào máy bay, trong lúc đó từ các hầm trú ẩn và các lỗ châu mai, mọi con mắt đổ về xác máy bay cháy đen và co rúm. Hai ngày sau, vào 8 giờ sáng, trung úy Đờ la Metơri được an táng ở nghĩa trang Điện Biên Phủ. (Chú thích: Sinh năm 1929, Béctơrăng Đờ la Su Đờ la Metơri là thiếu úy tháng 10-1950. Sau một kỳ thực tập về phòng không, anh được bổ nhiệm về trung đoàn pháo binh 32 ở Đức. Phi công loại máy bay hạng nhẹ, anh phục vụ ở không đoàn quan trắc pháo binh số 2. Lấy Suyzan Ruhiê ngày 19-10-1953 hai tháng trước khi sang Đông Dương. Được bổ nhiệm về tiểu đoàn 2, trung đoàn 41 pháo thuộc địa rồi không đoàn 23 quan trắc pháo, được phái lên Điện Biên phủ, rồi Mường Sài.)

Trong bốn đêm, việc phòng ngự Êlian 2 và các cuộc phản kích cứu Huy ghét 6 đã cho phép hạ vài cây lao của các sư đoàn của tướng Giáp, tuy nhiên không vì thế mà có thể đặt lại GONO vào một tình thế vững chãi. Viện binh không đủ để lấp những lỗ hổng và Lăng le, sau luồng ôxy do Brêsinhắc đem đến, yêu cầu gửi nhanh tiểu đoàn 3 dù ngoại quốc. Các tổn thất hằng ngày cũng bằng quân số một đại đội và nơi ăn chốn ở cho người bị thương đã thành một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, nếu Điện Biên Phủ phải kéo dài, Na va và Cônhi có nhiệm vụ tiếp tế cho chiến dịch và các y sĩ e ngại bị bó tay trước một tình huống giao phó cho họ. Lơ Đamany tuy vậy được ưu tiên, những yêu cầu của ông đối với Hà Nội nói chung đều được đáp ứng. Trong thời gian từ 13-3 đến 22-4 hơn bảy mươi hai tấn thuốc và dụng cụ đã được thả dù, những con số này đã xác nhận điều đó. Nhờ hệ thống mở dù chậm không phải lúc nào cũng được hài lòng, các cuộc thả dù được thực hiện ở độ cao lớn và mất chính xác nhưng mặc dầu có những điểm chưa hoàn hảo đó, hệ thống này cho phép thả dù kiện hàng ở khoảng hai và ba ngàn mét để cho dù mở ở khoảng bốn trăm mét, nhưng độ tản mát vẫn phụ thuộc vào các lớp gió, sự vận hành tốt hệ thống mở dù chậm và sự khéo léo của người thả. Cho nên các phi công phải liên lạc chặt chẽ với mặt đất.

"Mỗi lần phi công lơi lỏng tiếp xúc bằng rađiô thì kết quả thật tồi tệ, trung tá Lalăng nhớ lại. Có thể dẫn chứng trường hợp máy bay thả dù cách vị trí một hoặc hai kilômét và chỉ bắt liên lạc để nói mỗi một câu "nhiệm vụ đã hoàn thành".

Từ 13-3 đến 22-4, hơn năm triệu đơn vị kháng sinh và 5600 ki lô streptomycine đã được thả xuống cùng với 690 cáng, 200 giường, 15700 cuốn băng cá nhân, 32250 băng các loại và đặc biệt là 850 lọ huyết tương khô, 580 lọ huyết tương tươi và 528 lọ máu tươi. Hơn một ngàn bộ pyjama và khoảng 900 chăn để cho một số người bị thương không còn quần áo - vì những người bị nhiều mảnh đạn đâm lỗ chỗ thường phải cởi quân phục chiến đấu đã ít nhiều bị rách nát - được mặc áo quần tử tế. Trí tưởng tượng cũng giúp người ta giải quyết vấn đề như việc không thu nhặt những thùng đẳng nhiệt xếp đầy những lọ máu. Khoảng bốn chục thùng như vậy đã được thả xuống mà không có hy vọng thu hồi, "người ta liền tìm ra một giải pháp. Các thùng đựng vỏ đạn cùng với mùn cưa và nước đá được xem là hoàn hảo".

Cũng có dự kiến gửi một trạm giải phẫu mới thả bằng dù. Đó là trạm cuối cùng. Việc thả dù do trung úy bác sĩ Bécgiơrông và kíp của anh thực hiện được dự kiến vào đêm ngày 6 rạng ngày 7-4 nhưng vào thời điểm cuối cùng, Torri đỏ cho biết bằng rađiô rằng Việt Minh đã bố trí một khu vực nhảy giả ở ngoài tập đoàn cứ điểm và máy bay phải quay về. Đêm sau, trạm giải phẫu dù 5 của Hanz thay thế Bécgiơrông. Mười ngày trước, Hanz ở Lào, từ đó ông ta được hồi hương về Hà Nội với căn bệnh vàng da. Ông y sĩ vừa mới được phong cấp đại úy, có những dấu hiệu của bệnh vàng da sắp lành.

"Việc lên đường của trạm giải phẫu được thực hiện với tiếng ồn ào của việc bốc hàng, ông viết. Hàng chục chiếc máy bay chuẩn bị lên đường để bảo đảm việc tiếp tế bằng thả dù đêm. Một chiếc Đacôta đã được dành cho chúng tôi, và cả đoàn chui vào đó".
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #168 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 09:27:48 pm »

Trên thung lũng lốm đốm sáng của những vụ nổ, máy bay bắt đầu hạ độ cao từ hai ngàn mét và Hanz có cảm giác rằng chiếc Đacôta là là trên các ngọn đồi "trước khi nhào xuống trục của khu vực nhảy được đánh dấu bằng những bi đông đầy cát và dầu bốc cháy. Từ lúc đó, quang cảnh giống như một đêm pháo hoa: đạn vạch đường hướng lên phía máy bay đang bay chậm lại, những đom đóm chiếu sáng làm cho Việt Minh phải "kinh ngạc" những cánh hoa dù của chúng ta và cuối cùng là làn đạn ngăn chặn để làm khiếp sợ những kẻ vừa đến... mà vô sự. Đôi khi trong hàng rào dây kẽm gai hoặc với tôi trên mui một chiếc xe đốt giơ đã chui nửa xe vào hầm: "Cậu không bị đòn ư? " một lính lê dương thét to: "Không, tớ chui xuống dưới gầm xe". Cả đoàn đã tập hợp lại và người ta dành cho chúng tôi một chỗ ở dưới đất, một nhà ở cũ của sĩ quan. Các kiện hàng đã được thu thập lại, một số ngay trước mũi Việt Minh và một giờ sau trạm giải phẫu dù số 5 đã được triển khai. Chẳng thiếu gì, kể cả mười lăm người bị thương nặng phải xử lý "khẩn cấp" mà những người khiêng cáng đặt trên nền đất bùn lầy".

Tính từ trạm giải phẫu dù số 3 của trung úy bác sĩ Rêdiô thả dù xuống Isaben ngày 14-3, thì đây là trạm giải phẫu thứ ba thả dù từ ngày 13-3 và mỗi bác sĩ đều ý thức được rằng cần phải chữa tạm bằng mọi giá đợt sóng thần những người bị thương mà tiền lệ chỉ có vào lúc cao điểm của những năm chiến tranh 1914-1918. Nhân viên và đặc biệt là phương tiện vẫn thiếu thốn và các bác sĩ trạm giải phẫu, như Hanz nói, thực hiện một "giải phẫu học cực độ, họ cảm thấy yếu ớt ở trên bờ của sự bất lực khi sự đè bẹp có phương pháp, một đội quân đồn trú đã đưa đến những cuộc tàn sát như vậy. Chỉ riêng trạm giải phẫu dù số 5 đã xử lý gần một ngàn người bị thương gồm hơn sáu mươi phẫu thuật bụng, trong đó có một lần thực hiện "bảy ca mổ trong 24 giờ" và tiến hành hơn ba trăm cuộc gây mê toàn bộ. Cũng như Ginđrây, Viđan, Vécđaghê, Rông đi, Prêmiliơ và những người khác, Hanz ngủ mười phút chỗ này, năm phút chỗ kia, giữa hai ca mổ, trên một đống dù, trước một đoàn người bị thương dài vô tận đang ùn đến hết ngày này sang đêm khác. Tuy nhiên, Điện Biên Phủ đối với anh vẫn là đất lành bởi vì, anh nhận xét với giọng hài hước, bệnh vàng da của anh sẽ thoái lui trong gần mười lăm ngày nữa.

"Trong một tháng, tôi có cảm giác đang sống ở tận cùng thế giới - các y tá của tôi thì nói "ở đáy của thế giới - trong một cuộc sống khác, một thế giới ảo mà tôi chỉ có việc là đi qua".

Hà Nội đã làm những việc có thể làm để bít những lỗ hổng trong các đơn vị bị tổn thất nhiều nhất, trước hết là tiểu đoàn 8 xung kích của Turê và tiểu đoàn dù ngoại quốc của Ghirô đã chiến đấu tại chỗ từ năm tháng nay. Lăng le cũng yêu cầu điều đến cho ông "một đại úy thâm niên"; người ta thả dù cho ông đại úy Rôbe Cayô trong đêm ngày 5 rạng ngày 6-4. Trong số những người nhảy dù mỗi đêm, số sĩ quan không nhiều. Tháng tư, tiểu đoàn 8 dù xung kích nhận từ bầu trời bốn trung úy: Êchiên Oantơ, thay thế Bômle Rutxen ở ngành thông tin, Phơrăngxoa Poăngsinhông được cử về đại đội Bay, Clốt Giắccơmê, nhảy dù với một đội tăng viện ba mươi lăm người và Mắc Giannanh Vô đô, một nhà thể thao cao 1,85 mét. Ở tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, trung úy Rúc bị thương ngày 12-1 đã trở về, anh nhảy lúc 3 giờ sáng, xuống phía ngoài hàng rào kẽm gai "Tôi qua đêm không động đậy, vì Việt Minh và vì những người lính gác của chúng ta, nhưng tôi buồn ngủ quá và có lúc tôi ngủ thiếp đi". Được một chiếc C47 tiếp theo thả xuống, trung úy Sfabenrát, người cũ của tiểu đoàn 3 dù ngoại quốc ở Xêtíp, đã tìm thấy nơi quen biết là đơn vị Ghirô. Tiểu đoàn 6 dù thuộc địa xin được hai trung úy Pie Lơ Roa và Emê Lăng, nhưng Biga gửi thêm cho tiểu đoàn trung úy Giăng Combanâyrơ, anh được bổ nhiệm về đơn vị Turê, sẽ được biệt phái về tiểu đoàn 6 dù thuộc địa. Ở đơn vị này sáu người bị giết và hai mươi bốn người bị thương còn được ghi nhận ngày 2-4. Cùng ngày "Bruynô" đã mất trung úy Mác xen Buốcgia, anh bị trúng đạn ở ngực khi đang cùng Biga và Bôtenla quan sát từ Êlian 4 (Chú thích: Sinh tháng 12-1921, Mác xen Buốcgia nhập ngũ 1945. Chuẩn úy tháng 3-1947, chọn đơn vị dù và ngày 2-8-1948 cưới Môníc Cốtskê, có 2 con. Sang Đông Dương tháng 11. Bị thương tháng 4-1949. Trung úy 1-1950. Về nước 11-1950. Trở lại Đông Dương 7-1952, trước khi được cử về tiều đoàn 6 dù thuộc địa; Nhảy xuống Điện Biên Phủ trong chiến dịch Hải li và trở lại Điện Biên Phủ ngày 16-3 với tiểu đoàn 6. 
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #169 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 11:06:36 am »

Chương XI
ÊLIAN I: CÁI CHẾT VÀ BÙN LẦY

Trung tá Lăng le không có ý định sử dụng tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc để bịt các đột phá khẩu. Ý định của ông là tấn công. Trước hết ông muốn lập lại liên lạc với Isaben. Được Biga ủng hộ, ông cũng có ý định giành lại Êlian 1 nhưng lần này, trái ngược với những gì đã xảy ra ngày 31-3, ông có người để thay quân đơn vị làm nhiệm vụ tấn công. Cuối cùng Lăng le ấp ủ ý định chiếm lại Đôminíc 2 mà từ đây Việt Minh có thể quan sát để từ sáng đến tối quấy nhiễu sinh hoạt của các chiến binh. Chỉ còn vấn đề những người thân cận khuyên ông không nên thực hiện hoạt động tác chiến này:

"Đôminíc 2 đã bị Việt Minh biến thành hang chuột chũi, không có cỡ đạn pháo có thể sát thương họ được", Lăng le nói.

Biga cũng chẳng thích gì ở lại Êlian 4 dưới làn đạn dày đặc của các lô cốt Việt Minh bao quanh Êlian 1 "Vị trí của bọn anh không còn giữ được nữa - trung úy Tơráp viết thư cho vợ - đêm nào cũng vậy bọn anh phải tiếp cận địch còn ban ngày thì Việt Minh ở cao hơn bọn anh, họ bắn tỉa những kẻ thiếu thận trọng". Tại sao lại không hoạt động như ngày 31 tháng 3, bây giờ đã có thể thay quân đơn vị chịu trách nhiệm tấn công rồi? .

Ở tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, mọi người chuẩn bị cho cuộc thử thách và Biga chăm lo về mặt chiến thuật. Ban đêm ông cho đào một giao thông hào tiếp cận để cho quân dù đỡ bị lộ hơn và có thể leo lên sườn của Êlian 1 với sự chi viện của pháo bắn ngăn chặn. Pháo 105 của tập đoàn cứ điểm tập trung hỏa lực bắn phủ đỉnh đồi, tiếp theo sau là hỏa lực súng cối. Xe tăng phát huy hỏa lực pháo 75 nhằm vào lô cốt đã định vị hoặc các tốp quân địch vượt giao thông hào đã bị đạn pháo lấp đi và nhằm vào cả những đường đi ở phía bắc Êlian 1 để cản trở, thậm chí làm đứt đoạn sự di động của các đơn vị Việt Minh.

Từ Êlian 4, Biga theo dõi các giai đoạn phản kích bằng rađiô trên tất cả các hệ thống thông tin liên lạc của pháo cũng như của xe tăng hoặc của các đại đội chiến đấu. Mọi việc đã được "Bruynô dự kiến, ông luôn luôn coi trọng liên lạc bằng rađiô nhưng mỗi người đều hiểu rằng ngay cả sau cơn mưa bão về đạn pháo đã được thông báo, sự đụng độ vẫn sẽ là chết người. Theo lệnh của Biga, Thômát đã chỉ định các đơn vị của tiểu đoàn 6 tham gia vào hoạt động tác chiến này: Tơráp sẽ sử dụng đại đội 2 mở cuộc tấn công và Biga yêu cầu "làm theo kiểu Việt Minh" tức là dùng những đội biệt kích nhỏ, phân tán, luồn sâu vào hậu phương địch. Đại đội 1 của Lorpa leo lên sau Tơráp với hai súng phun lửa của công binh do trung úy Ghisa gửi tới. Trung úy Đatanh thuộc đại đội 3, đã thay thế Lơ Buđéc bị thương ngày 31 và ở lại Êlian 4, ở đây quân số của đại đội cũ của trung úy Đờ Uynđơ đã được phân bố về các đại đội khác nhau. Đatanh không bằng lòng vì không được tham gia chiến đấu nhưng Thômát giải thích cho anh hiểu rằng cần có người giữ nhà!

"Ngày 10-4 - Tơráp viết, đại đội được giao nhiệm vụ chiếm lại Êlian 1. Ở đây, Việt Minh đã bám trụ trong những công sự vững chắc. Bài học ngày 31 chắc chắn đã khắc sâu vào trí nhớ của họ. Họ không để bị bất ngờ”.

Lợi dụng sương mù buổi sáng, đại đội của Tơráp, Coócbinơ chỉ huy trung đội đi đầu, Lêcuyê biệt phái của đại đội 4, Lơ Roa (Chú thích: Sinh năm 1929, Pie Lơ Roa nhập ngũ 1947. Được điều sang Đông Dương tháng 3-1954. Được bổ nhiệm vào đại đội 342, rồi chuyển sang tiểu đoàn 6 dù thuộc địa. Nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 8-4, bị thương ngày 10. Bị bắt làm tù binh ngày 7-5-1954. Chết ngày 24-6 trên đường băng.) và Combunâyrơ, nhảy dù xuống từ hai ngày trước, tiến theo giao thông hào và chờ những viên đạn pháo cuối cùng nổ xong để tiến lên khoảng năm mươi mét.

Pháo binh của thiếu tá Vayăng cấp tập hỏa lực và đất rung lên dưới đế giày lính dù. Khi cối bắn yểm trợ để đảm bảo cho hỏa lực được liên tiếp, đại đội của Tơráp đã tiếp cận Êlian 1.
 
Tơráp viết:

Cuộc tấn công bắt đầu từ sáng sớm. Bị đạn pháo cối áp đảo Việt Minh không thể chống lại cuộc đột kích mau lẹ của chúng ta. Tôi đã dành cho trung úy Coócbinơ nhiệm vụ khó khăn nhất: Chiếm phần giữa của điểm tựa. Anh đã thực hiện được sau một trận giáp lá cà ác liệt hiếm thấy, nhờ đó hai đại đội của tiểu đoàn mới đến tăng cường đã chiếm được đỉnh cao điểm. Coócbinơ đã bị thương vì mảnh lựu đạn và được đưa về trạm giải phẫu”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM